Trẻ sơ sinh dù bú mẹ hoàn toàn hay dùng sữa công thức đều có nguy cơ cao gặp táo bón. Đặc biệt với trẻ càng nhỏ, cần phát hiện và cải thiện thật sớm. Ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do táo bón để lại. Các giải pháp áp dụng chữa táo bón ở trẻ sơ sinh cần đảm bảo an toàn, hiệu quả và hỗ trợ triệt để. Tránh để tình trạng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Mục lục
1. 5 Nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh:
1.1 Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện
Sau 2 tuổi trở lên hệ tiêu hoá của trẻ mới gần như tương đồng với người trưởng thành về mặt cấu trúc và chức năng. Vì vậy, hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn rất đơn giản. Hoạt động chức năng chưa hoàn thiện thể hiện ở hoạt động co bóp của ruột yếu. Nhu động ruột kém dẫn đến quá trình thải phân chậm hơn. Phân bị lưu giữ lâu và trở nên khô cứng. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là lí do chính giải thích tại sao trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn có nguy cơ cao gặp táo bón.
1.2 Chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp
- Với trẻ bú sữa công thức: Trẻ ăn sữa công thức có nguy cơ táo bón cao hơn so với các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi các thành phần protein và lượng chất béo cao trong sữa công thức không được hấp thu dễ dàng như sữa mẹ.
- Với trẻ đã ăn dặm: Trẻ ăn dặm rất hay gặp táo bón. Đặc biệt với trẻ trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm do chuyển sang loại thức ăn đặc khó hấp thu hơn. Sự thay đổi đột ngột về chế độ dinh dưỡng này khiến hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi.
1.3 Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý
Dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ thông qua chất lượng sữa. Trẻ rất dễ gặp táo bón khi mẹ sử dụng quá mức các thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống chứa nhiều caffein như cafe, trà và các đồ uống có gas.
- Lạm dụng rượu, bia.
- Các thực phẩm từ sữa bò: sữa chua, phô mai, kem, bơ… rất dễ gây táo bón nếu trẻ không hấp thu được loại protein này.
1.4 Lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ
Với trẻ bú mẹ, nước chỉ được cung cấp qua sữa. Trẻ bú không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón. Thông thường trẻ nên bú mẹ 8 lần/ ngày.
Với trẻ ăn sữa công thức thì việc pha sữa đúng cách sẽ ảnh hưởng đến lượng nước được cung cấp cho trẻ. Kiểm tra lại cách pha sữa theo đúng hướng dẫn:
1.5 Dùng kháng sinh dài ngày
Các bệnh lý đường tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân chính gây táo bón. Nguyên nhân hay gặp nhất là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài.
Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt các vi khuẩn có hại cũng loại bỏ các vi khuẩn có lợi. Đặc biệt là các lợi khuẩn đường ruột. Điều này làm giảm vai trò của hệ lợi khuẩn đường ruột trong hỗ trợ tiêu hoá và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại gây bệnh. Dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh.
» Xem thêm: [Tổng quan] Táo bón – Cẩm nang 9 điều cần biết
2. Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, số lần đi ngoài thay đổi rất lớn theo tuần tuổi và tháng tuổi. Số lần đi ngoài của trẻ không phải lúc nào cũng là dấu hiệu chính xác của táo bón. Để phát hiện sớm táo bón có thể dựa vào các triệu chứng sau:
- Bụng cứng và săn chắc, đầy hơi chướng bụng.
- Biểu hiện căng thẳng, khó chịu khi đi ngoài, thậm chí quấy khóc
- Trẻ lười bú mẹ, biếng ăn.
- Phân khô cứng, giống như sỏi
- Phân có lẫn máu (phân cứng làm rách một số mô hậu môn khi nó đi qua).
3. Lợi khuẩn Bifidobaterium BB12- giải pháp mới an toàn hiệu quả cho chứng táo bón ở trẻ sơ sinh
Có 2 chủng lợi khuẩn phổ biến nhất ở đường tiêu hoá đó Bifidobacterium và Lactobacillus. Trong đó Bifidobacterium là chủng chiếm ưu thế nhất.
Lợi khuẩn Imiale được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch là sản phẩm duy nhất bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12. Imiale thỏa mãn các tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng.
»Xem thêm: 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Imiale bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 giúp cải thiện táo bón qua 6 tác động:
- Giúp làm mềm phân: Bifidobacterium đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh tính thấm ở đại tràng, giúp tăng lượng nước trong phân. Từ đó giữ nước giúp phân mềm, xốp và dễ dàng được đẩy ra ngoài.
- Làm tăng nhu động ruột: Giúp kích thích làm tăng nhu động ruột – yếu tố quyết định để đẩy phân ra ngoài.
- Tiết các enzyme tiêu hoá: Nhờ có các enzyme này giúp tiêu hóa thức ăn còn sót lại tại đại tràng để tối ưu hóa hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
- Thiết lập hệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột đảm bảo tỷ lệ 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn; ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
- Sản xuất các vitamin nhóm B: vitamin B1, B2 … kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lợi khuẩn này sản sinh ra các kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Hơn nữa, Imiale được chứng minh lâm sàng cải thiện 100% tình trạng táo bón sau 4 tuần sử dụng và giúp ổn định tiêu hóa.Bên cạnh đó nghiên cứu còn cho thấy sử dụng lợi khuẩn giúp làm giảm đau bụng, chướng bụng, đầy hơi ở tất cả các nhóm bệnh nhân.
»Xem thêm về nghiên cứu: Ảnh hưởng của Imiale (Bifidobacterium BB12) trên tần suất đại tiện ở trẻ táo bón , xuất bản năm 2015 trên thư viện Y Khoa Quốc gia Hoa Kỳ.
4. Một số bài tập vận động giúp bé sơ sinh cải thiện tình trạng táo bón
4.1. Vận động giúp tăng nhu động ruột giảm táo bón trẻ sơ sinh
Hệ tiêu hóa , tập thể dục và vận động sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp ở ruột từ đó hỗ trợ tiêu hoá.
Trẻ sơ sinh chưa biết đi và biết bò, ba mẹ hoặc người chăm sóc sẽ giúp bé vận động bằng cách nhẹ nhàng. Di chuyển chân của em bé trong khi chúng nằm ngửa. Thực hiện như bắt chước chuyển động của việc đi xe đạp. Điều này giúp tăng nhu động ruột và giảm táo bón.
4.2. Trẻ sơ sinh tắm nước ấm giảm căng thẳng gây táo bón
Cho bé tắm nước ấm có thể thư giãn cơ bụng và giúp chúng giảm căng thẳng. Bên cạnh đó tắm bằng nước ấm còn giúp giảm 1 số cảm giác khó chịu liên quan đến táo bón.
4.3. Mát xa quanh bụng giảm căng thẳng khó chịu cho bé
Mát xa, xoa bóp dạ dày cho bé sẽ giúp giảm táo bón. Thực hiện mát xa theo các bước sau:
- Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé. Ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ
- Sau đó, xoay vòng quanh rốn. Mở rộng vòng tròn cho đến khi ngón tay bạn gần với 2 bên hông theo chiều kim đồng hồ.
- Giữ đầu gối và bàn chân của em bé sát với nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng.
Lặp lại các bước trên từ 10-15 lần.
Bên cạnh bổ sung lợi khuẩn, các biện pháp tăng cường vận động hỗ trợ rất nhiều trong quá trình cải thiện táo bón ở trẻ.
Táo bón ở trẻ sơ sinh cần được hỗ trợ càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa sau này.
»Xem thêm: Giải pháp toàn diện phục hồi táo bón ở trẻ sau 4 tuần
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: Pubmed