Cha mẹ đều biết rằng những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn phát triển quan trọng đối với con. Tuy nhiên, trẻ dành phần lớn thời gian đó để ngủ, do giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là về sự phát triển trí não. Vì vậy, nếu con của bạn đang có dấu hiệu ngủ ít, hãy chú ý các nguyên nhân sau để điều chỉnh giấc ngủ cho trẻ.
Mục lục
- 1. Vai trò của giấc ngủ với trẻ sơ sinh
- 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
- 3. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?
- 4. 5 nguyên nhân cần thay đổi ngay khiến trẻ sơ sinh ngủ ít
- 5. Giải pháp cải thiện giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon, sâu giấc
- 6. Trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ cần bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng
- 7. Sản phẩm nên bổ sung khi trẻ sơ sinh ngủ ít, không sâu giấc
1. Vai trò của giấc ngủ với trẻ sơ sinh
Ngoài việc giữ cho trẻ luôn tỉnh táo và thoải mái vui chơi, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện về thể chất cũng như trí tuệ.
- Giải phóng các hormone tăng trưởng, điều này xảy ra khi trẻ ngủ sâu giấc. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra lượng hormone này nhiều gấp 4 lần khi thức. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ có lượng hormone tăng trưởng thấp sẽ ngủ không sâu giấc hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Làm giảm nguy cơ béo phì. Các nghiên cứu cho thấy, việc thiếu ngủ có thể cản trở khả năng sản xuất hormone báo hiệu nên ngừng ăn khi đã no. Hơn nữa, khi trẻ sơ sinh ít ngủ sẽ làm cho trẻ có cảm giác mệt mỏi, có xu hướng ít hoạt động hơn, do đó đốt cháy ít calo hơn, tăng cao nguy cơ gây tình trạng béo phì.
- Tăng khả năng tập trung, phát triển trí nhớ. Những đứa trẻ không ngủ đủ giấc trong 3 năm đầu đời có nhiều khả năng mắc các vấn đề về sự tập trung, hiệu suất nhận thức thấp hơn khi trẻ lên 6 tuổi. Bộ não của trẻ tăng gấp đôi kích thước trong năm đầu đời, não bộ phát triển và hoàn thiện ngay trong giấc ngủ.
- Điều hòa cảm xúc. Giấc ngủ đã được chứng minh là có tác dụng điều hòa cảm xúc. Trẻ có thời gian ngủ đủ và sâu giấc giúp giảm cảm xúc tiêu cực và gia tăng cảm xúc tích cực, khiến trẻ vui vẻ hơn so với những đứa trẻ ngủ ít.
- Hoàn thiện hệ thống miễn dịch. Ở mọi lứa tuổi, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của chúng ta và đặc biệt quan trọng ở trẻ sơ sinh. Trong khi ngủ là lúc hệ thống này phát triển và hoàn thiện. Nếu thiếu ngủ, trẻ sẽ dễ mắc bệnh và dễ nhiễm trùng hơn.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ
Nếu trẻ đang gặp các vấn đề về giấc ngủ, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này có thể đến từ môi trường, hành vi của trẻ hoặc trẻ đang gặp tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.
2.1. Yếu tố môi trường
Khi cho trẻ ngủ, cha mẹ cần lưu ý đến không gian ngủ của trẻ, để trẻ ngủ ở nơi thoáng mát, tránh tiếng ồn có thể khiến trẻ giật mình, ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, nơi ngủ có quá nhiều ánh sáng, bị ô nhiễm không khí hay là vị trí gần các thiết bị điện tử cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ.
2.2. Di truyền
Một đứa trẻ có cha mẹ hay bị mất ngủ cũng có thể làm cho chúng ngủ ít hơn những đứa trẻ khác. Yếu tố này đã được chỉ ra thông qua nghiên cứu của Touchette và cộng sự năm 2013.
2.3. Thói quen ngủ
Ngay trước khi ngủ, cha mẹ để con nô đùa quá nhiều, khiến cho trẻ bị kích thích và không có hứng thú với việc đi ngủ. Hay để trẻ ăn quá no hoặc quá đói cũng khiến cho trẻ khó ngủ.
2.4. Các vấn đề bệnh lý
Trẻ gặp phải các vấn đề về giấc ngủ có thể là biểu hiện của các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như:
- Sốt
- Nhiễm trùng (tai, đường tiết niệu, hô hấp,…)
- Dấu hiệu trào ngược
3. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?
Tổng thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ được khuyến cáo là từ 14 – 17 giờ/ ngày. Dựa vào số giờ ngủ trong ngày của con, cha mẹ có thể phát hiện con mình đang gặp tình trạng ngủ ít hay không. Cha mẹ lưu ý, 10 giờ là mốc thời gian quan trọng để đánh giá cho vấn đề này. Tổng giấc ngủ ít hơn 10 giờ/ ngày báo hiệu trẻ có dấu hiệu thiếu ngủ.
Cụ thể đối với 3 nhóm tuổi sau:
- Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít khi có tổng thời gian ngủ trong ngày ít hơn 16 giờ. Thông thường, trẻ cần ngủ từ 16 – 18 giờ/ ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 2 – 4 giờ. Ở độ tuổi này, hầu hết trẻ sẽ ngủ ngày và thức đêm do chưa phân biệt được thời gian trong ngày.
- Trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít khi có tổng thời gian ngủ trong ngày ít hơn 15 giờ. Phần lớn, giấc ngủ trung bình của trẻ là 15,5 – 17,5 giờ/ ngày, mỗi giấc kéo dài từ 3 – 5 giờ.
- Trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít khi có tổng thời gian ngủ trong ngày ít hơn 14 giờ. Giấc ngủ trung bình được khuyến cáo là 14 – 16 giờ/ ngày, mỗi giấc kéo dài từ 4 – 6 giờ.
Bên cạnh tiêu chí tổng lượng giờ ngủ mỗi ngày, cha mẹ có thể nhận ra bé sơ sinh ít ngủ dựa vào các dấu hiệu bổ trợ như:
- Thường xuyên ngáp vặt
- Hay quấy khóc
- Thường xuyên kéo tai, dụi mắt
- Kém ăn
- Thiếu sự tỉnh táo, tập trung khi vui chơi
4. 5 nguyên nhân cần thay đổi ngay khiến trẻ sơ sinh ngủ ít
Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít có thể là nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Khi gặp phải tình trạng ngủ ít do bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị triệt để.
5 nguyên nhân phổ biến dễ gây tình trạng thiếu ngủ của trẻ được kể đến:
5.1. Trẻ chưa phân biệt được ngày – đêm
Trong ít nhất là một tháng đầu, phần lớn trẻ sẽ ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm nhiều hơn. Hành vi này là do trẻ mới ra khỏi bụng mẹ, nên chưa thể phân biệt được ngày – đêm. Các hoạt động ngủ – thức của trẻ chưa được kiểm soát, vẫn diễn ra như khi trẻ còn trong bụng mẹ.
5.2. Trẻ đói
Việc đi ngủ với chiếc bụng rỗng sẽ khiến trẻ đi vào giấc ngủ. Cữ bú của trẻ sơ sinh không quá nhiều, nên trẻ dễ thức giấc để nạp thêm dù mới bú cách đó không lâu. Cứ khoảng 3 – 4 tiếng trẻ sẽ thức dậy để được ăn, mẹ nên chú ý cữ bú của con theo độ tuổi và cân nặng.
5.3. Tã/ bỉm đang bị ẩm, không sạch
Để tránh việc trẻ vệ sinh ra chiếu, đệm rất khó giặt, đa phần cha mẹ hiện nay đều lựa chọn bỉm để sử dụng cho con. Tuy nhiên, việc đóng bỉm đôi khi cũng làm cha mẹ vô tâm mà quên mất kiểm tra xem bỉm có còn sạch hay không. Để bỉm bị bẩn hoặc ẩm lâu không chỉ khiến trẻ khó chịu, không ngủ được mà còn có thể gây ra tình trạng viêm da ở trẻ.
5.4. Vị trí ngủ không thoải mái
Nơi ngủ có quá nhiều tiếng ồn, không được yên tĩnh, quá sáng chói, không gian chật hẹp, không thoáng mát, có quá nhiều thiết bị điện tử xung quanh hay đệm quá cứng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của trẻ, có thể khiến trẻ sơ sinh ít ngủ vào ban ngày.
5.5. Trẻ cảm thấy không khỏe
Khi trẻ đang gặp các vấn đề như cảm lạnh, sốt, mọc răng, dị ứng, đầy bụng, tiêu chảy, mẩn ngứa…. đều làm cho trẻ không thoải mái, dễ tỉnh giấc, hay cáu gắt để thể hiện cho bố mẹ biết rằng con đang gặp rắc rối.
» Xem thêm: Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm? – Giải pháp
5. Giải pháp cải thiện giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon, sâu giấc
Để cải thiện giấc ngủ cho con, cha mẹ cần chú ý theo dõi nhịp sinh lý của con, hiểu con đang gặp vấn đề gì và giải quyết một cách hợp lý nhất.
- Để trẻ ngủ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có âm thanh, tiếng ồn quá lớn.
- Vào ban đêm khi trẻ ngủ, cha mẹ nên tắt hết các thiết bị chiếu sáng, dần dần giúp con hình thành khả năng phân biệt ngày đêm.
- Luôn kiểm tra xem con đã ăn đủ no chưa hay còn đói. Nhiều trẻ hay ngủ quên ngay khi đang bú mẹ, lúc này mẹ có thể đổi tư thế cho trẻ bú hoặc cho một vào giọt sữa nhẹ nhàng lên môi bé để khuyến khích con tiếp tục ăn.
- Khoảng 30 phút trước khi ngủ, người lớn không nên trò chuyện, chơi với trẻ quá nhiều, làm cho trẻ hứng thú, lâu đi vào giấc ngủ, nên để trẻ được yên tĩnh và tự chơi.
- Thường xuyên kiểm tra, thay tã/ bỉm cho trẻ.
- Massage cho trẻ hàng ngày, tiếp xúc da với da có thể giúp cha mẹ và trẻ ngày càng gần gũi hơn.
- Cho trẻ nghe nhạc cổ điển hoặc tiếng ồn trắng để trẻ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
» Xem thêm: 15 Tip mách mẹ cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh, sâu giấc
6. Trẻ sơ sinh ngủ ít mẹ cần bổ sung gì trong chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đa dạng và khoa học được xác định là một trong những biện pháp hợp lý để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít.
Sự thiếu hụt Calci và vitamin D trong chế độ ăn của trẻ cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và độ dài thời gian ngủ của trẻ. Thiếu Calci dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ, trẻ trở nên dễ quấy khóc, hay cáu gắt hơn, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ xương. Các chuyên gia khuyến cáo, lượng calci cần bổ sung cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi là 200-300mg calci/ ngày, còn vitamin D là 400UI/ ngày. [1]
Các nhà nghiên cứu cho rằng, các chất dinh dưỡng có sẵn trong sữa mẹ như tryptophan, nucleotide, acid béo thiết yếu và acid béo chuỗi dài Omega-3 được cho là có tác động đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Tryptophan là tiền thân của serotonin – một loại hormone thúc đẩy thư giãn và tạo cảm giác bình tĩnh, giúp ngủ sâu giấc hơn và melatonin – hormone điều hòa giấc ngủ. Các acid béo có ảnh hưởng đến giấc ngủ do chúng có vai trò trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Hàm lượng tryptophan cần thiết mỗi ngày là 5mg/kg/ngày.
Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng khác để tăng cường giấc ngủ ở trẻ em. Kẽm tham gia vào quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh nội tại đối với giấc ngủ, chẳng hạn như axit gamma amino-butyric (GABA) và cân bằng n-methyl-D-aspartate (NMDA). Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi cần khoảng 2mg kẽm mỗi ngày. [2]
7. Sản phẩm nên bổ sung khi trẻ sơ sinh ngủ ít, không sâu giấc
7.1. Men vi sinh
Bằng việc bổ sung các vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá còn non nớt của con ngày càng khoẻ mạnh, giúp con ăn ngon hơn và hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Hệ vi sinh đường ruột cân bằng không chỉ có tác động tích cực đến hệ tiêu hoá của con, mà còn giúp cho hoạt động trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời tác cải thiện giấc ngủ thông qua trục não – ruột.
7.2. Sữa non
Sữa non được biết đến với những tác dụng tuyệt vời do trong đó có nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho bé: melatonin (hormone liên quan đến giấc ngủ), lactium, khoáng chất và các yếu tố tăng trưởng,…. Trong sữa non có chứa lượng lớn melatonin. Tuy nhiên nguồn sữa này chỉ tồn tại vài ngày đầu sau khi trẻ sinh, nên mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng cách sử dụng các sản phẩm sữa non trên thị trường. Các sản phẩm này được lấy từ nguồn sữa của động vật trong vòng 72 giờ đầu sau đẻ con, với đặc tính có công thức giống với thành phần dưỡng chất như nguồn sữa non của mẹ.
7.3. Sữa công thức
Là các loại sữa được tạo ra dựa trên thành phần các chất có trong sữa mẹ đồng thời bổ sung các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho con như: các acid amin, sắt, vitamin D, calci, kẽm, omega-3,…. hỗ trợ phát triển về thể chất và trí tuệ, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và cải thiện tình trạng ngủ ít nhờ các thành phần bổ sung trong sữa.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, mẹ nên thực hiện việc cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời, bởi trong sữa mẹ có chứa các dưỡng chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ ăn ngon ngủ ngoan nhất.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ nhất kiến thức mẹ cần biết và giải pháp khắc phục khi con yêu gặp tình trạng ngủ ít, không sâu giấc. Chúc cha mẹ luôn là người bạn đồng hành tin cậy nhất của con trên con đường trưởng thành và phát triển toàn diện.
» Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ ít: Áp dụng ngay 8 giải pháp này
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: