Đêm là thời gian nghỉ ngơi của mỗi người. Nhưng thật không may, một số bạn nhỏ lại có biểu hiện quấy khóc nhiều vào ban đêm khiến cha mẹ phiền muộn, lo lắng. Nguyên nhân nào khiến bé khóc đêm lặp đi lặp lại? Và đâu là giải pháp cho mẹ lúc này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Nguyên nhân bé khóc đêm nhiều
Rất nhiều trẻ sơ sinh khi bước vào tuần thứ 6 trở đi thường hay có dấu hiệu quấy khóc nhiều hơn so với bình thường, nhất là vào ban đêm. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này đã được nghiên cứu.
1. Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
Điều này có thể gây ra một số rối loạn chức năng tiêu hóa, dẫn đến trẻ tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, chướng hơi. Dẫn đến trẻ khó chịu và quấy khóc.
2. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Đây có lẽ là nguyên nhân thường gặp nhất. Trong 2 năm đầu đời, hệ vi sinh đường ruột của bé chưa phát triển phong phú và ổn định. Đặc biệt là ở trẻ sinh non và sinh mổ, thường thiếu hụt lợi khuẩn đường ruột, nhất là Bifidobacterium. Lúc này, trẻ thường xuyên gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, ruột co thắt do bị kích thích bởi độc tố vi khuẩn gây hại tiết ra. Trẻ thường có triệu chứng co cứng người, hai bàn tay nắm chặt, khóc thét.
3. Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm
Ở trẻ sơ sinh, nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa. Một số trẻ lại gặp tình trạng bất dung nạp lactose trong sữa mẹ và các loại sữa khác chứa lactose. Hoặc một số trẻ bị dị ứng với đạm bò ở trong sữa. Trẻ thường có biểu hiện rõ rệt ngay sau khi bú như tiêu chảy, đau bụng, nôn, nổi mẩn (đối với dị ứng đạm bò),…
4. Cho ăn quá mức, không vỗ ợ hơi cho bé
Nhiều ông bố bà mẹ thường có thói quen cho trẻ bú sữa lúc trẻ lim dim ngủ. Lúc này, trẻ bú theo phản xạ tự nhiên, sẽ bú được nhiều hơn. Tuy nhiên việc này dẫn đến trẻ không thể tự dừng lại khi cảm thấy đủ no. Do đó trẻ dễ bị trào ngược, nôn trớ, quấy khóc.
Vỗ ợ hơi giúp bé giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ. Nếu không vỗ ợ hơi, trẻ chưa thể tự ợ được sẽ hay bị khó chịu, dẫn đến quấy khóc nhiều hơn.
5. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Theo nghiên cứu, những trẻ có mẹ hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong giai đoạn mang bầu cũng như sau khi sinh thường quấy khóc nhiều hơn những trẻ khác.
Ngoài ra, khói thuốc còn khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ và thể chất, dễ mắc các bệnh về dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng,…
II – Bé khóc đêm có nguy hiểm không?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng quấy khóc bất thường ở trẻ. Tuy nhiên, thật khó để xác định một nguyên nhân cụ thể, chính xác vì sao trẻ quấy khóc.
Thông thường, trẻ sơ sinh quấy khóc không gây ra nguy hiểm ngay cho trẻ. Nhưng nó lại là vấn đề hết sức đau đầu đối với cha mẹ. Bởi lẽ, việc trẻ quấy khóc khiến cha mẹ cảm thấy mệt mỏi, bất lực, stress. Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều làm tăng tỉ lệ trầm cảm sau sinh ở các bà mẹ.
Ngoài ra, về lâu dài, việc này cũng tác động tiêu cực lên trẻ nhỏ. Có thể dẫn đến trẻ bị thiếu ngủ, biếng ăn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm cả ngày có nguy hiểm không?
III. Giải pháp hỗ trợ giảm tình trạng bé khóc đêm
Mặc dù không phải là tình trạng nguy hiểm cấp tính, nhưng về lâu dài tình trạng quấy khóc gây ra nhiều hệ lụy cho cả cha mẹ và bé. Do đó các bậc cha mẹ thường rất mong muốn tìm ra giải pháp để cải thiện cho trẻ. Sau đây là một số giải pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể thử:
1. Sử dụng kén ngủ và núm vú giả cho trẻ
Kén ngủ và núm vú giả giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn khi ngủ. Điều này giúp trẻ có thể ngủ ngon hơn, tránh tỉnh giữa giấc khiến trẻ khó chịu.
2. Matxa bụng và lưng cho trẻ
Matxa khiến bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm được tình trạng đầy chướng bụng.
Bạn có thể dùng tinh dầu tràm để matxa bụng và lưng cho bé. Mẹ có thể áp dụng hướng dẫn trong video dưới đây.
3. Sử dụng tiếng ồn trắng khi trẻ ngủ
Một nghiên cứu được đăng trên trang Archives of Disease in Childhood đã chứng minh rằng tiếng ồn trắng thực sự có ích với giấc ngủ của trẻ.
Đối tượng nghiên cứu là 40 trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy bé có thể ngủ sau 5 phút khi nghe tiếng ồn trắng.
Chú ý, nên sử dụng loại máy tạo tiếng ồn trắng đảm bảo chất lượng. Tránh trường hợp âm thanh vượt quá giới hạn cho phép (hơn 50 decibel). Khi sử dụng nên để máy tạo tiếng ồn trắng xa bé, cách ít nhất 2 mét và để mức độ âm thanh nhỏ.
>>> Xem thêm: Mẹo chữa trẻ khóc đêm có thể mẹ chưa biết
4. Đung đưa bé khi ngủ
Việc này có thể khiến trẻ dễ chịu hơn và dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên tùy từng bé có những sở thích khác nhau. Nhiều bé lại thích đặt nằm yên trên giường hoặc trong cũi.
Cha mẹ cũng nên lưu ý, không nên rung lắc trẻ quá mạnh làm ảnh hưởng đến não bộ còn non nớt của con.
5. Giảm độ sáng của đèn và tạo không gian yên tĩnh
Bật đèn ngủ với ánh sáng nhẹ giúp trẻ dễ ngủ hơn. Ngoài ra cần tránh những tiếng động mạnh có thể khiến bé giật mình.
6. Bổ sung men vi sinh
Thiếu hụt lợi khuẩn, mất cân bằng vi sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng quấy khóc ở trẻ nhỏ.
Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lợi khuẩn đường ruột của bé. Bifidobacterium cư trú chủ yếu ở đại tràng và chiếm đến 90% tổng lượng lợi khuẩn tại đây. Các bé sơ sinh, đặc biệt là bé sinh non, sinh mổ, bé dùng kháng sinh thường thiếu hụt lợi khuẩn này. Do đó nên bổ sung Bifidobacterium cho bé từ sớm và tốt nhất khi duy trì trong 2 năm đầu đời.
Imiale là lợi khuẩn duy nhất trên thị trường cung cấp được chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 và an toàn tuyệt đối trên trẻ sơ sinh.
Lợi khuẩn Imiale từ Đan Mạch
Bifidobacterium BB-12 có bằng chứng khoa học chứng minh giảm đáng kể thời gian và tần số cơn khóc của trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Bằng chứng khoa học của Imiale hỗ trợ giảm quấy khóc ở trẻ sơ sinh
Mong rằng những giải pháp trên có thể giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ. Giúp cha mẹ giải tỏa bớt áp lực, căng thẳng khi bé hay quấy khóc. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được hỗ trợ bởi các chuyên gia Nhi khoa của chúng tôi.
>>> Có thể mẹ muốn xem: Giải pháp cho bé quấy khóc đêm