Đầy hơi chướng bụng khiến trẻ ăn kém, bú kém, bứt rứt và hay quấy khóc. Khi đó, các mẹ vô cùng lo lắng và lúng túng tìm cách xử trí. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và giải pháp cải thiện thật hiệu quả các mẹ nhé!
Mục lục
1. Hiểu về đầy hơi chướng bụng ở trẻ?
Đầy hơi chướng bụng là tình trạng tích tụ quá nhiều không khí trong hệ thống tiêu hóa. Điều này dẫn đến tăng áp lực trong lòng dạ dày và ruột, gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Vì thế, trẻ hay quấy khóc và cáu gắt.
Khí tích tụ trong hệ thống tiêu hóa thông qua 2 cách chính:
- Nuốt không khí trong khi trẻ ăn hoặc uống.
- Khí sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn như hydro, mêtan và carbon dioxide hay hoạt động của vi khuẩn đường ruột.
2. Nguyên nhân trẻ bị đầy hơi chướng bụng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Việc tìm ra các nguyên nhân giúp mẹ hạn chế bé bị đầy hơi chướng bụng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn dưới đây mẹ nhé!
2.1. Cho trẻ bú sai cách:
Trẻ ngậm vú không đúng cách, hoặc trẻ bú mẹ hoặc bú bình sai tư thế. Điều này tạo điều kiện cho không khí dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây ra tình trạng đầy hơi.
2.2. Trẻ gặp vấn đề tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hay các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản, phình đại tràng… đều có thể gây ra đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Cụ thể:
- Táo bón: phân ứ đọng trong đại tràng, vi trùng sinh hơi trong đại tràng gây ra đầy hơi.
- Hội chứng ruột kích thích: gây ảnh hưởng đến ruột và quá trình tiêu hóa, kèm theo các triệu chứng đầy hơi chướng bụng, đau quặn bụng.
- Phình đại tràng: bệnh lý này khiến bụng trẻ chướng to, đầy hơi.
» Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa – nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị chuẩn
2.3. Trẻ không hấp thụ được dưỡng chất trong sữa mẹ
Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, những gì mẹ ăn sẽ tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Mẹ không nên ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng gồm: các loại đậu, bắp cải, bông cải xanh, yến mạch, quả bơ, đào, lê, cam, chanh, táo, và mận khô…Bởi thông qua mẹ, những thực phẩm này cũng dễ khiến bé bị đầy hơi chướng bụng.
2.4. Trẻ không dung nạp chất dinh dưỡng trong thực phẩm
Ở giai đoạn trẻ mới bắt đầu ăn dặm, việc chuyển đột ngột sang thức ăn rắn khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi. Thức ăn cần nhiều thời gian hơn để phân giải triệt để, trẻ dễ bị đầy hơi.
Việc trẻ thường xuyên đầy hơi có thể là một trong những dấu hiệu của trẻ nhạy cảm với thức ăn.
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn: trẻ bị đầy bụng do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu.
- Trẻ không dung nạp lactose, trẻ không dung nạp gluten: khi ăn phải thực phẩm chứa thành phần này (sữa chứa lactose, lúa mì, lúa mạch…), bé dễ bị đầy hơi chướng bụng.
3. 8 biện pháp cải thiện hiệu quả đầy hơi chướng bụng ở trẻ
3.1. Mát xa bụng
Mát xa là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Thực hiện mát xa đều đặn sau khi cho trẻ ăn khoảng 30 phút. Điều này làm giảm lượng hơi trong dạ dày. Từ đó, trẻ thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Cách tiến hành:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên giường
- Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé.
- Mẹ có thể thoa dầu massage lên tay để giảm lực ma sát giữa tay mẹ và da bé.
3.2. Chườm nóng
Chườm nóng rất dễ thực hiện tại nhà, tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý:
- Lấy 2 chiếc khăn tay nhúng vào nước nóng
- Vắt khô đến khi thấy độ nóng phù hợp để không làm bỏng da bé
- 1 khăn quấn quanh bụng trẻ, 1 khăn gấp gọn đặt lên bụng bé
Hơi nóng của khăn tác động dẫn đến hơi trong bụng bé sẽ bị đẩy ra ngoài. Do đó, hạn chế tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ.
3.3. Thay đổi chế độ ăn của trẻ
a. Với trẻ bú sữa mẹ:
Sữa mẹ luôn là sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho trẻ. Nó cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Vì thế, khi trẻ bị đầy hơi chướng bụng, mẹ nên tiếp tục duy trì cho con bú.
Mẹ nên có chế độ ăn khoa học, hợp lý để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho trẻ và hạn chế để bé gặp tình trạng đầy hơi chướng bụng.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.
b. Với trẻ bú sữa công thức:
Sữa công thức chứa quá nhiều đạm có thể là nguyên nhân dẫn đến đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Vì thế, mẹ nên lưu ý chọn cho bé loại sữa có lượng đạm phù hợp với độ tuổi của trẻ:
- Trẻ 0-12 tháng tuổi: tỉ lệ đạm 11-18%
- Trẻ 12-36 tháng tuổi: tỉ lệ đạm 18-34%
Trường hợp trẻ bị thiếu hụt enzym phân giải đường lactose trong sữa (bất dung nạp lactose), mẹ nên lựa chọn loại sữa không chứa đường lactose như: Similac Lactose Free, Enfalac Lactose Free…
Việc trộn sữa công thức có thể làm xuất hiện bọt khí trong thức ăn của trẻ, làm tăng nguy cơ bị đầy hơi. Mẹ lưu ý để cho sữa công thức lắng xuống vài phút trước khi cho trẻ bú. Hoặc mẹ có thể thử thay bằng sữa công thức dạng lỏng pha sẵn.
c. Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm:
Mẹ nên theo dõi, ghi lại và tránh sử dụng các loại thực phẩm khiến bé hay gặp đầy hơi chướng bụng.
3.4. Thay đổi cách cho trẻ ăn
- Cho trẻ bú đúng tư thế: Cố gắng thay đổi tư thế của trẻ trong khi trẻ ăn để đảm bảo đầu của trẻ cao hơn bụng một chút. Hãy đảm bảo rằng con bạn đang đưa môi về phía gốc của núm vú, không chỉ đầu ti.
- Cho trẻ ăn chậm lại: Một số trẻ bú bình rất nhanh khiến trẻ nuốt phải không khí. Mẹ có thể lựa chọn bình có núm vú chảy chậm. Lưu ý, khi cho trẻ bú bình, nghiêng bình 30 hoặc 40 độ để không khí tràn xuống đáy khi bé bú và sữa ở phía bình gần núm vú.
3.5. Vỗ ợ hơi
Phương pháp này nên được thực hiện sau mỗi bữa ăn hoặc giữa mỗi cữ bú để giúp trẻ ợ hơi. Việc này sẽ loại bỏ không khí đưa vào đường tiêu hóa, hạn chế đầy hơi chướng bụng.
Có 3 tư thế vỗ ợ hơi mẹ có thể áp dụng:
- Bế trẻ ngồi thẳng:
Mẹ để bé ngồi thẳng trong lòng mình (lưng bé hướng về lòng mẹ)
Cho bé ngả về phía trước
Đặt bàn tay mẹ ngang ngực trẻ rồi vỗ vỗ hoặc xoa lưng cho trẻ.
- Bế trẻ ngả trên vai mẹ
Mẹ bế trẻ đứng sao cho đầu trẻ ngả vào vai mẹ còn hai tay bé duỗi sang hai bên vai mẹ
Một tay mẹ ôm mông giữ chắc bé, tay còn lại xoa lưng nhẹ nhàng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ.
- Trẻ nằm úp trong lòng mẹ
Đặt trẻ nằm úp trong lòng mẹ
Giữ chặt trẻ và xoa hoặc vỗ lưng cho trẻ.
Động tác này làm áp lực nhỏ từ đùi của mẹ tác động lên bụng trẻ giúp ợ hơi hiệu quả. Vì vậy, bé dễ chịu và thỏa mái hơn nhiều.
3.6. Cho bé vận động
Đạp xe là động tác thể dục nhẹ nhàng mà đem lại hiệu quả bất ngờ. Vận động thường xuyên giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, dễ tiêu và giảm tình trạng trẻ đầy bụng.
Cách tiến hành:
- Mỗi tay mẹ nắm nhẹ nhàng lên phần đầu gối 2 chân trẻ
- Từ từ di chuyển chân trái của trẻ lên trên phía ngực, đồng thời chân phải đưa xuống dưới.
- Lặp lại như vậy khoảng 5-10 phút rồi cho trẻ nghỉ ngơi
3.7. Cho bé uống đủ nước
Cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày rất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện đầy hơi chướng bụng. Đặc biệt với trẻ trên 6 tháng tuổi, khi đang bắt đầu tập ăn thức ăn đặc, nước giúp thức ăn dễ dàng di chuyển trong ống tiêu hóa. Vì thế, việc tiêu hóa thức ăn được thuận lợi hơn nhiều.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không cần uống thêm nước. Lượng nước cung cấp từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức đã đủ cho bé.
- Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ từ 1/2 ly đến một ly nước mỗi ngày (1 ly tương đương 250ml).
- Trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Ví dụ trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, và cứ thế…
3.8. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chúng giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ điều trị khi bé bị đầy hơi, bé bị chướng bụng, tiêu chảy, táo bón…
Trong số lợi khuẩn, Bifidobacterium được coi là thủ lĩnh của các loại lợi khuẩn đường ruột. Chúng chiếm 90% lợi khuẩn đường ruột và tới 99% lợi khuẩn tại đại tràng. Bổ sung lợi khuẩn này giúp cải thiện hiệu quả các bệnh lý tại đại tràng, đặc biệt là tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ. Các cơ chế tác động chính của Bifidobacterium:
- Điều hòa nhu động tại đại tràng: kích thích nhu động ruột, tăng hoạt động của cơ ruột, nhanh chóng tống đẩy phân ra ngoài.
- Tiết Enzym tiêu hóa: giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để các chất dinh dưỡng.
- Điều tiết tái hấp thu nước: Làm mềm phân, xốp phân, phân dễ tống đẩy ra ngoài
- Tạo màng sinh học trên niêm mạc ruột già: làm trơn, bảo vệ niêm mạc, thuận lợi cho việc tiêu hóa.
- Ức chế hại khuẩn, loại bỏ độc tố: duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.
- Tăng sức đề kháng: Kích thích sản sinh kháng thể, nâng cao đề kháng của trẻ
Vì thế bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium là sự lựa chọn hàng đầu được các chuyên gia khuyến cáo.
» Xem thêm: Bé chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ – Mẹ cần biết biện pháp cải thiện này
4. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám
Sau khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng đầy hơi chướng bụng ở trẻ vẫn không thuyên giảm. Mẹ hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, khi thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây, mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay:
- Bụng sưng to
- Đau bụng dữ dội
- Nôn mửa
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón
- Đi ngoài ra máu
- Sụt cân
Tổng kết:
Trên đây là các nguyên nhân và các biện pháp cải thiện mà mẹ có thể áp dụng khi trẻ không may gặp tình trạng đầy hơi chướng bụng. Hi vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để nhận biết sự không thỏa mái của trẻ, đi đúng hướng và giúp con mau chóng vượt qua.
» Xem thêm: Tổng quan những điều cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: