Ngày nay, khái niệm “probiotics” (men vi sinh) đã không còn quá xa lạ với con người. Vì những lợi ích mang lại cho sức khỏe của các con nên chúng đang được rất nhiều ba mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, có một số hiểu lầm về probiotics khiến đôi khi cha mẹ hoang mang, lúng túng trước việc lựa chọn lợi khuẩn cho con. Vậy thì hãy cùng Imiale tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Mục lục
- 1. Probiotics là gì? 6+ vai trò đối của probiotics với sức khỏe
- 2. 5 tiêu chuẩn khi lựa chọn probiotics của WHO?
- 3. 6+ sự thật về probiotics (men vi sinh)
- Nhầm lẫn 1. B.animalis là chủng lợi khuẩn
- Nhầm lẫn 2. Tất cả mọi chủng lợi khuẩn đều như nhau?
- Nhầm lẫn 3. Bổ sung càng nhiều chủng càng tốt?
- Nhầm lẫn 4. Bổ sung càng nhiều lợi khuẩn càng tốt?
- Nhầm lẫn 5. Nên bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn sử dụng kháng sinh
- Nhầm lẫn 6. Có phải tất cả các nghiên cứu về lợi khuẩn đều có ý nghĩa như nhau?
- Nhầm lẫn 7. Có thể bổ sung đủ mọi lợi khuẩn bạn cần từ thức ăn?
1. Probiotics là gì? 6+ vai trò đối của probiotics với sức khỏe
Theo Tổ chức lương nông thế giới (FAO) cũng như Tổ chức y tế thế giới (WHO)
Probiotics (lợi khuẩn) là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.
Men vi sinh duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe tiêu hóa, chức năng miễn dịch,… Nghiên cứu được xuất bản bởi American College of Gastroenterology[1] chỉ ra rằng các chủng probiotics cụ thể có thể:
- Hỗ trợ, tăng cường chức năng tiêu hóa
- Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ tiêu chảy nặng
- Phòng ngừa và làm giảm nhiễm trùng âm đạo
- Giảm mức độ và ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da
- Phòng chống lại nhiễm trùng tiết niệu
2. 5 tiêu chuẩn khi lựa chọn probiotics của WHO?
Không ai phủ nhận lợi ích của men vi sinh. Nhưng việc lựa chọn và sử dụng loại men vi sinh phù hợp cho bé cần dựng trên những tiêu chuẩn nhất định. Chính vì thế, năm 2002, WHO đã đưa ra 5 tiêu chí cơ bản để các chuyên gia y tế và người dùng có cơ sở lựa chọn lợi khuẩn. Cụ thể:
2.1. Phân lập chính xác tới chủng
WHO khẳng định probiotics muốn sử dụng trên lâm sàng cần phải xác định chính xác chi, loài cho tới chủng. Theo Tiến sĩ Lynne V. Khoa nghiên cứu & phát triển Y tế, VA Puget Sound Healthcare System của Mỹ, mỗi chủng men vi sinh (probiotics) khác nhau, sẽ có đặc tính sinh học khác nhau và tác dụng sinh học khác nhau.
2.2. Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các thử nghiệm in vitro cụ thể
Có rất nhiều chủng vi khuẩn sống được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên không phải chủng vi khuẩn nào cũng cho tác dụng. Các chủng lợi khuẩn phải được nghiên cứu thử nghiệm in vitro tại phòng thí nghiệm để xác định các chủng, cơ chế tác dụng và đánh giá mức độ an toàn.
2.3 Tồn tại và giữ nguyên đặc tính khi tới cơ quan đích
Thực tế, có rất nhiều các vi khuẩn có thể được coi là lợi khuẩn. Mỗi chủng, loại vi khuẩn sẽ cho một tác dụng đặc thù riêng. Khi sử dụng men vi sinh, vi khuẩn sẽ phải theo đường tiêu hóa để tới nơi cho tác dụng. Chính vì thế, vi sinh vật phải đảm bảo độ ổn định khi tiếp xúc với các dịch của đường tiêu hóa như dịch vị, dịch mật.
2.4. Có các bằng chứng chứng minh hiệu quả trên lâm sàng
Một số trường hợp, các lợi khuẩn được chứng minh hiệu quả trên mô hình in-vitro hoặc mô hình trên động vật. Tuy nhiên, các thử nghiệm này chưa đủ để chứng minh được tác dụng, công dụng của men vi sinh với cơ thể, vì vậy cần phải có các nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng. Các chuyên gia khuyến cáo muốn sử dụng men vi sinh nào đó, cần phải có các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng với liều lượng cụ thể.
2.5. Đạt tiêu chuẩn sản xuất và an toàn cho người
Bởi là vi sinh vật sống nên men vi sinh rất dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… đặc biệt là pH dạ dày. Theo WHO, lợi khuẩn chỉ phát huy tác dụng tại đường tiêu hóa khi được đưa vào cơ thể với hàm lượng tối thiểu là 108 CFU. Nếu men vi sinh có lượng lợi khuẩn nhỏ hơn thì hiệu quả sẽ thấp hoặc phải sử dụng thời gian dài hơn mới có kết quả. Vì thế, hiện nay, các nhà sản xuất đã phát triển các công nghệ để lợi khuẩn cho hiệu quả nhanh và tốt hơn.
3. 6+ sự thật về probiotics (men vi sinh)
Sự thật thì B.animalis là một loài bao gồm nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau
Thế nào là chủng lợi khuẩn?
Trong sinh vật có các bậc phân loại chính: Vực – giới – ngành – lớp – bộ – họ – chi – loài – chủng. Trong đó trong lĩnh vực vi sinh vật:
- Bifidobacterium: Tên chi
- Bifidobacterium lactis: Tên loài
- Bifidobacterium animalis subsp. lactis CNCM 1-2494: Tên chủng lợi khuẩn
Các nghiên cứu về công dụng và an toàn cũng cần được thực hiện trên đúng chủng lợi khuẩn đã phân lập.
Phân lập chính xác tới chủng có vai trò quan trọng trong việc xác định đặc tính của probiotics.
Theo nghiên cứu, mỗi chủng lợi khuẩn khác nhau sẽ có vị trí và vai trò trên cơ thể khác nhau. Chỉ khi phân lập được tới chủng mới có thể đánh giá hiệu quả và giá trị của probiotics đó đối với vai trò cụ thể.
Theo các chuyên gia, chủng lợi khuẩn khác nhau có vai trò và tác động hoàn toàn khác nhau tới sức khỏe con người.
Bình thường, ở cơ thể con người chứa một hệ thống vi sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Hệ vi sinh này thay đổi tùy theo từng cá thể và tính đặc trưng của nó phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và môi trường. Trong đó tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột lên tới 1012 vi khuẩn/gam phân trải đều trong lòng ruột với độ dày khoảng 1mm. Có khoảng 500 loài khác nhau tồn tại ở hệ vi sinh đường ruột bao gồm cả những vi sinh có lợi và các vi khuẩn gây bệnh. Mặc dù các vi sinh vật này có nhiều điểm tương tự nhau, nhưng mỗi chủng lợi khuẩn khác nhau sẽ có đặc điểm, vị trí phân bố và vai trò khác nhau đối với sức khỏe con người.
Trong đó, Lactobacillus và Bifidobacteria là 2 chi lợi khuẩn phổ biến nhất ở cơ thể. Thực nghiệm cho thấy, Lactobacillus có mặt nhiều tại ruột non trong khi đó Bifidobacteria tập trung nhiều ở đại tràng và chiếm 90% hệ lợi khuẩn tại đây. Tuy nhiên, trong mỗi chi lợi khuẩn có nhiều loài, và trong mỗi loài lại có nhiều chủng khác nhau. Mỗi chủng lợi khuẩn khác nhau sẽ có vị trí và vai trò khác nhau đối với sức khỏe con người.
Ví dụ, cùng là loài B.animalis nhưng 2 chủng B.animalis subsp. lactis HN019 và B.animalis subsp. lactis BB-12 phân bố và có vai trò khác hoàn toàn nhau. B.animalis subsp. lactis BB-12 đã được chứng minh hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh, cải thiện tình trạng quấy khóc ở trẻ[1]. Trong khi đó, B.animalis subsp. lactis HN019 lại chứng minh là có vai trò trong việc phòng ngừa bệnh viêm nha chu ở răng miệng. [2]
Chính vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm lợi khuẩn nên lựa chọn các sản phẩm lợi khuẩn đã được phân lập tới chủng và đã được chứng minh tác dụng và độ an toàn cụ thể bằng nghiên cứu lâm sàng.
Việc bổ sung lợi khuẩn, quan trọng nhất là bổ sung đúng chủng lợi khuẩn mà cơ thể cần.
Nhiều người lầm tưởng rằng, vì hệ vi sinh đường ruột vô cùng phong phú, nên cứ bổ sung thật nhiều các lợi khuẩn khác nhau. Các bằng chứng khoa học đã chỉ ra rằng, việc lựa chọn lợi khuẩn: số lượng chủng lợi khuẩn, hàm lượng cần dựa trên các bằng chứng khoa học đã có.
Phần lớn các nghiên cứu khoa học thực hiện trên nghiên cứu đơn chủng, một số lượng ít hơn các nghiên cứu thực hiện kết hợp 2, 3 chủng lợi khuẩn.
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc sử dụng đơn chủng đem lại nhiều tác động tích cực với sức khỏe
Ví dụ, Saccharomyces boulardii ở dạng đơn chủng được chứng minh là hiệu quả trong cải thiện tình trạng tiêu chảy ở người lớn [3]. Ngoài ra, qua rất nhiều các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, Bifidobacterium lactis BB-12 ® – chủng lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacteria trong các chế phẩm đơn chủng cũng cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện 100% tình trạng táo bón sau 4 tuần sử dụng, Bifidobacterium BB-12 giúp cải thiện hội chứng colic thông qua việc cải thiện tần suất quấy khóc, thời gian quấy khóc ở trẻ [4]. Bên cạnh đó L.acidophilus LA-5 được chứng minh khi sử dụng độc lập giúp cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa bởi Clostridium difficile. [5]
Ngoài ra, môt số cặp lợi khuẩn khi phối hợp cũng được chứng minh là có đem lại hiệu quả tốt. Sự phối hợp giữa L.acidophilus LA-5 và B.lactis BB-12 cải thiện tình trạng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài. [4]
Lý giải cho việc sử dụng sản phẩm đơn chủng, hoặc phối hợp một vài chủng lợi khuẩn, các nhà y sinh học đã giải thích rằng: một chủng lợi khuẩn hoặc một vài chủng lợi khuẩn có chất lượng tốt sẽ hiệp đồng với cơ thể để tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái lợi khuẩn trong đường ruột.
Nên lựa chọn sản phẩm 1 chủng, hay nhiều chủng?
Việc lựa chọn men vi sinh không dựa trên số lượng chủng lợi khuẩn có trong sản phẩm. Điều quan trọng nhất khi lựa chọn sản phẩm lợi khuẩn là chủng lợi khuẩn phù hợp và đã được kiểm chứng lâm sàng hiệu quả và an toàn. Các sản phẩm đa chủng khi sử dụng cũng cần dựa trên bằng chứng khoa học được thiết kế và chứng minh việc phối hợp các chủng lợi khuẩn là thực sự hiệu quả, an toàn cho đỗi tượng sử dụng.
Ngày nay, nhiều người có suy nghĩ “càng nhiều càng tốt” chính vì thế khi lựa chọn lợi khuẩn, nhiều người thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm được ghi nhãn hàm lượng lợi khuẩn rất cao.
Theo các chuyên gia, việc bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, đủ hàm lượng và công nghệ bào chế để lợi khuẩn tồn tại trong suốt quá trình lưu thông và khi qua dạ dày mới là yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn lựa một sản phẩm lợi khuẩn.
Lựa chọn bổ sung chủng lợi khuẩn nào với hàm lượng ra sao cần dựa vào những bằng chứng nghiên cứu khoa học
Theo một số nghiên cứu so sánh việc bổ sung chủng lợi khuẩn hàm lượng cao thì hiệu quả chưa chắc đã tăng theo tương ứng. Ví dụ Bifidobacterium BB12 được biết đến là chủng lợi khuẩn hiệu quả trong cải thiện táo bón ở trẻ. Nghiên cứu được công bố vào năm 2015 do GS Eskesen và các cộng sự đánh giá hiệu quả của Bifidobacterium lactis BB-12 ® trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho thấy việc sử dụng Bifidobacterium lactis BB-12 ở liều 1 tỷ CFU/ngày cho hiệu quả tương tự ở nhóm bổ sung 10 tỷ lợi khuẩn B. lactis BB-12 Kết quả cho thấy, cả hai nhóm sử dụng Bifidobacterium lactis BB-12 đều có sự cải thiện tần suất đi tiêu và tình trạng táo bón so với nhóm dùng giả dược.
Công nghệ bào chế giúp lợi khuẩn duy trì được nồng độ tối ưu khi tới cơ quan đích
Theo các tổ chức y tế thế giới, lợi khuẩn chỉ thật sự phát huy tác dụng tối ưu nếu như nó có thể tồn tại khi đi qua môi trường chứa dịch vị acid dạ dày và dịch mật. Khi vào tới ruột, lợi khuẩn cần phải bám được vào niêm mạc ruột để chúng có thời gian sinh sôi và phát triển. Các lợi khuẩn này sẽ cạnh tranh vị trí bám và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây bệnh khác trong ruột. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản cần có của một probiotics nếu muốn được sử dụng trên lâm sàng. Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều các nhà sản xuất tập phát triển công nghệ bào chế để lợi khuẩn duy trì và phát huy một cách tối ưu tại cơ quan đích.
Như vậy có thể thấy, bổ sung lợi khuẩn với hàm lượng cao chưa chắc đã hiệu quả hơn so với bổ sung đủ hàm lượng mà cơ thể cần. Chính vì vậy việc bổ sung đúng chủng lợi khuẩn và đủ hàm lượng dựa trên các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng là điều quan trọng nhất trong việc bổ sung các lợi khuẩn cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn sử dụng kháng sinh là cần thiết bởi những ích lợi của một số chủng lợi khuẩn đem lại.
Nên bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn sử dụng kháng sinh
- Theo các chuyên gia, bố sung lợi khuẩn trong giai đoạn sử dụng kháng sinh giúp giảm nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt là sử dụng kháng sinh kéo dài.
- Một số chủng lợi khuẩn được chứng minh giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiễm trùng, rút ngắn thời gian phải sử dụng kháng sinh và thời gian điều trị bệnh nhiễm trùng.
- Một số chủng lợi khuẩn được chứng minh có khả năng tang cường sức đề kháng thông qua khả năng tăng nồng độ kháng thể miễn dịch
Bằng chứng nghiên cứu khoa học
Năm 2013, Chatterjee và cộng sự đã thực hiện 1 nghiên cứu đa trung tâm trên 343 bệnh nhân được chỉ định dùng Cefadroxil và Amoxicillin kéo dài trong 7 ngày. Song song với sử dụng kháng sinh, bệnh nhân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm chứng và nhóm bổ sung 2 tuần lợi khuẩn BB-12 và cả 2 nhóm được theo dõi tần suất mắc tiêu chảy.
Thống kê cho thấy, nhóm bổ sung Bifidobacterium BB-12 (19,8%) có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn 1,4 lần so với nhóm chứng (15,56%). Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn giúp giảm hơn 3 lần tỷ lệ tiêu chảy nặng (Bb-12: 31,6% so với 96% ở nhóm chứng), p<0,001. Thời gian mắc tiêu chảy giảm đáng kể ở nhóm BB12 (Rút ngắn từ 4 ngày ở nhóm chứng xuống kéo dài 2 ngày).
Như vậy, bổ sung lợi khuẩn giúp phòng và hỗ trợ giảm nhẹ tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài.
Nên bổ sung lợi khuẩn như thế nào khi đang sử dụng kháng sinh?
Khi đang phải sử dụng kháng sinh để điều trị, bệnh nhân cần duy trì thời gian sử dụng kháng sinh theo đúng liệu trình do bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tối ưu, các chuyên gia cũng khuyến nghị nên bổ sung lợi khuẩn cách thời điểm sử dụng kháng sinh 2-3h.
Một số chủng lợi khuẩn được nghiên cứu, chứng minh có lợi cho sức khỏe, một số khác thì không. Và không phải nghiên cứu của chủng lợi khuẩn nào cũng giá trị tốt đối với sức khỏe con người.
Xác định chính xác chủng lợi khuẩn mà bạn bổ sung và và bằng chứng lâm sàng của chủng lợi khuẩn đó
Thực tế không phải sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn) nào cũng được phân lập tới chủng. Một sản phẩm lợi khuẩn phân lập tới chủng khi chúng được định danh sách chính xác:
- Bifidobacterium: Tên chi
- Bifidobacterium lactis: Tên loài
- Bifidobacterium animalis subsp. lactis CNCM 1-2494: Tên chủng lợi khuẩn
Các nghiên cứu về công dụng và an toàn cũng cần được thực hiện trên đúng chủng lợi khuẩn đã phân lập.
Một lợi khuẩn muốn sử dụng trên lâm sàng, cần phải được khẳng định qua các bằng chứng nghiên cứu
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng về 1 sản phẩm lợi khuẩn (men vi sinh) mà Tổ chức y tế thế giới (WHO) quy định. Không phải các nghiên cứu lâm sàng đều có ý nghĩa như nhau, chính vì vậy việc lựa chọn chủng lợi khuẩn cho một tình trạng bệnh cụ thể cần dựa trên kết luận của nghiên cứu lâm sàng được công bố về hiệu quả và độ an toàn chủng lợi khuẩn đó với tình trạng bệnh đã nêu.
VD: Bifidobacterium animalis subsp. lactis CNCM 1-2494 (BB-12) được ghi nhận giúp giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy và tần suất tiêu chảy ở nhóm sử dụng so với nhóm chứng, kết luận có ý nghĩa thống kê.
» Xem thêm: https://imiale.com/giai-phap-hieu-qua-an-toan-trong-cai-thien-tieu-chay-o-tre-526/
Các thực phẩm lên men nhìn chung rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên với những mục đích điều trị hỗ trợ điều trị bệnh cụ thể thì cần bổ sung những men vi sinh cụ thể.
Một số thực phẩm lên men có chứa probiotic tốt cho sức khỏe
Một số thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, kefir,… chứa số lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, có thể bổ sung những thực phẩm này cho bữa ăn hàng ngày nhằm cung cấp cấp thêm lợi khuẩn cho cơ thể. Tuy nhiên trong các tình trạng sức khỏe cụ thể (như các vấn đề rối loạn tiêu hóa, táo bón, tăng sức đề kháng ….) thì việc bổ sung lợi khuẩn thông qua chế độ ăn thường chưa đầy đủ.
Các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn) dạng thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe cung cấp chủng lợi khuẩn phù hợp với hàm lượng xác định và ổn định. Mỗi chủng lợi khuẩn được nghiên cứu có vai trò cụ thể đối với sức khỏe. Ví dụ như B.lactis BB12 hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón, tăng sức đề kháng hay L.acidophilus LA5 hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đại tràng,…Các lợi khuẩn này không phải lúc nào cũng có thể bổ sung sẵn có và đủ hàm lượng thông qua chế độ dinh dưỡng.
Chính vì vậy, bổ sung lợi khuẩn thông qua thức ăn là tốt, nhưng chưa đủ. Bên cạnh đó, cơ thể nên được bổ sung các lợi khuẩn từ các sản phẩm men vi sinh đã được phân lập chính xác tới chủng và được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng cụ thể.
Tài liệu tham khảo