Giãn ruột ở trẻ sơ sinh – đây là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà hầu hết trẻ đều phải trải qua. Hãy cùng đọc bài viết này để có thêm nhiều kiến thức đồng hành cùng con yêu các mẹ nhé!
Mục lục
1. Giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng giãn ruột ở trẻ là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường. Đây là hiện tượng sinh lý, thường xảy ra với bé tầm 2 tháng sau sinh. Tuy nhiên thời điểm xảy ra ở mỗi trẻ là khác nhau, có thể chênh lệch lên 2,5 – 3 tháng. Giãn ruột sinh lý ở trẻ thường kéo dài trong 2-3 tháng liên tục kể từ khi xuất hiện.
2. Giãn ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Giãn ruột là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể bé trong khoảng thời gian sau 2 tháng chào đời. Đó là dấu hiệu cho thấy hê tiêu hóa non nớt của bé đang dần được hoàn thiện. Cha mẹ không nên quá lo lắng về điều này.
Trong thời kỳ giãn ruột sinh lý, trẻ đi ngoài ít hơn bình thường. Có khi nhiều ngày không đi ngoài, khác so với lúc đi đến 4-5 lần một ngày. Chính vì thế, khiến các bà mẹ nghĩ rằng trẻ bị táo bón. Nhưng thực tế các mẹ đã lầm tưởng.
Theo cơ chế hoạt động thì khi ruột đầy, kích thích nhu động ruột đẩy các chất thải ra ngoài. Khi trẻ sơ sinh giãn ruột, thể tích ruột tăng lên nên cần nhiều thời gian để có thể làm đầy ruột hơn. Vì vậy, trẻ chưa thể đi ngoài ngay hay với tần suất nhiều lần như trước. Trong thời kỳ giãn ruột này, có trẻ 7 ngày, thậm chí 10-15 ngày mới đi ngoài được.
Có nhiều trường hợp khi thấy con không đi ngoài khoảng 3-4 ngày, mẹ can thiệp giúp con dễ dàng đi ngoài hơn. Điều này có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng khó đi ngoài của trẻ. Nhưng về lâu dài, có thể khiến bé ỉ lại vào mẹ. Các cơ vòng hậu môn không còn tích cực trong việc rặn, co bóp để đẩy chất thải ra ngoài. Vì thế, làm gia tăng nguy cơ táo bón thường xuyên ở trẻ.
3. Phân biệt giãn ruột với táo bón
Do đều mang những biểu hiện chung như không đi ngoài trong nhiều ngày khiến mẹ dễ nhầm lẫn giữa giãn ruột và táo bón. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu điểm khác biệt dưới đây nhé.
3.1. Giãn ruột ở trẻ sơ sinh:
Đây là hiện tượng sinh lý xảy ra với trẻ khoảng 2 tháng tuổi với biểu hiện:
- Có thể kéo dài 7-10 ngày không đi ngoài với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Có thể kéo dài 3-5 ngày không đi ngoài với trẻ dùng sữa công thức.
- Phân trẻ vẫn mềm, hoặc sền sệt, đều màu và không có bất kì dấu hiệu bất thường nào dù lâu ngày không đi ngoài.
3.2. Táo bón:
Đây là hiện tượng thường gặp sau khi bé bắt đầu ăn dặm. Nguyên nhân có thể do bé chưa quen với việc chuyển sang ăn thức ăn rắn hơn. Hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả làm thức ăn khó được phân giải triệt để, bé dễ táo. Phân của trẻ bị táo bón thường khô, cứng, kích thước lớn, khó đẩy ra ngoài. Điều này khiến trẻ bị đau và sợ đi ngoài.
» Xem thêm: Cách nhận biết táo bón ở trẻ và xử trí hiệu quả
4. Mẹ nên làm gì trong thời kì giãn ruột của trẻ
Khi đã xác định được chính xác giãn ruột ở trẻ sơ sinh, mẹ không cần quá lo ngại. Hãy bình tĩnh để cùng con vượt qua giai đoạn này.
4.1. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn:
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nó cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, ít cặn và đạm nên dễ hấp thu hơn sữa công thức. Lượng chất thải vì thế mà không quá lớn. Do đó, mẹ có thể yên tâm khi nhiều ngày bé không đi ngoài và không cần biện pháp hỗ trợ nào.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ ăn của mình để có chất lượng sữa tốt nhất. Một chế độ khoa học hợp lí khi đảm bảo các yếu tố sau:
- Cung cấp đều đủ các nhóm chất thiết yếu cho cơ thể như: tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, củ quả như bông cải xanh, các loại đậu, chuối, bơ, lê…
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê…
4.2. Đối với trẻ dùng sữa công thức:
Sữa công thức có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, giàu đạm khiến bé khó hấp thu và khó tiêu. Nếu trẻ không đi ngoài sau 4 ngày, mẹ có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ dưới đây giúp trẻ dễ đi hơn.
a. Mát xa bụng:
Mát xa bụng cho bé giúp kích thích nhu động ruột, phân được dễ dàng thải ra ngoài. Hơn nữa, mát xa còn giúp trẻ cảm thấy thư thái, thỏa mái và tăng tình cảm của mẹ với bé. Việc mát xa nên được thực hiện mỗi ngày vào buổi sáng khi bé vừa ngủ dậy hoặc tối trước khi đi ngủ.
Cách tiến hành:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên giường, có lót mền hoặc chăn mềm
- Dùng lòng bàn tay mẹ, mát xa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ dọc khung đại tràng.
- Thực hiện lặp lại khoảng 50 lần
b. Tập thể dục vận động
Vận động là cách hiệu quá giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Bài tập đạp xe là phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh.
Cách tiến hành:
- Đặt bé nằm ngửa trên giường
- Hai tay mẹ nắm chân trẻ ở phần đầu gối
- Đưa chân bé di chuyển nhịp nhàng lên xuống, vòng tròn theo chiều về phía bụng trẻ, tương tự như động tác đạp xe.
Thực hiện bài tập trong vòng 5-10 phút, kết hợp nghỉ ngơi tránh cho trẻ bị mỏi.
Những biện pháp trên đây giúp nhanh chóng tống đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể bé. Bên cạnh đó, giúp ngăn ngừa sự phát triển và lên men của các vi khuẩn có hại trong đường ruột khi phân bị ùn tắc lâu ngày tại đại tràng.
TỔNG KẾT
Giãn ruột là hiện tượng sinh lý gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi và không gây ra bất cứ nguy hiểm nào. Cha mẹ hãy thật tỉnh táo để nhận biết, ở bên động viên, chăm sóc trẻ đúng cách. Điều đó sẽ giúp con vượt qua giãn ruột sinh lý một cách nhẹ nhàng và thỏa mái nhất.
Liên hệ với chuyên gia để được tư vấn theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
» Xem thêm: Táo bón ở trẻ sơ sinh nên làm thế nào để dứt điểm?
Nguồn tham khảo: