Trẻ sơ sinh bị viêm họng là nỗi lo của đa số các mẹ. Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Viêm họng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm trên hệ thần kinh, hô hấp,…Vậy mẹ đã biết cách phát hiện và xử trí tại nhà như thế nào giúp bé dễ chịu và nhanh khỏi bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc đó.
Mục lục
1. Viêm họng là gì và dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh
Viêm họng là tình trạng xuất hiện viêm nhiễm ở vùng hầu và cổ họng. Tại vị trí viêm thường xuất hiện các vết sưng, đỏ, thậm trí có mủ nếu chuyển sang giai đoạn nặng.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ có thể quan sát thấy một số dấu hiệu sau đây:
- Sốt (nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C) do cơ thể bé nhiễm vi khuẩn hoặc virus
- Cổ họng sưng đỏ là triệu chứng đặc trưng của viêm họng ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể quan sát thấy cổ họng bé bị sưng, đỏ hoặc có hạch.
- Sổ mũi, nghẹt mũi ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của trẻ
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Phát ban đỏ ở tay, chân: đây là triệu chứng giúp mẹ nhận ra nguyên nhân bé viêm họng do bệnh tay chân miệng.
- Bé quấy khóc: Viêm họng làm bé đau và khó chịu khi nuốt, kèm theo nghẹt mũi nên sẽ không tránh khỏi việc bé quấy khóc trong ngày.
- Chán ăn: Viêm họng làm bé cảm thấy đau rát, khó chịu khi nuốt thức ăn kể cả sữa hay đơn giản là nước bọt. Vì thế trong khoảng thời gian này bé thường xuyên chán ăn, bỏ bữa.
2. Nguyên nhân bé bị viêm họng
Có nhiều nguyên nhân có thể làm trẻ sơ sinh bị viêm họng nhưng phổ biến nhất do virus, vi khuẩn gây ra.
2.1. Cảm lạnh thông thường
Đa số trẻ sơ sinh bị viêm họng là do nhiễm virus gây cảm lạnh và một số ít trẻ viêm họng do vi khuẩn gây ra. Các loại virus có thể gây viêm họng ở trẻ sơ sinh như virus Influenza, rhinovirus, Adenovirus,..Các loại virus này thường lây truyền qua đường hô hấp.
Khi người lớn hắt hơi, nói chuyện ở gần trẻ hay hôn môi tạo điều kiện cho virus truyền sang bé. Trong giai đoạn sơ sinh, cơ thể bé còn non nớt, hệ miễn dịch còn yếu khiến virus dễ dàng xâm nhập và gây hại cho bé vì thế trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm lạnh.
Mẹ có thể nhận thấy nguyên nhân làm bé viêm họng là do nhiễm lạnh thông qua một số triệu chứng điển hình như chảy nước mũi, nghẹt mũi, sốt, ho có đờm, hắt hơi.
2.2. Viêm amidan
Amidan là một loại hạch bạch huyết ở sau họng giúp tạo kháng thể ngăn ngừa virus xâm nhập và gây bệnh. Tuy nhiên cũng chính vì nằm phía sau họng nên amidan rất dễ bị các virus và vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Khi trẻ bị viêm amidan có thể xuất hiện một số triệu chứng khởi phát như
- Viêm họng
- Sốt, sốt cao nếu có nhiễm khuẩn
- Khó nuốt, thở khò khè
- Chảy nhiều nước dãi hơn bình thường
- Amidan sưng đỏ
>> Xem thêm: Bé sốt cao liên tục không hạ – 6 điều cần làm ngay
2.3. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh gây ra do nhóm virus đường ruột, điển hình là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, virus Coxsackievirus thường gây triệu chứng nhẹ, ít biến chứng có thể tự khỏi, Enterovirus gây bệnh nặng hơn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trong giai đoạn ủ bệnh kéo dài 3-7 ngày trẻ thường không có dấu hiệu cụ thể
- Giai đoạn khởi phát trong 1-2 ngày mẹ có thể thấy bé có dấu hiệu sốt nhẹ biếng ăn, đau họng, tiêu chảy.
- Giai đoạn toàn phát bên cạnh các triệu chứng trên cơ thể trẻ xuất hiện các nốt phát ban dạng phỏng nước ở bàn tay, bàn chân,miệng và mông,…
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị trước khi các biến chứng về thần kinh, hô hấp, tim mạch xảy ra.
2.4. Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng hạt là một loại viêm amidan do vi khuẩn gây ra, mặc dù không phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây đau họng. Mẹ quan sát thấy có mụn nước màu trắng ở niêm mạc hầu họng của bé, bé chán ăn quấy khóc, ho khan sau vài ngày chuyển ho có đờm.
2.5. Yếu tố môi trường
Yếu tố bên ngoài môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây viêm họng. Ví dụ như bé nằm phòng điều hòa ở nhiệt độ và độ ẩm thấp trong thời gian dài, khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi thất thường làm trẻ sơ sinh không kịp thích ứng,… tất cả đã vô tình ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Trẻ sơ sinh viêm họng do virus, vi khuẩn hay đơn giản yếu tố môi trường không phù hợp với bé. Mẹ hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân hoặc nhờ bác sĩ giúp đỡ để có hướng xử trí tối ưu nhất và bé sớm khỏi bệnh.
3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm họng
Do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên trẻ sơ sinh thường dễ bị viêm họng. Vậy mẹ đã biết cách chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh và chăm sóc bé tại nhà?
3.1. Hướng xử trí cơ bản
Khi bé bị viêm họng đầu tiên mẹ cần làm là xử lý một số triệu chứng giúp bé dễ chịu. Nếu bé sốt nhẹ, mẹ có thể lau người bằng nước ấm, mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ để hạ sốt cho bé. Mẹ cũng nên đắp khăn mát vào cổ để làm mát cổ họng cho bé với mục đích làm giảm cơn đau họng. Bên cạnh đó mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây giúp bé dễ chịu hơn.
Hút dịch mũi
Viêm họng dẫn đến trẻ bị sổ mũi, nhưng trẻ sơ sinh lại không thể xì mũi vì thế mẹ có thể áp dụng cách sau giúp bé dễ thở hơn.
Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ vào mũi cho bé. Nước muối sinh lý có khả năng làm loãng chất nhầy và dễ dàng loại bỏ giúp bé dễ thở hơn. Cách này được nhiều mẹ áp dụng vì khá đơn giản và hiệu quả tốt. Mrj chỉ cần đặt bé nằm ngửa ra và nhỏ nước muối sinh lý vào 2 mũi của bé. Tuy nhiên mẹ không nên thực hiện quá 3 lần trong ngày vì nước muối có thể khiến mũi của bé bị khô.
Một cách khác mẹ có thể áp dụng với trẻ 3 tháng đến 1 năm, hút dịch nhầy trong mũi của bé bằng dụng cụ hút dịch mũi. Mẹ có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Đầu tiên mẹ đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng về một bên, nhỏ dung dịch nước muối sinh lý vào 2 bên mũi.
- Bước 2: Sau 2-3 phút chất nhầy trong mũi được pha loãng mẹ dùng dụng cụ hút dịch mũi để hút dịch mũi ra ngoài. Đối với quả bóp hút dịch mũi mẹ cần đẩy không khí ra ngoài trước khi đặt vào mũi bé rồi nhẹ nhàng thả tay để hút chất nhầy ra. Nếu mẹ sử dụng máy hút mũi điện, mẹ đặt đầu máy vào mũi của bé và bật công tắc, máy sẽ nhanh chóng hút dịch nhầy ra ngoài.
- Bước 3: Mẹ lau xung quanh mũi cho bé bằng khăn mềm và vệ sinh dụng cụ hút mũi.
Lưu ý:
- Mẹ chỉ nên hút mũi 1-3 lần trong ngày tùy theo lượng dịch nhầy trong mũi của trẻ. Nếu hút quá nhiều làm niêm mạc mũi dễ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Đảm bảo rằng dụng cụ hút dịch mũi luôn được sạch và vô khuẩn, tránh lây nhiễm vi khuẩn cho bé.
>> Xem thêm: Cách rửa mũi chuẩn cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Sử dụng máy phun sương đặt trong phòng bé để tạo độ ẩm. Độ ẩm cao giúp làm dịu cơn đau họng và góp phần giảm triệu chứng nghẹt mũi giúp bé dễ thở hơn.
Mẹ lưu ý đặt máy phun sương các xa tầm với của trẻ vì có thể gây bỏng nhưng phải đảm bảo đủ gần để máy tạo độ ẩm xung quanh bé. Khi sử dụng mẹ nên vệ sinh máy và làm khô hàng ngày nhằm ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Dùng thuốc
Nói đến sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh mẹ nên hết sức thận trọng, tốt hơn hết mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cho bé.
Thông thường đối với trẻ sơ sinh viêm họng, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để tìm cách khắc phục. Nếu viêm họng do cảm lạnh thông thường bác sĩ sẽ không kê thuốc cho bé mà hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ tại nhà và chỉ dùng thuốc nếu trẻ có biểu hiện sốt.
Khi trẻ sốt cao không hạ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng mẹ có thể dùng Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt cho bé. Bác sĩ có thể cho bé sử dụng kháng sinh nếu viêm họng do vi khuẩn như liên cầu khuẩn. Lúc này mẹ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều khi cho bé uống.
Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ chỉ nên áp dụng các biện pháp xử trí cơ bản như hạ sốt, làm mát cổ họng, hút dịch mũi,… mà không nên tự ý dùng thuốc cho bé. Ba mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cho bé uống thuốc như thế nào cho phù hợp với con.
3.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh viêm họng tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp cơ bản, làm giảm triệu chứng mẹ nên cân bảng lại chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ. Chính điều này sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh.
Chế độ ăn uống
Nếu trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ hãy cố gắng cung cấp các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, D, sắt, kẽm,.. thông qua sữa mẹ và sữa công thức. Điều này giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn và virus gây viêm bệnh. Chất lỏng từ sữa cũng giúp giữ đủ lượng nước cho cơ thể trẻ.
Nếu bé chán ăn mẹ có thể chia nhỏ bữa bú trong ngày để đảm bảo cơ thể của bé luôn được cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, nhanh khỏi bệnh..
Chế độ sinh hoạt
Cho bé nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trong môi trường mát mẻ, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, không nên nằm điều hòa nếu như không có máy tạo độ ẩm. Thường xuyên lau người và vệ sinh răng miệng bằng nước ấm cho trẻ
4. Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện
Sau khi áp dụng các phương pháp xử trí trên mà tình trạng của bé không cải thiện ngay lập tức mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Sốt cao (trên 38 độ C) không giảm
- Ho dai dẳng
- đau tai
- Phát ban trên tay, chân, miệng và mông
Đặc biệt mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện nếu như triệu chứng ho của bé tăng dần, ho theo cơn, liên tục và có đờm màu vàng hoặc màu xanh kèm theo thở nhanh, thở khò khè, nôn và tiêu chảy. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo bé bị viêm họng do viêm phổi mà mẹ cần hết sức lưu ý.
5. Phòng viêm họng ở trẻ sơ sinh
Để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm họng, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Mẹ không nên cho con tới gần những đứa trẻ hoặc người lớn đang có dấu hiệu cảm lạnh vì có thể trẻ sẽ bị lây virus. Trẻ sơ sinh thường rất được yêu quý nên người lớn thường hôn môi trẻ. Tuy nhiên điều này không tốt bởi vô tình có thể truyền virus qua cho trẻ.
- Hạn chế cho bé tới nơi đông người, nếu bắt buộc phải đi mẹ nên đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm.
- Vệ sinh cho bé hàng ngày bao gồm cả vùng miệng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ. Mẹ cũng cần lưu ý không nên tắm cho bé ngay khi cơ thể con vừa đổ mồ hôi vì sẽ rất dễ bị cảm lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của bé, đảm bảo các dụng cụ sử dụng cho bé ăn luôn vô khuẩn và mẹ nên rửa tay trước khi cho bé ăn.
- Nếu dùng điều hòa mẹ không nên để nhiệt độ và độ ẩm quá thấp, tốt nhất mẹ nên để nhiệt độ không dưới 27 độ C. Nếu bật quạt mẹ nên để quạt hướng xuống chân thay vì thổi trực tiếp vào đầu bé.
- Tăng cường chế độ bú sữa mẹ giúp trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch với cá loại vi khuẩn và virus gây bệnh.
- Mẹ nên tiêm phòng vacxin cho bé theo hướng dân để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh đặc biệt với trẻ sơ sinh cơ thể còn non nớt rất dễ bị nhiễm bệnh. Vì thế mẹ cần chú ý chăm sóc bé cẩn thận trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày và cho bé tiêm chủng đầy đủ theo lịch của trung tâm y tế.
6. Tổng kết
Trẻ sơ sinh bị viêm họng có thể do cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng do vi khuẩn hay đơn giản là do mỗi trường ô nhiễm. Mẹ cần quan sát bé nếu có các dấu hiệu cổ họng sưng đỏ, sốt, ho, sổ mũi, chán ăn, xuất hiện nốt phát ban ở bàn tay, chân,…
Cần nhanh chóng hạ sốt, giảm cơn đau họng, hút dịch mũi giúp bé dễ chịu thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Nếu tình trạng bé không được cải thiện mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Để giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ cần lưu ý chăm sóc bé đúng cách và cho trẻ tiêm phòng đầy đủ.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: Healthline