Tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ nhỏ với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, tình trạng bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc luôn là nỗi lo của bố mẹ. Vây phải làm gì khi gặp tình trạng này? Hãy đọc bài viết sau đây, Imiale sẽ giúp bố mẹ tìm câu trả lời.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc
Trẻ quấy khóc đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
1.1. Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nguyên nhân sinh lý
Trẻ bị đói: Trẻ nhỏ thường có các cữ ăn ngắn, kích thước dạ dày bé nên trẻ hay bị đói về đêm. Khi bị đói, trẻ quấy khóc, không chịu ngủ và thường có biểu hiện cho tay vào miệng, tém môi.
Tã của bé hăm bẩn: Tã bẩn, ướt sẽ làm bé cảm thấy khó chịu, từ đó quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Trẻ mọc răng sữa: Khi mọc răng sữa, lợi của bé bị sưng, đỏ và đau, dẫn đến trẻ khó chịu, mệt mỏi và quấy khóc. Trẻ thường quấy khóc về đêm và ngủ không ngon giấc trong quá trình mọc răng.
Không gian ngủ không thích hợp:
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với không gian ngủ và dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Âm thanh to, ồn ào hoặc ánh đèn quá sáng sẽ làm trẻ giật mình vào ban đêm, từ đó quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ.
1.2. Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nguyên nhân bệnh lý
Trẻ bị ốm
Trong những năm đầu đời, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ rất dễ bị sốt, ốm vặt. Các triệu chứng làm trẻ mệt mỏi, khó chịu dẫn đến quấy khóc, đêm ngủ không sâu giấc.
Trẻ mắc hội chứng Colic
Hội chứng Colic (khóc dạ đề) là hiện tượng quấy khóc nhiều giờ và dữ dội ở trẻ sơ sinh. Trẻ gặp hội chứng Colic thường quấy khóc liên tục trên 3 giờ, khóc ít nhất 3 ngày/tuần và khóc hơn 3 tuần/tháng.
Tuy rằng trẻ có thể tự khỏi sau khoảng 3 tháng tuổi, nhưng hội chứng Colic có thể làm trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ sẽ thường khóc vào buổi tối và gặp tình trạng quấy khóc ban đêm, ngủ không ngon giấc.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa, sức đề kháng chưa phát triển bình thường như người trưởng thành. Trẻ rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, dị ứng thức ăn. Khi bị đau bụng, khó chịu thì trẻ sẽ mệt mỏi và quấy khóc, ngủ không sâu giấc.
Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng
Theo các nhà khoa học, trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng có thể dẫn đến quấy khóc đêm. Cụ thể:
- Trẻ thiếu vitamin D3: vitamin D3 có vai trò phát triển xương, răng và duy trì chất lượng giấc ngủ ở trẻ. Trẻ thiếu vitamin D3 sẽ bị rối loạn giấc ngủ, dễ bị giật mình, từ đó quấy khóc về đêm.
- Trẻ thiếu kẽm: kẽm có vai trò quan trọng trong phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Khi thiếu hụt kẽm, trẻ thường khó ngủ, quấy khóc về đêm và chậm lớn.
2. Hậu quả khi bé quấy khóc ngủ không sâu giấc
Quấy khóc có thể do nguyên nhân sinh lý và là vấn đề thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ quấy khóc đêm nhiều, thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của bé và mẹ.
2.1. Ảnh hưởng đến bé
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ ngủ không sâu giấc vào ban đêm có thể chậm lớn, nhẹ cân, chậm phát triển chiều cao, trí não hơn bình thường.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, việc quấy khóc nhiều có thể ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách của trẻ. Trẻ thường dễ bực bội và dễ căng thẳng hơn các trẻ khác.
2.2. Ảnh hưởng đến mẹ
Trẻ quấy khóc đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần của mẹ. Mẹ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể làm thiếu sữa, mất sữa. Tiếng khóc đêm của con kết hợp với sự lo lắng của mẹ sẽ dẫn tới tinh thần căng thẳng, hoang mang.
3. Mẹo dân gian dỗ trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc hiệu quả
Theo quan niệm dân gian, trẻ quấy khóc có thể do trẻ gặp phải vía dữ và bị phải vía của ai đó. Khi đốt vía trẻ sẽ ăn ngoan, ngủ ngoan như bình thường. Một số cách đốt vía theo quan niệm dân gian như sau:
- Treo một chùm tỏi ở đầu giường trẻ nằm:
Theo quan niệm dân gian, tỏi có tác dụng mạnh để xua đuổi tà ma, tà khí dữ. Đốt vía cho trẻ bằng tỏi là cách làm phổ biến nhất.
- Đặt cành dâu tằm trước cửa phòng của bé:
Theo một số nhà phong thủy, dâu tằm phát ra nguồn âm khí khiến cho ma quỷ, tà dữ rất sợ dâu tằm. Khi bé quấy khóc đêm, bố mẹ có thể ngắt một cành dâu tằm đặt ở trước ở cửa phòng bé để đốt vía. - Đặt dao, kéo ở đầu giường của bé:
Theo dân gian, dao kéo được đặt ở đầu giường giúp trẻ quấy khóc đêm ngủ ngon giấc. Ngoài trẻ nhỏ, cách làm này cũng khá hữu hiệu đối với người lớn yếu bóng vía, khó ngủ và cảm thấy bất an.
Bố mẹ có thể tham khảo các mẹo trên để dỗ trẻ quấy khóc đêm. Tuy nhiên, mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc không nên lạm dụng quá nhiều. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp này. Bố mẹ cần tham khảo và vận dụng các giải pháp xử trí khoa học khi trẻ quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc.
4. Giải pháp xử lý khi trẻ quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc
Một đêm ngủ ngon của con chính là niềm mong ước của nhiều bố mẹ. Bố mẹ có thể áp dụng các giải pháp xử trí sau để giúp con ngủ ngoan, không quấy khóc.
4.1. Tạo không gian ngủ thích hợp
Bé cần ngủ trong không gian yên tĩnh, thoải mái, phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ cần lưu ý tránh những yếu tố môi trường dễ làm trẻ quấy khóc đêm như ánh sáng, tiếng nói chuyện to, tiếng tivi,…
4.2. Tạo cảm giác an toàn
Bé sẽ ngủ ngon khi cảm nhận được cảm giác an toàn, êm ái như trong bụng mẹ. Do đó, mẹ nên ôm ấp bé khi bé quấy khóc đêm hoặc quấn kén khi bé ngủ. Quấn kén giúp bé hạn chế bị giật mình trong lúc ngủ và tạo cảm giác ấm áp.
4.3. Xây dựng đồng hồ sinh học hợp lý
Bố mẹ hãy tạo cho con một đồng hồ sinh học hợp lý, khoa học. Khi thời gian ăn, ngủ, vui chơi của trẻ được cân bằng, các hoạt động của con được tuân theo một quy luật nhất quán, trẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ vào ban đêm hơn.
4.4. Chú ý về quần áo, tã lót cho con
Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thoáng, không quá chật và phù hợp với thời tiết. Nếu tã trẻ đầy, mẹ cũng kiểm tra và thay cho con để con ngủ sâu giấc.
4.5. Bổ sung lợi khuẩn thích hợp
Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc ở những tháng đầu đời rất có thể do bé mắc hội chứng Colic (khóc dạ đề). Dù chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, nhưng theo các nhà khoa học, có tới 90% trẻ khóc dạ đề bị thiếu hụt lợi khuẩn, phần lớn là Bifidobacterium. Do vậy, bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium là giải pháp mới cho bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc.
5. Lưu ý khi bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc
Bố mẹ cần quan tâm, lưu ý những điểm sau khi có con quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc:
Bố mẹ cần giữ tâm lý bình tĩnh, không hoang mang
Quấy khóc có thể là một vấn đề bình thường để cơ thể trẻ thích nghi với môi trường xung quanh. Tiếng khóc cũng có thể nói lên nhu cầu của trẻ như đói, khát, cần thay bỉm. Do đó, bố mẹ không nên quá lo lắng, sốt ruột. Chỉ khi giữ được tâm lý bình tĩnh thì bố mẹ mới có thể tìm được nguyên nhân tại sao con quấy khóc, ngủ không ngon, từ đó có giải pháp hiệu quả.
Đến gặp bác sĩ khi nào?
Bố mẹ nên đưa con đến các trung tâm y tế khám bệnh khi:
- Con sút cân, chán ăn kéo dài
- Con quấy khóc kéo dài không dừng
- Các biện pháp đã áp dụng không có hiệu quả
- Sức khỏe của con có những biểu hiện bất thường như khó thở, tiêu chảy
Bé quấy khóc đêm ngủ không sâu giấc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bố mẹ nên bình tĩnh, tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn giải pháp xử trí phù hợp khi trẻ quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc. Khi giấc ngủ được cải thiện, bé ăn ngoan, ngủ ngoan thì bé sẽ có sức khỏe tốt và phát triển bình thường.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.