Đầy bụng khó tiêu là triệu chứng thường gặp với mọi lứa tuổi khác nhau. Nó không phải là dấu hiệu nghiêm trọng và bạn có thể tự điều trị tại nhà tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng chướng bụng này. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giúp bạn hiểu rõ được nguyên nhân và giải pháp điều trị tại nhà thích hợp.
Mục lục
1. Các dấu hiệu nhận biết chứng đầy hơi khó tiêu
Đau bụng khó tiêu – là cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. Khó tiêu mô tả các triệu chứng nhất định, chẳng hạn như đau bụng và cảm giác no ngay sau khi bắt đầu ăn, chứ không phải là một bệnh cụ thể. Đau bụng khó tiêu cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh tiêu hóa khác nhau.
Mặc dù chứng đau bụng khó tiêu là phổ biến ở nhiều người và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng mỗi người có thể cảm thấy khó tiêu theo một cách khác nhau. Các triệu chứng khó tiêu có thể được cảm nhận thỉnh thoảng hoặc thường xuyên hàng ngày. Có khi đó là một cơn đau dai dẳng hoặc tái phát hoặc khó chịu ở vùng bụng trên .
Các dấu hiệu nhận biết chứng đầy hơi
Nếu bạn bị khó tiêu, bạn có thể mắc phải các dấu hiệu sau đây:
- Cảm giác no sớm trong bữa ăn: Bạn chưa ăn nhiều nhưng đã cảm thấy no và có thể không ăn hết
- Cảm giác no khó chịu sau bữa ăn: thường sau khi ăn 30 phút đến 1 giờ cơ thể thoải mái hơn vì thức ăn được tiêu hóa, tuy nhiên với người có chứng đầy hơi khó tiêu cảm thấy thức ăn cứ nằm mãi trong dạ dày không thể tiếp tục công việc hàng ngày
- Cơn đầy bụng khó tiêu có thể kéo dài cho đến khi ngủ, nên sáng dậy bạn có cảm giác buồn nôn
- Khó chịu, đau nóng ở vùng thượng vị: bạn cảm thấy đau đau âm ỉ, râm ran ở vùng thượng vị (vùng trên giữa bụng), nóng khó chịu hoặc cảm giác bỏng rát giữa phần dưới xương ức và rốn.
- Đầy hơi ở bụng trên: cảm giác căng tức khó chịu ở vùng bụng trên, đặc biệt là sau bữa ăn cơn tức bụng lại biểu hiện rõ hơn
Ngoài ra nôn mửa và ợ hơi là hai dấu hiệu của triệu chứng nhưng ít gặp hơn.
Với các dấu hiệu dễ dàng nhận thấy khi trẻ có triệu chứng đầy bụng khó tiêu, ta cần phải tìm hiểu các nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi này để có cách khắc phục hợp lý nhất.
2. 3 nguyên nhân chủ yếu gây đầy hơi, chướng bụng
Đau bụng khó tiêu có nhiều nguyên nhân, tùy mức độ nghiêm trọng của chế độ sinh hoạt và các bệnh lý mà mức độ gây bệnh và khả năng hồi phục khác nhau, đầy hơi chướng bụng bao gồm các nguyên nhân sau:
2.1. Do ăn uống không kiểm soát
- Ăn quá nhiều, ăn quá nhanh dẫn đến thức ăn không kịp tiêu hóa trong dạ dày gây tồn đọng thức ăn trong dạ dày lâu, tạo cảm giác chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Ăn thức ăn cay, béo, nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị, thực phẩm có chứa nhiều axit dạ dày làm phá vỡ lớp chất nhầy niêm mạc bảo vệ dạ dày gây loét dạ dày
- Tình trạng căng thẳng và mệt mỏi lâu ngày làm dạ dày tiết ra nhiều acid gây ảnh hưởng đến lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, gây tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thức ăn dẫn đến bị chướng bụng.
- Uống quá nhiều đồ uống có cồn, đồ uống có ga, thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine, những thức uống chứa nhiều khí CO2 khi vào dạ dày mang lại cảm giác đầy hơi, khó tiêu
- Hút thuốc lá là nguyên nhân ga ra nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có ảnh hưởng đến sự dạ dày như loét dạ dày, làm khó khăn trong quá trình tiêu hóa tạo cảm giác đầy hơi khó tiêu.
2.2. Do cơ thể đang có một số vấn đề về đường tiêu hóa:
Bị chướng bụng khó tiêu ngoài việc bị ảnh hưởng bởi lối sống, chúng còn tiềm ẩn một số bệnh lý nền gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, một trong số các bệnh đó bao gồm:
- Hội chứng ruột kích thích: Một tình trạng được gọi là chứng khó tiêu chức năng hoặc không tiêu hóa, có liên quan đến hội chứng ruột kích thích, là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra chứng khó tiêu.
- Vết loét dạ dày: là sự ăn mòn lớp niêm mạc ở dạ dày, thường biểu hiện bằng chứng đau nóng rát, cồn cào ở vùng bụng quanh rốn. Nguyên nhân thường do vi khuẩn H.pylori hay dùng thuốc NSAID. Người có vết loét dạ dày thường có chứng trướng bụng, buồn nôn, nôn. Do vậy thức ăn khi vào trong dạ dày khó tiêu làm ta có cảm giác bị đầy bụng
- GERD (Bệnh trào ngược dạ dày): Hội chứng GERD hay còn có tên khác là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh này xảy ra khi van thực quản bị suy yếu dẫn đến tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng. Biểu hiện đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, đau rát cổ họng, đầy bụng, buồn nôn,….
- Chứng đau dạ dày: tình trạng dạ dày không làm rỗng bình thường, điều này thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Viêm tụy mãn tính: dịch tụy là dịch tiêu hóa đầy đủ nhất của cơ thể, trong dịch tụy có cả ba nhóm enzyme để tiêu hóa ba thành phần chính của thức ăn: glucid, protid, lipid. Viêm tụy cấp hoặc mãn tính đều dẫn đến tình trạng suy giảm dịch tụy một cách đáng kể, dẫn đến các thành phần thức ăn giảm hấp thu đáng kể. Triệu chứng gây ra do tiêu hóa kém có thể đau bụng, bụng chướng, đầy bụng, buồn nôn và nôn mửa.
Nếu bạn đang mắc các bệnh tiềm ẩn trên thì chứng đầy bụng khó tiêu của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.3. Do đang dùng một số loại thuốc
- Aspirin và các loại thuốc giảm đau như NSAID: ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Naprosyn) vì đây là các thuốc ức chế COX-1; COX-2 làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức, dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu
- Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh dài ngày có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột dẫn đến một số tình trạng bệnh lý như tiêu chảy, táo bón vì vậy chúng thường tạo cảm giác bị chướng bụng, đầy bụng do khó tiêu thức ăn
Lưu ý:
Nuốt nhiều không khí khi ăn có thể làm tăng các triệu chứng ợ hơi và đầy bụng, thường liên quan đến chứng khó tiêu.
Đôi khi mọi người bị chứng khó tiêu dai dẳng mà không liên quan đến bất kỳ yếu tố nào trong số này.
Chứng khó tiêu thường có thể thuyên giảm khi thay đổi lối sống và dùng thuốc, chúng ta cần nghiên cứu các cách giảm chứng đầy hơi, chướng bụng tại nhà để áp dụng cho bản thân cách hỗ trợ điều trị tốt nhất nhé.
3. Mách bạn 3 mẹo giúp giảm chứng đầy hơi, chướng bụng tại nhà an toàn, hiệu quả
Chứng chướng bụng khó tiêu thường không quá nghiêm trọng nếu nó xảy ra trong một thời gian ngắn và nhất thời, chúng ta có thể làm giảm các triệu chứng đau bụng khó tiêu thường xuyên thông qua một số thay đổi như
Chế độ ăn uống:
- Tránh thực phẩm có chứa nhiều axit, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt và cà chua. Giảm hoặc tránh thực phẩm và đồ uống có chứa cồn, caffeine .
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày không phải làm việc nhiều hoặc lâu. Ăn chậm nhai kỹ.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Bổ sung thêm chất xơ giúp dễ tiêu hóa
Chế độ sinh hoạt, vận động:
- Không nằm ngay sau khi ăn
- Chờ ít nhất ba giờ sau bữa ăn cuối cùng trong ngày trước khi đi ngủ.
- Ngủ với tư thế ngẩng cao đầu so với chân (dùng gối để chống đỡ): Điều này sẽ giúp dịch tiêu hóa chảy vào ruột thay vì đến thực quản
- Đừng tập thể dục với một cái bụng căng đầy. Thay vào đó, hãy tập thể dục trước bữa ăn hoặc ít nhất một giờ sau khi ăn.
- Giảm cân nếu bạn thừa cân
- Tránh mặc quần áo bó sát vì chúng có xu hướng chèn ép dạ dày, có thể khiến chất chứa trong dạ dày đi vào thực quản .
Giảm stress cho cơ thể bạn:
Nếu căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến chứng đau bụng khó tiêu của bạn, bạn nên tìm các phương pháp phù hợp với sở thích cả bản thân để kiểm soát căng thẳng, chẳng hạn như kỹ thuật thư giãn bằng yoga, đi bộ, …
Cẩn thận với các loại thuốc bạn đang dùng: như ibuprofen hoặc aspirin – điều này có thể khiến chứng khó tiêu trở nên tồi tệ hơn, khi có triệu chứng đau bụng khó tiêu trong lúc dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được trao đổi và đưa ra phương án thay thế kịp thời
4. 3 loại thuốc thường dùng cho đầy bụng khó tiêu
- Một số thuốc có thành phần là Alpha-galactosidase như Beano, Digesta, Gas-Zyme 3X có tác dụng phân hủy đường tự nhiên có trong một số loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại đậu, rau quả. Thuốc được sử dụng trước khi ăn.
- Một số thuốc có thành phần là Simethicone như Mylanta Gas, Gas-X có tác dụng giúp thức ăn đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, làm giảm triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng.
- Đối với những người không dung nạp lactose, thuốc có thành phần là Lactase có tác dụng phân hủy đường lactose trong một số loại thực phẩm. Lưu ý không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
>> Xem thêm: Không dung nạp lactose – Hiểu đúng và phục hồi hiệu quả
5. Làm sao để không gặp lại tình trạng đầy bụng khó tiêu
Để hạn chế khả năng mắc chứng đầy hơi khó tiêu, mỗi người cần phải có ý thức, tự giác thay đổi lối sống sinh hoạt một cách khoa học nhất
- Tránh tập thể dục ngay sau khi ăn
- Nhai kỹ và hoàn toàn thức ăn
- Giảm cân nếu thấy cơ thể bị béo
- Không ăn đồ ăn vặt vào đêm khuya
- Không dùng nhiều thuốc chống viêm không steroid
- Cố gắng tìm cách giảm căng thẳng với những chuyện trong cuộc sống của bạn theo cách làm bạn thấy thoải mái nhất
- Đợi 2 đến 3 giờ sau khi ăn trước khi bạn nằm xuống
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/indigestion/symptoms-causes/syc-20352211
2. https://www.webmd.com/heartburn-gerd/indigestion-overview
3. https://www.nhs.uk/conditions/indigestion/