Hiện nay, cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng như một biện pháp hỗ trợ nhằm cải thiện đường hô hấp cho bé. Đây là phương pháp rất hiệu quả khi bé thở khò khè, có nhiều đờm đặc gây bít tắc đường thở. Mẹ có thể thực hành vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng tay mà không cần máy móc hay dụng cụ phức tạp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, mẹ cần lưu ý về cách vỗ đờm, vị trí cũng như thứ tự vỗ đờm để đem lại hiệu quả cao nhất. Sau đây, mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu và thực hành cho bé thật đúng cách.
Mục lục
- 1. Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là gì?
- 2. Trường hợp nào trẻ sơ sinh cần được vỗ đờm
- 3. Lợi ích của việc vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
- 4. Nguyên tắc của kỹ thuật vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
- 5. Các cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh
- 6. 5 lưu ý về cách vỗ đờm cho trẻ tại nhà
- 7. Một số sai lầm cần tránh trong quá trình vỗ đờm
- 8. Nâng cao sức khỏe đường hô hấp cho trẻ tại nhà
- 9. Kết luận
1. Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là gì?
Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là một liệu pháp hỗ trợ hô hấp, nhờ tác động vật lý (bằng tay, có thể kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ) để giúp phổi giãn nỡ tốt hơn, tăng cường hô hấp, loại bỏ và đào thải đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp của trẻ, nhờ đó mà đường thở của trẻ được thông thoáng. Đây là kỹ thuật rất đơn giản nên các mẹ có thể tự thực hành cho bé tại nhà.
2. Trường hợp nào trẻ sơ sinh cần được vỗ đờm
Trẻ em, nhất là giai đoạn từ 0 – 12 tháng tuổi thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng còn yếu. Đồng thời, đường hô hấp của bé còn chưa hoàn thiện, đường thở ngắn và dốc, cơ hô hấp chưa phát triển nên phản xạ ho của trẻ sơ sinh còn rất yếu, không thể tống đờm ra khỏi cơ thể được. Điều này khiến cho việc tăng tiết đờm nhầy ở bé diễn ra dai dẳng, khiến trẻ khó thở, bỏ bú, chán ăn và thường xuyên quấy khóc.
Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là kỹ thuật đẩy đờm bám ở sâu trong các phế nang ra ngoài, giúp đường thở của bé được thông thoáng một cách nhanh chóng. Vì vậy, cách vỗ rung đờm cho bé rất thích hợp và hiệu quả cho những trường hợp trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như:
- Viêm nghẹt mũi.
- Viêm tiểu phế quản.
- Viêm xẹp thùy phổi.
- Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp.
- Các bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,…
- Xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt.
3. Lợi ích của việc vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh đem lại những lợi ích sau cho bé:
- Cải thiện hô hấp, lưu thông tuần hoàn ở phổi: Vỗ rung đờm cho bé giúp cho đờm được đẩy ra nhanh hơn, giảm bớt các tình trạng thở khò khè, khó thở cho bé.
- Giúp bé ăn ngon hơn: Khi gặp phải các bệnh về đường hô hấp có kèm tiết đờm nhầy, trẻ thường có cảm giác vướng ở cổ, điều này khiến bé bú khó khăn hơn. Do đó, nếu áp dụng cách vỗ rung đờm cho trẻ, đường thở của bé sớm được thông thoáng, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
4. Nguyên tắc của kỹ thuật vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh
Cách vỗ rung đờm cho trẻ được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau:
- Đặt trẻ ở vị trí phù hợp để tống đờm ra ngoài.
- Sử dụng lực ở bàn tay để vỗ vào vị trí 2 bên phổi, thứ tự vỗ từ dưới lên trên nhằm tạo áp lực đẩy đờm từ đáy phổi lên rốn phổi rồi đưa ra ngoài.
Tuy nhiên, cơ hô hấp của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn toàn, dẫn đến phản xạ ho của trẻ còn yếu, trẻ không thể tự ho hay khạc đờm ra ngoài được. Do đó, ngay sau bước này chúng ta cần áp dụng các biện pháp tống đờm ra ngoài như kích thích ho, nhỏ mũi, hút mũi cho bé… Như vậy, có hai bước chính trong kỹ thuật này là vỗ rung đờm và tống đờm ra ngoài cho trẻ.
5. Các cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh
Dựa vào vị trí đặt trẻ, chúng ta có những cách vỗ long đờm cho trẻ như sau:
- Cách thứ nhất: Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên mặt phẳng, dùng tay thuận vỗ đờm sau lưng trẻ, lưu ý cần khum bàn tay lại để bé không bị đau, tay còn lại đặt nhẹ lên bắp tay của trẻ để giữ cố định, thực hiện quá trình này từ 3 -5 phút. Tiến hành lại bước như trên với bên còn lại.
- Cách thứ hai: Đặt trẻ nằm úp, dùng bàn tay trái đỡ ngực trẻ, bạn có thể tỳ cánh tay trái lên đùi để đỡ mỏi, đồng thời giúp cố định bé tốt hơn khi thực hiện. Bàn tay phải khum lại, tiến hành vỗ rung đờm như cách thứ nhất. Cách này thường áp dụng với những trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nếu trẻ lớn hơn thì việc giữ bé sẽ khó khăn hơn.
- Cách thứ 3: Đặt bé ngồi dậy, đầu hơi ngả về phía trước, một tay đỡ ngực trẻ, tay còn lại thực hiện vỗ rung đờm cho bé. Cách này chỉ nên áp dụng với trẻ đã ngồi được.
- Cách thứ 4: Bế trẻ thẳng, ngực bé úp vào ngực mẹ, đầu bé đặt lên vai bạn, sau đó tiến hành vỗ long đờm như các cách trên. Cách này có ưu điểm là thực hiện dễ dàng, tuy nhiên, trong quá trình này bé có thể trớ sữa hay đờm dãi lên quần áo của người thực hiện.
Có thể thấy, chúng ta có rất nhiều cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong tất cả các phương pháp thì cách thứ nhất đem lại hiệu quả cao hơn vì có thể áp dụng cho nhiều lứa tuổi trẻ, đồng thời thuận tiện trong việc giữ vệ sinh khi thực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽ đi sâu hơn vào cách thứ nhất.
6. 5 lưu ý về cách vỗ đờm cho trẻ tại nhà
Lưu ý 1: Đặt trẻ nằm nghiêng – Không gối đầu
Đầu tiên, bạn cần đặt bé nằm nghiêng sang bên trái / phải, để một tấm khăn lót dưới mông trẻ sao cho mông bé tạo với mặt phẳng một góc 15 độ. Lưu ý trong quá trình này, bạn cần đặt mông cao hơn đầu để dẫn lưu đờm được tốt hơn. Bạn cũng nên đặt một chiếc khăn mỏng cạnh mặt bé (mục đích để hứng đờm dãi cho bé, tránh dây bẩn ra chăn chiếu).
Lưu ý 2: Vỗ đờm sau lưng – Tương ứng vị trí 2 bên phổi
Mục đích chính của phương pháp vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là đẩy đờm theo một chiều từ sâu trong các phế nang ra bên ngoài. Để làm được điều đó thì việc xác định vị trí và thứ tự vỗ rung đờm cho bé rất quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả của phương pháp.
Xác định vị trí phổi của trẻ:
- Đỉnh phổi: tại vị trí dưới gáy trẻ.
- Rốn phổi: nằm ở giữa bả vai.
- Đáy phổi: ở vị trí xương sườn của bé.
Thứ tự vỗ long đờm cho bé: vỗ theo chiều từ dưới lên trên.
Sau khi xác định được vị trí phổi, ta tiến hành vỗ đờm sau lưng bé bắt đầu từ vị trí đáy phổi theo hướng từ dưới lên trên. Thực hiện với thứ tự như trên có mục đích đẩy đờm từ đáy phổi lên rốn phổi, tạo điều kiện cho đờm từ các tiểu phế nang ra các phế nang để tống ra ngoài.
Lưu ý 3: Khom tay khi vỗ – Tránh vỗ thẳng bàn tay
Việc chú ý tới lực tay khi vỗ cho bé cũng rất quan trọng, bởi việc này có thể làm đau trẻ cũng như ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng của bé. Để tránh gây nên những tác động xấu cho bé, cách tốt nhất là khi thực hiện, mẹ cần khum bàn tay lại, sử dụng lực vỗ ở cổ tay thay vì lực ở cánh tay.
Chúng ta tiến hành vỗ sao cho tạo được tiếng “bộp bộp” là đúng. Việc khum bàn tay lại giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa bàn tay và lưng trẻ, từ đó giảm bớt áp lực từ cánh tay mẹ lên cơ thể còn non yếu của bé.
Lưu ý 4: Vỗ liên tục 3- 5 phút
Chúng ta tiến hành vỗ liên tục trong vòng 3 – 5 phút ở hai bên phổi. Việc này tạo áp lực đủ để đờm tách khỏi các phế nang và long ra ngoài.
Lưu ý 5: Kích thích phản xạ ho – tống đờm của trẻ
Trong suốt những tháng đầu đời, cơ hô hấp của trẻ còn rất yếu, bé khó có thể ho mạnh hay khạc đờm như người lớn để tống đờm ra ngoài. Vì vậy, sau khi vỗ long đờm, chúng ta cần áp dụng những biện pháp hỗ trợ để tạo lực đẩy đờm ra, nếu không thực hiện bước này, đờm sẽ mãi ứ đọng trong phổi và tình trạng của bé sẽ không được cải thiện. Sau đây là một vài biện pháp giúp tống đờm ra ngoài:
Kích thích phản xạ ho của trẻ
Cách này được thực hiện như sau:
- Đặt bé nằm hoặc bế bé hơi nghiêng sang một bên: mục đích là để bé không bị sặc trong khi tống đờm ra ngoài.
- Dùng ngón tay di chuyển nhẹ nhàng tại điểm trên vị trí hõm ở cổ bé. Mẹ có thể xác định vị trí này bằng cách tự thực hiện lên mình trước, di nhẹ vào vị trí mà tại đó bạn có cảm giác hơi ngứa họng, muốn ho là đúng. Sau đó, hãy thực hành ở trẻ. Lưu ý là bạn nên dùng cả ngón tay thay vì đầu ngón tay để tránh bé bị đau.
Kích thích gốc lưỡi của bé
Trong cách này, bạn cần chuẩn bị gạc rơ lưỡi để kích thích gốc lưỡi của trẻ. Tiếp theo, bạn hãy dũng gạc rơ lưỡi cho sâu vào miệng trẻ (giống như động tác chúng ta móc họng). Trong khi thực hiện, con bạn có thể ho, quấy khóc. Đó là phản ứng hết sức bình thường, giúp cho đờm dãi được đẩy ra dễ dàng hơn.
Nhỏ mũi và hút mũi
Nhỏ mũi: mục đích của việc này là làm ẩm và lỏng đờm nhầy ở mũi, để đẩy các dịch viêm ở mũi ra dễ dàng. Chúng ta sẽ thực hiện như sau: Đặt trẻ nằm hơi nghiêng sang 1 bên, dùng lọ nước muối sinh lý NaCl 0,9%, dùng tích 10 ml, nhỏ từ từ 1- 2 giọt lên cánh mũi trên của bé. Lưu ý lựa chọn lọ nhỏ có đầu tròn, không sắc nhọn để tránh tổn thương niêm mạc mũi của bé. Sau đó để yên trẻ tầm 30s để nước mũi chảy ra.
Hút mũi: việc hút mũi cho bé giúp loại bỏ đờm nhầy của trẻ một cách nhanh chóng, làm thông thoáng đường thở cho bé. Chúng ta cần tiến hành như sau: Với dụng cụ hút mũi cầm tay, mẹ đưa đầu hút vào mũi bé. Sau đó, sử dụng bơm tay để loại bỏ chất nhầy. Khi bơm, mẹ chú ý tốc độ bơm nhẹ nhàng, không quá mạnh quá nhanh, tránh làm trẻ cảm thấy sợ hãi. Với máy hút mũi bằng điện, mẹ chỉ cần đưa đầu mũi và nhấn công tắc, máy sẽ hút sạch chất nhầy cho bé mà không hề gây đau. Tiếp theo, mẹ hãy dùng tăm bông hoặc giấy mềm khô xoắn lại, nhẹ nhàng đưa vào mũi để lau đi đờm đặc, chất nhầy còn xót lại.
Một số lưu ý khi thực hiện nhỏ mũi và hút mũi cho bé là
- Trước hết, cần chọn mua máy hút mũi của những thương hiệu uy tín, sản phẩm đã được cam kết về chất liệu sản xuất, công nghệ hoạt động, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh và không ảnh hưởng tới niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh. Tránh sử dụng những dụng cụ hút mũi có đầu quá nhọn hay góc cạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ.
- Người lớn trước khi thực hiện hút đờm cho trẻ phải đảm bảo vô trùng bằng cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch khử trùng. Sau khi hút đờm xong, cha mẹ cần vệ sinh dụng cụ hút đờm ngay để bảo vệ trẻ khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.
- Thử lực hút của máy trước khi thực hiện hút đờm cho trẻ.
- Không thực hiện hút đờm dãi, dịch mũi quá 2 lần / ngày để tránh tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Nếu sau 3 ngày mà bé không đỡ thì nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa ngay vì có thể bé mắc các bệnh nguy hiểm hơn như viêm phổi, viêm phế quản.
- Nên hút mũi cho trẻ khi trẻ đói hoặc sau khi bú khoảng 2 tiếng. Tuyệt đối không thực hiện hút mũi cho trẻ khi trẻ đang ngủ hoặc quấy khóc, điều này sẽ khiến trẻ dễ bị ngạt rất nguy hiểm.
>> Xem thêm: Nguyên tắc xử trí nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà
7. Một số sai lầm cần tránh trong quá trình vỗ đờm
Cách vỗ long đờm cho trẻ hết sức đơn giản, tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý để tránh những sai lầm sau:
Vỗ thẳng bàn tay lên lưng trẻ
Như đã giải thích ở phần trên, cơ thể bé còn rất non nớt, những lực từ bên ngoài tưởng chừng rất nhỏ cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối đa việc tác động mạnh lên cơ thể bé. Một sai lầm thường mắc phải là mẹ vỗ thẳng bàn tay lên lưng trẻ. Điều này vô tình tạo ra một áp lực lớn lên bé, khiến trẻ bị đau và có thể gây tổn thương tới các cơ quan xung quanh.
Do đó, mẹ cần tránh vỗ thẳng bàn tay lên lưng trẻ, thay vào đó, việc khum bàn tay khi vỗ sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Vỗ long đờm cho bé từ trên xuống dưới
Việc vỗ từ trên xuống dưới vô tình khiến cho đờm đẩy vào sâu hơn. Lúc này, việc vỗ rung đờm trở nên phản tác dụng, khiến tình trạng của bé không thuyên giảm.
Hút đờm cho bé bằng miệng
Nhiều mẹ có thói quen hút đờm cho bé bằng miệng để đường thở của bé được thông thoáng. Tuy nhiên, phương pháp này lợi ít mà hại nhiều, khi mẹ dùng miệng để hút đờm cho bé, điều này đã đưa một lượng lớn vi khuẩn trong miệng của mẹ vào mũi trẻ. Sự xâm nhập của vi khuẩn có thể khiến các bệnh đường hô hấp của bé trở nên nặng hơn.
Thực hiện vỗ rung đờm cho bé khi gặp các bệnh lý sau
- Trẻ viêm khí phế quản khi thực hiện vỗ long đờm có thể kích thích trẻ khóc nhiều hơn, co thắt thanh môn làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp của trẻ.
- Bé chỉ gặp tình trạng ho khan mà không ho có đờm nhầy.
- Trẻ mắc bệnh tim mạch, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi, dị tật đường thở, chấn thương ngực hoặc ung thư phổi.
Áp dụng cách vỗ rung đờm cho bé khi trẻ còn no, vừa ăn xong
Kỹ thuật vỗ rung đờm mang lại hiệu quả trong việc loại bỏ đờm nhầy ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, chúng ta có thể gặp phải những ảnh hưởng xấu nếu áp dụng phương pháp này khi trẻ còn no. Bởi bé được đặt ở tư thế nằm nghiêng, mông bé cao hơn đầu, đồng thời, vỗ rung đờm tạo một áp lực lên thành ngực. Điều này làm gia tăng khả năng nôn trớ và trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ. Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp này là vào buổi sáng, khi bụng trẻ còn rỗng và tiết nhiều đờm nhầy sau một đêm dài.
Sử dụng thuốc ức chế cơn ho
Ho là phản xạ bình thường khi một vật lạ (bụi, lông chó mèo, vi khuẩn…) xâm nhập vào đường thở, nhằm đẩy những vật lạ này ra ngoài trước khi chúng làm hại niêm mạc đường hô hấp. Phản xạ ho còn giúp tống đờm ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ tỏ ra rất lo lắng khi con mình có dấu hiệu ho, vì vậy họ thường nhanh chóng sử dụng thuốc để cắt cơn ho cho con. Điều này đã gián tiếp làm giảm sự hiệu quả khi áp dụng cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh.
Mẹ đeo đồ trang sức (nhẫn, vòng tay) khi thực hiện vỗ rung đờm cho bé
Một sai lầm cần tránh là mẹ vẫn đeo đồ trang sức (nhẫn, vòng tay) khi thực hiện vỗ rung đờm cho bé. Những đồ trang sức này có thể gây vướng víu cho mẹ, đồng thời có khả năng khiến trẻ bị đau.
Rửa mũi cho bé quá nhiều lần trong ngày:
Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý rất có hiệu quả trong việc thông thoáng đường thở cho bé, giúp bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu các mẹ quá lạm dụng cách này thì niêm mạc mũi của trẻ dễ gặp phải tổn thương. Bởi, niêm mạc mũi tiết ra chất nhầy để làm ẩm và bao bọc lấy bụi bẩn, vi khuẩn, tránh cho chúng làm hại niêm mạc và đi sâu hơn vào phổi.
Khi mẹ rửa mũi cho bé quá nhiều, lớp chất nhầy này trở nên mỏng hơn, làm cho niêm mạc mũi dễ bị khô và chịu sự tấn công của vi khuẩn, khi đó, tình trạng của bé trở nên nặng hơn. Vì vậy, mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi đờm và dịch mũi gây bít tắc, khiến bé không thở được bình thường, mỗi ngày chỉ nên rửa 1 – 2 lần vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ để bé ngủ ngon hơn.
Có thể thấy, khi thực hiện vỗ rung đờm cho trẻ, nếu không để ý, mẹ dễ gặp phải những sai lầm khiến cho kỹ thuật này không đạt hiệu quả như mong muốn. Bằng những thông tin mà mình cung cấp, hy vọng các mẹ sẽ không mắc phải các sai lầm trên.
>>Xem thêm: Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh Chuẩn – an toàn tại nhà
8. Nâng cao sức khỏe đường hô hấp cho trẻ tại nhà
Sau đây là những cách nâng cao sức khỏe đường hô hấp tại nhà cho bé:
Nhỏ mũi cho bé 4 – 5 lần / ngày
Mỗi lần bạn chỉ nên nhỏ 1 – 2 giọt ở mỗi bên mũi để mũi bé được làm ẩm, giúp đờm nhầy dễ dàng tống ra ngoài hơn. Lưu ý nên đặt bé nằm nghiêng sang một bên để tránh bị sặc.
Cho trẻ bú nhiều cữ và uống nhiều nước
Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho hầu hết trẻ em là cho bé bú nhiều cữ và uống nhiều nước hơn. Đảm bảo rằng con bạn uống từ 8 đến 10 cốc nước ấm mỗi ngày. Điều này sẽ giúp làm loãng đờm nhầy, giảm tắc nghẽn và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Với những bé còn đang bú mẹ, hãy gia tăng số lần bú trong ngày của bé. Sữa mẹ chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể bé được khỏe mạnh. Trong sữa mẹ còn chứa các kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Máy tạo độ ẩm phun sương
Bạn có thể đặt máy tạo ẩm phun sương trong phòng cho bé để cung cấp thêm độ ẩm cho không khí, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô. Máy tạo ẩm còn có khả năng thanh lọc không khí, bảo vệ đường hô hấp của trẻ luôn được tốt. Máy tạo ẩm sẽ giúp loại bỏ các hạt bụi ᴠà các tạp chất bay lơ lửng trong không khí, làm cho không khí trong phòng luôn trong lành, sạch sẽ, hạn chế tối đa các bệnh về đường hô hấp như ᴄảm cúm, viêm họng, ho hen,…
Sử dụng tinh dầu
Có thể sử dụng nhiều loại tinh dầu khác nhau để làm loãng chất nhầy và giúp bé thở dễ dàng hơn. Em bé không nên ăn những thứ này trừ khi có hướng dẫn cụ thể của chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc chuyên gia thảo dược có trình độ. Cho dầu khuynh diệp hoặc bạc hà vào máy tạo độ ẩm có thể tạo ra hương thơm dịu mát, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi của bé.
Tắm cho bé bằng nước gừng giã hoặc vài giọt tinh dầu tràm
Gừng hay tinh dầu tràm có tính ấm, bảo vệ cơ thể bé tránh khỏi tình trạng nhiễm lạnh, cảm cúm. Bạn cũng có thể massage cho bé bằng tình dầu tràm ở ngực và lòng bàn chân, vừa có tác dụng làm ấm, vừa tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường máu nuôi dưỡng phổi, từ đó sức khỏe đường hô hấp của bé sẽ được cải thiện.
Bổ sung Vitamin C cho bé
Vitamin C có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, đẩy lùi các bệnh cảm cúm hay gặp ở bé. Trong đó, nước ép nam việt quất, cam, chanh có hàm lượng Vitamin C cao.
Sử dụng mật ong cho trẻ
Mật ong không chỉ có đặc tính chống viêm mà còn chống vi khuẩn. sử dụng mật ong giúp xoa dịu tình trạng viêm niêm mạc và giảm thiểu cơn ho. Bên cạnh đó, một vài thìa mật ong trong nước ấm cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm tắc nghẽn đường thở.
Pha muối Epsom vào nước tắm của bé
Muối Epsom trong nước tắm có khả năng làm dịu sự co thắt của các ống phế quản và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Hít hơi muối Epsom cũng giúp làm sạch đường hô hấp.
Sử dụng các thảo dược thiên nhiên
Bạn có thể khắc phục tình trạng nghẹt mũi, ho có đờm của bé bằng các loại siro tự làm từ các thảo dược thiên nhiên như siro hung quế, quất và mật ong… Lưu ý, phương pháp này chỉ nên áp dụng với bé trên 6 tháng tuổi.
Việc nâng cao sức khỏe đường hô hấp là rất quan trọng, điều này giúp bảo vệ bé tránh khỏi sự tác động xấu từ môi trường. Bạn có thể áp dụng các cách như nhỏ mũi thường xuyên cho bé, sử dụng máy tạo ẩm không khí, thêm các chất có tính ẩm như gừng, dầu tràm… khi tắm để bé không bị nhiễm lạnh; bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin C để cơ thể bé được khỏe mạnh, chống lại các bệnh cảm cúm.
9. Kết luận
Vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh là kỹ thuật mà mẹ có thể tự thực hiện cho bé tại nhà. Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ cần đặt bé ở tư thế phù hợp để bé không bị sặc, lưu ý vỗ đúng tại vị trí hai bên phổi của bé, để lực tác dụng không quá mạnh, bạn nên khom bàn tay lại khi vỗ đờm cho bé, cuối cùng bạn nên tiến hành tống đờm cho bé bằng nhiều cách khác nhau như kích thích phản xạ ho, kích thích cuống lưỡi, nhỏ mũi và hút đờm.
Trong suốt quá trình vỗ rung đờm cho bé, mẹ cần tránh các sai lầm thường gặp như vỗ rung đờm khi bé còn no, vỗ theo chiều từ trên xuống dưới hay sử dụng thuốc ức chế ho cho bé… Cách vỗ đờm cho trẻ sơ sinh chỉ là một phương pháp hỗ trợ chứ không thể điều trị bệnh, mẹ cần sử dụng thêm các biện pháp để nâng cao sức khỏe đường hô hấp cho bé như sử dụng máy tạo độ ẩm, bổ sung thêm vitamin C, gia tăng số lần bú cho bé… Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn!
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Xem thêm: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Kỹ thuật chuẩn nhất