Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật tương đối khoa học và có nhiều ưu điểm nên được rất nhiều phụ huynh tin tưởng. Phương pháp này giúp rèn luyện cho bé tính tự lập, giúp trẻ phân biệt được mùi vị của từng món ăn… Chắc hẳn các mẹ rất quan tâm về cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Sau đây mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về phương pháp thú vị này.
Mục lục
- 1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Sự khác biệt so với truyền thống?
- 2. Ưu điểm của chế độ ăn dặm kiểu Nhật
- 3. Nhược điểm của cách ăn dặm kiểu Nhật
- 4. Khi nào cho trẻ bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật?
- 5. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
- 6. Lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
- 7. Cách chế biến món ăn dặm kiểu Nhật
- 8. Gợi ý thực đơn 15 ngày đầu ăn dặm kiểu Nhật
- 8. Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé
- 9. Một số lưu ý khi áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật
1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Sự khác biệt so với truyền thống?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kích thích bé ăn ngon, giúp bé có hệ tiêu hóa tốt và tìm niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này được áp dụng khi bé khoảng 5 – 6 tháng tuổi, và kết thúc cho đến khi bé có thể ăn như người lớn.
Từ trước đến nay, người Nhật được biết đến với nhiều tính cách tốt đẹp, cách làm việc khoa học, có nguyên tắc. Chắc hẳn bởi lý do đó mà ngày nay, rất nhiều bà mẹ tin tưởng áp dụng theo cách làm của người Nhật để nuôi dạy bé, đáng kể đến là chế độ ăn dặm kiểu Nhật.
Phương pháp này giống với cách ăn truyền thống mà nhiều bà mẹ Việt áp dụng về phương pháp chế biến, dạng thức ăn (thức ăn mềm, được nghiền nhỏ hoặc xay). Tuy nhiên, nó cũng có vài nét khác biệt, thể hiện ở chỗ:
- Tôn trọng mùi vị nguyên bản của món ăn.
- Đề cao tính thẩm mỹ trong việc trình bày món ăn.
- Bé được tập ăn thô với mức độ tăng dần tùy theo độ tuổi.
- Các thực phẩm được chế biến riêng rẽ (cháo, hoa quả, rau củ, thịt, cá…) chứ không trộn lẫn để nấu như phương pháp ăn theo truyền thống.
- Bé được tự mình ăn các món sau khi mẹ đã chế biến.
2. Ưu điểm của chế độ ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm sau:
Giúp bé ăn uống tự lập hơn
Khi có thể ngồi vững (khoảng 5-6 tháng tuổi), bé được tự mình ăn một số món như (rau củ hầm, hoa quả mềm như chuối, bơ,…) mà không cần mẹ phải bón. Điều này giúp rèn luyện đức tính tự lập của bé sau này.
Giúp trẻ biết tự phân biệt mùi vị của các món ăn
Bởi chế độ ăn dặm kiểu Nhật có đặc trưng là các món ăn được chế biến riêng, không trộn lẫn vào nhau, bé có thể nhận biết món ăn đó có vị như thế nào, từ đó kích thích vị giác của bé.
Dễ dàng xử lý khi bé bị dị ứng với thực phẩm hay biết rõ món ăn nào mà bé thích
Như đã nói ở trên, do nét đặc trưng trong cách chế biến mà các mẹ có thể tìm ra nguyên nhân khiến cơ thể bé phản ứng lại (dị ứng), đồng thời nắm được món nào mà con thích hay món mà con không thích để từ đó điều chỉnh trong các thực đơn sau.
Ví dụ thực đơn hôm đó có món khoai lang, cháo, thịt nhưng bé không động vào món khoai, bé không nuốt hoặc nhè ra khi phải ăn món này. Nhận thấy điều đó, mẹ có thể thay thế khoai lang bằng khoai tây hay sắn… trong lần ăn sau.
Hạn chế thừa cân, béo phì
Phương pháp này đề cao việc bổ sung cho bé những thực phẩm tự nhiên, cân bằng giữa các nhóm chất, đồng thời hạn chế những món dầu mỡ chiên rán ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Tăng khả năng xử lý thức ăn của trẻ
Khi áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật, bé được tập ăn các món ăn thô với mức độ tăng dần tùy theo độ tuổi. Điều đó giúp trẻ tạo được phản xạ nhai, nuốt để xử lý thức ăn tốt hơn.
Được gia đình ủng hộ
Xét theo mặt dinh dưỡng, trẻ được bổ sung đầy đủ các nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất khi áp dụng phương pháp này. Do đó, những người đi trước như ông, bà của bé có thể dễ dàng tiếp nhận việc bé ăn dặm như vậy.
3. Nhược điểm của cách ăn dặm kiểu Nhật
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích trong quá trình nuôi dạy bé nhưng chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng có vài hạn chế:
- Việc chế biến các món ăn cho bé mất nhiều thời gian, công sức, bởi các món ăn được chia riêng rẽ.
- Phương pháp này cần chuẩn bị nhiều dụng cụ như dụng cụ chế biến món ăn; bát, đĩa cho bé ăn…
- Trong thời gian đầu, bé có thể không tăng cân nhanh như phương pháp truyền thống. Do phương pháp này đề cao sự tôn trọng của trẻ, mẹ không ép bé ăn.
- Bé được tập cách tự ăn, do đó không tránh khỏi bé sẽ làm bẩn quần áo, thức ăn không được gọn gàng. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu, mẹ có thể nhắc nhở bé để bé sửa.
4. Khi nào cho trẻ bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật?
Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu ăn dặm cho bé là vào 6 tháng tuổi, lúc này các enzyme và hệ thống tiêu hóa của trẻ khá hoàn thiện, cho phép bé có thể ăn những thực phân đa dạng hơn so với thời điểm chỉ uống sữa trước kia.
Đồng thời, bước sang 6 tháng tuổi, bé có nhu cầu về dinh dưỡng cao hơn để khỏe mạnh và phát triển, trong khi việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức không thể cung cấp đủ. Dó đó, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật khi trẻ 6 tháng hoặc có một số dấu hiệu mà bé đã sẵn sàng áp dụng chế độ ăn dặm:
- Bé thường xuyên có cảm giác đói: dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận ra là bé luôn có biểu hiện đói, đòi ăn thường xuyên mặc dù mới được bú mẹ no. Bé không muốn đợi tới cữ bú sau, bé cáu khỉnh và mút tay. Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng bé đang có nhu cầu ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu của bé nữa
- Bé thể thể hiện sự thèm thuồng với những thức ăn mà người lớn ăn.
- Bé có khả năng ngồi vững.
- Bé há miệng khi được người lớn bón đồ ăn.
- Ngoài ra, việc bé tiết ra nhiều nước bọt hơn, rãi rớt nhiều hơn, một số trẻ bắt đầu nhú 2 răng ở hàm dưới cũng là một trong những dấu hiệu đơn giản nhận biết bé đã đến tuổi ăn dặm.
5. Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất (tinh bột, lipid, protein, vitamin và khoáng chất. Điều này nhằm giúp bé được cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ “ít – nhiều”
Cách ăn dặm này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, giúp bé dễ hấp thu mà vẫn cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé. Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén…
Cho bé ăn thức ăn từ “loãng – đặc”
Nghĩa là thay đổi thức ăn có độ đặc tăng dần như bột rồi đến cháo, cơm nát, cơm,…để bé thích nghi dần với chế độ ăn mới. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ đang quen với thức ăn ở dạng lỏng, tiêu hóa những thức ăn đặc hơn có thể tạo gánh nặng cho quá trình tiêu hóa, khiến trẻ gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đau bụng, tiêu chảy…
Bắt đầu cho bé ăn những thực phẩm gần giống sữa mẹ
Trong suốt 6 tháng đầu, bé chỉ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức với vị nhạt, nếu đột ngột thay đổi khẩu vị, trẻ có xu hướng không tiếp nhận chế độ ăn này.
Vì vậy, cách khôn ngoan nhất để bé làm quen với chế độ ăn dặm này là không nên nêm nếm gia vị vào món ăn khi trẻ mới tập ăn. Các mẹ nên sử dụng bột ngọt – với mùi vị tương tự như sữa mẹ, rồi sau đó thay thế bằng bột mặn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn cho trẻ.
Một số nguyên tắc khác
- Ưu tiên những thành phần có nguồn gốc tự nhiên cho trẻ như hoa quả, rau củ; tránh cho bé ăn những đồ dầu mỡ, đồ đóng hộp, chế biến sẵn (như thịt hộp, xúc xích…).
- Không dùng đến cối xay khi chế biến thức ăn. Thay vào đó, mẹ dùng cối giã và rây để làm mịn thức ăn cho bé.
- Cho bé ăn riêng từng món trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau có thể trộn nhiều loại thức ăn để thay đổi đa dạng hơn.
- Cho bé ăn theo nhu cầu. Không ép ăn hay ép uống.
- Căn cứ vào sự phát triển cơ địa của từng bé mà cho bé ăn thô sớm hay muộn.
6. Lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi
Đặc điểm cơ thể bé:
- Bé nuốt chửng thức ăn
- Bé đã quen với dùng sữa lỏng (sữa mẹ/sữa công thức)
Chế độ ăn phù hợp cho bé:
- Số lượng bữa dặm: 1 bữa/ ngày
- Lượng sữa: tùy theo nhu cầu
- Độ thô của cháo: tỷ lệ 1 gạo : 10 nước
Thực phẩm bé có thể ăn:
- Đạm: 5-10 gr (cá thịt trắng: ít béo, đậu phụ 25 gr, trứng: dưới 2/3 lòng đỏ, trứng ở Nhật to hơn ở VN)
- Cháo: 5 gr – 30 gr (gạo, mì, bánh mỳ)
- Rau: 5-20 gr (cà rốt, bí đỏ, chân vịt, cà chua, bắp cải, súp lơ xanh,
- Hoa quả: chuối, bơ, cam…)
- Không thêm gia vị vào món ăn.
Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi
Đặc điểm cơ thể bé:
- Bé nhai trệu trạo.
- Bé tự biết đẩy lưỡi lên để làm nhỉ thức ăn, nhưng khả năng nhai chưa hoàn thiện.
Chế độ ăn phù hợp cho bé:
- Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ ngày, lượng
- thức ăn tăng dần. Bữa sáng 10 giờ, bữa chiều vào lúc 17 giờ.
- Lượng sữa: theo nhu cầu của trẻ
- Tăng chủng loại thực phẩm để bé quen.
- Thức ăn cần nghiền nhỏ, không cần thành bột.
- Hoa quả cắt dài để bé tự ăn.
- Cháo nguyên hạt tỉ lệ 1 gao : 7 nước
Những thực phẩm bé có thể ăn:
- Tinh bột: Ngoài những thực phẩm có thể ăn lúc 5-6 tháng, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc.
- Đạm có trong gan, gà, lòng trắng trứng (8 tháng tuổi), đậu.
- Vitamin như nấm; trái cây.
- Các loại rau như cà chua, nấm, bắp cải, rau cải, cải bó xôi.
Giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi
Đặc điểm cơ thể bé:
- Bé nhai tốt thức ăn bằng lợi.
- Bé hiếu động, tò mò với những thứ mới lạ.
Chế độ ăn phù hợp cho bé:
- Số lượng bữa ăn: 3 bữa chính/ ngày, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng.
- Lượng sữa: theo nhu cầu của bé
- Rau củ hấp hoặc luộc chín, thái thành thanh cho bé tự cầm ăn.
- Cháo nguyên hạt tỉ lệ 1 gạo : 5 nước.
- Bé có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm, kể cả hải sản.
Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi
Đặc điểm cơ thể bé:
- Bé có nhiều răng, có thể nhai thành thạo
- Bé đã lớn, biết tự lập khi ăn.
Chế độ ăn phù hợp cho bé:
- Số lượng bữa ăn: 3 bữa chính / ngày, cùng thời gian với người lớn.
Lượng sữa:
- Bé cai sữa: bổ sung 2 cữ ăn phụ/ngày.
- Bé uống sữa công thức: cho bé uống sữa bằng ly từ 300-400 ml.
- Thức ăn không cần nấu mềm như trước.
- Tạo nhiều hình thù màu sắc để thu hút bé.
- Bé có thể ăn cơm nát theo tỷ lệ 1 gạo : 2 nước
- Các loại rau củ được luộc/hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
- Thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm… thái miếng mỏng theo thớ ngang rồi chế biến cho bé dễ cắn.
- Trái cây tráng miệng thái thành thanh dài hay miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.
7. Cách chế biến món ăn dặm kiểu Nhật
- Thức ăn được rây hoặc nghiền để tạo độ mịn, nhuyễn, giúp bé ăn dễ dàng hơn.
- Những món mà trẻ ăn được chế biến riêng sau đó bỏ vào khay, bát để bé ăn.
- Cách nấu cháo: bạn cho gạo vào nồi áp suất/nồi cơm điện, cho lượng nước theo tỉ lệ tùy vào độ tuổi của bé (như đã nêu ở trên). Cho to lửa đến khi nước sôi, sau đó giảm nhỏ lửa để ninh cháo trong vòng 30 phút.
- Vào khoảng 5-6 tháng tuổi, các loại rau củ cần nghiền nhỏ, thịt cá cũng được làm nhỏ, mịn.
Từ tháng thứ 7 trở đi, các mẹ có thể cho bé ăn rau củ mềm như củ cải hầm, khoai lang, cà rốt hầm; cắt củ quả thành thanh dài vừa bàn tay bé để bé tự ăn. Các loại thịt sau khi nấu chín được cắt nhỏ (không quá mịn) để bé tập cắn, nhai thức ăn.
Sau khi chế biến xong, mẹ có thể đặt thức ăn của bé vào các khay sau đó đặt trong tủ đá, đến khi dùng thì bỏ ra rã đông, đun nóng lại cho bé. (Chỉ áp dụng khi mẹ quá bận, không có nhiều thời gian để chế biến cho bé bởi việc đun lại món ăn có thể làm mất chất dinh dưỡng (như các loại rau, củ).
8. Gợi ý thực đơn 15 ngày đầu ăn dặm kiểu Nhật
Trong tháng đầu tiên bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ, mẹ nên đặt khung giờ và chế độ ăn với số lượng vừa phải. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ cần duy trì cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên.
- Tuần đầu tiên, các mẹ nên cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng từ 10 – 15 ml, nấu cháo theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước.
- Tuần thứ hai: sang tuần này, ngoài cháo trắng 15 – 25 ml, mẹ có thể bổ sung thêm cà rốt (5ml), bí đỏ (5ml), cà chua (5 ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
- Tuần thứ 3: khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng 30 – 40 ml, kết hợp các loại rau củ như: rau ngót (10 ml), su hào (10 ml). Tổng số lương mà bé ăn mỗi ngày khoảng 40 – 50 ml.
- Tuần thứ 4: ở tuần này, các mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng như tuần thứ 3.
Đây có thể coi là giai đoạn bắt đầu và khó khăn nhất. Khi mẹ đã làm quen rồi, thì việc lên thực đơn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
8. Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé
Thực đơn số 1: Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 – 7 tháng tuổi
- Bữa thứ nhất (10h sáng): Súp khoai tây.
- Bữa thứ hai (5h chiều): Cháo cá rau chân vịt.
Thực đơn số 2: Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi
- Bữa thứ nhất (10h sáng): Cá hồi hấp gừng, sốt cà chua.
- Bữa thứ hai (5h chiều): Cháo quinoa, khoai tây.
- Bữa phụ: nước ép cam.
Cách làm:
- Cá hồi hấp chín, nghiền nhỏ.
- Cà chua luộc bỏ vỏ, hạt rồi nghiền nhỏ, rây qua cho mịn rồi nấu cùng chút bột bắp và đường dừa hữu cơ cho sệt lại rồi rưới lên cá.
- Thêm chút hành lá cho thơm.
- Cháo: nấu với tỉ lệ 1 gạo : 7 nước, khi sôi cho thêm khoai tây vào, ninh cho nhừ rồi lấy ra.
Thực đơn số 3: Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi
bé ăn dặm kiểu Nhật
- Bữa sáng: Súp khoai tây đậu phụ.
- Bữa trưa: Cháo mồng tơi thịt lợn.
- Bữa tối: Cơm nát + Thịt bò xào + Bí đỏ hấp.
Thực đơn số 4: Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng tuổi.
- Bữa sáng: Bún gà.
- Bữa trưa: Cơm nắm bông cải.
- Bữa tối: Cơm nát + Xu hào xào thịt gà.
9. Một số lưu ý khi áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật
- Nếu bé cảm thấy không thích và từ chối, mẹ không nên ép. Có thể để bé ngưng 2-3 ngày sau đó thử lại. Giai đoạn này chủ yếu tập cho bé làm quen với các dạng thức ăn khác ngoài sữa. Tập phản xạ nuốt thức ăn và học cách ăn bằng muỗng.
- Nên hạn chế gia vị khi chế biến món ăn ở những ngày đầu.
- Giai đoạn đầu, bé có thể chưa quen, mẹ cần thay đổi một cách từ từ theo quy tắc đặc – loãng, ít – nhiều, nhạt – mặn như đã nêu ở trên để bé kịp thích nghi, tránh nhảy cóc các bước. Điều này có thể gây khó khăn cho bé trong việc áp dụng chế độ ăn sau này.
- Thức ăn phải được nghiền mịn để trẻ dễ ăn.
- Khi thêm một món ăn dặm mới, mẹ cần thử với bé khoảng 3-4 ngày.
Kết luận
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được ưa chuộng gần đây. Với phương pháp này, bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với chế độ ăn khoa học, chế độ ăn từ lỏng đến thô giúp trẻ phát triển khả năng nhai, nuốt cũng như kích thích vị giác của trẻ. Có thể thấy phương pháp ăn dặm này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. Các mẹ hãy áp dụng chế độ này ngay thôi.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.