Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng biếng ăn rất hay gặp ở trẻ dưới 6 tuổi và đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, mẹ sẽ gặp những khoảng thời gian con có dấu hiệu chán ăn, không chịu nuốt thức ăn, thường xuyên quấy… Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trẻ có 5 mốc biếng ăn sinh lý hay gặp nhất, mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để đồng hành cùng con vượt qua những giai đoạn này nhé.
Mục lục
1. Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn bình thường, trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn, thậm chí có trẻ rất sợ ăn, không chịu nuốt hoặc nôn trớ khi nhìn thấy thức ăn dẫn đến tình trạng bỏ ăn.
Tình trạng biếng ăn thực chất không phải là một bệnh mà thường là biểu hiện do nguyên nhân khác nhau gây ra (nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý). Để đánh giá tình trạng trẻ biếng ăn có thể dựa vào các chỉ số sau:
- Lượng thức ăn trẻ ăn trong ngày ít hơn nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi trẻ
- Trẻ hay bị táo bón, đi ngoài ít hơn bình thường
- Trẻ chậm lớn, cân nặng không tăng hoặc thậm chí là giảm cân.
Dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn, có thể phân thành 3 loại: Biếng ăn sinh lý – Biếng ăn bệnh lý – Biếng ăn tâm lý. Trong đó, ở trẻ nhỏ hay gặp nhất là biếng ăn sinh lý và bệnh lý, còn biếng ăn tâm lý hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Ở bài viết này sẽ giới thiệu với mẹ kỹ hơn về tình trạng biếng ăn sinh lý của trẻ.
Theo các chuyên gia từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam: Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột nhiên chán ăn, không hứng thú với đồ, nguyên nhân do ảnh hưởng tâm sinh lý mà không phải do bất kỳ bệnh lý nào tác động đến trẻ. Biếng ăn sinh lý có thể xảy ra ngay khi trẻ mới chào đời hoặc ở bất kỳ một thời điểm nào trong giai đoạn biến thể chất tự nhiên của trẻ như: trẻ mọc răng sữa, trẻ đang bú sữa chuyển sang ăn dặm, bắt đầu tập nói, tập bò, tập đi,… Biếng ăn sinh lý ở trẻ thường xảy ra khoảng 1-2 ngày hoặc có thể kéo dài đến 1-2 tuần tùy theo thể trạng và giai đoạn biếng ăn của trẻ.
>>> Xem thêm: Biếng ăn sinh lý, bệnh lý – cách phân biệt và xử lý hiệu quả
2. Nguyên nhân trẻ biếng ăn sinh lý
Trẻ biếng ăn sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường tuỳ vào mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những nguyên nhân gây biếng ăn sinh lý khác nhau.
- Có những trẻ có biểu hiện biếng ăn ngay từ khi chào đời. Điều này có thể do khi người mẹ mang thai, thai nhi không được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, dẫn đến trẻ bị suy sinh dưỡng. Khi trẻ sinh ra sẽ không được khoẻ mạnh về thể chất, bú kém và khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn mà không phải do bệnh lý khác gây ra.
- Trẻ bắt đầu thay đổi chế độ ăn: trẻ chuyển từ bú sữa sang tập ăn dặm. Tuy nhiên, hệ tiêu hoá của trẻ chưa được hoàn thiện, khả năng tiêu hoá kém, khi trẻ ăn thức ăn đặc sẽ khiến hệ tiêu hoá trở nên quá tải nhưng chưa đến mức bị tổn thương. Phải mất một khoảng thời gian để trẻ làm quen với chế độ ăn này.
- Trẻ có giai đoạn thay đổi tự nhiên về thể chất và tinh thần. Đó là khi trẻ bắt đầu học được một kỹ năng mới như: trẻ biết lẫy, biết đứng, biết ngồi, biết bò, biết đi… Khi đó trẻ thường có dấu hiệu chán ăn, ăn ít hơn so với bình thường. Trải qua giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển vượt bậc về cả thể chất và tinh thần mà cha mẹ cũng có thể dễ dàng nhận ra được.
3. Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý
Con bị biếng ăn khi có những thay đổi lớn về thể chất và tinh thần, là khoảng thời gian con gặp “khủng hoảng” (Wonder Weeks) trong giai đoạn phát triển của mình. Trong giai đoạn này, những biểu hiện rõ nhất cho thấy con đang có dấu hiệu biếng ăn:
- Nhẹ cân, còi cọc, chỉ số cân nặng, chiều cao thấp hơn khoảng tham chiếu trong cùng độ tuổi, trẻ suy dinh dưỡng
- Liên tục từ chối thức ăn (trong ít nhất một tháng)
- Trẻ hay ngậm thức ăn, không chịu nuốt
- Lượng ăn giảm nhiều so với thường ngày
- Không tập trung ăn uống
- Buồn nôn, nôn khi thấy thức ăn
4. 5 Mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ, các mốc này đều là những giai đoạn trẻ có sự thay đổi lớn trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện cả tinh thần và thể chất của mình.
Mốc biếng ăn sinh lý 1: 3-4 tháng tuổi – Thời kỳ trẻ tập lẫy, ngóc đầu
Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của mọi thứ xung quanh, các chuyển động, âm thanh, trẻ thích cười nhiều hơn. Chính vì những cảm nhận này, trẻ sẽ mải mê khám phá những khả năng mới của mình mà quên mất việc ăn uống.
Trẻ dễ cáu gắt khi đang tập lẫy mà mẹ bế lên bắt ăn hay làm điều gì đó. Mẹ không nên lo lắng quá nhiều, qua giai đoạn này trẻ sẽ hết biếng ăn và trở nên ngoan ngoãn hơn.
Mốc biếng ăn sinh lý 2: 6 tháng tuổi – Giai đoạn trẻ tập ăn dặm, chuyển sang một chế độ ăn mới, làm quen với nhiều loại thực phẩm mới
Trẻ đã bắt đầu biết cầm nắm, biết ngồi dậy, dần thích thú với những đồ ăn mềm có thể cầm được hơn là ăn sữa hay cháo. Việc thay đổi chế độ ăn mới có thể làm hệ tiêu hóa của trẻ ban đầu gặp đôi chút khó khăn, mẹ có thể chế biến những loại rau củ mềm và dễ tiêu hóa như: khoai tây, cà rốt, các loại hạt đậu, su su,… giúp dễ hấp thu và tiêu hóa.
Mẹ không nên thay đổi đột ngột chế độ, cần cho trẻ có thời gian thích nghi với những món ăn mới bằng cách xen kẽ đồ ăn mới với những món trẻ thích ăn.
Mốc biếng ăn sinh lý 3: 9-10 tháng tuổi – Trẻ tập đi
Lúc này, trẻ không còn thích bò nữa mà chuyển sang giai đoạn tập đi. Trẻ thấy mình có thể đi giống như mọi người xung quanh nên càng ham học đi hơn, muốn đi nhiều hơn, chơi nhiều hơn và thường mất tập trung với bữa ăn. Việc bắt trẻ ngồi nguyên một chỗ để ăn dường như khá khó khăn, mẹ có thể vừa cho trẻ ăn vừa để trẻ chơi.
Tuy nhiên, không nên để trẻ quá tập trung vào vui chơi mà quên mất việc phải nuốt thức ăn. Thời gian này, mẹ nên bắt đầu cai ti đêm cho trẻ để trẻ ăn chính vào ban ngày, để trẻ có cảm giác đói và muốn ăn hơn.
Mốc biếng ăn sinh lý 4: 16-18 tháng tuổi – Trẻ mải mê khám phá thế giới xung quanh nên tỏ ra hờ hững với bữa ăn
Các hoạt động chạy nhảy, khám phá, tìm tòi mọi thứ xung quanh khiến trẻ thấy kích thích. Trẻ mải chơi không những lười ăn mà còn lười ngủ. Lúc này, trẻ đã nhận thức được rằng hành động của mình có những hậu quả nhất định, vì vậy cha mẹ cần nghiêm khắc, tránh việc con mải chơi mà không chịu ăn.
Việc chấp nhận mọi đòi hỏi của con sẽ ảnh hưởng đến tính cách sau này của con rất nhiều. Với suy nghĩ rằng bây giờ con vẫn còn nhỏ, mẹ có thể chiều con là không nên, mẹ cần xem xét và chấp nhận nếu yêu cầu của con là hợp lý hoặc từ chối với thái độ dứt khoát.
Mẹ có thể giao hẹn với con như: “Con ăn xong bát này, mẹ cho con sang nhà anh An chơi nhé” hay “Con ăn xong, mẹ con mình đi tô màu nhé”.. sẽ giúp trẻ có động lực hơn tập trung vào bữa ăn để được sang hoạt động khác.
Mốc biếng ăn sinh lý 5: 2-3 tuổi – Trẻ bắt đầu đi nhà trẻ
Việc thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến tâm sinh lý, khiến trẻ sinh ra biếng ăn.
Ở độ tuổi này, trẻ phải làm quen với nhiều thứ mới lạ, xung quanh là cô giáo và bạn bè mới mà không phải là những người thân trong gia đình. Tùy từng đứa trẻ sẽ có thời gian làm quen, thích nghi với những sự thay đổi này nhanh chậm khác nhau, có thể kéo dài từ 1-2 tuần hoặc lâu hơn.
Để trẻ có hứng thú hơn với việc đi nhà trẻ, khi đưa con đi hoặc đón con về, cha mẹ có thể đặt những câu hỏi hoặc nói những câu nói gợi mở về những hoạt động trẻ được làm trong ngày, khiến trẻ thấy thích thú hơn, cảm thấy vui hơn như: “Hôm nay con được học bài hát gì, con hát cho mẹ nghe nhé? Trưa nay cô giáo cho con ăn những món gì, con có thích không?…”
Thêm vào đó, những câu khen trẻ, khuyến khích, động viên cũng làm trẻ phấn chấn, hồ hởi hơn: “Bài này hay quá, tý con về con hát cho bố nghe nha. Tối về nhà con dạy mẹ hát nhé. Vậy con ăn thêm món này để khỏe như bạn Minh nha…” Khi trẻ đã có hứng thú với trường lớp mới, trẻ sẽ cảm nhận rằng để được chơi nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn thì cần ăn nhiều hơn, trẻ sẽ có cảm giác muốn ăn hơn, tập trung hơn vào việc ăn.
5. Chăm sóc trẻ biếng ăn sinh lý
Cha mẹ đều biết rằng, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non nớt, chưa hoàn thiện, nếu chăm sóc không đúng cách có thể có những ảnh hưởng không tích cực đến quá trình tiêu hóa và nhất là khi trẻ đang gặp tình trạng biếng ăn. Bài viết này sẽ đưa ra một vài lưu ý nhỏ cho mẹ khi chăm con biếng ăn:
Xây dựng thói quen ăn uống khoa học khi trẻ biếng ăn sinh lý
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa để luôn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Mỗi bữa ăn không nên để kéo dài quá lâu, tối đa là 30 phút.
- Cha mẹ không nên khuyến khích cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay chơi điện tử, cố gắng để trẻ tập trung hơn vào bữa ăn của mình.
- Hạn chế việc ăn đồ ngọt hay ăn vặt trước bữa ăn chính, điều này khiến cho trẻ không có cảm giác đói.
Việc để trẻ quá đói, quá bữa là nên tránh, khi đó trẻ sẽ mệt mỏi và càng không muốn ăn.
Tạo hứng thú với bữa ăn
- Trang trí món ăn bắt mắt, ngộ nghĩnh để kích thích vị giác trẻ.
- Khuyến khích trẻ tự ăn, tự đút/gắp thức ăn.
- Không nên dọa nạt để ép trẻ ăn, đừng làm trẻ từ biếng ăn sinh lý thành biếng ăn tâm lý. Mẹ nên đợi lúc bé có dấu hiệu đói thì cho con ăn.
- Cùng con chơi các trò chơi liên quan đến đồ ăn và dụng cụ đựng thức ăn để con làm quen và có thiện cảm hơn, tránh cảm giác sợ bữa ăn.
Đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng và đa dạng
- Tham khảo tháp dinh dưỡng để luôn đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng bữa ăn.
- Mẹ chú ý các giai đoạn trưởng thành để biết quãng thời gian này con chuyển sang chế độ ăn như thế nào cho phù hợp.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất theo sự tư vấn của chuyên gia.
Chia nhỏ bữa ăn
Trẻ có dung tích dạ dày nhỏ nhưng tốc độ tiêu hoá thức ăn lại cao, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ không nên cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều trong một bữa, tránh gây quá tải. Đồng thời cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ưu tiên đồ ăn mềm, dễ ăn
Mẹ nên chế biến các món ăn mềm cho trẻ như cháo, súp, bún… để trẻ nhai và nuốt dễ dàng. Đồng thời, với hệ tiêu hoá non nớt của trẻ, đồ ăn mềm cũng dễ tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng hơn.
Bổ sung men vi sinh giúp cải thiện trẻ biếng ăn sinh lý
Cung cấp thêm lợi khuẩn, đặc biệt lợi sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ hệ tiêu hóa đường ruột của con luôn khỏe mạnh, kích thích ăn ngon hơn và luôn có hứng thú với bữa ăn. Bên cạnh đó, men vi sinh còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh được nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn từ thế giới bên ngoài đến con.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 7 men vi sinh cho trẻ biếng ăn
TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch
TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
- Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
- Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
- Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
Liên hệ tư vấn qua hotline: 19009482 hoặc 0967629482
Tổng kết
Trên đây là 5 mốc biếng ăn sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ mà mẹ cần biết, để không bị ngỡ ngàng khi con yêu đang ăn ngoan tự nhiên chán ăn, bỏ bữa. Biếng ăn sinh lý thường diễn ra chóng vánh, kéo dài khoảng 1- 2 tuần. Sau khoảng thời gian này con đã thích nghi được các giai đoạn chuyển đổi và sẽ trở lại ăn uống bình thường, mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ luôn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cho con phát triển một cách hoàn thiện nhất.
>>> Xem thêm: Mẹo cải thiện biếng ăn ở trẻ
Mọi chi tiết thắc mắc liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.