Trẻ nhỏ rối loạn tiêu hóa cần được bổ sung chế độ ăn phù hợp. Chế độ ăn này cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ. Sau đây là 10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ khi bé bị rối loạn tiêu hóa
Mục lục
- 1.Thực phẩm bổ sung đạm cho trẻ rối loạn tiêu hóa
- 2. Lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng
- 3. Loại rau củ nào nên được lựa chọn cho trẻ
- 4. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn hoa quả gì
- 5. Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?
- 6. Các nguyên tố vi lượng cần bổ sung cho trẻ rối loạn tiêu hóa
- 7. Trẻ rối loạn tiêu hóa cần đặc biệt tránh những thực phẩm nào?
- 8. Lợi khuẩn hỗ trợ đường tiêu hóa cho trẻ
- 9. Chế biến thức ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa
- 10. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
1.Thực phẩm bổ sung đạm cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Chất đạm là chất dinh dưỡng cơ bản thiết yếu đối với cơ thể trẻ. Hàm lượng đạm trong mỗi loại thực phẩm sẽ khác nhau. Trẻ rối loạn tiêu hóa nếu bổ sung nhiều đạm sẽ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng. Việc chọn lựa thực phẩm vẫn cung cấp đủ đạm và dễ tiêu hóa cho trẻ rối loạn tiêu hóa là thực sự cần thiết. Một số thực phẩm ưu tiên lựa chọn để bổ sung đạm cho trẻ rối loạn tiêu hóa:
- Thịt gà: đây là thực phẩm vô cùng phổ biến với mọi gia đình. Theo bảng xếp hạng 10 loại thịt giàu dinh dưỡng nhất thì thịt gà được coi là đứng đầu. Thịt gà không những cung cấp đủ đạm cho trẻ mà còn chứa nhiều loại vitamin A, E, C và vitamin nhóm B. Đặc biệt vitamin nhóm B hỗ trợ lớn trong việc cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, lượng chất béo cung cấp từ thịt gà chứa hàm lượng omega 3 cao. Thịt gà được biến tấu theo nhiều cách để thu hút vị giác của trẻ. Một số món từ gà: các món cháo gà, súp gà rau củ, gà hầm nấm
- Thịt bò: thịt bò được biết là thực phẩm giàu protein. Thịt bò nạc tươi rất giàu vitamin và khoáng chất đặc biệt là sắt và kẽm. Trong 100g thịt bò có chứa tới 36g chất đạm. Mẹ có thể chế biến thịt bò kèm các loại rau củ cho bé như món cháo bò bí đỏ, bò xào măng tây, thịt bò hầm.
- Bông cải xanh: đây là một trong số ít các loại rau chứa nhiều đạm. Đặc biệt có nhiều chất xơ và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa. Bổ sung bông cải xanh trong chế độ dinh dưỡng khi bé bị rối loạn tiêu hóa là lựa chọn tuyệt vời. Có thể chế biến nhiều món cho bé bằng cách hấp, luộc hoặc nấu cháo
2. Lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung chất béo cũng quan trọng như chất đạm với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa lượng chất béo nên được hạn chế so với khi trẻ khỏe mạnh. Nên bổ sung chất béo lành mạnh cho trẻ. Đó là những chất béo không bão hòa có trong các loại thực phẩm: quả bơ, dầu thực vật, cá hồi, quả óc chó. Với trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa như các loại đồ ăn nhanh, khoai tây chiên. Chúng khiến hệ tiêu hóa khó tiêu và còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
3. Loại rau củ nào nên được lựa chọn cho trẻ
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên được bổ sung nhiều hơn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Có phải rau củ nào cũng lành tính với trẻ rối loạn tiêu hóa? Với từng tình trạng của trẻ thì nên bổ sung những nhóm rau củ khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
- Với trẻ bị tiêu chảy: Với trẻ tiêu chảy không nên bổ sung cho trẻ những loại rau củ có khả năng làm tăng nhu động ruột quá mạnh như: mồng tơi, rau đay. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ làm tình trạng tiêu chảy tăng lên. Một số loại rau củ có tác dụng làm se phân, giảm tiêu chảy: giá đỗ, cà rốt, nấm, rau ngót
- Với trẻ táo bón: trẻ bị táo bón thì ngược lại, cần được bổ sung một số loại rau củ giúp nhuận tràng để kịp thời giúp trẻ vượt qua cảm giác khó chịu khi táo bón. Rau mồng tơi, khoai lang, bắp cải, củ cải, rau má là danh sách hàng đầu bổ sung cho trẻ khi bị táo bón. Chúng là nguồn chất xơ phong phú, tốt cho trẻ có nhu động ruột kém
4. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn hoa quả gì
Hoa quả luôn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên chọn một số loại hoa quả phù hợp. Chuối là sự lựa chọn hàng đầu phù hợp cho cả trẻ tiêu chảy và táo bón. Chuối là loại quả lành tính có chứa enzyme hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn. Vị ngọt và thơm của chuối cũng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Táo, kiwi, bơ là những gợi ý cho mẹ để thay đổi khẩu vị khi bổ sung dinh dưỡng cho bé bị rối loạn tiêu hóa
5. Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không?
Trẻ rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ biếng ăn, chán ăn nếu trẻ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Sữa là nguồn cung cấp đủ các dưỡng chất cho trẻ. Với trẻ bị rối loạn tiêu hóa vẫn nên cung cấp sữa.
Đặc biệt trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ trong giai đoạn này. Sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và có kháng thể giúp tăng hệ miễn dịch cho trẻ, nhanh phục hồi rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra cần chú ý tới những trẻ rối loạn tiêu hóa do không dung nạp lactose và dị ứng đạm bò. Trẻ không dung nạp lactose mẹ nên cho trẻ ngưng dùng sữa hoặc đổi sang sữa freelactose. Trường hợp trẻ bị dị ứng đạm bò mẹ nên tránh các sản phẩm từ bò. Có thể thay thế bằng các sữa đạm thủy phân tích cực hoặc sữa acid amin.
➤ Mẹ tham khảo : Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống sữa gì?
6. Các nguyên tố vi lượng cần bổ sung cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Việc đảm bảo đủ chất dinh dưỡng là cần thiết cho trẻ. Bình thường trẻ chỉ cần cung cấp qua sữa mẹ hoặc các bữa ăn hằng ngày là đủ dinh dưỡng. Có thể chọn những thực phẩm chứa các vitamin tốt cho trẻ như vitamin A, D, E, K và vitamin nhóm B – hỗ trợ cải thiện tiêu hóa cho trẻ.
Ngoài ra các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho trẻ như kẽm, sắt, mangan cũng cần được bổ sung. Tuy nhiên, đối với những trẻ bổ sung qua thực phẩm vẫn không đủ cần được bổ sung các nguyên tố vi lượng cho trẻ. Khi bổ sung bằng đường uống cần thận trọng với liều lượng, tránh cho trẻ uống quá liều. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung cho trẻ.
7. Trẻ rối loạn tiêu hóa cần đặc biệt tránh những thực phẩm nào?
Trong chế độ dinh dưỡng cho bé bị rối loạn tiêu hóa cần tránh một số loại thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa. Một số loại thực phẩm nên tránh:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: nước ngọt, bánh ngọt
- Thức ăn tươi sống, tái – tiềm ẩn những nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ
- Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ làm tăng tình trạng đầy bụng, đầy hơi
- Sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò không phù hợp cho trẻ không dung nạp lactose và dị ứng đạm bò
➤Tham khảo : Có nên ăn sữa chua khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
8. Lợi khuẩn hỗ trợ đường tiêu hóa cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ yếu đi khi trẻ rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung các loại thực phẩm kết hợp bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc uống men vi sinh làm giảm tiêu chảy do kháng sinh tới 42%.
Có tới hàng chục loại lợi khuẩn khác nhau đem lại lợi ích cho sức khỏe. Hai chủng phổ biến nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium. Đặc biệt với chủng lợi khuẩn Bifidobacterium chiếm tới khoảng 90% trong đường ruột của trẻ. Khi vào trong đường ruột lợi khuẩn giúp tiêu diệt hại khuẩn và bảo vệ đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng cách dùng trực tiếp hoặc pha với nước sôi để nguội rối cho trẻ uống. Nên bổ sung lợi khuẩn sau khi uống kháng sinh 2 tiếng. Điều này để tránh kháng sinh có thể tiêu diệt lợi khuẩn sống. Không nên pha men vi sinh với các loại đồ ăn, nước uống còn nóng có thể tiêu diệt lợi khuẩn.
Đối với lợi khuẩn Imiale mẹ nên dùng cho trẻ 6 giọt x 1 lần trong ngày. Lợi khuẩn Bifidobacterium BB12 được sử dụng an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
9. Chế biến thức ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa thường yếu, kém hấp thu. Vì vậy, cách chế biến thức ăn cho trẻ cần được áp dụng cho trẻ trong giai đoạn này. Mẹ nên chế biến các món ăn mềm, nhuyễn hơn so với bình thường. Thực phẩm như rau củ, thịt nên được băm nhỏ. Tránh cho trẻ ăn những thức ăn thô ráp ảnh hưởng tới dạ dày của trẻ. Có thể chế biến thành các món cháo, súp cho trẻ dễ tiêu hóa.
➤ Xem thêm: 5 món cháo dễ tiêu khi bé bị rối loạn tiêu hóa
10. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do ăn phải thức ăn có độc, nhiễm trùng. đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp ngăn ngừa, giảm thiểu rối loạn tiêu hóa cho trẻ. Cần đảm bảo vệ sinh ngay từ khâu lựa chọn thực phẩm. Ưu tiên những thực phẩm tươi ngon, nguồn cung cấp đảm bảo an toàn. Khâu chế biến thức ăn cũng vô cùng quan trọng. Rửa tay trước và sau khi chế biến thức ăn. Rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, vi khuẩn bám trên thực phẩm. Nên tránh cho trẻ ăn lại các thức ăn thừa. Nếu có cần bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi cho trẻ ăn.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482
Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có nguy hiểm không ?