Bình thường, hệ vi sinh đường ruột cân bằng tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại. Khi trẻ mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra các tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Vậy các nguy cơ này có nguy hiểm cho trẻ không? Mẹ nên bổ sung lợi khuẩn nào cho trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Lợi khuẩn và hại khuẩn là gì?
Lợi khuẩn (probiotics) là vi khuẩn và nấm men sống có lợi cho sức khỏe của trẻ đặc biệt là hệ tiêu hoá.
Lợi khuẩn sống chủ yếu trong đường ruột và chủ yếu có trong ruột già, chúng có vai trò duy trì cân bằng sức khoẻ của trẻ. Khi trẻ bị ốm, vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào cơ thể và tăng số lượng, khiến cơ thể mất thăng bằng lợi khuẩn và hại khuẩn. Lúc này, lợi khuẩn sẽ có tác dụng chống lại vi khuẩn có hại và khôi phục lại cân bằng cho cơ thể, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột điển hình như: Lactobacillus, Bifidobacteria, Bacillus clausii,…Trong đó, hai loại phổ biến nhất trong đường ruột là Lactobacillus và Bifidobacterium, đây là hai loại vi khuẩn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch, tăng cường sức khỏe của trẻ.
Hại khuẩn là những vi khuẩn có hại sống trong đường tiêu hoá, đặc biệt là ruột già.
Một số vi khuẩn có hại như: E.coli, Shigella, Salmonella,… Chúng là nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, ợ hơi, đau bụng,…
Bình thường, hệ vi sinh đường ruột cân bằng ở tỷ lệ 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Nhưng do một số nguyên nhân như: dùng kháng sinh, mắc một số bệnh lý (hội chứng ruột kích thích, viêm ruột,…), bị nhiễm trùng,..sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến lượng lợi khuẩn giảm xuống và hại khuẩn tăng lên. Điều này sẽ khiến trẻ mắc một số nguy cơ tiềm ẩn. Vậy nguy cơ đó là gì? Cùng tìm hiểu tiếp nhé.
>>>Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn đường ruột
2. Nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ mất cân bằng hệ lợi khuẩn và hại khuẩn
Trong đường ruột có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn gồm hơn 500 loài khác nhau, mỗi loài chúng sẽ có vai trò khác nhau, tạo thành hệ cân bằng vi sinh đường ruột.
Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, hệ sinh vật đường ruột bắt đầu đa dạng, tức là chứa nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Lợi khuẩn giúp trẻ tiêu hoá sữa mẹ, tiêu hoá chất xơ, giúp kiểm soát hệ thống miễn dịch, chức năng não bộ,… Nhưng do một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột như
-
Chế độ ăn uống không hợp lý
Mẹ cho trẻ ăn ít chất xơ và không cho trẻ uống đủ chất lỏng dẫn tới trẻ bị táo bón.
Trẻ ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Trẻ ăn dặm quá sớm, thay đổi sữa liên tục cho trẻ, pha sai sữa công thức là nguyên dẫn tới trẻ tiêu chảy liên tục mãi không khỏi.
-
Sử dụng kháng sinh
Trẻ bị viêm họng, viêm amidan,… mẹ dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn có hại nhưng vô tình tiêu diệt cả lợi khuẩn dẫn tới mất cân bằng vi sinh đường ruột
Ngoài ra, mẹ dùng kháng sinh khi đang cho con bú cũng là nguyên nhân gây ra loạn khuẩn ruột dẫn tới trẻ tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống,…
-
Sức đề kháng của trẻ còn yếu
Trẻ dưới 6 tuổi, sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, kí sinh trùng,…dẫn tới loạn khuẩn ruột.
-
Trẻ sinh non, sinh mổ
Bình thường, trẻ sinh ra cơ thể hoàn toàn không có vi khuẩn nhưng trong quá trình sinh tự nhiên qua âm đạo trẻ được nhận vi khuẩn từ âm đạo và hệ vi sinh đường ruột của mẹ như: Bacteroides, Lactobacillus, Bifidobacterium hình thành hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ.
Nhưng với trẻ sinh mổ, không được tiếp xúc với vi khuẩn trong đường ruột của mẹ dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột lúc mới sinh.
Với trẻ sinh non khả năng tiếp xúc với lợi khuẩn đường ruột không đầy đủ cũng là nguyên nhân làm cho lượng lợi khuẩn suy giảm.
Ngoài ra, loạn khuẩn ruột còn do trẻ không dung nạp sữa hay dị ứng các thành phần có trong sữa như: đậm, chất béo, đường lactose,…
Đó là các nguyên nhân khiến cho lượng lợi khuẩn giảm xuống, lượng hại khuẩn tăng lên dẫn tới trẻ có thể mắc một số nguy cơ tiềm ẩn như:
2.1. Táo bón
Lợi khuẩn giúp tiêu hoá thức ăn triệt để, làm phân xốp, mịn hơn. Từ đó làm tăng độ nhớt cho khuôn phân giúp phân đẩy ra dễ dàng hơn. Khi trẻ mất cân bằng vi sinh, lượng lợi khuẩn giảm xuống nên khả năng làm phân mềm, xốp cũng giảm đi khiến cho khả năng tống phân ra ngoài khó khăn hơn dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ.
Trẻ bị táo bón sẽ có các biểu hiện như: đi tiêu ít hơn 3 lần trong 1 tuần, phân cứng, khô, rời rạc, buồn nôn, táo bón,…Trẻ táo bón nặng hơn có thể dẫn tới đau bụng dữ dội, có máu trong phân, đau trực tràng,….Trong trường hợp này mẹ không bổ sung lợi khuẩn, thay đổi chế độ ăn cho trẻ có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng, các bệnh lý về đường tiêu hoá (viêm ruột, viêm đại tràng,…), tăng nguy cơ biến chứng ở những trẻ bị bệnh lý mạn tính,…
>>>Xem thêm: giải pháp hỗ trợ cho trẻ bị táo bón
2.2. Tiêu chảy
Khi trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng hại khuẩn trong đường ruột tăng lên, lấn áp vi khuẩn có lợi và chúng tiết ra các độc tố gây tiêu chảy ở trẻ.
Trẻ tiêu chảy tiêu chảy có các biểu hiện: đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy liên tục, nhiều lần, người mệt lả,…Trường hợp nặng hơn: trẻ tiêu chảy lẫn máu, mệt mỏi, quấy khóc liên tục, trẻ ngủ nhiều hơn có thể dẫn tới nguy cơ trẻ bị mất nước, mất điện giải, suy dinh dưỡng. Nếu mẹ không bù nước và điện giải có thể dẫn tới hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong.
2.3. Phân sống
Khi số lượng hại khuẩn tăng lên và lượng lợi khuẩn giảm xuống, khiến các chất dinh dưỡng đi vào ống tiêu hoá không được hấp thu tại ruột non mà đẩy thẳng ra ngoài đường đại tiện, dẫn tới trẻ đi ngoài phân sống.
Biểu hiện trẻ đi ngoài phân sống: đầy chướng bụng, ậm ạch khó chịu, phân có nhiều nhầy, lợn cợn hạt trắng, xám (chính là thức ăn chưa được tiêu hoá hết), thường có mùi chua,….
Với tình trạng này, trẻ không được phát hiện sớm, kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, chậm lớn, co giật, yếu cơ,…
2.4. Còi cọc, biếng ăn
Trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm quá trình lên men của thức ăn, khiến trẻ chậm tiêu không có cảm giác đói dẫn tới trẻ biếng ăn, còi cọc.
Trẻ còi cọc, biếng ăn lâu ngày dẫn tới suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ,…
2.5. Suy dinh dưỡng, kém hấp thu
Khi trẻ mất cân bằng hệ lợi khuẩn và hại khuẩn dẫn tới thiếu lợi khuẩn để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn dẫn tới trẻ suy dinh dưỡng kém hấp thu.
Biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, lười vận động, teo dần lớp mỡ dưới da, vết thương lâu lành hơn bình thường,…
Trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu có thể gia tăng thêm nguy cơ mắc các biến chứng như: loét, nhiễm trùng, khiến tỷ lệ nhập viện gia tăng, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Trên đây là các nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện khi trẻ mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho trẻ. Vậy mẹ nên lựa chọn lợi khuẩn nào cho trẻ? Cùng đọc tiếp dưới đây.
3. Cách phục hồi cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn cho trẻ
Bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh), đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 là cách để phục hồi cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn cho trẻ.
Bifidobacterium chính là cư dân quen thuộc trong đường ruột và chiếm 90% lượng lợi khuẩn đường ruột và xuất hiện ngay sau khi em bé chào đời. Lợi khuẩn này có vai trò thiết yếu trong cơ thể trẻ nhỏ như:
Đối với trẻ táo bón
Bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB12 độc quyền có vai trò cải thiện tốt tình trạng táo bón như:
- Giúp làm mềm phân trẻ dễ dàng đi tiêu hơn
- Bảo vệ và bôi trơn niêm mạc tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột giúp phân tống ra ngoài dễ dàng hơn
- Tiết ra enzym tiêu hoá thức ăn hấp thu các dưỡng cải thiện tình trạng khó tiêu.
- Loại bỏ hại khuẩn, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hoá cho trẻ
Đối với trẻ tiêu chảy
Lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ chấm dứt vòng luẩn quẩn tiêu chảy dai dẳng nhờ hiệp đồng tác dụng:
- Thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn
- Tạo hàng rào bảo vệ đường tiêu hoá của trẻ
- Hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng
- Tăng cường sức đề kháng tổng thể
Trẻ đi ngoài phân sống
Lợi khuẩn Bifidobacterium nhờ gắn đích tại đại tràng nên hỗ trợ cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ nhỏ như:
- Thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột
- Tạo hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc ruột
- Hỗ trợ chức năng tiêu hoá của trẻ giúp trẻ dễ hấp thu, ăn ngon hơn.
- Điều hoà nhu động ruột tại đại tràng giúp tống phân ra ngoài dễ dàng
- Bảo vệ đại tràng khỏi các yếu tố gây hại
>>>Xem thêm: Men vi sinh nào tốt nhất cho trẻ đi ngoài phân sống?
Trẻ biếng ăn, chậm lớn
Lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn của trẻ bằng cách:
- Tiết ra các enzym tiêu hoá triệt để thức ăn, phục hồi lại vị giác của trẻ giúp trẻ ăn ngon hơn
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, loại trừ các vi khuẩn gây hại cho cho cơ thể trẻ
- Nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh
Từ đó, Imiale sẽ làm giảm được các triệu chứng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn như; táo bón, tiêu chảy, phân sống,…Nâng cao sức khỏe đường ruột và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
4. Kết luận
Để được tư vấn thêm tình trạng của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi Hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
>>Xem thêm: