Đi ngoài phân sống thường là nỗi ám ảnh của các mẹ trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, không còn nỗi lo về rối loạn tiêu hóa hay phân sống thì mẹ nên cung cấp chế độ dinh dưỡng đa dạng nhưng đảm bảo dễ tiêu hóa và hấp thu. Dưới đây là 10 món ăn giúp trẻ đi phân sống nhanh hồi phục.
Mục lục
1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng trẻ đi phân sống
Các mẹ thường có thiên hướng cho con ăn nhiều chất béo, chất đạm… để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn của con cần được xây dựng khoa học, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
Nếu chế độ ăn của con có quá nhiều chất đạm (thịt, trứng, sữa…), dư thừa chất béo, hoặc quá nhiều rau củ quả, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ hết được nên đi ngoài phân sống.
Ngoài ra, chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh khiến trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Khi đó, mầm bệnh sinh độc tố kích thích tăng cường nhu động ruột quá mức. Thức ăn trong lòng ống tiêu hóa chưa được phân cắt, hấp thu đã được tống đẩy ra ngoài. Đó là nguyên nhân gây đi ngoài phân sống cho bé.
2. 10 món ăn phù hợp giúp trẻ đi phân sống nhanh chóng hồi phục
Cần đặc biệt chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng của trẻ thật hài hòa. Tránh những thực phẩm trẻ không thể dung nạp hoặc hấp thu. Không nên quá thiên về khẩu phần ăn nhiều chất béo, chất đạm, gây nặng nề, khó tiêu hóa cho bé mà phải tính toán khẩu phần ăn của bé đầy đủ đạm, chất béo, chất xơ và đường.
Đảm bảo thực hiện ăn chín, uống sôi và vệ sinh sạch sẽ tất cả dụng cụ xung quanh bé. Đảm bảo trẻ luôn được bổ sung những nguồn thực phẩm tươi sạch, an toàn nhất. Không để môi trường nhiễm bẩn lây truyền những vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
2.1. Cháo hạt sen
Cháo là loại thức ăn dễ tiêu hóa của trẻ. Các món ăn chế biến thành cháo còn được đánh giá không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé cũng như giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa và phân sống ở bé.
Hạt sen từ lâu đã được biết đến là thực phẩm có vị ngọt, tính bình, có lợi ích cho sức khỏe đường ruột, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu cho bé.
Cách chế biến
- Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
- Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
- Cho tất cả các nguyên liệu gồm nước hồng xiêm, bột hạt sen, bột gạo vào nồi và đun chín nhừ.
- Sau đó nêm vừa ăn và múc ra tô cho trẻ ăn ngay.
2.2. Cháo rau sam
Rau sam là loại rau mát, có vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn,.. vì thế rau sam dùng nấu cháo để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động hiệu quả.
Cách chế biến
- Mẹ cho 90g rau sam, 20g búp ổi non, 10g quả hồng xiêm non vào nồi rồi đổ 250ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước và bỏ bã.
- Xay 30g gạo thành bột rồi cho vào nước rau trên quấy đều, đun với lửa nhỏ.
- Lúc cháo chín, mẹ nêm gia vị vừa đủ và cho con ăn 2 lần/ngày khi đói.
2.3. Cháo thịt gà bí đỏ
Thịt gà cũng là thực phẩm dễ tiêu hóa mà mẹ không nên bỏ qua cho trẻ. Thịt gà giàu đạm, các loại vitamin A, E, B1, PP, C và canxi, photpho, sắt nhưng lại có hàm lượng chất béo bão hòa thấp. Vì vậy, khi được chế biến đúng cách, thịt gà sẽ là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng cho trẻ đi phân sống.
Cách chế biến
- Dùng khoảng 200gr thịt gà ức băm nhỏ, cho khoảng 2 thìa cafe nước lọc vào tán đều
- Bí đỏ hấp chín, tán nhuyễn.
- Nấu cháo với gạo, sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín. Nêm muối với đường cho vừa ăn.
2.4. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, yến mạch, mè đen, vừng đen…có hàm lượng chất xơ cao và gần như không chứa chất béo nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, nguồn thực phẩm này còn giúp chống táo bón, tăng cường hấp thu dưỡng chất và chứa các loại dầu thực vật tự nhiên giúp hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, giảm phân sống.
2.5. Quả chuối
Chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa. Đây là loại trái cây có nhiều chất xơ và kali, giúp ngăn ngừa táo bón và cải thiện hoạt động của cơ ruột. Đặc biệt, pectin có trong chuối là 1 dạng chất xơ hòa tan, thành phần này hỗ trợ các chức năng của dạ dày, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa thức ăn.
Chất xơ hòa tan biến thành gel trong đường tiêu hóa của trẻ khi được kết hợp với nước. Do đó, chúng làm mềm phân và tăng tốc thời gian vận chuyển vật chất qua đường tiêu hóa, tăng thời gian hấp thu, giảm trình trạng phân sống.
Ngoài ra, chất xơ hòa tan là một prebiotic là nguồn dinh dưỡng cho các vi khuẩn khỏe mạnh sống trong ruột của trẻ..
2.6. Quả bơ
Với nhiều chất béo lành mạnh, kali, sắt, chất xơ cùng vitamin D, Bơ là loại quả mẹ có thể sử dụng như một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Đặc biệt, cách chế biến quả bơ rất đơn giản, mẹ có thể nghiền nát hay cắt nhỏ trộn với sữa chua hoặc sữa mẹ hoặc sữa công thức để cho trẻ ăn.
2.7. Củ dền đỏ
Củ dền đỏ là những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé khi chứa nhiều chất xơ cùng một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết (vitamin A, B1, B2, B6 và C, đồng thời giàu canxi, magie, đồng, phốt pho, natri và sắt) để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định và thuận lợi.
Củ dền có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau để bé ăn ngon miệng như nước ép củ dền, canh củ dền…
2.8. Canh, cháo nấu với cà rốt
Tương tự như củ dền đỏ, cà rốt là thực phẩm mẹ không thể bỏ qua khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé.
Trong 100g cà rốt tươi có chứa 3g chất xơ và đặc biệt rất nhiều nước. Qua đó kích thích hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, làm mềm phân. Ngoài ra, cà rốt còn chứa Beta – caroten là chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.
Mẹ có thể nấu canh cà rốt, khoai tây với xương để bổ sung vào khẩu phần ăn của bé.
2.9. Rau bắp cải
Bắp cải có tác dụng kích thích tiêu hóa hoạt động hiệu quả bởi nó chứa nhiều chất xơ, vitamin U có tác dụng chống viêm loét, kích thích quá trình tái sinh tế bào trong niêm mạc dạ dày và ruột.
Bổ sung bắp cải trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ sẽ giúp kích thích tiêu hóa cũng như phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến đường ruột hữu hiệu cho trẻ.
Mẹ có thể sử dụng bắp cải thái nhỏ, luộc chín thêm vào bữa ăn hàng ngày cho bé.
2.10. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm từ lâu đã được nhiều bà mẹ tin dùng, có khả năng bổ trợ sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ.
Sữa chua được sản xuất qua quá trình lên men sữa các chủng vi khuẩn sinh axit lactic. Huyền sữa từ dạng lỏng sang dạng sệt, với các thành phần bằng nửa chứa phần đạm, béo không no, các vitamin và khoáng chất dễ hấp thu, rất có lợi cho sức khỏe.
Việc bổ sung sữa chua mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cân bằng nhu động, bổ sung thêm một số lượng lợi khuẩn nhất định cho đường ruột. Từ đó sẽ hỗ trợ đẩy lùi tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống.
3. Trẻ đi phân sống có nên dùng men tiêu hóa?
Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng, trẻ đi ngoài phân sống cần được hỗ trợ nhờ các sản phẩm như men tiêu hóa, men vi sinh. Vai trò của men tiêu hóa và men vi sinh trong trường hợp trẻ đi phân sống là gì?
3.1. Men tiêu hóa là gì?
Men tiêu hóa (hay còn gọi là enzym) do cơ thể (chủ yếu từ ống và tuyến tiêu hóa) tiết ra để tiêu hóa thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu).
Có một số men tiêu hóa quan trọng như: Lipase tiêu hóa chất béo, amylase cắt các chuối của tinh bột, pepsin làm mềm, phân cắt chất đạm, các sợi collagen.
»Xem thêm: Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa cho trẻ
3.2. Có thể sử dụng men tiêu hóa cho trẻ đi phân sống được không?
Như đã trình bày ở trên, tình trạng phân sống ở trẻ có một phần nguyên nhân do mất cân bằng trong khẩu phần ăn của trẻ. Mẹ cho trẻ sử dụng quá dư thừa một hay nhiều loại dinh dưỡng như chất béo, chất đạm. Điều này khiến cho lượng enzym tự nhiên sản sinh trong cơ thể của trẻ không kịp, không đủ để phân cắt, đồng hóa những loại dưỡng chất này.
Điều đó dẫn đến hoạt động tiêu hóa, hấp thu của trẻ suy giảm và gây ra tình trạng phân sống. Vì vậy, khi có tình trạng phân sống, mẹ có thể sử dụng men tiêu hóa cho trẻ.
Lượng enzyme được đưa vào cơ thể thông qua việc dùng men tiêu hóa không phải là lượng enzym tự nhiên có sẵn. Nếu cơ thể quen với việc tiếp nhận enzyme bổ sung mà không tự tạo ra thì sẽ vô cùng nguy hiểm đến hoạt động tiêu hóa sau này của trẻ. Ngoài ra việc thừa thãi enzym có thể khiến cho các niêm mạc tế bào trong dạ dày, ruột đều bị tổn thương và phá hủy nghiêm trọng.
3.3 Bổ sung lợi khuẩn là giải pháp an toàn cho trẻ đi phân sống
Đối với trẻ đi phân sống, hệ tiêu hóa không ổn định chính là yếu tố giúp những vi khuẩn có hại khu trú, nhân lên. Chúng gây tổn thương niêm mạc, tăng cường nhu động, giảm thời gian tiêu hóa thức ăn. Đây là 1 trong những yếu tố thường gặp nhất khi trẻ gặp tình trạng này.
Bổ sung những lợi khuẩn quan trọng đối với đường ruột, với lượng đủ lớn sẽ giúp cải thiện phân sống ở trẻ. Nổi bật trong đó là lợi khuẩn Bifidobacterium.
- Đây là lợi khuẩn tự nhiên, thuần chủng, có nguồn gốc rõ ràng
- Bifidobacterium chiếm đến 90% lợi khuẩn tại đường ruột
- Thiết lập cân bằng hệ vi sinh, giảm tác dụng của hại khuẩn lên niêm mạc ruột
- Hỗ trợ tiết enzym tiêu hóa, phân cắt triệt để thức ăn
- Bảo vệ, phục hồi tổn thương tiêu hóa
Đây là một trong những giải pháp an toàn, hiệu quả mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cho bé.
Tham khảo
Imiale chứa hơn 1 tỷ lợi khuẩn BB12 cho mỗi lần sử dụng, đảm bảo lượng lợi khuẩn bền vững, có khả năng gắn đích.
Độ an toàn và hiệu quả của Imiale đã được kiểm chứng rõ ràng qua hơn 307 nghiên cứu, 180 thử nghiệm lâm sàng. Lợi khuẩn Imiale an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được chứng nhận bởi FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (châu Âu)
Từ đó, không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh, phục hồi và bảo vệ niêm mạc, điều hòa nhu động từ đó giảm hắn thời gian phân sống của bé. Dạng bào chế nhỏ giọt dễ sử dụng cũng là một ưu điểm của Imiale.
Thông tin sản phẩm Imiale.
» Xem thêm: Những điều mẹ cần biết khi bé đi ngoài phân sống kéo dài
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.