Trẻ bị tiêu chảy khiến cơ thể trẻ mất nước, mệt mỏi, kiệt sức. Tiêu chảy là tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng lại nguy hiểm nếu không được theo dõi, điều trị kịp thời. Ước tính có tới 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy tại các nước đang phát triển. Vì vậy, mẹ cần biết khi trẻ bị tiêu chảy nên làm gì? Bài viết này cung cấp cho mẹ các cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy.
Mục lục
1. Xử lý vệ sinh ngay sau khi trẻ tiêu chảy
Với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: mẹ cần thay tã ngay sau khi trẻ đi tiêu. Điều này giúp ngăn ngừa hăm tã và kích ứng. Tã của trẻ sau đó cần được xử lí đúng nơi, tránh lây lan nguồn bệnh cho gia đình.
Mẹ nên sử dụng nước hoặc một chiếc khăn ấm vệ sinh cho trẻ. Dùng khăn lau chứa cồn dễ gây kích ứng da thêm. Cần rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau mỗi lần thay tã cho trẻ, tránh lây lan vi khuẩn, virus cho mọi người. Đối với quần áo của trẻ bị tiêu chảy cũng nên được giặt riêng, đảm bảo vệ sinh.
2. Cách tránh tình trạng hăm tã của trẻ sau khi tiêu chảy
Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy cần thay tã thường xuyên cho trẻ, đặc biệt thay sau mỗi lần đi tiêu. Nếu để lâu khi khuẩn trong phân sẽ tấn công làn da của trẻ. Bên cạnh đó vi khuẩn có lợi cũng bị suy giảm, tạo điều kiện cho hại khuẩn bùng lên làm tổn thương da trẻ. Rửa mông cho trẻ bằng nước ấm có thể pha với dung dịch vệ sinh có pH trung tính. Không nên dùng khăn để vệ sinh chứa cồn sẽ gây cảm giác đau rát, tổn thương làn da mỏng manh của trẻ.
Có thể dùng kem bôi, dưỡng ẩm và có khả năng sát khuẩn nhẹ, không chứa cồn để bảo vệ trước khi mặc tã cho trẻ. Các loại kem này giúp làm dịu da và bảo vệ bờ mông trước bỉm.
Tuy nhiên không dùng bột baking soda, các loại kem chứa cồn hoặc bột không đảm bảo vô khuẩn trong trường hợp này vì không có tác dụng bảo vệ mà còn có thể gây hại cho trẻ.
➤Tham khảo: Kem Dizigone nano bạc cho trẻ hăm tã
Chất lượng bỉm, tã cũng là một nhân tố quan trọng giúp tránh tình trạng hăm tã của trẻ. Các loại bỉm, tã uy tín, chất lượng sẽ cho trẻ cảm giác thông thoáng, êm ái, dễ chịu. Dùng bỉm một lần thì tốt hơn với trẻ bị tiêu chảy.
3. Bù nước cho trẻ tiêu chảy đúng cách
Trẻ bị tiêu chảy cơ thể mất nước và điện giải có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy trẻ cần được bù nước, điện giải đúng cách, kịp thời.
Thông thường với trường hợp mất nước nhẹ, trẻ sẽ được bù nước bằng oresol qua đường uống. Đây là cách bù nước tại nhà mà mẹ có thể áp dụng khi trẻ tiêu chảy. Bù nước bằng Oresol cần pha và cho trẻ uống đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất như sau.
- Với loại gói Oresol lớn mẹ cần pha với 1 lít nước đun sôi để nguội.
- Còn loại gói Oresol nhỏ pha với 200ml nước đun sôi để nguội.
- Không tự ý chia nhỏ hoặc thay đổi lượng Oresol để pha cho trẻ. Dung dịch bù nước, điện giải nếu để quá 24h thì không cho trẻ uống.
Có thể thay dung dịch Oresol bằng dung dịch bù nước điện giải khác hoặc nấu nước cháo muối cho trẻ. Nếu số lần tiêu chảy của trẻ không nhiều tầm 2 – 3 lần/ 1 ngày có thể bù nước cho trẻ bằng nước thông thường hoặc nước ép trái cây. Nếu trẻ tiêu chảy kèm nôn cần cho trẻ uống từng ngụm, từ từ.
Với trẻ sơ sinh khuyến khích mẹ bù nước cho trẻ bằng sữa mẹ.
➤ Mẹ cần biết: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì ? kiêng gì để nhanh hồi phục
4. Các dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay
Tiêu chảy thường xuyên gặp ở trẻ nhưng khi có những dấu hiệu bất thường khiến mẹ không biết trẻ bị tiêu chảy nên làm gì? Đưa trẻ đến bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy hơn 2 ngày. Khi trẻ tiêu chảy có một số biểu hiện sau đây mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ tiêu chảy kèm sốt cao liên tục trên 38,5 độ
- Tiêu chảy ra máu
- Tiêu chảy kèm nôn mửa
- Nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy do tả
- Trẻ có các triệu chứng mất nước nặng: trẻ mệ lử, lờ đờ, tiểu ít
Nếu trẻ bị tiêu chảy không được khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng thậm chí là tử vong.
➤ Mẹ cần biết : Dấu hiệu và phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ
5. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Hơn nữa khi trẻ bị tiêu chảy có thể được điều trị bằng kháng sinh. Điều này khiến cho số lượng lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ bị giảm đáng kể. Vì vậy trong giai đoạn này cần bổ sung lợi khuẩn để:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Ngăn ngừa và làm giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy
- Giảm các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ
Đặc biệt, trẻ cần bổ sung sớm chủng lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm đa số tỷ lệ lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ (90%). Bổ sung thêm lợi khuẩn Bifidobacterium giúp hệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng phục hồi lại cân bằng. Từ đó tình trạng tiêu chảy của trẻ nhanh chóng được phục hồi, hệ miễn dịch được nâng cao.
➤Xem thêm: Bí quyết chọn men vi sinh cho bé bị tiêu chảy
6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy
Bên cạnh việc xử lý tình trạng tiêu chảy thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Trẻ bị tiêu chảy khiến đường ruột kém hấp thu các chất. Nếu kéo dài tình trạng này trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, trẻ chậm phát triển. Vì vậy cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ khi bị tiêu chảy. Trẻ vẫn cần được bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu: đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất. Tùy theo lứa tuổi mà được bổ sung theo chế độ ăn khác nhau:
- Trẻ sơ sinh: được khuyến khích cho trẻ tiếp tục bú mẹ đều đặn, tăng số lần bú. Nếu mẹ không đủ sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức, sữa bò nhưng phải pha loãng ½ so với lượng bình thường trẻ vẫn ăn trong vòng 2 ngày.
- Trẻ nhỏ: các bữa ăn của trẻ nên được chia nhỏ. Phần thức ăn cần được nấu mềm, nấu kĩ và đảm bảo vệ sinh thực phẩm và trong quá trình chế biến. Một số loại thực phẩm nên bổ sung cho trẻ như: bột gạo, khoai tây, thịt gà, dầu thực vật, sữa chua, chuối, cà rốt. Các loại thực phẩm nên tránh như một số loại nước giải khát vì chúng chứa nhiều đường làm tăng áp lực thẩm thấu tăng tình trạng tiêu chảy. Một số loại thực phẩm nhiều chất xơ, ít chất dinh dưỡng cũng khiến trẻ khó tiêu hóa.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
➤Xem thêm: Cách nhận biết dấu hiệu tiêu chảy của trẻ để xử trí kịp thời