Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm “Men tiêu hóa cho người lớn” và “Men vi sinh”. Vậy men tiêu hóa cho người lớn là gì và cách dùng sao cho đúng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Men tiêu hóa là gì?
Men tiêu hóa hay enzyme tiêu hóa là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa. Để có thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn mà chúng ta ăn vào, cần có các enzyme giúp xử lý thức ăn, phân hủy, chia nhỏ thức ăn và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu được.
Các enzyme tiêu hóa được giải phóng cả khi chúng ta ăn, khi ngửi và nếm thức ăn cũng như trong suốt quá trình tiêu hóa. Cơ thể tiết ra enzyme ở các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến bài tiết ở ruột, túi mật và tuyến tụy.
Khi cơ thể không sản xuất đủ 1 hoặc nhiều enzyme tiêu hóa, quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, nôn,… Ví dụ, những người thiếu enzyme lactase sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển hóa đường lactose, loại đường phổ biến có trong các sản phẩm từ sữa. Khi đường lactose không được dung nạp, chúng sẽ di chuyển từ ruột non vào ruột già, những người không dung nạp lactose có thể bị đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
2. Phân biệt chế phẩm men vi sinh và men tiêu hóa
» Xem thêm: Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa cho trẻ
3. Cơ chế hoạt động của men tiêu hóa
Các enzyme tiêu hóa giúp phân hủy carbohydrate, chất béo và protein. Sau khi thức ăn được chia nhỏ, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu vào cơ thể qua thành ruột non và tới hệ thống máu, chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.
4. Các loại men tiêu hóa
Mỗi enzyme đảm nhận một vai trò khác nhau và đều tham gia vào quá trình giúp cơ thể hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số enzyme quan trọng nhất phải kể đến là:
-
Amylase
Enzyme amylase cần thiết cho quá trình tiêu hóa carbohydrate, nó phân hủy tinh bột thành đường. Amylase được tiết ra bởi tuyến nước bọt và tuyến tụy.
-
Maltase
Enzyme maltase được tiết ra bởi ruột non và có nhiệm vụ phân hủy maltose (đường mạch nha) thành glucose (đường đơn), cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trong quá trình tiêu hóa, tinh bột được chuyển hóa 1 phần thành maltose bởi các amylase. Sau đó, maltase chuyển hóa maltose thành glucose để cơ thể sử dụng ngay lập tức hoặc lưu trữ trong gan dưới dạng glycogen.
-
Lactase
Lactase còn được gọi là lactase – phlorizin hydrolase, một loại enzyme phân hủy lactose – 1 loại đường có trong các sản phẩm từ sữa, thành đường đơn glucose và galactose. Enzyme lactase được tiết ra bởi các tế bào ở ruột. Lactose khi không được chuyển hóa sẽ bị vi khuẩn lên men và có thể gây ra các triệu chứng khó chịu cho cơ thể như đầy hơi, chướng bụng, .. và gây ra các rối loạn đường ruột.
-
Lipase
Enzyme lipase chịu trách nhiệm phân hủy chất béo thành acid béo và glycerol. Enzyme này được tiết với một lượng nhỏ ở tuyến nước bọt và dạ dày, còn tuyến tụy lại tiết ra một lượng lớn lipase. Nếu cơ thể không có đủ enzyme lipase, rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu hụt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E và K.
-
Protease
Các enzyme này còn được gọi dưới các tên như: peptidase, proteinase, enzyme phân giải protein; chúng giúp phân hủy protein thành các acid amin. Các protease được tiết ra ở trong dạ dày và tuyến tụy, bao gồm: pepsin, Trypsin, Chymotrypsin, Carboxypeptidase A, Carboxypeptidase B.
-
Saccharase
Saccharase được tiết bởi ruột non, phân hủy saccharose thành fructose và glucose, những loại đường đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ. Saccharase được tìm thấy dọc theo nhung mao ruột, trông giống như sợi lông giúp lót ruột và đưa các chất dinh dưỡng vào máu.
5. Đối tượng sử dụng
Các chế phẩm này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng, thường dùng cho những người không tự sản xuất được các enzyme tiêu hóa hoặc có thể sản xuất những không đủ lượng enzyme đáp ứng nhu cầu của cơ thể:
- Rối loạn tiết enzyme, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng,…
- Giảm tiết enzyme, giảm acid dạ dày, viêm dạ dày thể teo đét, hội chứng ruột kích thích, …
- Tiêu hóa kém
- Rối loạn tiêu hóa, thường xuyên phải sử dụng kháng sinh
- Viêm tụy mạn tính, phẫu thuật tuyến tụy, túi mật, uống nang tuyến tụy,…
- U nang tuyến tụy, ung thư tuyến tụy
6. Công dụng
Các chế phẩm này có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
- Bổ sung enzyme – chất xúc tác sinh học, giúp biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, táo bón,…
7. Chống chỉ định
Không nên sử dụng men tiêu hóa cho những đối tượng sau:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Rối loạn tiêu hóa do nhiễm độc, người đi phân sống, đau bụng, tiêu chảy,…
- Viêm loét đại tràng, tăng tiết dạ dày, viêm tuyến tụy cấp
- Không sử dụng khi đang đói, bụng rỗng
8. Tác dụng không mong muốn
Thận trọng khi sử dụng các chế phẩm, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày
- Dị ứng (rất hiếm gặp): ngứa, phát ban, đau dạ dày,…
9. Bổ sung men tiêu hóa đúng cách
Sử dụng men tiêu hóa ngay trước bữa ăn hoặc trong vòng 30 phút sau bữa ăn giúp cải thiện các vấn đề hiệu quả. Không nên bổ sung men tiêu hóa trong thời gian quá dài, có thể khiến các cơ quan tiết enzyme không hoạt động bình thường mà mất dần khả năng sản xuất enzyme.
Trên thị trường có rất nhiều loại men tiêu hóa, đơn enzyme và đa enzyme. Để lựa chọn chế phẩm phù hợp với bản thân, cần chú ý các tiêu chí sau:
- Thành phần: kiểm tra xem có thành phần nào của chế phẩm mà cơ thể đã từng bị dị ứng trước đó
- Loại enzyme: xem xét chế phẩm này bổ sung đơn enzyme hay đa enzyme mà cơ thể đang thiếu và loại enzyme mà nó cung cấp
- Nguồn gốc. 3 nguồn chính cung cấp các loại enzyme là trái cây – động vật – nấm. Trái cây bổ sung enzyme kém nhất và không đủ cho người cần hỗ trợ nhiều. Chế phẩm bổ sung enzyme từ động vật là những chế phẩm không dành cho người ăn chay. Nấm cung cấp enzyme ổn định nhất, bền vững trong quá trình tiêu hóa và có phạm vi hoạt động rộng.
- Nhà sản xuất.
- Chất lượng/ giá cả.
- Hạn sử dụng.
10. Nguồn thực phẩm giàu enzyme
Nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây nhiệt đới và thức ăn lên men, có hàm lượng enzyme tiêu hóa cao tự nhiên, có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa:
- Quả dứa, đu đủ, kiwi, gừng: Protease
- Xoài, chuối, mật ong nguyên chất: Amylase
- Quả bơ: Lipase
- Kefir (nấm sữa): Lipase, lactase, protease
- Cải bắp, kim chi: Lipase, protease
- Miso (tương đậu nành lên men): Lipase, lactase, protease, amylase
Trước khi sử dụng các chế phẩm men tiêu hóa để bổ sung enzyme cho cơ thể, chúng ta cần hỏi ý kiến của các bác sỹ và không sử dụng trong thời gian dài. Trong khi sử dụng cần chú ý các biểu hiện của cơ thể, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần ngay lập tức ngưng sử dụng và hỏi ý kiến của các chuyên gia. Hy vọng “Tổng quan 10 điều cần biết về men tiêu hóa cho người lớn” sẽ giúp cho độc giả hiểu sâu hơn về men tiêu hóa.
» Xem thêm: Men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh – Hiểu đúng để dùng đúng
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo:
—
[THAM KHẢO THÊM]
Bên cạnh chú ý bổ sung vitamin D3 & K2 cho trẻ một hệ xương chắc khỏe, cha mẹ cũng cần chú ý giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe, nâng cao miễn dịch thông qua các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).
Hotline tư vấn: 19009482 hoặc 0967629482