Khi mới sinh ra, trẻ cần được chăm sóc kỹ lưỡng và cẩn thận, vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu ớt, chưa đủ sức đề kháng. Bên cạnh việc cho bú, vệ sinh thân thể đúng cách, việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng. Vậy tại sao cần chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách? Và quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bậc cha mẹ.
Mục lục
1. Tại sao cần chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách?
Nhiễm trùng hậu sản vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Một tỷ lệ cao các trường hợp nhiễm trùng này có thể xuất phát từ sự xâm nhập của vi khuẩn ở rốn. Trong giai đoạn thai kỳ, dây rốn là con đường duy nhất truyền oxy và chất dinh dưỡng của mẹ cho em bé để tới gan. Đây cũng là con đường để mang các chất thải ra khỏi em bé.
Khi em bé được sinh ra, khi chúng có thể tự thở, ăn uống và đào thải chất thải ra ngoài thì dây rốn cũng được cắt bỏ. Lúc này dây rốn chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và cũng làm hại trẻ. [1]
- Lúc mới sinh, cơ thể con còn yếu nên khả năng bị nhiễm trùng rất cao, nhất là nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách. Nhiễm trùng rốn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm, tăng tỷ lệ tử vong sau sinh ở trẻ.
- Trong thời kỳ dây rốn được cắt bỏ và lành lại, kéo dài khoảng 7 ngày sau sinh. Trong thời gian này, việc vết thương hở tiếp xúc với môi trường xung quanh, trung gian của các tế bào thực bào và nhiễm khuẩn đều có thể là những nguy cơ gây bệnh và nhiễm trùng ở trẻ.
- Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất trong những trường hợp này là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, tiếp theo là vi khuẩn kỵ khí có thể đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh.
- Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh không đúng cách, trẻ có thể bị chảy máu, u hạt, chậm quá trình rụng rốn và tạo dịch mủ.
2. Nguyên tắc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Thông thường, với các mẹ đẻ thường, không có nguy cơ, sản phụ chỉ lưu lại nhà hộ sinh 2-3 ngày và được bác sĩ cho ra viện về nhà tự theo dõi tiếp.
Với những mẹ được ở tại cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các y bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Khi mẹ và bé về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn do sản phụ hoặc người thân thực hiện.
Nếu chưa biết cách chăm sóc rốn, các bà mẹ có thể nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.
Chăm sóc rốn bé sơ sinh rất đơn giản: việc tắm, lau người, chăm sóc trẻ là việc làm hàng ngày, song cần giữ cho rốn được khô, thoáng, sạch.
2.1. Nguyên tắc 1: Giữ rốn được sạch
Để tránh bị kích ứng hoặc nhiễm trùng, cách tốt nhất để chăm sóc cuống rốn là giữ cho chúng sạch sẽ và khô ráo cho đến khi chúng tự rụng.
2.2. Nguyên tắc 2: Giữ rốn trẻ sơ sinh được khô
Cha mẹ cũng không cần phải lau rửa rốn quá nhiều. Thay vào đó, nên tránh làm bẩn rốn. Việc giữ khô ráo rốn là cách tốt nhất để đẩy nhanh quá trình lành vết thương và rụng một cách tự nhiên.
2.3. Nguyên tắc 3: Giữ rốn trẻ sơ sinh được thoáng
- Tránh cho trẻ tắm chậu như vậy sẽ làm ướt rốn, nước tắm có thể không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm trùng rốn. Khi rốn rụng, có thể nhúng trẻ vào chậu tắm.
- Không che rốn bằng tã. Nếu rốn tươi, băng rốn bằng gạc mỏng, còn nếu rốn khô không băng rốn để hở thông thoáng. Khi cuống rốn đã khô thì để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau rụng và lành hơn.
2.4. Đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất
Gọi cho bác sĩ của bé nếu rốn chưa rụng trong 2 tháng hoặc tại rốn có:
- Chảy dịch có mùi
- Đỏ ửng tại rốn
- Trẻ có dấu hiệu đau khi bạn chạm vào nó hoặc vùng da xung quanh
- Chảy máu
3. Quy trình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh chuẩn
3.1. Vệ sinh cho trẻ để chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
- Nếu chỗ dây rốn bị ướt, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn sạch dành cho trẻ. Mẹ có thể thử sử dụng tăm bông, nhưng tránh quá mạnh tay hoặc chà xát rốn.
- Gấp phần trên của tã xuống để tránh tiếp xúc trực tiếp chân rốn. Một số Tã sơ sinh có thiết kế với một ít cạp để ngăn tã cọ sát vào cuống.
- Với rốn đang lành, mẹ có thể sử dụng quần áo cotton cho trẻ. Mẹ kéo quần áo nhẹ qua rốn, tránh mặc quần áo quá chật hoặc vải không thoáng khí.
Để tắm cho em bé mà vẫn còn dính cuống rốn:
- Trải một chiếc khăn tắm khô và sạch trên sàn ở nơi ấm áp trong nhà.
- Cởi quần áo của bé và đặt bé lên khăn tắm.
- Làm ướt kỹ một chiếc khăn tắm sạch dành cho trẻ sơ sinh
- Lau người trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh vùng rốn.
- Tập trung vào các nếp gấp cổ và nách, nơi sữa hoặc sữa công thức thường rơi vào.
- Để da bé khô càng lâu càng tốt, sau đó vỗ nhẹ cho khô.
- Cho bé mặc quần áo cotton sạch, không quá chật cũng không quá lỏng.
Lưu ý
- Sau khi gốc cây rụng đi, bạn có thể cho bé tắm đúng cách. Bạn không cần phải làm sạch rốn nhiều hơn hoặc ít hơn phần còn lại của cơ thể em bé.
- Bạn có thể dùng phần góc của khăn để lau vùng rốn, nhưng không cần dùng xà phòng hoặc chà quá mạnh.
- Nếu rốn vẫn trông giống như vết thương hở sau khi dây rốn rụng đi, hãy tránh chà xát cho đến khi nó lành hẳn.
3.2. Vệ sinh rốn ngay khi bé được sinh, chưa rụng rốn
Chuẩn bị một số dụng cụ chăm sóc rốn sơ sinh như:
- Cồn 70 độ
- Bông vô trùng
- Gạc vô trùng.
Tất cả những thứ này có sẵn tại các quầy thuốc.
Các bước chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh chuẩn (theo hướng dẫn của Bệnh viện Bạch Mai)
- Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch.
- Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên Tháo băng, gạc, bộc lộ rốn
- Quan sát rốn, da quanh rốn xem có mủ, máu, tấy đỏ, mùi hôi không?
- Dùng bông đã thấm cồn: 1 miếng lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn, 1 miếng lau vòng quanh rốn, chỗ tiếp xúc với da bụng, rồi lau rộng da xung quanh rốn.
- Lau lại 2 lần, để cồn khô tự nhiên
- Sau đó thay gạc mới, đặt lên rốn rồi kéo băng rốn mới lên. Khi rốn chưa rụng, vệ sinh rốn như vậy mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Quấn tã dưới rốn để rốn mau khô và dễ rụng
Chú ý
- Không bôi bất kỳ chất gì lên rốn ngoài các dịch sát trùng rốn
- Khi cuống rốn đã khô thì để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn nhanh lành. Quấn tã phía dưới rốn, sau khi trẻ tiêu, tiểu cần thay tã ngay.
- Tránh không đặt trẻ vào chậu tắm như vậy sẽ làm ướt rốn, nước tắm có thể không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm trùng rốn. Dùng khăn nhỏ mềm lau người trẻ, sau khi lau người trẻ, dùng que gòn lau chân rốn trẻ.
- Hạn chế sờ trực tiếp vào cuống rốn của bé nếu không cần thiết
- Cần tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.
3.3. Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sau khi bé rụng dây rốn
Khi rốn rụng, về mặt chức năng các mạch máu đã đóng kín nhưng về cơ thể học cũng vẫn thông cho đến ngày thứ 15-20 sau khi sinh. Sau khi rốn rụng tiếp tục chăm sóc tới khi chân rốn khô.
Trong khoảng thời gian mới rụng, các mạch máu rốn sẽ là ngõ vào của các vi trùng gây bệnh. Bởi vậy, khi rốn đã rụng vẫn nên duy trì vệ sinh rốn bằng cồn rồi che rốn bằng gạc mỏng, giữ sạch chỗ lên da non cho đến khi rốn khô hẳn.
Lưu ý:
- Trường hợp thấy rốn có mủ hoặc rớm máu, mùi hôi, cần dùng nước ôxy già để rửa, chờ khô, đặt gạc mỏng lên. Làm như vậy 3 lần/ngày.
- Trường hợp phát hiện chỗ rốn có sưng đỏ, rốn rỉ dịch, có mủ hoặc vẫn còn ướt sau khi rụng, rốn có mùi hôi, trẻ sốt, bỏ bú thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
4. Trẻ có thể gặp tình trạng gì khi chăm sóc rốn bé không đúng cách?
4.1. Nhiễm khuẩn rốn
Những dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm:
- Chân rốn của trẻ sơ sinh bị đỏ và sưng.
- Rốn trẻ sơ sinh tiết nhiều dịch nhất là dịch có mùi hôi.
- Ấn vùng quanh rốn trẻ quấy khóc.
- Đỏ vùng da xung quanh rốn.
- Rốn chảy máu.
- Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác kèm theo như: trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/ phút), bé bị vàng da…
Tuỳ theo mức độ nặng mà cho dùng kháng sinh toàn thân (nếu có nhiễm trùng mạch máu rốn)
4.2. Chảy máu rốn
thường xảy ra trong vài ngày đầu khi rốn còn tươi hoặc khi rụng cuống rốn, nếu cuống rốn còn tươi nên buộc lại bằng chỉ vô trùng, nếu cuống rốn rụng nên lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng gạc vô khuẩn băng ép
4.3. Tồn tại lõi rốn (chồi rốn)
Chấm Nitrate bạc hàng ngày hoặc đốt điện nếu lõi rốn to
4.4. Rỉ máu rốn kéo dài
Nếu thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý rối loạn đông máu.
4.5. U hạt rốn
Nếu thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, mà không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn.
5. Khi nào cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?
Rốn thường rụng trong vòng 1 -3 tuần sau khi sinh. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bé nếu cuống rốn vẫn chưa rụng trong vòng ba tuần, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn.
- Nếu tại cuống ra mủ, chảy máu, sưng tấy hoặc đổi màu, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.
- Khi rốn đã lành hẳn, dây rốn sẽ dễ dàng tự rụng.
- Sau khi dây rốn rụng đi, không bao lâu nữa sẽ thấy cái rốn giống như cái rốn của người lớn. Có thể có một ít máu hoặc vẫn còn vảy.
Lưu ý: Không bao giờ ngoáy rốn hoặc cuống rốn của trẻ sơ sinh vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc kích ứng vùng đó.
Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và được điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách giúp bé tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn, từ đó giảm được nguy cơ nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng. Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu bất thường, kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.
Mọi chi tiết thắc mắc liên quan đến sức khoẻ xin liên hệ HOTLINE: 1900 9482 hoặc 09 6762 9482