Thuốc đi ngoài Biseptol là hỗn hợp kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole (còn được gọi là co-trimoxazol), dùng trong điều trị bệnh nhiễm trùng do một số vi khuẩn gây ra. Phối hợp trimethoprim và sulfamethoxazol cho khả năng kháng khuẩn mạnh hơn, đồng thời giảm tác dụng không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ hơn những điều cần biết về biseptol.
Mục lục
- 1. Kháng sinh Biseptol – Cơ chế tác dụng
- 2. Quá trình thuốc đi ngoài biseptol hoạt động trong cơ thể
- 3. Chỉ định của thuốc biseptol
- 4. Chống chỉ định & thận trọng
- 5. Cách dùng thuốc Biseptol trị đi ngoài
- 6. Liều dùng thuốc Biseptol trị tiêu chảy
- 6. Một số câu hỏi thắc mắc trong quá trình sử dụng biseptol
- 6.1. Dùng thuốc quá liều biseptol có ảnh hưởng gì không?
- 6.2. Nếu quên dùng thuốc thì có được dùng gấp đôi liều trong lần kế tiếp không?
- 6.3. Sử dụng biseptol ở phụ nữ có thai và cho con bú có được không?
- 6.4. Khi sử dụng biseptol có thể gặp phải tác dụng phụ nào?
- 6.5. Tương tác khi sử dụng biseptol
- 6.6. Những lưu ý khi dùng biseptol
1. Kháng sinh Biseptol – Cơ chế tác dụng
Biseptol (co-trimoxazol) là sự kết hợp của 2 loại kháng sinh: sulfamethoxazole và trimethoprim, có tác dụng kìm khuẩn nhờ cơ chế sau:
- Sulfamethoxazol là kháng sinh nhóm sulfonamid có tác dụng ức chế sự tổng hợp axit folic của vi khuẩn.
- Trimethoprim là một kháng sinh dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn, giúp ngăn cản quá trình chuyển hóa acid folic của vi khuẩn.
Sự kết hợp của trimethoprim và sulfamethoxazole giúp ngăn chặn hai bước liên tiếp trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa acid folic, giảm sinh tổng hợp purin và axit nucleic, dẫn đến làm giảm sinh tổng hợp ADN của vi khuẩn. Do đó mà Biseptol có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, sự phối hợp thuôc này còn giúp giảm tình trạng kháng kháng sinh (Kháng kháng sinh là tình trạng sử dụng kháng sinh giảm hiệu quả, lần sau cần sử dụng liều cao hơn để có tác dụng).
Các loài vi khuẩn nhạy cảm với co-trimoxazol thường gặp là:
- Vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus pyogenes.
- Vi khuẩn Gram âm: Enterobacter cloacae, Haemophilus influenzae, Klebsiella oxytoca, Moraxella catarrhalis, Salmonella spp., Stenotrophomonas maltophilia, Yersinia spp.
Vì vậy, kháng sinh Biseptol được chỉ định trong một số trường hợp đi ngoài (tiêu chảy) do nhiễm khuẩn và được gọi là thuốc đi ngoài Biseptol. Tuy nhiên, Biseptol còn có thể dùng trong điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn khác.
2. Quá trình thuốc đi ngoài biseptol hoạt động trong cơ thể
Sau khi vào cơ thể, biseptol sẽ trải qua 4 giai đoạn: hấp thu, phân bố đến các cơ quan, chuyển hóa và thải trừ ra khỏi cơ thể.
2.1. Hấp thu
Biseptol được hấp thu nhanh chóng, gần như hoàn toàn và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nồng độ thuốc trong máu cao nhất đạt được sau 1-4 giờ uống thuốc.
2.2. Phân bố
Thuốc kháng sinh Biseptol được phân bố đến vị trí nào sẽ cho hiệu quả tại vị trí đó, cụ thể là tiêu diệt vi khuẩn tại đó.
Với trimethoprim: Sau khi được hấp thu vào vòng tuần hoàn chung, khoảng 50% trimethoprim trong huyết tương liên kết với protein để vận chuyển đến vị trí tác dụng.
- Trimethoprim đạt nồng độ cao tại mật, dịch tuyến tiền liệt, mô, nước bọt, đờm và dịch tiết âm đạo.
- Trimethoprim đi vào nước ối và các mô của thai nhi, tại đây đạt nồng độ xấp xỉ nồng độ trong huyết thanh của mẹ.
Với sulfamethoxazole: Sau khi vào vòng tuần hoàn, chúng liên kết với protein huyết tương khoảng 66%. Sulfamethoxazole đạt nồng độ cao trong nước ối, thủy dịch, mật, dịch não tủy, dịch tai giữa, đờm, dịch khớp và dịch mô (kẽ), đạt 20 – 50% nồng độ trong huyết tương.
2.3. Chuyển hóa
Thuốc đi ngoài Biseptol được chuyển hóa ở gan thông qua quá trình acetyl hóa, oxy hóa hoặc glucuronid hóa.
2.4. Thải trừ
Cả trimethoprim và sulfamethoxazole đều được thải trừ chủ yếu qua thận, theo nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Với trimethoprim, thời gian bán thải là từ 8,6 đến 17 giờ, còn sulfamethoxazol có thời gian bán thải khoảng 9 đến 11 giờ ở những người có chức năng thận bình thường.
3. Chỉ định của thuốc biseptol
Thuốc Biseptol được chỉ định để điều trị các bệnh tiêu chảy, đi ngoài do nhiễm trùng cho trẻ em và người lớn, cụ thể:
- Tiêu chảy gây ra bởi E. coli.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Shigella bacilli.
Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh Biseptol trong các bệnh lý nhiễm trùng khác:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra bởi E. coli, Klebsiella spp., Enterobacter spp., Morganella morganii, Proteus mirabilis and Proteus vulgaris.
- Viêm tai giữa cấp gây ra bởi Streptococcus pneumoniae và H. influenzae.
- Đợt cấp viêm phế quản mạn gây ra bởi Streptococcus pneumoniae và H. influenzae.
- Viêm phổi do Pneumocystis carinii và phòng ngừa nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (AIDS).
4. Chống chỉ định & thận trọng
4.1. Chống chỉ định
Biseptol được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng sau:
- Người mẫn cảm với sulfonamide, trimethoprim và các thành phần khác của thuốc.
- Bệnh nhân có tổn thương gan nặng: Do không chuyển hóa được thuốc Biseptol
- Bệnh nhân suy thận nặng: Suy thận ảnh hưởng đến quá trình thải trừ thuốc.
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Do thuốc gây tác dụng không mong muốn (vàng da) trên trẻ dưới 2 tháng tuổi.
- Bệnh nhân có tiền sử giảm tiểu cầu miễn dịch do thuốc khi sử dụng trimethoprim và / hoặc sulfonamide.
- Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.
4.2. Thận trọng
Cần thận trọng khi sử dụng biseptol trên:
- Bệnh nhân có chức năng thận suy giảm: Làm suy giảm thêm chức năng gan thận do thuốc chuyển hóa qua gan, thải trừ qua thận.
- Người bệnh dễ bị thiếu hụt acid folic như người bệnh cao tuổi, bệnh nhân dùng co-trimoxazol liều cao dài ngày: Thuốc ức chế tổng hợp acid folic vi khuẩn có thể ức chế tổng hợp acid folic của cơ thể, gây tình trạng thiếu máu (acid folic là mắt xích quan trọng trong quá trình tổng hợp sắt của cơ thể)
- Phụ nữ có thai: Ảnh hưởng đến thai nhi.
- Người thiếu hụt men glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD) vì có thể gây thiếu máu tan huyết.
5. Cách dùng thuốc Biseptol trị đi ngoài
Biseptol được sử dụng đường uống. Bạn có thể uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn.
6. Liều dùng thuốc Biseptol trị tiêu chảy
Biseptol là loại kháng sinh kết hợp nên việc tuân thủ đúng liều dùng theo chỉ định rất quan trọng. Nếu sử dụng liều sai vừa không đạt hiệu quả diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa dễ dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, sau đây là liều dùng được chỉ định của thuốc trong điều trị đi ngoài:
Với trẻ em
Dùng 48 mg co-trimoxazol/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.
Với người lớn
- Điều trị tiêu chảy ở người lớn gây ra bởi E. coli: 960 mg (2 viên biseptol 480 mg) mỗi 12 giờ
- Đối với nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do Shigella bacilli: 960 mg co-trimoxazol, 2 lần 1 ngày.
Đặc biệt cần hiệu chỉnh liều với bệnh nhân suy thận
- Giảm nửa liều đối với bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin 15-30ml/phút.
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút.
Với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác, liều Biseptol như sau:
- Đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa do Shigella bacilli và đợt cấp viêm phế quản mạn ở người lớn: liều thông thường là 960 mg co-trimoxazol, 2 lần 1 ngày.
- Với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa do Shigella bacilli và viêm tai giữa cấp ở trẻ em: Dùng 48 mg co-trimoxazol/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần.
- Với viêm phổi do Pneumocystis carinii ở người lớn và trẻ em: Dùng 90 -120 mg co-trimoxazol/kg cân nặng/ngày chia làm 4 lần trong 14 – 21 ngày.
6. Một số câu hỏi thắc mắc trong quá trình sử dụng biseptol
6.1. Dùng thuốc quá liều biseptol có ảnh hưởng gì không?
Khi sử dụng thuốc quá liều không làm tăng tác dụng của thuốc, ngược lại nó khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt, lú lẫn, thậm chí còn suy tủy xương.
Chính vì vậy, việc nhận biết càng sớm càng tốt các triệu chứng quá liều sẽ làm giảm tác hại của thuốc với cơ thể.
Cách xử lí khi quá liều: Nếu không may sử dụng thuốc quá liều, bạn cần gọi điện cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.
Trường hợp mới sử dụng thuốc, bạn cần:
- Cố gắng gây nôn để loại bỏ thuốc ra ngoài, uống nhiều nước hoặc truyền dịch để tăng thải thuốc ra ngoài thông qua nước tiểu.
- Rửa dạ dày là cần thiết trong vòng hai giờ từ lúc sử dụng thuốc.
6.2. Nếu quên dùng thuốc thì có được dùng gấp đôi liều trong lần kế tiếp không?
Khi quên dùng một liều thuốc, hãy dùng bổ sung càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, nếu gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì bạn phải bỏ qua liều đã quên và dùng đúng liều được chỉ dẫn ở lần kế tiếp. Không được dùng gấp đôi liều đã quy định.
6.3. Sử dụng biseptol ở phụ nữ có thai và cho con bú có được không?
Phụ nữ có thai và cho con bú là các đối tượng đặc biệt. Do đó, khi sử dụng thuốc trên hai đối tượng này cần hết sức lưu ý:
- Đối với phụ nữ có thai: Thuốc qua được hàng rào nhau thai, làm tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Chính vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Đối với phụ nữ cho con bú: Không nên dùng thuốc khi đang cho con bú vì cả trimethoprim và sulfamethoxazol đều đi vào sữa mẹ và chưa có thông tin liên quan đến tác dụng của thuốc đối với trẻ bú sữa mẹ.
6.4. Khi sử dụng biseptol có thể gặp phải tác dụng phụ nào?
Trong quá trình sử dụng Biseptol, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:
- Thường gặp nhất: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, chán ăn) và phản ứng dị ứng trên da (phát ban, nổi mày đay, ngứa), tăng kali máu, nhức đầu,…
- Ít gặp: sốt, giảm bạch cầu trung tính , giảm tiểu cầu , tăng men gan , tăng kali máu , hạ natri máu và tiêu cơ vân,…
- Hiếm gặp: khó thở, ho, bầm tím hoặc chảy máu bất thường, vàng da hoặc mắt, xanh xao, đổi màu da đỏ hoặc tím, đau khớp hoặc cơ.
Kháng sinh Biseptol tiêu diệt hại khuẩn đồng thời tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột, dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi snh đường ruột và gây ra các rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, để giảm tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa, cần bổ sung lợi khuẩn trong và sau sử dụng kháng sinh.
Imiale bổ sung lợi khuẩn sống từ Đan Mạch bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 – Lợi khuẩn thiết yếu đường tiêu hóa, giúp giảm tác dụng phụ cho kháng sinh, đồng thời phục hồi niêm mạc tiêu hóa ở người bệnh sau tiêu chảy, đi ngoài do nhiễm khuẩn.
>>> Xem thêm: Imiale và bằng chứng hỗ trợ phòng ngừa và giảm tác dụng phụ của kháng sinh
Khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.
6.5. Tương tác khi sử dụng biseptol
Biseptol có thể gây ra tương tác với thuốc hoặc một số thực phẩm.
Tương tác với thuốc
- Ở bệnh nhân cao tuổi, dùng đồng thời co-trimoxazol với một số thuốc lợi tiểu (chủ yếu là thiazide) có thể làm tăng tiểu cầu kèm tình trạng nổi ban đỏ, xuất huyết.
- Bệnh nhân đang sử dụng warfarin (thuốc chống đông máu), nếu dùng biseptol sẽ làm kéo dài thời gian đông máu.
- Khi dùng biseptol cùng phenytoin (thuốc điều trị chống co giật), bạn nên cảnh giác về tác dụng quá mức của phenytoin có thể xảy ra.
- Tăng nồng độ digoxin trong máu có thể xảy ra khi điều trị đồng thời với sulfamethoxazole và trimethoprim, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi. Do đó, trường hợp này nên thường xuyên theo dõi nồng độ digoxin trong huyết thanh.
- Sulfonamid cũng có thể làm tăng nồng độ methotrexat tự do trong máu khi dùng đồng thời.
- Indomethacin làm tăng nồng độ sulfamethoxazole trong máu.
- Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể giảm khi dùng chung với sulfamethoxazole và trimethoprim.
- Sulfamethoxazole và trimethoprim làm tăng tác dụng của các thuốc hạ đường huyết dạng uống.
- Tăng kali máu ở bệnh nhân cao tuổi có thể xảy ra sau khi uống đồng thời trimethoprim/sulfamethoxazole và một chất ức chế men chuyển angiotensin khi điều trị tăng huyết áp.
Tương tác với thực phẩm
Uống rượu khi đang dùng trimethoprim có thể sẽ gặp các tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, nóng hoặc mẩn đỏ dưới da, cảm giác ngứa ran, buồn nôn và nôn khi uống.
6.6. Những lưu ý khi dùng biseptol
Là một kháng sinh kết hợp nên khi sử dụng Biseptol cần hết sức lưu ý.
- Sự kết hợp kháng sinh trimethoprim và sulfamethoxazole cho hiệu quả hiệp đồng (làm tăng tác dụng của thuốc) trong điều trị nhiễm khuẩn. Ngoài ra sự kết này còn ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc mắc phải. Tuy nhiên, sự kết hợp kháng sinh cũng dẫn đến độc tính cao hơn. Nên khi sử dụng thuốc cần cân nhắc giữa hiệu quả và độc tính.
- Không được lạm dụng trong các nhiễm khuẩn nhẹ hay các nhiễm khuẩn mà các kháng sinh đơn lẻ khác còn nhạy cảm.
- Không sử dụng biseptol để điều trị các bệnh do virus hay kí sinh trùng gây ra (trừ trường hợp điều trị nhiễm khuẩn cơ hội).
Ví dụ: Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây nên( vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm, do thuốc,…). Song, một số trường hợp sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy do các tác nhân ngoài vi khuẩn gây nên dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Để hạn chế tình trạng kháng kháng sinh, khi sử dụng kháng sinh để điều trị cần sử dụng đúng và đủ đợt điều trị. Không tự ý ngưng thuốc hay tăng/ giảm liều khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, vui lòng liên hệ với các chuyên gia chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Tài liệu tham khảo:
[THAM KHẢO THÊM]
Lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 từ Đan Mạch Imiale – Giải pháp phục hồi đường ruột cho trẻ sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn, tăng sức đề kháng cho bé yêu.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482