Để chữa nôn trớ dứt điểm ở trẻ sơ sinh, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để loại bỏ. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể do nguyên nhân sinh lý và tự khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài, hay có biểu hiện bệnh lý như nôn trớ kèm sốt, mệt mỏi…, cha mẹ cần có giài pháp sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vậy, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ là gì? Làm thế nào để chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây dành cho những cha mẹ đang bế tắc hướng giải quyết và cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Mục lục
- I. Hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ
- II. Tại sao trẻ sơ sinh dễ nôn trớ
- III. 3 nguyên tắc trong chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- IV. Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- V. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?
- VI. Bổ sung lợi khuẩn có giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh?
- VII. Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
I. Hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ
Trẻ sơ sinh nôn trớ là tình trạng thức ăn trẻ ăn vào (bao gồm sữa, cặn sữa hay thức ăn ăn dặm với trẻ ăn dặm) từ dạ dày trào ngược lên thực quản và theo đường miệng, đôi khi theo cả mũi ra ngoài.
Hiện tượng này khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là sau khi trẻ vừa bú xong hay vừa ăn no. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ không kèm theo các biểu hiện bệnh lý, mẹ không cần quá lo lắng vì có thể đây chỉ là biểu hiện sinh lý. Tình trạng này sẽ dễ khắc phục nếu mẹ biết nguyên nhân và xử trí sớm. Vậy, tại sao trẻ sơ sinh dễ nôn trớ?
Biểu hiện trẻ sơ sinh nôn trớ sinh lý:
- Trẻ thường nôn trớ sau khi ăn no hoặc vừa ăn xong, thậm chí chưa ăn xong đã trớ.
- Dịch nôn thường chính là thức ăn trẻ vừa ăn vào mà chưa kịp tiêu hóa đã thải ra ngoài
- Trẻ không quấy khóc, vẫn vui chơi và ăn lại bình thường.
II. Tại sao trẻ sơ sinh dễ nôn trớ
1. Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang
Khi mới sinh ra, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang. Do đó, sữa mẹ hay sữa công thức vốn là chất lỏng, khi vào đến dạ dày dễ trào ngược trở lại gây ra tình trạng nôn trớ, thường xuyên nhất là sau khi ăn.
Tuy nhiên, dạ dày sẽ chuyển sang nằm dọc khi trẻ bắt đầu biết đi. Lúc này tình trạng nôn trớ của trẻ sẽ cải thiện mà cha mẹ không cần quá lo lắng.
2. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa, bao gồm nôn trớ. Cụ thể:
- Các cơ dạ dày chưa phát triển: Cơ thắt tâm vị (cơ nối giữa thực quản dạ dày) phát triểm kém, trong khi cơ thắt môn vị (nối nữa dạ dày và ruột non) hoạt động mạnh. Vì vậy, thức ăn khó xuống ruột non, dễ bị trào ngược lại thực quản gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
- Chức năng tiêu hóa còn hạn chế: Sữa mẹ hay sữa công thức cần được tiêu hóa để hấp thu, sau đó mới vận chuyển xuống ruột non. Một số trường hợp trẻ không tiết đủ enzyme để tiêu hóa, làm tăng thời gian lưu thức ăn tại dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây nôn trớ.
Ngoài ra, một số sự cố như nấc, hóc cặn sữa cũng khiến thức ăn dễ bị trào ngược, trẻ nôn trớ ngay trong bữa ăn.
3. Trẻ sơ sinh bú chưa đúng cách
Trong những ngày đầu đời, chắc hẳn mẹ và bé cũng phải tập làm quen với việc bú – cho bú, do đó không tránh khỏi sai lầm. Một số sai lầm khi cho trẻ bú mẹ có thể mắc phải:
- Trẻ nằm ngang khi bú: Khi trẻ nằm ngang, vị trí dạ dày và thực quản ngang hàng với nhau, thức ăn khó đi xuống ruột non để tiêu hóa mà có xu hướng trào ngược lại thực quản.
- Thay đổi tư thế đột ngột: Việc mẹ đột ngột thay đổi tư thế cho bé, từ bú bên trái sang bú bên phải hoặc ngược lại, có thể khiến thức ăn vẫn còn đang trong miệng hoặc thực quản trẻ trào ra.
- Trẻ bú quá nhanh: Bú nhanh kích thích sữa tiết ra nhiều, có thể gây sặc sữa, nôn trớ.
- Trẻ bú quá no: Dạ dày trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ, nếu mẹ để trẻ bú quá no, quá lượng sữa dạ dày trẻ có thể chứa được, trẻ rất dễ nôn trớ.
- Trẻ bú không đúng cách nên nuốt phải nhiều khí vào dạ dày: Khi bú, nếu trẻ chỉ ngậm đầu ti mà không ngậm kín núm vú có thể nuốt phải nhiều khí. Khí vào dạ dày chiếm chỗ thức ăn, làm giảm thể tích chứa sữa. Lúc này, nếu trẻ tiếp tục bú, hoặc sau khi trẻ bú không được vỗ ợ hơi, nguy cơ trẻ nôn trớ là rất cao. Ngoài ra, trẻ bú bình không đúng cách cũng dễ nuốt phải khí vào dạ dày, gây nôn trớ.
4. Trẻ sơ sinh nằm sai tư thế sau bú
Khi đứng, vị trí của dạ dày thấp hơn thực quản để thức ăn theo trọng lực xuống dạ dày. Tuy nhiên khi trẻ nằm, vị trí dạ dày và và thực quản không chênh lệch nhau nhiều, thức ăn từ lòng ống tiêu hóa sẽ bị đẩy ngược ra ngoài và bị nôn trớ. Ngoài ra, trẻ bị lắc lư hoặc thay đổi tư thế đột ngột ngay sau khi bú sữa cũng rất dễ bị nôn.
5. Xung quanh trẻ có khói thuốc
Khi tiếp xúc với khói thuốc, dạ dày trẻ kích thích tiết nhiều acid hơn, làm mở cơ tâm vị, thức ăn dễ trào ngược dạ dày. Do đó, khi người nhà hoặc người xung quanh trẻ hút thuốc để trẻ hít phải, trẻ sơ sinh dễ nôn trớ sau ăn.
III. 3 nguyên tắc trong chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hay bị trớ (trẻ hay nôn trớ) là hiện tượng không thể tránh khỏi , do đó các mẹ.cần biết cách xử lý thích hợp mỗi khi con bị nôn trớ để tránh những tình huống.nguy hiểm không mong muốn do nôn trớ gây ra. Cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh cần áp dụng 3 nguyên tắc vàng sau đây:
1. Cho bú đúng cách, bú đủ lượng sữa hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ
Tư thế bú đúng cách giúp bé thoải mái và giảm nôn trớ sữa ở trẻ sơ sinh
- Bế bé nhẹ nhàng hướng mặt về phía bạn, đầu hơi ngả về phía sau.
- Đảm bảo 3 điểm đầu – lưng – mông bé trên một đường thẳng.
- Giúp bé ngậm kín núm vú hoàn toàn vào phần lớn nhũ hoa. Việc này giúp toàn bộ phần khoang miệng của bé kín, tạo lực hút chân không để bé có thể dễ dàng bú được sữa mẹ mà không bị nhiều không khí đi vào khoang miệng. Nếu tư thế bú không đúng, cũng khiến bé hút nhiều không khí vào trong và dễ gây nôn trớ sữa.
Tư thế bú và cách bú đúng giúp giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ
Cho bé bú bên trái trước sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ
Khi cho bé bú, mẹ.hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải. Vì ban đầu, lượng sữa trong dạ dày trẻ còn ít khi mới bắt đầu, lúc sau lượng sữa trong dạ dày tăng lên, bé cần nằm nghiêng trái để sữa dễ dàng di chuyển xuống mà không trào ngược ra ngoài, hạn chế trẻ bị nôn trớ.
- Khi bé bú: Mẹ nên giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.
- Nếu bé khóc khi đang bú: mẹ nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé.có thể nuốt nhiều hơi hơn, dạ dày bị căng ra có thể dẫn đến trào ngược.
- Không cho bé bú hoặc ăn trong tư thế nằm. Thay vào đó, bé nên được bú trong tư thế cao đầu. Lưu ý không chọc bé cười nhiều.vì như thế cũng dễ khiến bé dễ trớ sữa ngoài.
- Lượng sữa mỗi cữ bú: mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, dạ dày căng lên nhanh sẽ khiến bé dễ nôn trớ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa và không ép bé uống. Các cữ ăn hay bú cần cách nhau từ 2 đến 4 giờ.
- Mẹ cũng cần chú ý loại bỏ nguyên nhân do chế độ dinh.dưỡng của mẹ khó dung nạp và hấp thụ khiến trẻ nôn trớ( như các thực phẩm gây đầy hơi bắp cải, hành tây). Hoặc do loại sữa công thức bé đang sử dụng chứa thành.phần bé không hấp thu như lactose mà thay bằng sữa thủy phân đạm.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn thường xuyên trớ có nguy hiểm không.
2. Điều chỉnh cách bú với trẻ sơ sinh bú bình bị nôn trớ
Một số trẻ sơ sinh bú bình bị nôn trớ thường do sai lầm trong cách cho trẻ bú. Mẹ xem đã cho bé bú bình đúng cách chưa để khắc phục nhé:
- Khớp ngậm bú chưa đúng: Việc ngậm đúng khớp bú giúp giảm nôn trớ đến 70-80%. Nếu bé bú sai khớp, chỉ ngậm đầu núm thì nguy cơ nuốt phải không khí rất cao, nên dễ bị nôn trớ.
- Tư thế cầm bình chưa đúng: Nếu bình quá dựng, khi trẻ bú có nguy cơ cao bị sặc, nôn trớ hơn. Tư thế chuẩn giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh, đó là để bé nằm ngửa, dốc xuống, bình sữa và bé tạo một góc 45 độ.
- Vỗ ợ hơi cho trẻ trước, trong và sau khi bú bình: Với trẻ dễ nôn trớ, mẹ có thể vỗ ợ hơi trước khi ăn, để loại bỏ hơi trong dạ dày của lần ăn trước, tăng thể tích dạ dày. Tương tự với vỗ ợ hơi trong và sau ăn để giảm nôn trớ.
- Giãn cữ sữa: Nếu cữ sữa quá dày, trẻ chưa kịp tiêu hóa hết cữ sữa trước đã bú tiếp cữ sau cũng tăng nguy cơ bị nôn trớ. Mẹ có thể giãn cữ sữa, chờ đến khi bé bú khóc đòi ăn mới cho bé bú.
- Chọn bình sữa cho trẻ chưa phù hợp: Khi trẻ bú bình bị nôn trớ, mẹ có thể thay đổi sang loại bình sữa khác. Bình sữa cho trẻ sơ sinh cần hạn chế đầy hơi, thoát hơi tốt. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến các mẹ bỉm để chọn bình sữa chất lượng, ví dụ bình sữa pigeon, Avent…
3. Thay đổi thói quen và tư thế nằm giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Không đề bé nằm ngay sau khi ăn giảm tình trạng trẻ bị nôn trớ
Sau khi bé ăn hoặc bú, mẹ cũng không được nâng bé lên xuống, thay đổi tư thế bé đột ngột. Cách chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng.cho ợ hơi, rồi mới cho nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.
Tư thế nằm đúng cho trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ
Để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé nằm ở tư thế tạo góc với giường 30 độ. Hoặc mẹ có thể áp dụng cách đặt 2 khăn lót dưới đầu, 1 khăn lót dưới vai, để mông bé chạm nệm. Ở tư thế này, dạ dày trẻ sẽ nằm thấp hơn thực quản, bé hạn chế trào ngược sau ăn.
Nới lỏng quần áo ở trẻ sơ sinh bị nôn trớ:
Mặc quần áo quá dày, kín hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên.nhân khiến bé bị nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và.nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.
IV. Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh
1. Mẹo dùng gừng tươi trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hay trớ mẹ có thể sử dụng gừng tươi để hỗ trợ. Cách làm đơn giản như sau:
- Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng
- Bước 2: Bố, mẹ ngậm từng lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn và hà vào vùng lưng, gáy bé
Lưu ý: Bố mẹ thay nhau thực hiện cách này trong 3 ngày, mỗi lần làm 36 cái liên tục.
2. Mẹo dân gian trị trẻ sơ sinh nôn trớ bằng tinh dầu bạc hà
Ngoài công dụng chống viêm, lưu thông máu, giảm đau nhanh… tinh dầu bạc hà còn có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách dùng tinh dầu bạc hà chữa nôn trớ như sau:
- Lấy vài giọt tinh dầu lá bạc hà thoa vào bụng bé, kết hợp.với massage
- Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp bé giảm trớ, ọc sữa.
3. Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh bằng gạo lứt
Trẻ hay bị nôn trớ mẹ có thể sử dụng thử mẹo cải thiện bằng gạo lứt như sau:
- Bước 1: Lấy gạo lứt đem rang vàng hạt
- Bước 2: Lấy phần gạo này.cho vào nửa tách nước ấm cùng với nửa chén sữa rồi đun lửa liu riu, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng.
- Bước 3: Cho bé uống nước sắc gạo lứt với sữa.
Lưu ý: Gạo lứt đun sẽ tính theo hạt: 7 hạt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái.
> Xem thêm: 5 biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà
4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Một số mẹo dân gian giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh đôi khi cũng được các mẹ áp dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cân nhắc trước khi áp.dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh: Một số mẹo dân gian này chỉ mang tính chất tham khảo, là kinh nghiệm xa.xưa truyền lại nên chưa có kiểm chứng chứng minh an toàn và hiệu quả đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy ba mẹ cần và lựa chọn những biện pháp có chứng minh lâm sàng.
- Không lạm dụng mẹo dân gian trị nôn trớ cho trẻ sơ sinh: Các mẹo dân gian trị nôn trớ chỉ có tác dụng trị tạm thời. Để có thể trị dứt điểm tình trạng nôn trớ ở trẻ, mẹ cần quan sát để biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nôn trớ và có biện pháp xử trí phù hợp.
V. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ do sinh lý, tình trạng này thường không nghiêm trọng, trẻ sẽ cải thiện khi mẹ áp dụng các biện pháp phù hợp và hết hẳn khi lớn lên và các cơ quan dần phát triển hơn. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả như:
- Trẻ kém hấp thu: Sữa hay thức ăn đều thải ra ngoài mà không được tiêu hóa và hấp thu, lâu ngày dẫn đến giảm khả năng tiết enzyme tiêu hóa, dẫn đến kém hấp thu.
- Trẻ biếng ăn: Trẻ nôn trớ nhiều có thể dẫn đến tâm lý sợ ăn, sợ bú gây biếng ăn.
- Trẻ suy dinh dưỡng: kém hấp thu, biếng ăn lâu ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân ở trẻ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh nôn trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Lúc này, mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ để phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm. Vậy, trẻ sơ sinh nôn trớ cảnh báo bệnh gì?
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục cảnh báo bệnh gì?
- Ngộ độc thức ăn: Trong chế độ ăn của mẹ (với trẻ bú mẹ), hay chế độ ăn của trẻ có chứa độc tố gây ngộ độc cho trẻ với biểu hiện nôn trớ liên tục, không liên quan đến bữa ăn. Trẻ ngộ độc cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Lồng ruột: Lồng ruột là tình trạng các đoạn ruột của trẻ chèn ép nhau, gây tắc ruột, dẫn đến biểu hiện nôn, đi ngoài phân lỏng, có thể có máu trong phân. Trường hợp này, trẻ cũng cần được cấp cứu sớm.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ nhiễm trùng hô gấp có phản xạ ho để bảo vệ đường hô hấp. Trong hoặc sau khi ăn, nếu trẻ ho sẽ có nguy cơ nôn trớ cao. Trường hợp này, khi tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ cải thiện, trẻ sẽ hết nôn trớ.
Hoặc nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường như bất thường về dịch nôn, trẻ sơ sinh có nôn trớ kèm theo sốt, quấy khóc, chất nôn có máu… mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
VI. Bổ sung lợi khuẩn có giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh?
Một trong những nguyên nhân chính khiến bé sơ sinh bị nôn trớ là.do hệ tiêu hoá còn non yếu, chưa hoàn thiện. Bởi vậy, bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hoá của bé phát triển khoẻ mạnh.là cách làm đơn giản giúp mẹ phòng và giảm nôn trớ cho trẻ.
Hiện nay, nhiều chuyên gia về nhi khoa cũng khuyên sử dụng lợi khuẩn ngay.khi ở thời điểm trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ, ọc sữa cũng như những tình trạng rối loạn tiêu hóa.có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé.
Công dụng của lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chúng cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, không tạo ra các khí hơi gây.đầy trướng bụng và giảm sự dồn đọng thức ăn trong đường ruột, từ đó thức ăn vào.dạ dày thì trẻ sẽ khó bị nôn trớ hơn.
Tuy nhiên sử dụng loại lợi khuẩn nào phù hợp với thể trạng.cũng như tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh lại là điều có nhiều bậc cha mẹ lại chưa biết.
Lợi khuẩn Bifidobacterium là cư dân quen thuộc của hệ tiêu hóa. Bifidobacterium chiếm đến 99% lợi khuẩn tại đại tràng. Lợi khuẩn này chiếm một vai trò quan trọng để giúp giảm nôn trớ và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
VII. Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium-BB12 là giải pháp giảm nôn trớ hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy?
1. Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Như đã nói ở trên, Lợi khuẩn sống bifidobacterium-BB12 đóng một vai trò quan trọng để giảm nôn trớ cho trẻ hiệu quả nhờ những cơ chế nổi trội sau đây:
- Ổn định hệ tiêu hóa nhờ khả năng tiết nhiều loại men tiêu hóa (enzyme tiêu hóa), thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Từ đó, tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh sẽ bị loại bỏ.
- Giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày tới đại tràng nhanh hơn, thông qua kích thích nhu động ruột. Thức ăn nhanh chóng được hấp thu và thải ra ngoài qua phân. Từ đó dạ dày không phải hoạt động quá lâu, kích thích quá mức. Tình trạng nôn trớ, trào ngược của trẻ sẽ giảm.
- Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé khỏi các tác nhân gây bệnh. Các vi khuẩn gây dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa sẽ bị tiêu diệt bởi các kháng thể (IgA, IgG) được kích thích biệt hóa từ lợi khuẩn.
- Ức chế vi khuẩn có hại thông qua cạnh tranh vị trí bám, chiếm dinh dưỡng và tiết các chất kháng vi sinh vật tự nhiên.
- Tiết các chất nhầy, tạo lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột. Giúp niêm mạc ruột tránh được các tổn thương do các độc tố vi khuẩn gây bệnh tiết ra. Từ đó tránh được các rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ ở trẻ sinh.
2. Imiale – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
Imiale là lợi khuẩn sống chứa Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng. Khi sử dụng Imiale, mỗi ngày bé được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa nhanh và khỏe mạnh. Imiale được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch, là sản phẩm thuần khiết 100%. Sản phẩm được FDA Hoa Kỳ cấp chứng nhận GRAS – đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.
Thông tin sản phẩm Imiale.
IMIALE – LỢI KHUẨN SỐNG GẮN ĐÍCH BIFIDOBACTERIUM BB12 TỪ ĐAN MẠCH
- Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm được sản xuất và giám sát chặt chẽ với quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
- Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng hàng đầu thế giới: Với hơn 307 nghiên cứu quốc tế, Bifidobacterium BB12 hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
- Được chứng nhận an toàn: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA (Châu Âu)
- Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng
3. Phản hồi của mẹ khi dùng Imiale cho trẻ sơ sinh nôn trớ
Imiale được nhiều mẹ tin dùng và phản hồi tốt về hiệu quả giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Imiale được các bac sĩ tại bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Nhi trung ương tin tưởng và sử dụng cho trẻ sơ sinh.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline: 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482