Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ thường lúng túng trong cách nhận biết dấu hiệu tiêu chảy của bé. Khi trẻ bị tiêu chảy thì phải làm sao, có cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay không? Cùng đọc những thông tin sau để tìm câu trả lời nhé.
Mục lục
1. Nhận biết dấu hiệu tiêu chảy của trẻ
1.1. Dấu hiệu phân bình thường của trẻ trong những ngày đầu đời
Tùy vào độ tuổi và chế độ ăn mà phân trẻ sơ sinh thường có nhiều hình dạng & màu sắc khác nhau. Điều này nói lên rằng, không phải phân lỏng lúc nào cũng là dấu hiệu của tiêu chảy.
Do phân của mỗi em bé là khác nhau, nên không có một mẫu phân chuẩn để đánh giá sự ổn định của đường tiêu hóa. Cha mẹ cần theo dõi phân của con mình mỗi ngày để nhận ra sự khác thường. Rất nhiều ông bố bà mẹ viết nhật ký theo sát tình hình cho ăn, đi tiểu, thay tã, đặc điểm phân của trẻ.để nhanh chóng phát hiện sự bất thường sớm nhất từ cơ thể con.
- Phân su là tình trạng phân của trẻ trong những ngày đầu đời. Chúng thường có màu thâm đen hoặc xanh lá cây, dính dính, mùi khá khó chịu. Đây là những chất em bé nuốt vào trong bụng trong quá trình chuyển dạ (dịch tử cung, nước ối, …).
- Phân su chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày đầu đời. Ngay sau đó phân trẻ đặc trưng cho chế độ ăn và cách hệ tiêu hóa xử lý chúng. Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ có một chút khác biệt so vơi phân của trẻ uống sữa công thức. Vì thành phần của hai loại sữa này là khác nhau.
1.2. Sự khác biệt giữa phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ nuôi bằng sữa công thức
Nhiều chị em lần đầu làm mẹ có hơi bất ngờ vì phân của con lỏng,có màu vàng.và lẫn cẫn có hạt, chẳng giống như phân của người lớn. Nhưng đừng hoang mang, phân lỏng là rất bình thường đối với trẻ sơ sinh.
- Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có màu vàng sáng, giống màu của mù tạt hoặc phô mai sữa. Do phụ thuộc chế độ ăn của mẹ & hệ tiêu hóa của con, phân mỗi bé lại có màu riêng biệt khác nhau. Số lần đi ngoài cũng khác nhau. Một số bé đi đại tiện ngay sau khi bú mẹ, nhưng một số lại ít hơn, chỉ vài ngày hoặc vài tuần một lần. Điều này là khá dễ hiểu, sữa mẹ hầu như không có quá nhiều chất thải, hầu hết là các dưỡng chất vô cùng cần thiết cho trẻ sơ sinh.
- Ở nhóm trẻ bú sữa công thức, phân có màu sậm hơn, thường là nâu hoặc vàng nhạt, phân thô và cứng hơn so với trẻ nuôi bằng sữa mẹ. Phân cũng được đánh giá là nặng mùi hơn. Tần suất đại tiện cũng nhiều hơn: vài lần một ngày hoặc vài lần một tuần.
1.3. Dấu hiệu tiêu chảy của trẻ sơ sinh
Việc theo dõi hàng ngày chế độ sinh hoạt & tình trạng phân của trẻ giúp cha mẹ sớm nhận biết được bất thường. Tiêu chảy sẽ có nhiều dấu hiệu khác biệt như:
- Tăng đáng kể tần số đại tiện của trẻ
- Phân rất lỏng hoặc có chất nhầy trong phân, không có độ quánh và dính thường ngày. (Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ phát hiện trong phân của con có máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi hệ tiêu hóa của con bị tổn thương nghiêm trọng.)
- Khối lượng, thể tích phân lớn hơn bình thường.
- Màu sắc phân thay đổi rõ rệt, chuyển sang màu xanh hoặc đen.
- Mùi của phân khá khó chịu, nặng mùi hơn thường ngày
- Một số biểu hiện khác thường kèm theo như: sốt, nôn trớ, quấy khóc, biếng ăn…
➤ Xem thêm :Triệu chứng và phác đồ điều trị chuẩn tiêu chảy cấp ở trẻ em
2. Những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ
2.1. Từ chế độ ăn của mẹ
- Mặc dù nguyên nhân này là hiếm gặp, nhưng chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phân của con (với những em bé bú mẹ đầy đủ), thường xảy ra hiện tượng tiêu chảy tạm thời ở trẻ.
- Một khi phân con có dấu hiệu bất thường, hãy để ý đến những gì mẹ đã ăn trong ngày hôm trước. Nếu một lần nữa bé gặp tình trạng tiêu chảy khi mẹ ăn loại thức ăn đó, cần ngay lập tức loại khỏi chúng khỏi bữa ăn của người mẹ. Thông thường, khi mẹ dùng sữa, sữa đậu nành, lúa mì hoặc đậu phộng con dễ gặp tiêu chảy.
2.2. Sự thay đổi chế độ ăn của bé
Mẹ cần xem lại bất kỳ sự thay đổi nào gần đây trong chế độ ăn của bé. Khi chuyển từ nuôi con bằng sữa mẹ sang dùng sữa công thức, trẻ thường có dấu hiệu tiêu chảy. Hệ tiêu hóa của con lúc này còn non nớt, rất dễ nhạy cảm với những loại thực phẩm mới
Nếu gần đây bạn đã thay đổi chế độ ăn của con và nhận ra dường như chính điều đó làm nguyên nhân của việc tiêu chảy, bạn có thể chọn một số cách như sau:
- Ngừng sử dụng sữa công thức, thay vào đó cho con bú. Chờ một khoảng thời gian nữa khi hệ thống tiêu hóa của trẻ cứng cáp hơn rồi bổ sung sữa bột sau.
- Nếu sữa mẹ không đủ bổ sung cho con, thay vào bổ sung ồ ạt ngay lập tức lượng lớn sữa bột, mẹ có thể duy trì bổ sung lượng vừa phải rồi tăng lên từ từ. Song song với đó vẫn duy trì bổ sung sữa mẹ, cho trẻ một khoảng thời gian thích nghi.
2.3. Dấu hiệu của bệnh lý
- Nếu hai lý do trên không phải nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ, rất có thể con bạn có dấu hiệu bệnh lý. Theo dõi trẻ sát sao hơn để phát hiện các dấu hiệu khác của bệnh.
- Trẻ Sốt kèm theo khò khè, có sổ mũi hoặc nôn là dấu hiệu của bệnh do vi khuẩn hoặc virus tiềm ẩn.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là nguyên nhân quan trọng nhất thường xuyên gây tiêu chảy của trẻ. Khi hệ tiêu hóa mất cân bằng giữa số lượng lợi khuẩn – hại khuẩn, các vi khuẩn có hại có cơ hội nhân lên nhanh chóng. Các vi khuẩn có hại tăng cường tiết các chất độc kích thích niêm mạc. Ruột vì thế co bóp nhanh hơn bình thường, gây tình trạng tăng số lần đi ngoài phân lỏng.
- Cân bằng hệ vi sinh vì thế là cách nhanh và hiệu quả nhất trong trường hợp trẻ tiêu chảy do rối loạn hệ vi sinh đường ruột, nhiễm khuẩn tiêu hóa.
- Khi trẻ vừa sốt vừa tiêu chảy, điều này rất nguy hiểm khi nhanh chóng khiến trẻ mất nước. Nếu con còn quá nhỏ, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ một cách nhanh chóng để được thăm khám.
2.4. Một số lý do khác
Mẹ có thể tham khảo thêm một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy như:
- Thuốc kháng sinh, vitamin hoặc một thực phẩm bổ sung nào đó cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy của trẻ. Các chất này có thể khiến trẻ dị ứng, khiến thay đổi cấu trúc hệ vi sinh trong ruột, hoặc kích thích tăng tần số co bóp nhu động ruột. Đặc biệt hay gặp là tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài. Nếu tình trạng tiêu chảy không ngừng và có xu hướng nặng hơn, mẹ có thể phải ngừng sử dụng thuốc kháng sinh, liên hệ với bác sĩ ngay để nhận lời tư vấn hoặc thay thuốc khác.
- Một nguyên tắc mẹ nhất định phải nhớ: Không bao giờ được bổ sung nước và nước trái cây cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dùng quá nhiều làm loãng máu và gây áp lực lớn lên thận của trẻ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Ngoài ra, chúng cũng có thể thay đổi cấu trúc hoạt động ruột gât tiêu chảy.
- Nguyên nhân khác gây tiêu chảy cũng hay gặp ở trẻ khi mọc răng. Nhiều lập luận cho rằng, tăng nhiệt độ cơ thể cùng với tăng lượng nước bọt tiết ra khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy.
➤ Xem thêm: Tại sao trẻ nhỏ dùng kháng sinh lâu ngày thường dễ bị tiêu chảy
3. Hậu quả nguy hiểm cho bé nếu để tiêu chảy kéo dài:
Mất nước và mất điện giải là hậu quả nghiêm trọng nếu để tiêu chảy kéo dài. Trong đó, sự mất nước xảy ra rất nhanh, chỉ trong vòng 1 hoặc 2 ngày sau khi bắt đầu tiêu chảy. Điều này vô cùng nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Bé có thể hạ huyết áp, suy mạch, hôn mê, co giật nếu để mất nước nặng.
Mẹ cần liên hệ với bác sĩ nếu con có các dấu hiệu:
- Đi tiểu ít hơn bình thường (tã ít khi ướt)
- Khóc nhiều mà không có nước mắt, hay cáu kỉnh, nhiều hành động kỳ lạ
- Khô miệng
- Ngủ nhiều, hôn mê, phản xạ chậm chạp
- Da không đàn hồi, xanh xao
- Sốt trên 38,5oC
- Nôn chớ nhiều
- Phân có nhiều máu (đỏ, trắng hoặc đen)
4. Mẹ cần làm gì khi con bị tiêu chảy?
4.1. Điều chỉnh lại chế độ ăn của mẹ
- Mẹ cần theo dõi chế độ ăn của mình. Nếu mẹ thay đổi chế độ ăn và hiện tượng tiêu chảy của con giảm hẳn, mẹ cần loại trừ những đồ ăn đó. .
4.2. Xem xét lại chế độ ăn của con
- Nên cho con bú mẹ hoàn toàn. Trong một số trường hợp không có sữa mẹ, cần tìm một loại sữa bột thực sự phù hợp cho bé. Có thể thay bằng sữa không đậu nành. Hoặc sữa không chứa protein lạ như trong sữa bò, …
4.3. Không để bé gặp tình trạng mất nước nghiêm trọng
- Tăng cung cấp sữa cho con khi bị tiêu chảy, tránh để mất nước nghiêm trọng. Theo dõi sát tình trạng của con nếu có triệu chứng mất nước nguy hiểm.
- Do khi mắc tiêu chảy, trẻ thường không muốn bú, hoặc bú không quá nhiều. Bú xong thường nôn, trớ. Bố mẹ cần bình tĩnh, không bắt bé bú quá nhiều một lần. Chia nhỏ số lần bú của trẻ, bổ sung thường xuyên tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của con.
- Tuyệt đối nhớ rằng dù con có mất nước như thế nào cũng không bổ sung nước, nước hoa quả cho con. Vì nguy cơ cao gây rối loạn điện giải, huyết áp, …
➤ Xem thêm : Sai lầm cần tránh khi xử lý tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
4.4. Theo dõi chặt chẽ tình hình của con
- Tiêu chảy có thể gây mất nước khá nhanh. Nếu tiêu chảy kéo dài suốt 24 giờ mẹ nên cân nhắc đưa bé đi gặp bác sĩ ngay. Biểu hiện như: tã khô quá lâu trong 6 giờ liên tiếp. Hoặc con khóc nhiều nhưng không có nước mắt. Đây là dấu hiệu rõ ràng báo hiệu tình trạng mất nước của con.
4.5. Bổ sung lợi khuẩn cho con
- Bác sĩ có thể gợi ý mẹ bổ sung một loại men vi sinh phù hợp cho con khi bé gặp tiêu chảy. Men vi sinh nhanh chóng điều hòa hoạt động đường ruột, giảm độc tố gây kích ứng đường ruột của con. Bổ sung lợi khuẩn (men vi sinh) là cách an toàn & tốt nhất. Giúp trẻ mau chóng lấy lại cân bằng hoạt động chức năng tiêu hóa.khi nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc giảm số lượng vi khuẩn có lợi.
4.6. Tránh đau cho trẻ
Tiêu chảy kéo dài gây đau nhức và khó chịu mông và hậu môn trẻ. Mẹ cần giảm đau rát cho con bằng một số biện pháp như:
- Bôi kem dưỡng ẩm lên hậu môn và vùng lân cận, chống hăm tã.
- Giữ hậu môn bé sạch sẽ và khô ráo. Nhanh chóng loại bỏ tã và lau sạch và nhẹ nhàng vùng mông và hậu môn, tránh kỳ mạnh gây đau rát, đỏ ửng của trẻ. Da càng sạch sẽ, càng ít nguy cơ kích ứng.
- Nếu quá đỏ và hăm tã, mẹ có thể tháo tã và cho con nằm trên một chiếc chăn không có tã. Không khí sạch, sự thoáng mát có thể giảm sự hăm tã của con. Tránh lau hậu môn của con quá nhiều lần.
- Đưa trẻ đến viện nếu có phát ban bộ phận sinh dục, có nhiều nếp gấp da vùng đùi vì có thể đây là dấu hiệu của phát ban tã men. Loại phát ban này rất đỏ, sưng và lan ra các vùng khác.
- Không sử dụng chất tẩy rửa bừa bãi lên da trẻ. Nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ hoặc nước ấm để lau cho trẻ.
- Chuyển sang khăn lau trẻ em không có hóa chất, mềm mại trong thời gian bị tiêu chảy.
5. Cải thiện tình trạng tiêu chảy nhờ lợi khuẩn Imiale
Imiale là lợi khuẩn nhỏ giọt số 1 dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Đan Mạch. Imiale bổ sung 1 tỷ CFU lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 cho trẻ mỗi ngày (chủng chiếm tới 90% lợi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).
Imiale nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng hại khuẩn. Đây là giải pháp hiệu quả đối với những bé mắc tiêu chảy. Theo số liệu nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học đã chỉ ra BB-12 giảm 93 % tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ. Giảm 70% tiêu chảy do sử dụng kháng sinh kéo dài.
Imiale là sản phẩm độc quyền tại Việt Nam chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12. Trong suốt hơn 35 năm lưu hành tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ,.các bà mẹ đặc biệt tin dùng Imiale để hỗ trợ phòng và giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Imiale là lợi khuẩn Bifidobacterium có nhiều bằng chứng khoa học nhất. Với 307 nghiên cứu khoa học, 180 nghiên cứu lâm sàng. Là sản phẩm an toàn và uy tín được công nhận bởi rất nhiều tổ chức Y tế trên thế giới. Có thể kể đến như: FDA (Mỹ), EFSA (Châu Âu), ISO 22000:2005, …
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ cần được phân biệt rõ ràng với phân lỏng sinh lý. Cần có chế độ theo dõi sát sao mỗi ngày để nhận biết kịp thời sự thay đổi kiểu phân của trẻ. Đặc biệt cần xử trí nhanh khi trẻ bị tiêu chảy, tránh tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Đồng thời bổ sung lợi khuẩn tránh hiện tượng loạn khuẩn ruột gây vòng xoắn bệnh lý cho trẻ.
Lợi khuẩn Imiale là sản phẩm an toàn, chất lượng có nguồn gốc từ Đan Mạch. Là sự lựa chọn đáng tin cậy cho mẹ khi con mắc triệu chứng tiêu chảy do bất kể nguyên nhân nào. Tìm hiểu thêm sản phẩm Imiale tại đây.