Đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh là tình trạng rối loạn tiêu hóa khá phổ biến, với triệu chứng điển hình là đi ngoài phân nhầy, lợn cợn hạt, có mùi chua… Phân sống tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, trẻ đi ngoài phân sống cần được xử trí sớm và đúng cách. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu giải pháp cải thiện tình trạng này.
Mục lục
- 1. Nhận biết đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- 2. Vì sao rối loạn tiêu hóa, phân sống ở trẻ sơ sinh thường dai dẳng – khó dứt điểm?
- 3. Phân sống ở trẻ sơ sinh kéo dài có nguy hiểm không?
- 4. Bật mí cách chấm dứt vòng luẩn quẩn do đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh
- 5. Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhờ lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12
1. Nhận biết đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa non nớt, thường xuyên gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa khác nhau. Bằng cách quan sát phân trẻ, mẹ có thể dễ dàng phát hiện tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống.
1.1. Phân sống ở trẻ sơ sinh (đi cầu phân sống) là gì?
Phân sống ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ không tiêu hóa triệt để thức ăn, ăn gì đi ngoài ra cái đó. Khi xét nghiệm, trong phân của trẻ có thể còn nguyên chất đạm, tinh bột hay lipid chưa tiêu hóa hết.
Trẻ đi phân sống thường có biểu hiện đầy chướng bụng, ậm ạch, hay quấy khóc. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm khẩn cấp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ, nhưng nếu kéo dài lại gây giảm hấp thu dưỡng chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mỗi khi thay tã, bỉm cho con, mẹ cần để quan sát màu sắc, hình thái và cấu trúc phân để nhận biết sớm trẻ đi ngoài phân sống và có biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹ tham khảo: 4 dấu hiệu nhận biết trẻ đi ngoài phân sống.
1.2. Hình ảnh phân sống ở trẻ sơ sinh (đi cầu phân sống)
Khi đi ngoài phân sống, phân của trẻ có một số biểu hiện rất đặc trưng:
- Phân có nhiều nhầy
- Lợn cợn các hạt trắng, xám (chính là thức ăn chưa được tiêu hóa triệt để).
- Phân mùi hơi chua chua, đôi khi có nhầy, sủi bọt: do thức ăn chưa tiêu hóa bị lên men bởi vi khuẩn yếm khí.
- Màu phân khác hơn so với mọi ngày. Phân chuyển sậm màu hơn, hoặc đôi lúc có màu xanh nhẹ.
- Phân có thể dính chút máu tươi do tổn thương niêm mạc vùng hậu môn.
2. Vì sao rối loạn tiêu hóa, phân sống ở trẻ sơ sinh thường dai dẳng – khó dứt điểm?
Phân sống ở trẻ sơ sinh dễ tái đi tái lại do các nguyên nhân sau:
Loạn khuẩn ruột, trẻ đi ngoài phân sống tái đi tái lại
Hệ khuẩn chí tại đại tràng quyết định phần lớn đến hình thái phân của trẻ sơ sinh. Khi hệ vi sinh mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn phát triển. Hại khuẩn gây rối loạn hoạt động chức năng hệ tiêu hóa. Vòng xoắn này cứ tiếp diễn, gây tái phát đi ngoài phân sống ở trẻ.
- Vi khuẩn gây bệnh tại đại tràng lên men yếm khí thức ăn khó tiêu, tạo nhiều khí hơi.
- Trẻ có biểu hiện đầy hơi chướng bụng, ấm ách, khó tiêu.
- Lâu ngày, trẻ dễ thiếu chất, còi cọc và chậm lớn.
- Để kéo dài, trẻ có thể suy dinh dưỡng, tổn thương nghiêm trọng cấu trúc chức năng của đại tràng
- Bệnh lý chuyển sang mạn tính.
Nếu không thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột sớm, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ tái phát nhiều lần.
>>> Xem thêm: Cách xử lý loạn khuẩn ruột dai dẳng ở trẻ
Trẻ đi phân sống do thiếu hụt enzym tiêu hóa
Bên cạnh đó, nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống (bé đi ngoài phân sống) còn do thiếu enzym phân cắt thức ăn, điển hình là:
- Lactase: Trẻ thiếu lactase sẽ không dung nạp đường lactose trong sữa. Khi đó, phân trẻ thường có mùi chua.
- Protease: Thiếu protease phân cắt protein, trẻ sẽ không hấp thụ được đạm trong sữa, thức ăn và phân trẻ thường có mùi thối, khẳm, đầy hơi.
- Lipase: Thiếu lipase, trẻ không hấp thu được chất béo. Phân trẻ có nhiều hạt mỡ, nhầy.
Loạn khuẩn ruột ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiết các enzym tiêu hóa cần thiết cho cơ thể.
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài phân sống, phân trẻ có nhiều nhầy được tống ra từ lòng ống tiêu hóa. Đây là nguyên nhân dẫn đến thiếu chất nhầy trong ống tiêu hóa, làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc ruột. Từ đó, niêm mạc ruột càng dễ bị kích thích và tổn thương, khiến tình trạng loạn khuẩn càng nặng nề hơn. Tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh cứ như vậy tái đi tái lại nhiều lần.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho trẻ đi ngoài phân sống
3. Phân sống ở trẻ sơ sinh kéo dài có nguy hiểm không?
Đi ngoài phân sống ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Những ngày đầu, trẻ có biểu hiện đầy bụng, chướng bụng nên lười bú, bỏ bú khiến cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, nếu trẻ đi ngoài phân sống, phân lợn cợn hoặc sệt, đi ngoài dưới 3 lần/ngày thì không đáng lo. Mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý, bổ sung dinh dưỡng cho bé, tình trạng này sẽ tự cải thiện.
Nhưng cũng không vì vậy mà mẹ chủ quan. Bởi lẽ, đi ngoài phân sống nếu không được phát hiện và kéo dài có thể dẫn đến một số hậu quả:
- Rối loạn tiêu hóa nặng: Hại khuẩn phát triển gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống nặng hơn, có thể kèm theo tiêu chảy, táo bón.
- Tổn thương đường ruột: Hại khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây tổn thương và viêm nhiễm đường ruột.
- Trẻ suy dinh dưỡng: Loạn khuẩn ruột dẫn đến niêm mạc ruột tổn thương và giảm khả năng hấp thu. Trẻ kém hấp thu có biểu hiện chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng.
- Giảm đề kháng: Niêm mạc ruột tổn thương cũng giảm khả năng sinh kháng thể, là nguyên nhân gây suy giảm đề kháng ở trẻ đi ngoài phân sống.
Xem thêm: Phân sống ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
4. Bật mí cách chấm dứt vòng luẩn quẩn do đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh
4.1. Bổ sung lợi khuẩn – Thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Để chấm dứt vòng luẩn quẩn đi ngoài phân sống do loạn khuẩn ruột, việc bổ sung lợi khuẩn, tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, lợi khuẩn còn kích thích tiết enzym tiêu hóa như lactase, protase…, giúp trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng đi phân sống. Chưa kể lợi khuẩn cũng kích thích tiết kháng thể, nâng cao đề kháng ở trẻ, giúp kìm hãm vi khuẩn có hại phát triển – khắc phục tình trạng loạn khuẩn ruột.
Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn là giải pháp an toàn, hiệu quả với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được các chuyên gia khuyến khích.
4.2. Điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ
Bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho bé. Chế độ ăn dinh dưỡng giúp bé mau hồi phục và cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống:
- Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ không nên cho trẻ ngừng bú mà chỉ nên cho trẻ bú ít đi, đồng thời thay đổi chế độ ăn của mẹ (đặc biệt hạn chế ăn hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ). Sau khi trẻ cải thiện, mẹ mới cho bé bú nhiều hơn, tăng dần lượng sữa.
- Với trẻ uống sữa công thức: Mẹ cần xem sữa đang dùng có phù hợp với con hay lượng sữa mẹ đang dùng có nhiều quá mức dung nạp của con không. Nếu nguyên nhân do sữa, mẹ đổi sữa, đồng thời bổ sung lợi khuẩn để tăng cường hệ tiêu hóa cho con nhé.
5. Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhờ lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12
Bổ sung lợi khuẩn là giải pháp then chốt giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện đi ngoài phân sống kéo dài. Tuy nhiên, có rất nhiều lợi khuẩn, không phải bổ sung lợi khuẩn nào cũng mang lại hiệu quả cao. Mẹ cần bổ sung đúng chủng, gắn đích tại đại tràng và có dạng bào chế đặc biệt để đảm bảo lợi khuẩn sống, gắn đích và cho hiệu quả nhanh nhất.
5.1. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn cho bé đi phân sống
Như đã đề cập ở trên, trẻ sơ sinh đi phân sống là biểu hiện rối loạn hoạt động chức năng tại vùng đại tràng. Khi bổ sung lơi khuẩn, mẹ cần chọn đúng loại men vi sinh có vị trí hoạt động tại đại tràng. Bổ sung đúng chủng lợi khuẩn, đi ngoài phân sống ở trẻ sẽ được giải quyết.
Với một đứa trẻ, sau khi được sinh ra, hệ khuẩn chí bắt đầu được hình thành. Trong đó, có một loại lợi khuẩn dành riêng cho trẻ sơ sinh – Bifidobacterium. Bởi lẽ Bifidobacterium chiếm tới 90% tổng lợi khuẩn đường ruột của một em bé. Bifidobacterium chính là thủ lĩnh đứng đầu, quyết định trật tự và khả năng hỗ trợ tiêu hóa tại đại tràng của trẻ nhỏ.
5.2. Lợi khuẩn Imiale – Gắn đích tại đại tràng: hỗ trợ cải thiện tình trạng phân sống trẻ sơ sinh
Lợi khuẩn sống Imiale là sản phẩm phân phối độc quyền tại Việt Nam lợi khuẩn Bifidobacterium được phân lập tới chủng BB-12. Đặc biệt, với công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, Imiale đảm bảo bổ sung chủng lợi khuẩn sống được bảo vệ. Imiale cho hiệu quả nhanh – trực tiếp gắn đích tại đại tràng, phát huy tác dụng tối đa.
Khi bổ sung 1 tỷ chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 mỗi ngày, Imiale cải thiện tình trạng phân sống nhờ 4 cơ chế hiệp đồng:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế và loại trừ vi khuẩn gây bệnh tại đường ruột.
- Bảo vệ niêm mạc ruột. Ngăn chặn sự xâm nhập của các độc tố và mầm bệnh nguy hại.
- Hỗ trợ tiêu hóa. hỗ trợ, tiết nhiều enzym phân cắt triệt để thức ăn tồn đọng tại đại tràng
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng. Điều hòa hoạt động co bóp, tổng đẩy phân sinh lý
5.3. Imiale – Lợi khuẩn sống đến từ Đan Mạch
Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu phát triển của đội ngũ chuyên gia hàng đầu Đan Mạch. Imiale, sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu thế giới cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí dành cho 1 lợi khuẩn lý tưởng theo tổ chức y tế thế giới:
Ưu điểm vượt trội của lợi khuẩn sống Imiale
- Phân lập tới chủng: Bifidobacterium BB-12
- Sống, bền vững, gắn đích tại đại tràng: Sống trên 80% khi qua môi trường dịch vị dạ dày, dịch mật
- Lợi khuẩn Bifidobacterium nhiều bằng chứng lâm sàng nhất: 307 nghiên cứu khoa học
- An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh: bởi FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu)
- Được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ sơ sinh: Không sinh D – lactact, phòng viêm ruột hoại tử
- Dạng bào chế nhỏ giọt: thuận tiện, dễ dùng cho trẻ nhỏ
Imiale đã và đang được các bác sĩ tại: viện nhi trung ương, Vinmec, Thu Cúc, Việt Nam Cuba, các viện sản nhi tỉnh Hưng Yên, Bắc Giang, Yên Bái, … tin dùng
Hội thảo hướng dẫn sử dụng lợi khuẩn đúng cách
Nghiên cứu Bifido BB12 cải thiện 70 % tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Mục tiêu nghiên cứu: Vai trò của Imiale lên hệ khuẩn trí đường ruột và các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, phân sống
Nơi nghiên cứu: Viện dinh dưỡng Potsdam-Rehbruecke, Đức
Tác giả: Ruchika Mohan và cộng sự
Năm nghiên cứu: 2006
Mô tả nghiên cứu:
- Đối tượng: 69 trẻ sinh non được chia làm 2 nhóm: Sử dụng Imiale và nhóm chứng
- Can thiệp: bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB12
- Thông số đánh giá: nồng độ hại khuẩn Clotrisdium và Enterobacteria trong phân trẻ, đánh giá khả năng loại trừ hại khuẩn ra khỏi đường ruột.
Kết quả:
- “Nhóm trẻ bổ sung Imiale: giảm hơn 1,25 lần số lượng hại khuẩn trong đường ruột (Clostridium spp và Enterobacteriaceae) so với nhóm chứng.
- Do đó trẻ sơ sinh giảm tỷ lệ mắc đi ngoài phân sống kéo dài.”
Chị Lý – Hà Nội vui mừng chia sẻ chia sẻ hiệu quả sau khi con sử dụng lợi khuẩn Imiale
Imiale đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bà mẹ có con đi ngoài phân sống
.Liên hệ đặt hàng và nhận tư vấn với chuyên gia của Imiale tại hotline: 19009482 hoặc 0967629482
- Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
- Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
- Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
- An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
- Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng
———————————————————-
Trích xuất tài liệu tham khảo: Mohan, et al. “Effects of Bifidobacterium lactis BB12 supplementation on intestinal microbiota of preterm infants: a double-blind placebo controlled randomized study”. J.Clin.Microbiol. 2006;44(11):4025-4031
Trích xuất tài liệu: Chouraqui J.P. et al (2004), ‘Acidified milk formula supplemented with Bifidobacterium lactis: impact on infant diarrhoea in residential care settings’, J Pediatr Gastroenterol Nutr., Mar. 38(3):288-92