Trong hành trình chăm sóc con lớn khôn, ắt hẳn các mẹ đã từng gặp con bị đầy hơi khó tiêu. Tình trạng này gây nhiều khó chịu cho cả bé và mẹ. Hãy thật bình tĩnh để tìm ra cách cải thiện và phòng ngừa hữu hiệu. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp ích được cho mẹ.
Mục lục
- 1. Nguyên nhân trẻ đầy hơi khó tiêu
- 2. Dấu hiệu nhận biết đầy hơi khó tiêu ở trẻ
- 3. Mách mẹ 12+ Cách cải thiện nhanh chóng đầy hơi khó tiêu
- 3.1. Mát xa bụng
- 3.2. Chườm nóng
- 3.3. Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh
- 3.4. Chế độ dinh dưỡng của mẹ hợp lý
- 3.5. Thay đổi sữa công thức nếu cần thiết
- 3.6. Cho trẻ ăn dặm đúng cách
- 3.7. Cho trẻ bú mẹ đúng cách
- 3.8. Vỗ ợ hơi
- 3.9. Vận động thường xuyên
- 3.10. Cho bé uống đủ nước
- 3.11. Cho bé mặc quần áo thoáng mát
- 3.12. Bổ sung lợi khuẩn
- 4. Phòng ngừa đầy hơi khó tiêu ở trẻ hiệu quả
- Tổng kết:
1. Nguyên nhân trẻ đầy hơi khó tiêu
Đầy hơi khó tiêu là hiện tượng phổ biến gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây ra đầy hơi khó tiêu có thể kể đến như:
1.1. Dinh dưỡng của mẹ:
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu đầy hơi khó tiêu, mẹ nên nghĩ đến nguyên nhân từ chế độ ăn của mẹ. Mẹ có thể đã ăn phải thực phẩm:
- Không đảm bảo vệ sinh
- Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm, chất béo
- Ăn đồ chua, cay, nóng, tanh …
- Ăn đồ lạnh,…
1.2. Cho trẻ ăn dặm quá sớm:
Theo khuyến cáo của các chuyên gia nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Hệ tiêu hóa của trẻ non nớt nên việc tiêu hóa thức ăn vẫn còn hạn chế. Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm khiến trẻ không thể tiêu hóa hết được các nhóm chất trong thực phẩm. Từ đó gây ra đầy hơi khó tiêu ở trẻ.
Ngoài ra, mẹ cũng nên để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần, không nên chuyển đột ngột và hoàn toàn từ bú sữa mẹ hay sữa công thức sang ăn dặm.
1.3. Cho trẻ ăn quá nhiều:
Việc cho trẻ ăn quá nhiều cùng lúc có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, thức ăn không được tiêu hóa triệt để, tồn đọng trong ống tiêu hóa. Do đó, trẻ hay bị đầy bụng khó tiêu.
1.4. Dùng kháng sinh dài ngày hoặc không theo chỉ dẫn của bác sĩ:
Khi dùng kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì thế, hệ tiêu hóa sẽ gặp phải các vấn đề như đầy bụng khó tiêu.
1.5. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón
Tiêu chảy gây mất nước và điện giải, hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả dẫn đến trẻ bị khó tiêu.
Táo bón gây ra tình trạng ứ phân tại đại tràng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí lên men tạo khí, gây đầy hơi.
Ngoài ra trẻ hay bị đầy hơi khó tiêu khi có các bệnh lý: bệnh celiac, bất dung nạp lactose, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
2. Dấu hiệu nhận biết đầy hơi khó tiêu ở trẻ
Trẻ đầy hơi khó tiêu do rất nhiều nguyên nhân đã kể trên. Vậy làm thế nào để nhận biết được liệu thực sự trẻ có đang bị đầy hơi khó tiêu? Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu thường gặp sau đây.
- Trẻ nhanh chóng no khi chưa ăn được bao nhiêu
- Sau ăn 1-2 giờ, bụng bé vẫn căng tròn, đầy khí. Mẹ dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng bé thì thấy phát ra âm thanh như tiếng trống.
- Trẻ đau bụng râm ran
- Trẻ buồn nôn hoặc nôn mửa
- Trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn hoặc ăn kém
- Trẻ xì hơi nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc sền sệt, hoặc đôi lúc táo bón.
3. Mách mẹ 12+ Cách cải thiện nhanh chóng đầy hơi khó tiêu
3.1. Mát xa bụng
Mát xa là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đầy hơi khó tiêu ở trẻ. Thực hiện mát xa đều đặn hàng ngày làm giảm lượng hơi trong dạ dày. Biện pháp này nên được tiến hành sau khi cho trẻ ăn khoảng 45 phút.
Cách tiến hành:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên giường
- Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ di chuyển dọc khung đại tràng theo chiều kim đồng hồ.
Việc thực hiện đều đặn mát xa mỗi ngày làm giảm lượng hơi trong dạ dày, bé dễ chịu và thỏa mái hơn. Hơn nữa, còn làm tăng tương tác và tình cảm giữa cha mẹ và bé.
3.2. Chườm nóng
Chườm nóng rất dễ thực hiện tại nhà, tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý:
- Lấy 2 chiếc khăn tay nhúng vào nước nóng
- Vắt khô đến khi thấy độ nóng phù hợp để không làm bỏng da bé
- 1 khăn quấn quanh bụng trẻ, 1 khăn gấp gọn đặt lên bụng bé
Hơi nóng của khăn tác động dẫn đến hơi trong bụng bé sẽ bị đẩy ra ngoài. Do đó, hạn chế tình trạng đầy hơi khó tiêu ở trẻ.
3.3. Tạo cho trẻ không gian yên tĩnh
Một không gian yên tĩnh sẽ giúp bé được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Bé ngủ ngon và say giấc giúp hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Từ đó, góp phần cải thiện đầy bụng khó tiêu, đem lại tinh thần thoải mái cho bé.
3.4. Chế độ dinh dưỡng của mẹ hợp lý
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, một chế độ ăn khoa học, lành mạnh giúp đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho trẻ và hạn chế tình trạng đầy hơi khó tiêu. Mẹ nên:
- Cân bằng giữa các nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế ăn thức ăn cay, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế uống caffein và rượu
3.5. Thay đổi sữa công thức nếu cần thiết
Việc trộn sữa công thức có thể làm xuất hiện bọt khí trong thức ăn của trẻ, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi. Mẹ lưu ý để cho sữa công thức lắng xuống vài phút trước khi cho trẻ bú. Hoặc mẹ có thể thử thay bằng sữa công thức dạng lỏng pha sẵn.
Ngoài ra sữa công thức chứa nhiều chất đạm, chất béo mà cơ thể bé không thể tiêu hóa hết. Vì thế dễ dẫn đến trẻ bị đầy hơi khó tiêu.
Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn cho con một loại sữa phù hợp nhất.
3.6. Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Bé nên bắt đầu ăn dặm khi từ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi hệ tiêu hóa cần thời gian đề dần ổn định và hoàn thiện. Mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, nhuyễn, dễ tiêu hóa trước và tăng dần độ đặc.
Việc theo dõi, ghi lại giúp mẹ nhận biết và tránh sử dụng các loại thực phẩm khiến bé hay gặp đầy hơi khó tiêu. Tránh thực phẩm có tính acid như cà chua, cam, chanh…
Chia khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, cho trẻ ăn với lượng vừa phải mỗi lần cùng hữu ích với trẻ bị đầy bụng khó tiêu.
➤ Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng hấp dẫn, dễ hấp thu
3.7. Cho trẻ bú mẹ đúng cách
Cho trẻ bú đúng tư thế: Cố gắng thay đổi tư thế của trẻ trong khi trẻ ăn để đảm bảo đầu của trẻ cao hơn bụng một chút. Mặt khác, đảm bảo rằng con bạn đang đưa môi về phía gốc của núm vú, không chỉ đầu ti.
Chia thành nhiều lần bú, mỗi lần với một lượng vừa phải sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Sữa được tiêu hóa triệt để hạn chế tình trạng đầy hơi khó tiêu ở trẻ.
3.8. Vỗ ợ hơi
Phương pháp này nên được thực hiện sau mỗi bữa ăn hoặc giữa mỗi cữ bú để giúp trẻ ợ hơi. Việc này sẽ loại bỏ không khí đưa vào đường tiêu hóa, hạn chế đầy hơi khó tiêu.
3 tư thế vỗ ợ hơi mẹ có thể áp dụng:
- Bế trẻ ngồi thẳng: để bé ngồi trong lòng mình (lưng bé hướng về lòng mẹ), hơi ngả về phía trước. Sau đó, mẹ đặt tay lên lưng bé xoa nhẹ nhàng
- Bế trẻ ngả trên vai mẹ: Mẹ bế trẻ đứng sao cho đầu trẻ ngả vào vai mẹ, hai tay bé duỗi sang hai bên vai mẹ. Một tay mẹ ôm mông giữ chắc bé, tay còn lại xoa lưng nhẹ nhàng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ.
- Trẻ nằm úp trong lòng mẹ: Đặt trẻ nằm úp trong lòng mẹ. Một tay giữ chặt trẻ và tay kia xoa hoặc vỗ lưng cho trẻ.
3.9. Vận động thường xuyên
Đạp xe là động tác phổ biến nhất mà mẹ nên áp dụng cho trẻ. Tiến hành luyện tập thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ tiêu và giảm tình trạng trẻ đầy bụng khó tiêu.
Cách tiến hành:
- Mỗi tay mẹ nắm nhẹ nhàng lên phần đầu gối 2 chân trẻ
- Từ từ di chuyển chân trái của trẻ lên trên phía ngực, đồng thời chân phải đưa xuống dưới.
- Lặp lại như vậy khoảng 5-10 phút rồi cho trẻ nghỉ ngơi
3.10. Cho bé uống đủ nước
Uống nước thường xuyên và đầy đủ giúp thanh lọc cơ thể, tạo cảm giác khỏe khoắn hơn. Với những bé nhỏ, mẹ chủ động cho bé uống đủ nước mỗi ngày vừa giúp thanh nhiệt lại hiệu quả trong quá trình chữa chứng đầy bụng, khó tiêu.
Đặc biệt với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi đang bắt đầu tập ăn thức ăn đặc, nước giúp thức ăn dễ dàng di chuyển trong ống tiêu hóa. Vì thế, việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi hơn nhiều.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không nên uống thêm nước. Lượng nước cung cấp từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức đã đủ cho bé.
- Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Lượng nước cần là từ nửa (1/2) ly đến một ly nước mỗi ngày (1 ly tương đương 250ml).
- Trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Ví dụ trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, và cứ thế…
3.11. Cho bé mặc quần áo thoáng mát
Quần áo quá chật chội sẽ ép lên bụng trẻ gây tức bụng, đau bụng khó thở. Điều này khiến bé cảm thấy bức bối, khó chịu và làm trầm trọng hơn chứng đầy hơi khó tiêu. Vì vậy, mẹ nên thay chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi thoáng mát, thỏa mái nhất cho bé.
3.12. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chúng giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị khi bé bị đầy hơi, khó tiêu. Với các cơ chế chính như:
Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột và tới 99% lợi khuẩn tại đại tràng. Vì thế bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium là sự lựa chọn hàng đầu được các chuyên gia khuyến cáo. Với các vai trò chính như:
- Tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh giúp tăng cường nhu động ruột.
- Tiết chất nhầy tạo lớp màng nhầy giúp bôi trơn ống tiêu hóa
- Tiết ra các enzym giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để dưỡng chất. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức anh nhanh và hiệu quả hơn.
- Làm mềm phân nhờ điều tiết quá trình tái hấp thu nước tại đại tràng, phân dễ dàng đào thải ra ngoài
- Ức chế sự phát triển của hại khuẩn đường ruột, thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột.
- Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho bé
» Xem thêm: Biện pháp giảm nhanh đầy hơi chướng bụng ở trẻ nhỏ
4. Phòng ngừa đầy hơi khó tiêu ở trẻ hiệu quả
Để phòng ngừa đầy hơi khó tiêu ở trẻ, mẹ nên duy trì cho bé một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
- Ăn uống đủ chất, không bỏ bữa
- Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hạn chế các thực phẩm gây đầy bụng khó tiêu như: bạc hà, cà chua, đồ ăn cay, thức ăn nhanh,…
- Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ, cho trẻ ăn thường xuyên hơn
- Ăn chậm, nhai kĩ, tập trung khi ăn
- Uống đủ nước mỗi ngày
Cùng với đó là kết hợp với các biện pháp hỗ trợ ở trên như mát xa bụng, tập thể dục, bổ sung lợi khuẩn phù hợp mẹ có thể cùng bé đẩy lùi được chứng đầy hơi khó tiêu.
Tổng kết:
Trên đây là các biện pháp cải thiện và phòng ngừa đầy hơi khó tiêu ở trẻ hiệu quả. Mong rằng đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi: “trẻ đầy hơi khó tiêu nên làm gì? ” thỏa đáng nhất. Từ đó giúp mẹ đồng hành cùng bé mau chóng vượt qua chứng đầy bụng khó tiêu.
Liên hệ với chuyên gia để được tư vấn theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
» Xem thêm: Bé chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ – Mẹ cần biết biện pháp cải thiện này
Nguồn tham khảo: