Táo bón là tình trạng có thể gặp ở mọi độ tuổi, ngay cả với trẻ nhỏ. Táo bón không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu bố mẹ chủ quan để tình trạng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Vậy táo bón là như thế nào? Những yếu tố liên quan và các bước trị táo bón cho trẻ là gì?
Mục lục
I. Táo bón ở trẻ là gì?
1. Định nghĩa táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Táo bón ở trẻ là như thế nào? Táo bón ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh là tình trạng có thể có bất kỳ hoặc tất cả những biểu hiện sau đây:
- Khó khăn hoặc căng thẳng khi đi cầu.
- Số lần đi cầu ít thường xuyên hơn so với bình thường. Nhìn chung, là số lần đi cầu ít hơn ba lần mỗi tuần.
- Phân có thể rất cứng, hoặc có kích thước khá lớn, hay khối phân được tạo bởi những cục nhỏ và rắn, như phân thỏ hay phân dê.
2. Phân biệt táo bón thực thể và táo bón cơ năng
2.1 Táo bón thực thể
Táo bón thực thể là như thế nào? Táo bón thực thể là tình trạng trẻ bị táo bón do tổn thương bẩm sinh ở đường ruột hoặc hệ thần kinh, khiến việc bài xuất phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Các bệnh lý thường gặp như phình đại tràng bẩm sinh, bán tắc ruột, hẹp đại tràng, bại não, suy giáp…
Đối với những trường hợp trẻ mới sinh đã bị táo bón, táo bón kéo dài, cơ thể kém phát triển. Táo bón kèm một số triệu chứng khác ở đường tiêu hóa thì có thể là do nguyên nhân thực thể.
2.2 Táo bón cơ năng
Táo bón cơ năng là như thế nào? Táo bón cơ năng là tình trạng trẻ không thể đi tiêu hoặc đi tiêu khó khăn nhưng lại không có bất cứ tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa.
Táo bón cơ năng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là do 1 số nguyên nhân như:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh
- Chế độ ăn thiếu chất xơ và không cung cấp đủ nước
- Trẻ hay nhịn đi cầu.
- Trẻ sử dụng kháng sinh ngay từ nhỏ.
Đây được xem là táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sớm có thể gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm như hình thành trĩ, nứt kẽ hậu môn, suy dinh dưỡng, thấp còi…
» Tham khảo: Táo bón cơ năng ở trẻ, mẹ đã phân biệt được chưa?
Táo bón chức năng thường được chia thành 3 loại chính:
- Táo bón có nhu động ruột hoạt động bình thường: Các cơ ruột co bóp và thư giãn không quá nhanh, không quá chậm, nhưng lại khiến trẻ khó khăn đi ra ngoài.
- Táo bón nhu động ruột chậm: Hoạt động của cơ ruột bị chậm so với thông thường. Chất thải được di chuyển chậm trong đường ruột.
- Táo bón do rối loạn khả năng đào thải phân: Trẻ bị táo bón và có cảm giác muốn đi nhưng lại không thể đi được khiến trẻ bị đau.
» Xem thêm: [Tổng quan] Táo bón – Cẩm nang 9 điều cần biết
II. Những yếu tố liên quan đến tình trạng táo bón của trẻ
2.1. Khối lượng phân
Khối lượng phân đủ lớn sẽ tạo áp lực lên niêm mạc đại tràng. Nó giúp tạo phản xạ thần kinh tại chỗ gây co bóp, tống đẩy phân trong ống tiêu hóa.
2.2. Lượng nước trong phân
Nước vừa giúp tăng thể tích khối phân, vừa giúp phân mềm, giảm ma sát sữa khối phân và niêm mạc ruột. Hơn nữa, khối phân mềm giúp quá trình co bóp tống đẩy nhẹ nhàng, thuận tiện, không gây tắc nghẽn, ùn ứ
2.3. Hoạt động của nhu động ruột
Nhu động ruột là các chuyển động cơ học của ống tiêu hóa. Chuyển động này giống như các làn sóng, giúp tống đẩy phân về phía hậu môn. Nhu động ruột được kích thích bởi áp lực tại niêm mạc ruột cũng như các tác động lên thần kinh ruột.
2.4. Chất nhầy bao quanh niêm mạc ruột
Để phân có thể di chuyển dễ dàng trong ống tiêu hóa, cần có 1 lớp chất nhầy bao niêm mạc ruột, tên khoa học là mucin. Chất nhầy này vừa là lớp áo bảo vệ ruột khỏi sự tấn công của những tác động trong ống tiêu hóa. Vừa giảm ma sát, tạo độ trơn trượt dễ dàng cho phân di chuyển qua.
III. Dấu hiệu nhận biết táo bón của trẻ
Các triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nói chung khác nhiều so với người lớn. Chủ yếu bé đều không thể nói cảm giác hiện tại của mình cho ba mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần nhạy hơn đối với những cử chỉ không lời của bé. Từ đó, nhận biết tình trạng táo bón của trẻ một cách kịp thời.
1. Đối với trẻ sơ sinh
Bé có thể không có phân su (phân đầu tiên sau khi bé ra đời). Hoặc không đi đại tiện một vài tuần sau đó. Có thể kèm theo nôn, chướng bụng, sốt. Đây thường là biểu hiện của bệnh lý bẩm sinh như Hirschsprung- không có hệ thần kinh ruột. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay vì đây là bệnh lý có thể gây biến chứng rất nguy hiểm cho bé.
2. Đối với trẻ nhũ nhi (trẻ nhỏ hơn 1 tuổi)
Ở lứa tuổi này, tình trạng táo bón của trẻ có thể do trẻ bú sữa công thức hoặc đang bú sữa mẹ mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé chứ kịp thích nghi. Mẹ có thể bắt gặp các triệu chứng như:
- Phân nhỏ
- Phân cứng, khô
- Bé khó đi ra phân, bé nhăn mặt, rên rỉ hoặc khóc khi ngồi bô
- Số lần đi cầu ít lại.
Tần số đi cầu có thể thay đổi từ bé này sang bé khác. Vì vậy các mẹ đừng so sánh bé với “con nhà người ta”. Hãy so với thời gian trước, khi bé hoạt động bình thường. Nếu em bé của bạn bình thường đều đi tiêu mỗi ngày, nhưng nay đã 2-3 ngày chưa đi. Đó có thể là dấu hiệu của táo bón.
» Tham khảo: Dấu hiệu của trẻ táo bón và cách khắc phục nhanh chóng tại nhà.
3. Đối với bé lớn hơn 1 tuổi
Khi bé lớn hơn, mẹ đã có thể dễ nhận biết những cử chỉ của bé hơn. Bé vẫn có thể có những triệu chứng ở trên. Đồng thời mẹ có thể nhìn thấy một số dấu hiệu khác như:
- Phân lớn bất thường
- Chướng bụng, đầy hơi
- Một số trẻ có thể nói bị đau bụng, hoặc chỉ chỗ đau ở hậu môn cho bố mẹ
- Có dấu máu trên giấy vệ sinh do bị nứt hậu môn
- Đôi khi còn có dấu vết của chất lỏng trong đồ lót do phân bị kẹt lại
- Một số trẻ khi nhịn đi cầu có thể biểu hiện bắt chéo chân. Đồng thời nhảy lên nhảy xuống để ức chế cảm giác đi tiêu.
IV. Các bước cơ bản để trị táo bón cho trẻ em
Để táo bón không còn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ. Cha mẹ nên tuân thủ các bước được tư vấn bởi các chuyên gia dưới đây:
1. Xác định triệu chứng táo bón của trẻ
Cần xác định rõ trẻ có thực sự bị táo bón hay không thông qua các dấu hiệu nhận biết táo bón, táo bón ở trẻ lúc đó là như thế nào. Sau đó, cha mẹ nên loại trừ và xác định nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón để tìm biện pháp khắc phục.
2. Tháo phân, kích thích nhu động ruột
Đối với trẻ bị táo bón, ưu tiên đầu tiên của cha mẹ là giúp bé có thể đi tiêu được trở lại, tránh tình trạng để phân bị ùn tắc quá lâu trong đại tràng, gây những hậu quả xấu hơn.
Vì vậy, sau khi xác định chính xác trẻ bị táo bón thì tiến hành tháo phân. Làm rỗng đại tràng, kích thích đại tràng thải phân bằng cách dùng thảo dược nhuận tràng hoặc massage bụng tăng nhu động ruột.
Massage bụng giúp giảm táo bón
Ngoài ra mẹ có thể áp dụng một số mẹo khác như: Dùng mật ong để bôi trơn hậu môn, ngâm hậu môn của bé trong nước âm để kích thích cơ vòng hậu môn, giúp đẩy phân dễ dàng hơn.
Tuy nhiên nên lưu ý rằng, việc sử dụng nhuận tràng thường gây ra nhiều tác dung phụ, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho bé.
3. Phục hồi chức năng tiêu hóa tự nhiên
Thông thường,95% trẻ thường bị táo bón cơ năng. Nguyên nhân là do những tác nhân bên ngoài tác động lên hệ tiêu hóa của bé. Khi đó, hệ đường ruột non nớt của bé sẽ xuất hiện những biến đổi bất thường. Tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,.. sẽ xuất hiện.
Phục hồi chức năng tiêu hóa tự nhiên chính là bước quan trọng nhất để đẩy lùi táo bón.
Bổ sung dạng chất xơ hòa tan (prebiotic) sẽ làm tăng thể tích và làm mềm phân. Bên cạnh đó, nó còn giúp làm tăng nhu động ruột, tống phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Ngoài ra, chất xơ hòa tan là thức ăn giúp hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển, bổ trợ tốt cho hoạt động phân giải, hấp thụ thức ăn và đào thải chất dư thừa, chất độc trong cơ thể bé.
Lợi khuẩn chính là cư dân quen thuộc của hệ tiêu hóa, chúng chiếm đến 85 % vi khuẩn tại đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn chính là giải pháp giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, đẩy lùi táo bón.
Bifidobacterium là 1 chủng lợi khuẩn đã được kiểm chứng lâm sàng, có hiệu quả vượt trội đối với tình trạng táo bón của trẻ. Việc sử dụng dạng lợi khuẩn sống sẽ cho tác dụng nhanh, toàn diện đối với sức khỏe đường ruột bé.
Mẹ có thể sử dụng Imiale với thành phần Bifidobacterium-BB12, là 1 giải pháp mới cho tình trạng táo bón của bé. Sản phẩm được bào chế dưới dạng nhỏ giọt, rất dễ sử dụng cho bé.
» Xem thêm: Giải pháp toàn diện phục hồi táo bón ở trẻ sau 4 tuần
4. Phòng ngừa, tránh táo bón tái phát
Cuối cùng mẹ nên phòng ngừa để ngăn táo bón ở trẻ quay trở lại bằng cách áp dụng 1 số biện pháp sau đây:
4.1 Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
- Thực đơn của bé cần cân đối các thành phần dinh dưỡng trong đó quan trọng là bổ sung chất xơ, dầu ăn,…
- Hạn chế cho bé ăn đồ ngọt và uống nước ngọt hoặc thực phẩm giàu chất béo để hệ tiêu hóa thực hiện tốt vai trò của mình.
- Cho bé ăn vừa đủ lượng tinh bột, chuối mà có thể thay thế bằng hạt ngũ cốc, yến mạch,…
- Cho bé uống các loại sinh tố trái cây giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin cần thiết,vừa cung cấp đủ nước và chất xơ giúp việc tiêu hóa tốt hơn.
4.2 Thay đổi thói quen đi vệ sinh và chăm sóc tinh thần cho con
- Bố mẹ cần theo dõi và hướng dẫn cho con nếu bé có tư thế khi đi đại tiện không đúng hoặc lười đi vệ sinh mỗi ngày.
- Hướng dẫn cho bé cách đi vệ sinh đúng cách
- Các bé dễ cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng khi bị táo bón. Thế nên bố mẹ cần lưu ý và giải thích cho bé hiểu để không phải xấu hổ hoặc căng thẳng lo sợ.
- Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc tối.
4.3 Tăng cường hoạt động cùng trẻ
Đưa bé ra ngoài tham gia các hoạt động thể thao ngoài trời. Khuyến khích bé thực hiện các động tác đơn giản. Không nên cho bé ngồi, nằm lâu trong nhà, ít vận động.
» Tham khảo: Thông tin sản phẩm Imiale.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline: 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
» Xem thêm: Bí quyết vàng hỗ trợ 100% tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ sau 4 tuần
Nguồn tham khảo