Trẻ sơ sinh bị táo bón vẫn có nguy cơ xảy ra dù bé bú mẹ hoàn toàn hay dùng sữa công thức. Đặc biệt với trẻ càng nhỏ, cần phát hiện và cải thiện thật sớm, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do táo bón để lại. Các giải pháp áp dụng chữa táo bón cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo an toàn, hiệu quả và hỗ trợ triệt để. Tránh để tình trạng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Mục lục
- 1. Tần suất đại tiện bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- 2. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
- 3, 5 Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
- 4. Cơ chế táo bón ở trẻ sơ sinh
- 5. Phân biệt táo bón chức năng và táo bón thực thể
- 6. Xử trí khi trẻ sơ sinh bị táo bón
- 7. Một số giải pháp hỗ trợ không dùng thuốc khi trẻ sơ sinh táo bón
- 8. Những nhóm Thuốc sử dụng khi trẻ sơ sinh bị táo bón
- 9. Hướng dẫn phòng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1. Tần suất đại tiện bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tần suất đại tiện thường được coi là một trong số những tiêu chuẩn xác định táo bón ở người trưởng thành. Nhưng đây cũng là đặc điểm được các bậc cha mẹ quan tâm đến nhiều nhất, và cũng hay thay đổi nhất ở trẻ. Nhiều chuyên gia thường không quan tâm nhiều tới tần suất đại tiện ở trẻ sơ sinh. Mà thay vào đó, họ sẽ quan tâm nhiều hơn về tính chất phân và cảm giác của bé.
- Sẽ có bé đi 2-3 lần một ngày, nhưng có bé đại tiện 7 lần một ngày.
- Nếu bé đi 2 – 3 lần/ngày mà phân vẫn mềm và bé không đau thì chức năng tiêu hóa của bé vẫn bình thường.
Trẻ bú mẹ có xu hướng đại tiện nhiều hơn trong những ngày đầu sau khi sinh, nhưng ngay cả trẻ bú mẹ cũng có thể đi tiêu không thường xuyên. Nếu trẻ sơ sinh không cảm thấy bị đau và phân mềm thì mẹ không cần thiết phải thay đổi chế độ ăn hoặc có biện pháp điều trị đối với trẻ sơ sinh.
Thay vào đó mẹ hãy so với chính bé thời gian trước, khi hệ thống tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Nếu em bé của bạn bình thường đều đi tiêu mỗi ngày, nhưng nay đã 2-3 ngày chưa đi. Đó có thể là dấu hiệu của táo bón.
» Tham khảo: Giãn ruột sinh lý: 6 điều cần biết và 8 việc cần làm ngay
2. Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
2.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh táo bón
Không khó để xác định xem bé có bị táo bón hay không. Với các bác sĩ Nhi khoa để xác định bé có bị táo bón hay không, họ thường dùng tiêu chuẩn Rome IV để đánh giá. Chỉ cần có ít nhất 2 điều kiện dưới đây xảy ra ít nhất 1 lần/tuần trong tối thiểu một tháng thì bé được chẩn đoán là táo bón.
- ≤ 2 lần đại tiện mỗi tuần;
- Đại tiện khó khăn, trẻ rặn nhiều;
- Phân khô cứng;
Tuy nhiên, với bác sĩ có kinh nghiệm, chỉ cần 2 triệu chứng tần suất đi đại tiện ≤ 2 lần một tuần và phân có độ sệt, cứng, khô và giống thành khuôn hoặc có vết nứt trên bề mặt, đã có thể đánh giá trẻ bị táo bón.
Với trẻ dưới 1 tuổi, tình trạng táo bón của trẻ có thể do trẻ bú sữa công thức hoặc đang bú sữa mẹ mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé chứ kịp thích nghi. Mẹ có thể bắt gặp các triệu chứng như:
- Phân nhỏ, phân cứng, khô
- Bé khó đi ra phân, bé nhăn mặt, rên rỉ hoặc khóc khi ngồi bô
- Số lần đi cầu ít lại.
- Bụng cứng và săn chắc, đầy hơi chướng bụng.
- Biểu hiện căng thẳng, khó chịu khi đi ngoài, thậm chí quấy khóc
- Trẻ lười bú mẹ, biếng ăn.
- Phân có thể lẫn máu (phân cứng làm rách một số mô hậu môn khi nó đi qua)
2.2. Phân biệt táo bón và giãn ruột sinh lý
Hiện tượng giãn ruột sinh lý của trẻ là quá trình phát triển tăng thể tích của ruột hơn mức bình thường. Theo cách gọi thông thường đây là hiện tượng giãn ruột hay giãn ruột sinh lý. Hiện tượng giãn ruột sinh lý thường xảy ra với bé sau 2 tháng chào đời. Tuy nhiên thời gian xảy ra ở một số trẻ là khác nhau, có những bé xuất hiện sớm ngay khi bắt đầu bước sang tháng thứ 2 và có thể chênh lệch lên 2,5 – 3 tháng tùy từng bé. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì đây là tình trạng sinh lý hoàn toàn không gây hại tới sức khỏe của trẻ.
Để phân biệt táo bón và giãn ruột sinh lý, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:
♦ Giãn ruột sinh lý:
Đây là hiện tượng sinh lý xảy ra với trẻ khoảng 2 tháng tuổi với biểu hiện:
- Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn có thể kéo dài 3-5 ngày thậm chí 7-10 ngày không đại tiện,
- Đối với trẻ ăn sữa bột công thức có thể kéo dài 3-5 ngày không đi ị.
- Phân bé vẫn mềm, đều màu và không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
- Bé vẫn ăn ngủ tốt và mọi sinh hoạt của bé không có dấu hiệu bất thường hoặc khó khăn nào.
♦ Táo bón ở trẻ sơ sinh
Tình trạng này thường xảy ra khi bé bú hoàn toàn sữa công thức hoặc bắt đầu chuyển sang thời kỳ ăn bột, ăn dặm. Ở trường hợp bé bị táo bón, mẹ sẽ thấy
- Phân bé khô cứng, kết thành cục đổi màu nâu đen hoặc xanh.
- Bé sẽ khó đi ị hơn và thường đau rát hậu môn.
- Ngoài ra một số trẻ có thể bó ăn, bỏ bú, trẻ có những biểu hiện khó chịu khi mắc vệ sinh, hay xì hơi,…
Trong trường hợp bé táo bón lâu ngày, cần đưa trẻ tới bệnh viện để được thực hiện các biện pháp hỗ trợ, không nên tự ý thụt rửa vì có thể khiến trẻ rách hậu môn.
»Xem thêm: Giãn ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
3, 5 Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh:
3.1. Hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện:
Sau 2 tuổi trở lên hệ tiêu hoá của trẻ mới gần như tương đồng với người trưởng thành. Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn rất đơn giản, chưa hoàn thiện, hoạt động co bóp của ruột yếu. Dẫn đến quá trình thải phân chậm hơn, phân bị lưu giữ lâu, trở nên khô cứng.dẫn đến hình thành táo bón ở trẻ sơ sinh. Đây cũng là lí do chính giải thích tại sao trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng vẫn gặp táo bón.
3.2. Chế độ dinh dưỡng của trẻ không phù hợp gây táo bón cho trẻ sơ sinh:
- Với trẻ bú sữa công thức.
Trẻ ăn sữa công thức có nguy cơ táo bón cao hơn so với các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Bởi các thành phần protein và lượng chất béo cao trong sữa công thức không được hấp thu dễ dàng như sữa mẹ.
- Với trẻ đã ăn dặm:
Trẻ ăn dặm rất hay gặp táo bón đặc biệt là trong giai đoạn mớiibắt đầu do chuyển sang loại thức ăn đặc khó hấp thu hơn. Sự thay đổi đột ngột về chế độ dinh dưỡng này khiến hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích nghi.là nguyên nhân chính của hiện tượng này.
3.3. Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ thông qua chất lượng sữa. Trẻ rất dễ gặp táo bón khi mẹ sử dụng quá mức các thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống chứa nhiều caffein như cafe, trà và các đồ uống có gas.
- Lạm dụng rượu, bia.
- Các thực phẩm từ sữa bò: sữa chua, phô mai, kem, bơ… rất dễ gây táo bón nếu trẻ không hấp thu được loại protein này.
3.4. Lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ:
- Với trẻ bú mẹ, nước chỉ được cung cấp qua sữa, trẻ bú không đủ là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón. Thông thường trẻ nên bú mẹ 8 lần/ ngày.
- Với trẻ ăn sữa công thức thì việc pha sữa sẽ ảnh hưởng đến lượng nước được cung cấp cho trẻ. Kiểm tra lại cách pha sữa theo đúng hướng dẫn. Mẹ cần tránh pha sữa quá đặc khiến bé khó hấp thu, chậm tiêu hóa, dễ bị táo bón.
3.5. Một số bệnh lý tại đường ruột:
Các bệnh lý đường tiêu hóa cũng là một trong các nguyên nhân chính gây táo bón, hay gặp nhất là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài.
Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt các vi khuẩn có hại.thì cũng loại bỏ các vi khuẩn có lợi- đặc biệt là các lợi khuẩn đường ruột. Điều này làm giảm vai trò của hệ lợi khuẩn đường ruột trong hỗ trợ tiêu hoá.và bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại gây bệnh, dẫn đến táo bón ở trẻ sơ sinh.
4. Cơ chế táo bón ở trẻ sơ sinh
Táo bón ở trẻ em rất phổ biến, với tần suất được báo cáo lên đến 30%. [1] Táo bón mãn tính có thể được chia thành ba nhóm tùy theo sự vận chuyển của đại tràng [2].
- Táo bón chức năng, nhu động ruột hoạt động bình thường
- Rối loạn chức năng sàn chậu [3]. Khi thành bụng và cơ sàn chậu cùng cơ cơ vòng hậu môn phối hợp không khớp có thể gây ra tình trạng như hẹp bao quy đầu, đại tiện bị tắc nghẽn (ODS), rối loạn chức năng sàn chậu, hoặc tắc nghẽn đường ra. Nguyên nhân là do một số cơ chế bao gồm co thắt hậu môn nghịch lý, suy giảm co bóp trực tràng và lực giãn hậu môn không đầy đủ.
- Táo bón vận động đại tràng chậm đặc trưng bởi việc giảm hoạt động vận động đại tràng, nó xảy ra phổ biến hơn ở người bệnh nữ. Bé có thể có chướng bụng nhẹ hoặc sờ thấy phân trong đại tràng sigma.
Sinh lý bệnh của táo bón bao gồm đa yếu tố, trong đó
- Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố liên quan nhất của táo bón. Ăn không đủ chất xơ hoặc chất lỏng dẫn đến phân bị khô cứng.
- Ngoài ra ở một số trẻ, nhịn đi tiêu kéo dài, sau một thời gian có thể khiến trẻ mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón;
- Ở nhiều bé, táo bón có liên quan đến sự di chuyển chậm của phân qua đại tràng. Sự chậm trễ này có thể là do thuốc, các bất thường cấu trúc, hoặc rối loạn chức năng bài xuất phân
- Một số trẻ bị rối loạn bài xuất phân không tạo ra lực đẩy mạnh thích hợp để đẩy phân ra khỏi trực tràng, không làm giãn cơ nâng trực tràng và cơ thắt hậu môn ngoài khi đi vệ sinh.
- Sự căng thẳng quá mức, có thể thứ phát do rối loạn chức năng sàn chậu, có thể góp phần gây bệnh lý hậu môn trực tràng (ví dụ, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, và sa trực tràng) và thậm chí có thể ngất.
Thường thì khi bị táo bón, trẻ sẽ bị vướng vào một “vòng tròn bệnh lý“. Vì một trong số những lý do trên khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Khi đó trẻ sẽ bị đau và sẽ có tâm lý ngại đi vệ sinh và tiếp tục gây ra táo bón. Từ đó hình táo bón mãn tính ở trẻ.
5. Phân biệt táo bón chức năng và táo bón thực thể
Phần lớn (96%) trường hợp là do nguyên nhân cơ năng. [2] Ngoài ra còn có táo bón thực thể ít phổ biến hơn và có thể xác định dựa trên lâm sàng.
5.1. Táo bón chức năng
Táo bón chức năng xuất phát từ bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện ở trẻ hay các yếu tố liên quan đến tâm lý, thần kinh. Chính vì thế, táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên diễn ra và tái phát.
Theo tiêu chuẩn Rome IV, táo bón chức năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi được chẩn đoán khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau:
- Đi tiêu dưới 2 lần/tuần
- Tiền sử nín giữ phân
- Tiền sử tiêu phân cứng hoặc đau khi đi tiêu
- Tiền sử tiêu phân lớn
- Có khối phân lớn trong trực tràng.
Một số triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo táo bón nguyên nhân thực thể mẹ có thể tham khảo như:
- Táo bón xuất hiện rất sớm (trước 1 tháng tuổi)
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh Hirschsprung
- Phân nhỏ và dài như bút chì
- Giảm phản xạ, lực cơ, trương lực cơ hai chân
- …..
5.2. Táo bón thực thể
Nguyên nhân chính của táo bón thực thể xuất phát từ tổn thương cấu trúc hoặc chức năng tại hay ngoài đường tiêu hóa cần được can thiệp vào nguyên nhân bệnh thực thể để cải thiện tình trạng táo bón.
Trẻ có thể bị táo bón do tổn thương bẩm sinh ở đường ruột hoặc hệ thần kinh, từ đó khiến việc bài xuất phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Các bệnh lý thường gặp như phình đại tràng bẩm sinh, bán tắc ruột, hẹp đại tràng, bại não, suy giáp…Nguyên nhân này thường gây táo bón mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nếu trẻ không được điều trị.
Đối với những trường hợp trẻ mới sinh đã bị táo bón, táo bón kéo dài, cơ thể phát triển kém, táo bón kèm các triệu chứng khác ở đường tiêu hóa thì có thể là do nguyên nhân thực thể. Khi đó, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
6. Xử trí khi trẻ sơ sinh bị táo bón
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ hãy bình tĩnh và xử lý như sau:
6.1. Xác định nguyên nhân gây ra táo bón
Cần xác định rõ trẻ có thực sự bị táo bón hay không thông qua các dấu hiệu nhận biết táo bón, hiện tại bé đang bị táo bón loại nào. Sau đó, cha mẹ nên loại trừ và xác định nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón để tìm biện pháp khắc phục.
6.2. Điều trị, can thiệp không dùng thuốc
Đầu tay trong xử trí táo bón ở trẻ là không sử dụng thuốc. Mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống, lượng chất xơ và chất lỏng, hoạt động thể chất và tập đi vệ sinh, cụ thể như
a. Đổi sữa
Nếu trẻ bú sữa mẹ, bạn có thể thử điều chỉnh chế độ ăn của mình. Có thể con bị nhạy cảm với thứ gì đó mẹ đang ăn và gây ra táo bón. Mẹ nên hạn chế ăn quá nhiều chất béo, ăn quá nhiều chất đạm. Thay vào đó nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả, bổ sung đủ nước (tối thiểu >1,5 l nước/ ngày)
Với trẻ bú ngoài, có thể một thành phần trong sữa công thức khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Lúc này mẹ có thể cân nhắc thay đổi sữa cho con. Một số loại sữa có hàm lượng sữa đạm và chất béo quá cao có thể làm chậm tốc độ tiêu hóa của trẻ. Phân di chuyển trong đại tràng càng lâu càng khô và ma sát lớn.
b. Dùng thức ăn đặc
Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự sẵn sàng. Thông thường từ 6 tháng trở nên là thời điểm lý tưởng để bắt đầu tập chuyển sang chế độ ăn dặm cho trẻ. Khi trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa quá tải, thức ăn đặc có thể gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Nếu trẻ bị táo bón khi chuyển từ bú mẹ qua ăn dặm thì mẹ có thể cân nhắc bổ sung một số loại chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ như khoai lang, bông cải xanh,…
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
c. Sử dụng thực phẩm xay nhuyễn
Trái cây và rau quả có nhiều chất xơ tự nhiên sẽ làm tăng khối lượng phân của trẻ. Một số tốt hơn những loại khác trong việc giúp kích thích nhu động ruột. Nếu bé trên 6 tháng tuổi và chưa bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy thử một số loại thực phẩm được liệt kê ở trên ở dạng xay nhuyễn.
d. Tăng chất lỏng
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết để đi tiêu thường xuyên. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con bú hoặc bổ sung nước thường xuyên để cải thiện tình trạng táo bón
Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng, thỉnh thoảng nước ép mận hoặc lê có thể giúp đẩy nhanh các cơn co thắt đại tràng của trẻ, giúp trẻ đi tiêu nhanh hơn.
6.3. Tháo phân, kích thích nhu động ruột bằng thuốc
Trong trường hợp trẻ bị táo bón quá nặng, mẹ có thể phải sử dụng một số những loại thuốc có tác dụng nhuận tràng cho bé. Việc sử dụng các thuốc nhuận tràng nào và cách làm ra sao, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn chi tiết và cụ thể.
Xem thêm: Hướng dẫn thụt tháo phân đúng cách ở trẻ
7. Một số giải pháp hỗ trợ không dùng thuốc khi trẻ sơ sinh táo bón
Bên cạnh bổ sung lợi khuẩn, các biện pháp vận động, hỗ trợ trẻ nhỏ góp phần tạo nên hiệu quả hiệp đồng khi hỗ trợ táo bón ở trẻ sơ sinh. Phối hợp các biện pháp dưới đây khi bổ sung lợi khuẩn cho hiệu quả cao nhất:
7.1. Tập thể dục cho bé
Hệ tiêu hóa, tập thể dục và vận động sẽ giúp kích thích hoạt động co bóp ở ruột từ đó hỗ trợ tiêu hoá.
Trẻ sơ sinh chưa biết đi và biết bò nên ba mẹ hoặc người chăm sóc sẽ giúp bé vận động bằng bài tập đạp xe như sau:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cố định, lót chăn hoặc mền bên dưới.
- Nhẹ nhàng di chuyển chân của em bé để bắt chước chuyển động của việc đi xe đạp.
Điều này giúp tăng nhu động ruột và giảm táo bón.
7.2. Bổ sung thêm nước hoặc nước ép rau quả
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ bú sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi. Không nên bổ sung nước, nước ép hoa quả cho trẻ.
Tuy nhiên với trẻ từ 6 tháng trở nên có triệu chứng táo thường xuyên. Bổ sung 1 lượng nhỏ nước, nước ép trái cây vào chế độ ăn rất hiệu quả với trẻ táo bón
Có thể chọn một số loại nước ép sau: nước ép cam, kiwi, táo, nho, xoài, chuối, bơ, đu đủ, dưa hấu, ….
7.3. Tắm nước ấm
Cho bé tắm nước ấm có thể thư giãn cơ bụng, tăng cường lưu thông máu và giúp chúng giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, tắm bằng nước ấm còn giúp giảm 1 số cảm giác.khó chịu liên quan đến táo bón.
7.4. Mát xa quanh bụng giảm căng thẳng khó chịu cho bé
Mát xa, xoa bóp dạ dày cho bé sẽ giúp giảm táo bón. Thực hiện mát xa theo các bước sau:
- Đặt 2 ngón trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ theo chiều kim đồng hồ
- Sau đó, xoay vòng quanh rốn và mở rộng vòng tròn cho đến khi ngón tay bạn gần,với 2 bên hông cũng theo chiều kim đồng hồ.
- Giữ đầu gối và bàn chân của em bé sát với nhau và nhẹ nhàng đẩy bàn chân về phía bụng.
Lặp lại các bước trên từ 10-15 lần.
Bên cạnh các biện pháp tăng cường vận động cho trẻ, bổ sung lợi khuẩn được coi là giải pháp an toàn.và hiệu quả nhất để chấm dứt táo bón ở trẻ.
»Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà – Áp dụng ngay 5 nguyên tắc
8. Những nhóm Thuốc sử dụng khi trẻ sơ sinh bị táo bón
8.1. Nhóm thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân
Đại diện cho nhóm thuốc này gồm như psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose)
Cơ chế: Đây là các chất xơ tác động chậm, an toàn và nhẹ nhàng, thúc đẩy việc bài xuất phân. Nhờ khả năng hút nước từ ruột và tạo nhu động ruột trơn tru, phân được đẩy ra ngoài dễ dàng.
Lưu ý:
- Khi sử dụng nhóm thuốc này, có thể gặp tình trạng chướng bụng. Mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng bằng cách tăng dần lượng chất xơ trong khẩu phần ăn cho đến liều khuyến cáo, hoặc bằng cách chuyển sang chế phẩm sợi tổng hợp như methylcellulose.
- Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ quá nhỏ bởi có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
- Thời gian sử dụng thuốc tối đa là 3 tháng, khuyến cáo nên uống vào buổi sáng.
- Liều lượng tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Với trẻ sơ sinh, liều thường dưới 5ml.
8.2. Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu
Các chất thẩm thấu gồm các chất có chứa đa ion hấp thu kém, polyme, hoặc carbohydrate (ví dụ lactulose, sorbitol)
Cơ chế: Các thuốc này làm tăng áp suất thẩm thấu và kéo nước vào lòng ruột. Nhờ vậy, tăng cường các chất kích thích nhu động. Các chất này thường hoạt động trong vòng 3 giờ.
Đại diện: Với trẻ sơ sinh, có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng thẩm thấu ở dạng carbonhydrat như Duphalac (Lactulose), Sorbitol ở dạng uống. Dạng thụt thường được dùng cho trẻ trên 12 tuổi. Liều dùng cụ thể phải theo thể trạng, độ tuổi của trẻ và hàm lượng của chế phẩm.
Nói chung, thuốc nhuận tràng thẩm thấu khá an toàn ngay cả khi được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, một số thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như suy thận cấp, suy tim, mất cân bằng nước và điện giải.
8.3. Các dung dịch thụt
Dung dịch thụt có thể được sử dụng, bao gồm vòi nước và các dung dịch ưu trương được bán trên thị trường.
Cơ chế: Đây là nhóm thuốc gồm bơm trực tiếp tại hậu môn, trực tràng để thụt rửa. Chúng không bị tiêu hóa có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn phân và niêm mạc ruột. Đồng thời, ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó làm khối phân dễ di chuyển.
Đại diện: Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có 3 loại thuốc thụt hậu môn được sử dụng khá phổ biến là thuốc có chứa dầu khoáng (như dầu parafin), thuốc có chứa muối và thuốc có chứa phosphat.
Lưu ý: Nhóm thuốc này thường dùng để giải quyết vấn đề táo bón cấp tính khi các biện pháp khác đã không thể áp dụng được. Nếu lạm dụng thuốc thụt tháo cho bé có thể gây nên những hậu quả sau đây:
- Hậu môn bị bỏng rát, tổn thương hậu môn và giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn.
- Nguy cơ gây viêm hậu môn ở trẻ.
- Trẻ bị mất phản xạ đi cầu tự nhiên, có thể gây hiện tượng đại tiện không tự chủ (phân són, ị đùn).
- Trẻ sẽ phải lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc thụt mới có thể đi cầu.
8.4. Các chất làm mềm phân
Cơ chế: Khác với nhóm thuốc tạo khối, nhóm thuốc này không có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột nhưng hút nước làm mềm phân giúp trẻ đi ngoài dễ dàng mà không cần dùng nhiều sức rặn.
Nhóm thuốc nhuận tràng làm mềm phân thường có hai dạng, dạng đường uống và dạng đặt trực tràng. Đối với dạng đặt trực tràng, thuốc sẽ được bơm trực tiếp vào.hậu môn trực tràng, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân. Dạng dung dịch uống (không gồm siro) khi uống phải hòa với 120 ml sữa hoặc nước trái cây để che lấp vị đắng của thuốc và tránh kích ứng họng.
Liều uống của các muối docusat thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng của bé. Với trẻ 6 tháng – 2 tuổi: Mỗi lần uống 12,5 mg, ngày 3 lần. Liều cho trẻ em không nên vượt quá 120 mg/ngày
Đại diện dùng cho trẻ sơ sinh: Natri docusate, kali docusate
Lưu ý: Chỉ dùng cho trẻ em ≥ 6 tháng tuổi bị táo bón mạn tính và dùng dạng dung dịch uống dành cho trẻ em.
9. Hướng dẫn phòng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Để phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ xuất hiện và quay trở lại, mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau đây:
9.1 Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Thực đơn của bé cần cân đối các thành phần dinh dưỡng trong đó quan trọng là bổ sung chất xơ, dầu ăn,…
Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và uống nước ngọt hoặc thực phẩm giàu chất béo để tránh bé bị khó tiêu.
Cho bé ăn vừa đủ lượng tinh bột, chuối mà có thể thay thế bằng hạt ngũ cốc, yến mạch,…Cho bé uống các loại sinh tố trái cây giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin cần thiết,vừa cung cấp đủ nước và chất xơ giúp việc tiêu hóa tốt hơn.
9.2 Thay đổi thói quen đi vệ sinh và chăm sóc tinh thần cho con
Bố mẹ cần theo dõi và hướng dẫn cho con nếu bé có tư thế khi đi đại tiện không đúng hoặc lười đi vệ sinh mỗi ngày.
- Hướng dẫn cho bé cách đi vệ sinh đúng cách
- Các bé dễ cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi bị táo bón. Thế nên bố mẹ cần lưu ý và giải thích cho bé hiểu để không phải xấu hổ hoặc căng thẳng lo sợ.
- Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc tối.
9.3 Khuyến khích trẻ vận động
Đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời. Khuyến khích bé thực hiện các động tác đơn giản. Không nên cho bé ngồi, nằm lâu trong nhà, ít vận động.
9.4. Bổ sung lợi khuẩn có lợi cải thiện táo bón cho trẻ sơ sinh
Bổ sung lợi khuẩn là biện pháp quan trọng nhất để chấm dứt tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Các vi khuẩn có lợi đường ruột là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn có hại. Hệ lợi khuẩn này còn có vai trò quan trọng trong tăng cường tiêu hoá.thức ăn và kích thích nhu động ruột. Nhờ đó mà dứt điểm được táo bón.
Có 2 chủng lợi khuẩn phổ biến nhất ở đường tiêu hoá đó Bifidobacterium và Lactobacillus.Trong đó Bifidobacterium là chủng chiếm ưu thế nhất – chiếm 90 % số lượng khuẩn ở đường ruột và đặc biệt xuất hiện từ rất sớm ngay khi trẻ mới chào đời. Chính vì vậy, chủng Bifidobacterium chiến binh quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Imiale bổ sung lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng, có khả năng bám dính cao và phát huy hiệu quả tại đại tràng. Bifidobacterium chiếm tới Imiale giúp cải thiện táo bón qua 6 tác động:
- Giúp làm mềm phân: Bifidobacterium đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh tính thấm ở đại tràng. Giúp tăng lượng nước trong phân. Từ đó giữ nước giúp phân mềm,.xốp và dễ dàng được đẩy ra ngoài.
- Làm tăng nhu động ruột: Giúp kích thích làm tăng nhu động ruột.– yếu tố quyết định để đẩy phân ra ngoài.
- Tiết các enzyme tiêu hoá: Nhờ có các enzyme này giúp tiêu hóa thức ăn còn sót lại tại đại tràng để tối ưu hóa hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn.
- Thiết lập hệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột.đảm bảo tỷ lệ 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn; ức chế vi khuẩn có hại gây bệnh, bảo vệ cơ thể.
- Sản xuất các vitamin nhóm B: vitamin B1, B2 … kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lợi khuẩn này sản sinh ra các kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Sản phẩm lợi khuẩn Imiale (Bifidobacterium BB12) có hơn 307 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Trong đó, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra hiệu quả vượt trội cải thiện tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12.giúp cải thiện 100% tình trạng táo bón sau 4 tuần.sử dụng và giúp ổn định tiêu hóa.
» Xem thêm: Lợi khuẩn (men vi sinh) nào tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa
- Ths. Bs. Đinh Ngọc Hoa nhận định: ” Imiale là lợi khuẩn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời”
- Chia sẻ của chị Nguyễn Thị Hường – Hòa Bình:
Liên hệ với các chuyên gia của Imiale để nhận tư vấn: 19009482 hoặc 09 67629482
Nguồn tham khảo: