Hiện tượng trẻ khóc về đêm không rõ nguyên nhân không phải hiếm gặp và thường làm các bà mẹ vô cùng khó khăn trong việc dỗ dành. Việc trẻ quấy khóc đêm kéo dài không những ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của bé, mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm lý của mẹ. Bài viết dưới đây đưa ra một số mẹo dân gian hiệu quả cho trẻ hay khóc đêm mà các mẹ có thể áp dụng cho bé yêu nhà mình.
Mục lục
- 1.Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ khóc đêm
- 2.Những mẹo dân gian cho trẻ khóc đêm mẹ nên biết?
- Sử dụng núm vú giả cho trẻ khóc đêm
- Làm dịu con bằng chuyển động khi trẻ khóc đêm
- Quấn bé trong chăn khi trẻ khóc đêm
- Tắm nước ấm cho bé
- Xoa bụng trẻ sơ sinh hoặc đặt trẻ nằm sấp để xoa lưng
- Cho trẻ nghe âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh nhẹ nhàng như nhạc cổ điển hoặc nhạc ru
- Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác:
- 3. Những hạn chế của phương pháp dân gian áp dụng khi trẻ khóc đêm
- 4.Bổ sung lợi khuẩn – Phương pháp hiện đại khi trẻ khóc đêm
1.Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ khóc đêm
Đến nay, nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm hiện nay chưa được xác định chính xác. Nó có thể là kết quả gây ra bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố được cho là nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc ban đêm
- Hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện: Thông thường tình trạng quấy khóc đêm hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Lúc này, do hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, nhu động ruột dễ bị thay đổi thất thường khiến cho trẻ bị đau bụng dữ dội. Khi đau thì khóc là phản ứng đầu tiên của trẻ.
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa: Khi hệ vi sinh đường ruột của bé mất cân bằng hoạt động tiêu hóa trở nên rối loạn. Lúc này, vi khuẩn có hại tăng lên nhanh chóng, có thể tiết ra các độc tố gây độc các tế bào niêm mạc ruột. Nhẹ có thể gây ra các tình trạng kích thích phản xạ co thắt cơ trơn, gây đau.
- Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn: trẻ em đặc biệt trẻ sơ sinh rất dễ dị ứng với thức ăn. Lúc này hệ tiêu hóa, các men trong cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh, nên trẻ rất nhạy cảm với các loại thực phẩm như sữa, trứng, hạt, và lúa mì trong chế độ ăn của mẹ.
- Cho ăn quá mức, bú ít hoặc ợ hơi không thường xuyên: Việc cho ăn quá mức hay ăn chưa đủ hoặc tư thế bú không đúng có thể gây ra tình trạng đầy hơi cho trẻ khiến trẻ khó chịu, cáu gắt ban đêm.
- Vấn đề tâm lý: Trong khi chăm trẻ, bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào từ mẹ hay môi trường xung quanh cũng có thể khiến bé hốt hoảng, tâm lý bất an, từ đó gây tình trạng quấy khóc ban đêm
- Trẻ bị thiếu vitamin D và calci: Calci đóng vai trò vô cùng quan trọng để xương và răng chắc khỏe. Trong đó, vitamin D là một vi chất để cơ thể hấp thu và chuyển hóa calci. Nếu thiếu calci và vitamin D trẻ sẽ bị nhức mỏi xương khớp, nhất là vào ban đêm.
- Trẻ ốm sốt do mọc răng: Bước vào tháng thứ 4, bé sẽ bước vào giai đoạn mọc răng. Lúc này, trẻ hay lấy tay sờ, cọ răng, gặm, nhấm đồ, thích nhét đồ vào miệng, sưng tấy ở lợi.
Việc xác định được nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc ban đêm sẽ giúp cha mẹ dễ dàng tìm ra biện pháp xử lý hơn. Tuy còn nhiều giả thuyết khác, nhưng những lí do kể trên là những nguyên nhân thông thường hay gây ra tình trạng khóc đêm ở trẻ.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ quấy khóc đêm không chịu ngủ
2.Những mẹo dân gian cho trẻ khóc đêm mẹ nên biết?
Phải khẳng định lại, Colic sẽ tự biến mất khi con bạn được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu có thể khiến cha mẹ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Vì thế, việc làm dịu cơn khóc của trẻ bằng các mẹo dân gian đơn giản tại nhà dưới đây có thể giúp bé hạn chế quấy khóc và các mẹ cũng yên tâm hơn:
Sử dụng núm vú giả cho trẻ khóc đêm
Cách này có thể “đánh lừa” tâm lý của trẻ, khiến bé quên đi cảm giác muốn vỗ về, hoặc tạm quên đi cơn đói. Tuy nhiên, cũng có một số bé trẻ khi no quá cũng khóc. Cha mẹ thấy con khóc sợ con đói, lại cho bé ti mẹ hoặc ti bình nhưng không hiểu chính xác lí do khóc của bé là gì. Nếu bé vừa có cữ bú gần nhất chưa đầy 15 phút, bạn có thể yên tâm là bé không khóc vì đói. Hãy thử đưa cho bé một cái gì mềm mại có thể mút được, nhưng không phải bình sữa hoặc ti mẹ. Đó có thể là núm vú giả. Nếu bé dần dần nín, hãy đu đưa nhẹ nhàng. Vì sau khi no bụng, lại có cảm giác yên tâm (do có núm vú giả để ngậm) rất có thể bé sẽ từ từ chìm vào giấc ngủ.
Làm dịu con bằng chuyển động khi trẻ khóc đêm
Chuyển động giúp trẻ bình tĩnh hơn. Các mẹ có thể địu em bé đi bộ xung quanh với bé. Hơi ấm và nhịp điệu kết hợp có thể ru họ vào giấc ngủ. Ngoài ra, có thể giữ và lắc em bé hoặc đặt bé vào xích đu hoặc xe đẩy. Cử động nhẹ nhàng có thể dỗ dành các bé.
Quấn bé trong chăn khi trẻ khóc đêm
Nhiều trẻ có thể quấy khóc bởi nhiệt độ xung quanh hạ thấp. Việc quấn bé trong một chiếc chăn có thể giúp bé cảm thấy ấm và dễ chịu hơn.
Tắm nước ấm cho bé
Mẹo này cũng tương tự như việc quấn bé trong chăn, cách thức này có thể tạo sự dễ chịu cho bé, từ đó làm bé “quên” đi tình trạng khóc.
Xoa bụng trẻ sơ sinh hoặc đặt trẻ nằm sấp để xoa lưng
Nếu bé không nín, mẹ có thể đặt bé nằm sấp trên đầu gối hoặc một cánh tay mẹ, tay còn lại của mẹ đỡ đầu bé. Lúc này, bạn có thể đung đưa nhè nhẹ hoặc xoa lưng cho bé. Chú ý xoa từ phần giữa lưng trở xuống, xoa tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Bằng các động tác massage đơn giản này, mẹ có thể giúp bé bớt đầy bụng – nguyên nhân gây ra tình trạng gào khóc của bé.
Cho trẻ nghe âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh nhẹ nhàng như nhạc cổ điển hoặc nhạc ru
Nhiều em bé phản ứng tốt với tiếng ồn nhẹ nhàng của máy bằng cách tạo tiếng ồn trắng bằng một số máy có khả năng tạo tiếng ồn trắng, như máy hút bụi chân không hoặc máy sấy quần áo.
Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác:
Ánh sáng và âm thanh sáng có thể khiến em bé bị “choáng”. Để bé có thể bình tĩnh lại, bạn có thể đặt bé nằm ngửa trong một căn phòng tối và yên tĩnh.
Ngoài các tác động vật lý kể trên, từ xưa, các bà các mẹ đã có những cách chữa bằng dân gian khá hiệu quả sau đây:
- Tía tô dại (Hyptis suaveolens (L.) Poit)
Tía tô dại có tên khoa học Hyptis suaveolens (L.) Poit thuộc họ Bạc hà. Theo Y học cổ truyền, tía tô đất có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm đặc biệt, có tác dụng lưu thông, tán ứ, chỉ thống. Với hàm lượng lớn các loại tinh dầu, tía tô dại khi phối hợp với hương nhu, kinh giới có thể chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, đầy trướng, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ.
- Gừng (Zingiber officinale Roscoe)
Gừng cũng được các bà các mẹ sử dụng làm một vị thảo dược phổ biến để chữa khóc dạ đề ở trẻ. Với hàm lượng lớn các sesquiterpenie, gừng giúp trị khóc dạ đề nếu nguyên nhân khiến trẻ khóc là vì lạnh bụng, tiêu hóa kém.
Mẹ có thể lấy 5 gram gừng tươi, đường đỏ 15 gram (hoặc cam thảo chích) hãm với 300ml trong vòng 5 phút. Sau đó khuấy đều và để trẻ uống trước khi ngủ..[2]
- Đinh lăng (Polyscias fruticosa)
Với hàm lượng lớn các saponin, alkaloid, các vitamin nhóm B, đinh lăng được cho là có tác dụng an thần, tiêu thực, tiêu viêm. Rễ đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hóa kém.
Các mẹ đang trong thời gian cho con bú có thể dùng 5g rễ đinh lăng đã được phơi khô thái mỏng, đun sôi với 100ml, để uống. [2]
- Lạc tiên (Passiflora foetida)
Dịch chiết cây lạc tiên chứa các flavonoid và alkaloid có tác dụng tăng acid gamma aminobutyric (GABA), làm giảm hoạt động của tế bào não giúp bé cảm thấy thư giãn hơn, ngủ ngon hơn và được dùng để cải thiện tình trạng hay quấy khóc, giật mình, khóc đêm ở trẻ nhỏ.
3. Những hạn chế của phương pháp dân gian áp dụng khi trẻ khóc đêm
Việc sử dụng thảo dược điều trị trẻ hay vặn mình, quấy khóc ban đêm đang trở thành xu hướng ưa chuộng của các mẹ. Tuy nhiên, việc hiểu sai hoặc sử dụng, chế biến sai cách có thể gây các tác hại bất lợi cho trẻ. Cụ thể:
– Hiệu chỉnh liều: Thông thường các liều trong các bài thuốc dân gian thường dành cho người lớn, người trưởng thành. Việc sử dụng cho trẻ em, đặc biệt với đối tượng trẻ sơ sinh cần hiệu chỉnh lại liều cho phù hợp cả về tuổi, thể trạng, cân nặng,…
– Với tùy từng nguyên nhân, yếu tố gây tình trạng quấy khóc, biện pháp xử trí phải tương ứng. Ví dụ, gừng chỉ áp dụng trong trường hợp trẻ quấy khóc do lạnh bụng, tiêu hóa kém, không thể áp dụng trong trường hợp trẻ bị dị ứng hoặc bất dung nạp lactose,…Hoặc biện pháp massage chỉ hiệu quả cao khi trẻ bị đầy bụng mà quấy khóc chứ không giúp trẻ nín khi đau hoặc mọc răng.
– Dễ gây kích ứng: Do da trẻ rất nhạy cảm, cơ thể chưa hoàn chỉnh nên các chất có dược lực mạnh như tinh dầu, alkaloid có thể thể gây các tác dụng không mong muốn như bỏng, tổn thương niêm mạc,…
– Độ tinh khiết, hàm lượng thấp: Thông thường các hoạt chất cần chiết xuất, sử dụng trong thảo dược chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, nếu muốn sử dụng hoạt chất trong dược liệu, đòi hỏi số lượng lớn, ngoài ra có nhiều tạp chất khác lẫn vào.
Việc áp dụng các thảo dược xung quanh để điều trị đang là xu hướng được đánh giá cao trong lĩnh vực Dược phẩm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, an toàn cho cả mẹ và bé, việc sử dụng các vị dược liệu cần phải được thận trọng và cân nhắc.
4.Bổ sung lợi khuẩn – Phương pháp hiện đại khi trẻ khóc đêm
Một trong số các nguyên nhân có thể khiến trẻ quấy khóc về đêm có thể là sự mất cân bằng của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ sơ sinh. Một phương pháp đang được nghiên cứu là sử dụng lợi khuẩn (probiotics) để tạo ra sự cân bằng vi sinh đường ruột.
Theo một số nghiên cứu đã được chứng minh trên lâm sàng, hiện tại Bifidobacterium BB12 là một trong số các lợi khuẩn về đường ruột giúp giảm thời gian và tần suất cơn khóc đáng kể. Ngoài việc cải thiện tình trạng khóc dạ đề, lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 còn có nhiều vai trò khác đối với sức khỏe. Chẳng hạn như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón, phân sống, tăng sức đề kháng.
Tình trạng quấy khóc ở trẻ vào ban đêm có thể tự kết thúc mà không cần can thiệp gì khi trẻ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, việc nắm được nguyên nhân, biết một vài các biện pháp xử trí có thể giúp các ông bố bà mẹ yên tâm hơn rất nhiều.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.