Trong quá trình nuôi con, chắc hẳn cha mẹ đã từng lo lắng khi con bị nôn trớ. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thực sự đáng lo ngại hay không, hay đơn giản chỉ do cách chăm sóc của cha mẹ chưa đúng… Làm thế nào để xử lý tình huống trên? Hãy cùng Imiale giải đáp những câu hỏi này.
Mục lục
1. Biểu hiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản (ống dẫn thức ăn) rồi trào khỏi miệng. Với phần lớn trẻ khỏe mạnh, đây là một phản xạ sinh lý của cơ thể để tống thức ăn khỏi dạ dày khi trẻ bú quá nhanh, ăn quá no hay nuốt quá nhiều khí… Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây nên hiện tượng này.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay nôn trớ
Thức ăn của trẻ phần lớn ở dạng lỏng hoặc sệt, do đó dễ dàng đi qua các khe hở trong ống tiêu hóa để trào khỏi miệng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân dưới đây sẽ khiến trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ hơn:
2.1. Do chế độ ăn và cách chăm sóc trẻ
Nếu mẹ đang mắc những sai làm dưới đây thì cần phải thay đổi ngay để tránh trẻ bị nôn trớ:
Ép trẻ ăn hoặc bú quá nhiều
Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ nên nhanh no. Nếu bố mẹ ép trẻ ăn, phần thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ kích thích dạ dày co bóp và đẩy thức ăn ngược lên thực quản, gây nôn.
Trẻ bú không đúng tư thế, nuốt nhiều khí khi bú
- Đặt trẻ nằm ngang khi bú: Ở tư thế này, dạ dày và thực quản gần như nằm ngang nhau, do đó khó tránh khỏi sữa ọc trợ lại từ dạ dày- thực quản
- Thay đổi tư thế trẻ đột ngột: Việc đổi vị trí bú cho trẻ một cách bất ngờ cũng khiến sữa còn chưa xuống dạ dày trào ngược trở lại.
- Trẻ không ngậm chật đầu ty hoặc cách cầm bình sữa không đúng khiến không khí từ ngoài dễ đi vào dạ dày. Tại đây, không khí chiếm chỗ của dạ dày và đẩy sữa ngược trở lại gây nôn.
Để trẻ nằm khi vừa ăn no
Dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ và ở vị trí cao hơn người lớn khi nằm. Đó là lý do khiến trẻ dễ bị nôn trớ hơn người lớn nếu để bé nằm ngay sau khi ăn.
2.2. Do nguyên nhân sinh lý
Trẻ chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn:
Nôn trớ được coi là phản xạ của cơ thể để đẩy những vật thể lạ khỏi dạ dày. Tình trạng này rất thường gặp đối với trẻ đang làm quen với bất kỳ món ăn mới nào, điển hình là trong 1 tháng đầu trẻ bú mẹ hoặc tập ăn dặm.
Do cấu tạo cơ thể chưa hoàn chỉnh:
Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt tâm vị (nối giữa thực quản- dạ dày) hoạt dưới yếu, trong khi cơ thắt môn vị (nối giữa dạ dày- ruột non) hoạt động mạnh. Ngoài ra, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang thay vì nằm dọc cho đến khi trẻ biết đi. Vì thế, thức ăn khó xuống ruột non và dễ trào ngược gây nôn trớ.
>>> Tham khảo thêm: Nôn trớ ở trẻ em – Nguyên nhân và cách xử trí tại nhà
2.3. Do các bệnh lý tiêu hóa
Bố mẹ có thể nghĩ đến khả năng trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó, nhất là khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khác như sốt cao, tiêu chảy, da xanh,…
Viêm dạ dày ruột: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh lý này, trẻ thường nôn mửa trong một vài ngày.
Hẹp môn vị: Tình trạng này được hiểu đơn giản là một lỗ thông giữa dạ dày và ruột bị hẹp hoặc tắc. Thức ăn không thể đưa xuống ruột mà lưu tại dạ dày, dễ bị trào ngược lên thực quản. Bệnh lý này hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu có, bệnh thường dẫn đến nôn dữ dội sau khi ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản: Ở trẻ sơ sinh, bệnh lý này thường xảy ra khi cơ thắt thực quản suy yếu, không có khả năng giữ thức ăn ở lại dạ dày, do đó gây nôn. Tình trạng này có thể tự hết khi trẻ lớn lên.
Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: Thức ăn gây dị ứng hoặc khó dung nạp như lactose, đạm bò,…thường dễ dàng kích thích nôn ở trẻ
Cảm lạnh, cảm cúm: Trẻ mắc những bệnh lý này thường có hiểu hiện sổ mũi. Khi nước mũi chảy vào cổ họng hoặc phế quản sẽ gây nên phản xạ ho, đồng thời kích thích nôn.
Nhiễm trùng tiết niệu, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não: Các bệnh nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa như trên cũng gây ra nôn mửa khi trẻ mắc phải.
Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh như hẹp tá tràng, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành khiến trẻ thường có biểu hiện nôn trớ những ngày đầu sau sinh.
Xoắn ruột, tắc ruột: Lúc này, thức ăn không thể di chuyển bình thường trong lòng ruột do tắc nghẽn. Do vậy, chúng chỉ có thể đứng yên, thậm chí quay ngược trở lại gây nôn. Đây là tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngoại khoa.
3.4. Trẻ hít phải khói thuốc
Đây là nguyên nhân gây nôn trớ mà ít bố mẹ nghĩ đến. Sự thật là khói thuốc kích thích dạ dày bài tiết axit, từ đó cơ tâm vị mở ra. Do đó, sau khi ăn, trẻ hít phải khói thuốc có thể bị nôn trớ.
3. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không
Nôn trớ là cơ chế giúp bảo vệ đường ruột. Trẻ nôn trớ do nguyên nhân sinh lý hoặc do chế độ ăn uống thường dễ dàng được xử lý hoặc tự biến mất, không gây nguy hiểm cho trẻ. Lúc này, trẻ nôn trớ chỉ diễn ra tối đa 24 giờ. Chất nôn thường màu trắng đục, lổn nhổn như váng sữa hoặc thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ quá nhiều (nôn quá 3 lần/ngày), dẫn đến mất nước nặng, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nếu nôn trớ đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác như dưới đây thường cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm:
- Nôn ra mật vàng, mật xanh, nôn ra máu, nôn dữ dội: thường cảnh báo nguy cơ tắc nghẽn tiêu hóa
- Trẻ có tiền sử chấn thương đầu trong vòng 24 giờ, kèm biểu hiện cứng cổ, khó thở, lơ mơ…: cảnh báo nôn do tăng áp lực nội sọ
- Đau bụng quằn quại, căng cứng bụng
- Tiêu chảy, táo bón
- Ho, sổ mũi, phát ban
- Sốt cao trên 40°C
Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh nôn trớ thường xuyên có nguy hiểm không?
4. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ
4.1. Xử trí trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Khi trẻ nôn trớ, dịch nôn, cặn sữa dễ chèn vào đường thở. Trường hợp nhẹ, trẻ có thể sặc, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ không được xử trí đúng cách.
Vì vậy, trong trường hợp này, mẹ cần xử trí theo các bước sau:
- Bước 1: Ngay khi trẻ nôn, đặt đầu bé nghiêng sang một bên để tránh sặc. Đồng thời làm sạch chất nôn trong miệng và mũi (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc lấy khăn sạch lau
- Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ lưng bé để trấn an trẻ và khiến trẻ ho ra dị vật nếu có
- Bước 3: Cho trẻ uống nước ấm hoặc oresol để rửa sạch học
- Bước 4: Massage nhẹ nhàng vòng quanh bụng để điều hòa nhu động tiêu hóa, giúp làm giảm đầy chướng bụng và dịu cơn buồn nôn
Lưu ý:
- Tránh cho trẻ bú hoặc ăn ngay sau khi nôn
- Trường hợp trẻ bị sặc chất nôn: Không nên dùng tay móc dị vật ra khỏi họng. Thay vào đó bố mẹ nên vận dụng phương pháp Heimlich. Nếu sau đó trẻ vẫn có biểu hiện khác thường thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.
>>> Tham khảo thêm: Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả
4.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ đúng cách
Để khắc phục tình trạng nôn trớ của trẻ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp:
Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ
Việc chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành 5-6 bữa một ngày không chỉ đảm bảo bé có đủ năng lượng cho cả ngày, vừa giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Dạ dày trẻ không phải chứa quá nhiều thức ăn một lúc nên tránh tình trạng nôn trớ ngay sau ăn.
Cho trẻ bú đúng tư thế, tránh nuốt bọt khí
Điều chắc chắn mẹ phải làm khi cho con bú là đặt đầu bé cao hơn bụng để tránh sữa ọc trở lại. Mẹ nên kiểm tra bé đã ngậm chặt núm vú hay chưa. Đồng thời, để bé bú từ từ và không quá no mỗi lần.
Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho miếng bình sữa nghiêng xuống 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh khí từ bình đi vào dạ dày bé.
Không để bé nằm ngay sau khi bú hoặc ăn no
Mẹ nên đợi ít nhất 15-30 phút để sữa và thức ăn có thời gian đi xuống dạ dày ruột để tiêu hóa.
Tư thế ngủ đúng
Để tránh thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản trong khi ngủ, mẹ nên đặt đầu bé cao hơn mặt giường một góc 30 độ.
4.3. Đối với trẻ sơ sinh nôn trớ do bệnh lý
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc đi kèm với các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Trẻ sơ sinh nôn trớ là một trong những cơ chế bảo vệ của cơ thể. Khi con hoàn toàn khỏe mạnh, bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng bởi đây là thông điệp trẻ muốn gửi để bố mẹ thay đổi cách chăm sóc con. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ đi kèm với các dấu hiệu bất thường, đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang mắc bệnh.
Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của con hãy liên hệ đến HOTLINE 1900 9482 để được giải đáp và tư vấn tận tình.
>>> Tham khảo thêm: Hành trình vượt qua nỗi lo nôn trớ, đầy bụng khó tiêu ở trẻ