Trẻ kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả nên làm giảm khả năng hấp thu và tiêu hoá của trẻ. Khi rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh tái đi tái lại hiều lần, dẫn đến tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng. Vậy những giải pháp nào giúp trẻ khắc phục tình trạng này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Vì sao trẻ sơ sinh dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá
1. Rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hoá là hiện tượng cơ vòng hệ tiêu hoá bị co thắt bất thường, gây đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hoá thức ăn.
Trẻ sơ sinh dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá do hệ tiêu hoá ở trẻ sơ sinh còn rất non yếu, chưa đủ sức để chống lại các tác nhân xâm nhập. Vì vậy, trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh lí về tiêu hoá nhất, đặc biệt là chứng rối loạn tiêu hoá. Trẻ thường có các biểu hiện:
- Nôn trớ
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Đi ngoài phân sống
- Đau bụng
Các nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ ngoài vào không được hấp thu. Dẫn đến, trẻ bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng , chậm phát triển về thể chất cũng như trí não, suy giảm miễn dịch.
2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá
Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá thường gặp ở trẻ, mẹ nên biết:
Trẻ bú sữa mẹ
- Do bẩm sinh: từ khi trẻ sinh ra không có khả năng dung nạp được một số thành phần có trong sữa như chất béo, chất đạm, đường lactose.
- Mẹ ăn các thức ăn không đủ chất, hay ăn một lúc quá nhiều đạm, chất béo trẻ không hấp thu được cũng dẫn đến trẻ rối loạn tiêu hoá.
- Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện để chống lại các vi khuẩn gây bệnh nên trẻ dễ mắc rối loạn tiêu hoá.
- Trẻ thiếu lợi khuẩn để tiêu hoá các thành phần có trong sữa mẹ cũng dẫn đến trẻ rối loạn tiêu hoá.
Sử dụng thuốc kháng sinh
- Mẹ dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh trong điều trị viêm tai, nhiễm khuẩn hô hấp,.. để tiêu diệt vi khuẩn nhưng vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,…
Dùng sữa công thức
- Trẻ không tiêu hoá được các chất đạm, chất béo, đường lactose dẫn đến trẻ rối loạn tiêu hoá.
- Mẹ pha sữa không đúng tỉ lệ cho trẻ hay trước khi pha sữa cho trẻ mẹ không rửa tay đó cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh
➤ Xem thêm : Nguyên nhân và cách phục hồi rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Hiểu rõ nguyên nhân cũng là cách để mẹ có biện pháp khắc phục sớm cho trẻ. Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hoá mẹ không chữa trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bé. Tìm hiểu tiếp nhé.
III. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hoá là một tình trạng phổ biến rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, thường tái đi tái lại nhiều lần. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá, bố mẹ không điều trị ngay cho trẻ có thể dẫn tới:
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy rất phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh, cũng là nguyên nhân gây tử vong 2 ở trẻ sơ sinh, tiêu chảy có các biểu hiện như:
Tiêu chảy cấp
- Tiêu chảy cấp tính rất nguy hiểm tới trẻ sơ sinh với các biểu hiện chính: nôn mửa, sốt, háo khát, li bì và mệt mỏi.
- Nguyên do là trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, dùng kháng sinh, vi khuẩn,…
Tiêu chảy mạn tính
- Tiêu chảy mạn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 lần/ngày và kéo dài 4 tuần. Với các biểu hiện ở trẻ như: suy dinh dưỡng, hấp thu kém, rối loạn điện giải, mất nước, đi lỏng nhiều lần gây hạ huyết áp, rối loạn tim mạch.
- Trẻ tiêu chảy kèm theo sốt cao và có hiện tượng co giật ảnh hưởng đến dây thần kinh của trẻ
- Trường hợp mất nước và điện giải không điểu trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
- Nguyên nhân là do trẻ sơ sinh bị tổn thương đại tràng, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện,…
➤Xem chi tiết: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị chuẩn
2. Táo bón
Táo bón là tình trạng trẻ không đi đại tiện được gây cảm giác khó chịu cho trẻ, cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc. Dưới đây là một số biểu hiện của trẻ:
Táo bón cấp tính
- Trẻ thường xuất hiện các biểu hiện như: đại tiện khó khăn, phân rắn, vón cục thường có màu đen, chướng bụng, đầy hơi và đại tiện ra máu.
- Nguyên nhân do trẻ không bú sữa mẹ đầy đủ, đi đại tiện không đúng giờ,…
Táo bón mạn tính
- Trẻ táo bón mạn tính thường xuất hiện các biểu hiện: phân rắn, lổn nhổn, đi ngoài máu tươi, phân có thêm chất nhày, hậu môn liên tục tổn thương có thể dẫn tới trĩ nội, trĩ ngoại.
Nguyên nhân trẻ táo bón do gặp phải một số bệnh lí về đại tràng như: viêm đại tràng mãn tính, rối loạn trương lực đại tràng,…
3. Đi ngoài phân sống
Trẻ sẽ xuất hiện lợn cợn, phân rắn, phân sệt, có nước và đi ngoài 1-3 lần/ngày.
Đi ngoài phân sống kéo dài có thể dẫn tới hậu quả: trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất lẫn và trí tuệ, chậm lớn,..
Nguyên nhân do trẻ dùng kháng sinh liên tục, khả năng sản xuất một số enzym (protease, lactase, lipase) còn hạn chế,…
4. Nôn trớ
Khi nôn trớ trẻ sẽ mệt mỏi, không bú sữa mẹ, nôn ra máu, khó thở, thở nhanh,…
Nôn trớ khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân là hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, trẻ bú quá no, quá nhiều trong một lần hay trẻ không dung nạp được lactose, dị ứng đạm bò,…
Rối loạn tiêu hoá có thể gây nguy hiểm tính mạng của trẻ sơ sinh.
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh không được khắc phục sớm thì qúa trình tiêu hoá và hấp thu của trẻ bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này kéo dài dẫn tới trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu, chậm tăng cân, suy giảm miễn dịch, thậm trí phát triển trí tuệ về lâu dài cũng bị ảnh hưởng.
IV. Giải pháp an toàn cho trẻ sơ sinh khi bị rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh lâu dài khiến cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn và có thể ảnh hưởng tới não bộ của trẻ. Bố mẹ có các giải pháp sớm cho con cũng là cách để ngăn các tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh, cụ thể:
3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để nâng cao sức khoẻ của trẻ. Sữa mẹ giúp cho trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, hệ tiêu hoá tốt hơn và trẻ thông minh hơn.
Để thành phần dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ, mẹ bổ sung cho mình các thực phẩm giàu calci, sắt, cá hồi, cá ngừ,…
3.2. Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn có vai trò rất quan trọng với hấp thu và tiêu hoá của trẻ, sau đây là những lợi ích khi bổ sung lợi khuẩn:
- Thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột đảm bảo tỉ lệ 85% lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn.
- Làm mềm phân và tống phân ra ngoài nhất là trẻ sơ sinh bị táo bón.
- Tiết enzym tiêu hoá thức ăn: hấp thu dưỡng chất của cơ thể, cải thiện tình trạng phân sống, đầy bụng, khó tiêu.
- Sản sinh vitamin nhóm B, đây là vitamin thiết yếu giúp trẻ ăn ngon hơn
- Tổng hợp kháng sinh tự nhiên bảo vệ cơ thể
- Tăng cường miễn dịch cho trẻ sơ sinh khỏi các tác nhân gây bệnh, tránh nhiễm trùng.
Trên thị trường có rất sản phẩm lợi khuẩn nhưng không phải loại nào cũng có tác dụng như trên. Hiện nay, sản phẩm lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 đáp ứng mọi yêu cầu trên do có chứa tới 99% lợi khuẩn ở đại tràng.
Lợi khuẩn Imiale – Lợi khuẩn sống nhỏ giọt Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
Để biết thêm thông tin về rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh, vui lòng liên hệ qua hotline 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Xem thêm: