Bé bị sốt không rõ nguyên nhân rất dễ gặp và đặc biệt, bé sốt cao dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như co giật. Do đó, cha mẹ cần xác định được bé có sốt không, hạ sốt cho bé và theo dõi bé thường xuyên. Bài viết sau sẽ chia sẻ 10 điều cha mẹ phải biết khi bé bị sốt.
Mục lục
- 1. Khi nào bé sơ sinh được coi là sốt?
- 2. Nguyên nhân gây sốt ở bé sơ sinh
- 3. Phân loại sốt ở bé
- 4. Các tác động đến cơ thể khi bé bị sốt
- 5. Khi nào bé sốt nguy hiểm cần đến viện gấp?
- 6. Các bước cần thực hiện khi bé sốt?
- 7. Các nhóm thuốc hạ sốt cho bé
- 8. Cách dùng thuốc hạ sốt an toàn cho bé
- 9. Chăm sóc khi bé sốt lâu ngày
- 10. Cách nâng cao đề kháng, giảm nguy cơ sốt cho bé
1. Khi nào bé sơ sinh được coi là sốt?
Thân nhiệt đo được của bé có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố như:
- Thân nhiệt đo được ở nách thường thấp hơn ở hậu môn 0,5°C.
- Trong ngày, nhiệt độ bé buổi sáng thường giảm 0,5°C và buổi chiều tối thường tăng 0,5°C
- Thân nhiệt bé có thể tăng 1-1,5 độ trong các trường hợp: mặc quá nhiều quần áo, thời tiết quá nóng hay tắm nóng…
Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý thời điểm và vị trí đo thân nhiệt để xác định bé có sốt không.
Cách đo thân nhiệt bé chính xác nhất:
- Đo khi bé mặc quần áo không quá mỏng hay quá dày, nhiệt độ phòng không quá cao.
- Mẹ nên chọn thời điểm bé đang bú hay lúc bé không quấy khóc để đo nhiệt độ dễ hơn.
- Cặp nhiệt kế ở nách bé trong khoảng 5 phút.
Mẹ nên dùng nhiệt kế điện tử thay cho nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế thuỷ ngân làm từ thuỷ tinh dễ rơi vỡ, dễ gây ngộ độc thuỷ ngân cho cả mẹ lẫn bé.
Mẹ chú ý: khi bé bị sốt tay chân lạnh là dấu hiệu của thân nhiệt đang tăng cao. Lúc này, mẹ cần theo dõi thay đổi thân nhiệt nhanh chóng của bé để tránh các biến chứng có thể xảy ra khi bé bị sốt.
» Xem thêm: Nhiệt độ trẻ sơ sinh: Nhận biết, theo dõi, xử trí đúng cách
2. Nguyên nhân gây sốt ở bé sơ sinh
Bé sơ sinh có thể sốt bởi 3 nguyên nhân thường gặp sau:
2.1 Bệnh nhiễm trùng:
- Nhiễm khuẩn tai mũi họng, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh.
- Nhiễm virus: cảm cúm, viêm não – màng não, quai bị, thuỷ đậu, tay chân miệng… dễ khiến bé bị sốt phát ban.
2.2 Trúng nóng, trúng nắng:
Trong trường hợp mẹ cho bé phơi nắng quá lâu.
2.3 Bé dị ứng với thời tiết, tiêm chủng, truyền dịch…
2.4. Ngoài ra, sốt mọc răng cũng là nguyên nhân phổ biến ở bé đang độ tuổi từ 4 tháng đến 6 tuổi.
3. Phân loại sốt ở bé
Sốt được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, 2 cách phân loại sốt phổ biến nhất như sau:
3.1. Phân loại theo mức độ sốt
Sốt có 4 mức độ:
3.2. Phân loại theo kiểu sốt
Có 4 kiểu sốt chính:
- Sốt liên tục: em bé bị sốt cao liên tục, nhiệt độ cơ thể bé dao động không đáng kể (thường gặp khi bé bị sốt siêu vi).
- Sốt dao động: nhiệt độ bé dao động lên xuống thất thường (gặp trong nhiễm trùng mủ sâu).
- Sốt cách nhật: cách một ngày, sốt một cơn (trong sốt rét).
- Sốt hồi quy: bé sốt đi sốt lại, xen kẽ với các đợt hạ sốt (gặp trong nhiễm xoắn khuẩn).
Cha mẹ cần lưu ý một số kiểu sốt bén để theo dõi bé và đưa bé đến bệnh viện ngay khi nhận thấy một trong những kiểu sốt bén.
4. Các tác động đến cơ thể khi bé bị sốt
Bé bị sốt không rõ nguyên nhân sẽ gây một số tác động xấu đến cơ thể như:
- Mất nước và điện giải: qua mồ hôi, hơi thở hay nôn trớ… khi sốt.
- Mất năng lượng: khi sốt, bé thường mệt mỏi và chán ăn, mất năng lượng và không muốn hoạt động.
- Rối loạn chuyển hoá, dễ nhiễm toan cơ thể.
- Gây co giật do sốt cao.
5. Khi nào bé sốt nguy hiểm cần đến viện gấp?
Bé bị sốt nguy hiểm cần đến viện gấp khi bé xuất hiện một trong những triệu chứng như:
- Em bé bị sốt liên tục trong 48 giờ không đỡ, dù đã uống thuốc hạ sốt hay sốt cao bén 39°C.
- Bé bị sốt đi sốt lại, cứ cách 1 ngày xuất hiện 1 cơn sốt.
- Bé thở nhanh, thở khó khăn.
- Quấy khóc, bứt rứt khó ngủ.
- Nôn nhiều.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
- Bé giật mình, co giật, hôn mê.
6. Các bước cần thực hiện khi bé sốt?
Bé bị sốt phải làm sao? Đầu tiên, mẹ tuyệt đối không vội vàng cho bé dùng thuốc (kháng sinh hay hạ sốt), mà phải thực hiện đúng và đủ các bước sau:
6.1. Hạ thân nhiệt cho bé
- Khi bé bị sốt, mẹ nên nới rộng quần áo cho bé, lựa chọn chất liệu quần áo thoáng mát và thấm hút mồ hôi như cotton. Mẹ chú ý không cho bé mặc quá dày hay quá mỏng so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
- Mẹ cho bé nằm ở nơi thoáng mát. Đặc biệt tránh gió lạnh hay gió thẳng vào mặt và ngực bởi nguy cơ cảm lạnh, viêm phổi… cho bé.
- Đối với bé sốt < 38,5°C, mẹ lau bé bằng nước ấm theo các bước sau:
Bước 1: Pha nước với tỷ lệ 2 lạnh – 1 ấm. Mẹ nên căn chỉnh độ ấm vừa phải với thân nhiệt của bé, có thể dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước. Nước nên ấm hơn người bé 2-3°C.
Bước 2: Dùng khăn bông thấm lượng nước ấm vừa đủ, lau toàn thân hay một vài vùng nóng cho bé.
Có thể dùng khăn đã thấm nước chườm lên trán bé. Chú ý không không chườm lạnh cho bé, tránh viêm phổi.
6.2. Bổ sung đủ nước, điện giải và dinh dưỡng cho bé
Mẹ không biết bé bị sốt nên ăn gì? Khi bé bị sốt, bé dễ bị mất nước và điện giải, kém ăn nên mẹ cần:
- Khuyến khích bé uống nước, sữa theo nhu cầu. Trường hợp bé đang bú sữa mẹ, mẹ tăng số lần cho bé bú để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
- Bổ sung dinh dưỡng cho bé, khuyến khích bé ăn bữa phụ và nhiều hoa quả.
6.3. Theo dõi bé thường xuyên
- Mẹ đo nhiệt độ cho bé 1 giờ/ lần để theo dõi thân nhiệt bé bất thường không. Bé sốt cao bén 39°C cần đến bệnh viện ngay.
- Kiểm tra nhịp thở của bé thường xuyên.
- Không để bé ở một mình khi sốt.
7. Các nhóm thuốc hạ sốt cho bé
- Thuốc hạ sốt thường dùng và an toàn nhất cho bé là paracetamol.
Mẹ có thể cho bé uống paracetamol hay sử dụng thuốc dạng đặt hậu môn đối với bé quấy khóc, không chịu uống thuốc.
Liều dùng: 15mg/ kg/ lần, cách nhau 4-6 tiếng trong 1 lần đưa liều, tối đa ngày 4 lần/ ngày. Liều tối đa mỗi ngày cho bé: không quá 60 mg/ kg.
- Ibuprofen:
Hạ sốt mạnh và kéo dài thời gian hơn paracetamol. Tuy nhiên, ibuprofen có nhiều tác dụng không mong muốn như viêm loét dạ dày, xuất huyết…
- Không sử dụng ibuprofen cho bé dưới 6 tháng tuổi.
- Kết hợp sử dụng với paracetamol khi bé đáp ứng không tốt với paracetamol đơn lẻ (Phải được sự đồng ý của các bác sĩ nhi khoa)
- Ibuprofen thay thế paracetamol trong trường hợp bé mẫn cảm với paracetamol.
- Không dùng ibuprofen cho bé hen suyễn, sốt xuất huyết, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch hay suy gan thận.
8. Cách dùng thuốc hạ sốt an toàn cho bé
- Chỉ sử dụng khi bé sốt bén 38,5°C và chườm nóng không có tác dụng.
- Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt cho bé dưới 3 tháng tuổi khi có chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều khuyến cáo và đúng khoảng cách đưa thuốc vào cơ thể, tránh quá liều.
- Sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro, gói bột nhiều mùi vị để bé dễ uống. Trường hợp bé quấy khóc không chịu uống thuốc và nôn, mẹ có thể sử dụng thuốc dạng viên đặt hậu môn cho bé.
» Xem thêm: Bé sốt cao liên tục không hạ: 6 điều cần làm ngay
9. Chăm sóc khi bé sốt lâu ngày
Khi em bé bị sốt lâu ngày, mẹ thực hiện đúng và đủ các bước:
- Hạ sốt cho bé.
- Bù nước, điện giải và dinh dưỡng.
- Theo dõi bé thường xuyên.
Đặc biệt, bé sốt lâu ngày thường chán ăn và mất nước, điện giải. Và mẹ không biết bé bị sốt nên ăn gì? Mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng sữa công thức hay sữa mẹ, nước hoa quả, cháo loãng, những thức ăn mềm mà bé thích ăn…
10. Cách nâng cao đề kháng, giảm nguy cơ sốt cho bé
Một số biện pháp nâng cao đề kháng và giảm nguy cơ sốt cho bé:
- Khi em bé bị sốt và đang giai đoạn bú mẹ, mẹ cần tăng số lần cho bú trong ngày. Đồng thời, mẹ cần bổ sung các dưỡng chất và vitamin từ hoa quả để sữa mẹ đủ chất cho bé.
- Bé không còn bú sữa mẹ hay mẹ thiếu sữa cho con bú cần được bổ sung dưỡng chất từ sữa công thức và vitamin từ nước ép hoa quả.
- Hệ miễn dịch của bé thường yếu, cho nên cha mẹ tránh đưa bé đến nơi công cộng trong thời điểm có dịch bệnh. Tốt nhất khi ra ngoài, mẹ cần đeo khẩu trang cho bé.
» Xem thêm: 5+ Giải pháp nâng cao đề kháng cho trẻ hay ốm vặt
Trên đây là 10 điều cha mẹ cần biết khi em bé bị sốt. Bé bị sốt không rõ nguyên nhân rất phổ biến, là phản ứng tốt của cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Cho nên, mẹ không cần quá lo lắng và thực hiện đúng, đủ các bước chăm sóc bé. Đồng thời, chú ý theo dõi tình trạng của bé thường xuyên và đưa bé đến bệnh viện khi cần thiết. Hy vọng bài viết bổ ích trong quá trình chăm sóc bé của cha mẹ!
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: