Biếng ăn là tình trạng hay gặp của trẻ nhỏ. Bé thường xuyên bỏ ăn hoặc rất kén ăn, điều này về lâu dài khiến trẻ thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, nặng hơn là suy dinh dưỡng, kém phát triển thể chất và trí tuệ. Nhiều cha mẹ hẳn rất lo lắng khi trẻ biếng ăn. Bài viết sau sẽ là cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ để giải quyết vấn đề trên.
Mục lục
- 1. Những dấu hiệu cho biết trẻ biếng ăn:
- 2. Bốn yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác ăn ngon của trẻ:
- 3. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn:
- 3.1. Chế độ ăn thiếu khoa học khiến trẻ biếng ăn:
- 3.2. Bé biếng ăn kéo dài do đang gặp phải các bệnh lý
- 3.3. Trẻ biếng ăn do tâm lý:
- 3.4. Bé biếng ăn do các tác động của môi trường xung quanh:
- 3.5. Bé bị xao lãng, mất tập trung khi ăn:
- 3.6. Bé không có thói quen tập thể dục thường xuyên hoặc tập luyện quá sức:
- 3.7. Bé ăn những món ăn không hợp khẩu vị:
- 4. Trẻ biếng ăn phải làm sao?
- 4.1. Thiết lập chế độ ăn lành mạnh cho bé:
- 4.2. Tạo giờ ăn vui vẻ, tích cực cho bé:
- 4.3. Không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại… khi ăn vì khiến trẻ dễ bị phân tâm.
- 4.4. Không ép bé ăn
- 4.5. Khuyến khích bé cùng vào bếp:
- 4.6. Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên:
- 4.7. Giải pháp cho tình trạng biếng ăn kéo dài do mắc phải các bệnh lý
- 4.8. Với những bé biếng ăn, thường xuyên ngậm, không chịu nuốt:
- 5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn kéo dài
- TỔNG KẾT:
1. Những dấu hiệu cho biết trẻ biếng ăn:
Biếng ăn là một rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ biếng ăn thường không ăn hoặc ăn ít, thiếu chất dinh dưỡng. Trẻ biếng ăn kéo dài thường có biểu hiện:
- Trẻ không ăn một loại thức ăn hoặc tất cả loại thức ăn.
- Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối khi dọn thức ăn ra.
- Mỗi bữa ăn của bé thường kéo dài lâu, lượng thức ăn mà bé nạp vào thường rất ít.
- Bé thường ngậm thức ăn lâu, không chịu nhai, nuốt.
- Bé không chịu thử những món mới.
2. Bốn yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác ăn ngon của trẻ:
2.1. Môi trường:
Không khí bữa ăn vui vẻ thoải mái có thể giúp trẻ ăn ngon hơn.
2.2. Chế độ ăn của trẻ:
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm chất như tinh bột, chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, thực đơn đa dạng cũng giúp bé thích thú và ăn ngon hơn.
Bổ sung kẽm cũng là một cách hiệu quả để cải thiện sự chán ăn của bé. Kẽm là một vi khoáng có vai trò bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Rối loạn chuyển hóa các tế bào vị giác là nguyên nhân khiến trẻ chán ăn. Ngoài ra, kẽm còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa và trao đổi chất. Đây là khoáng chất cần thiết để tiêu hóa protein và cacbohydrat. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ trong trường hợp này là vô cùng cần thiết.
2.3. Tâm lý của trẻ khiến trẻ biếng ăn:
Giữ cho trẻ thoải mái, không bị ép buộc thì việc ăn uống cũng dễ dàng hơn.
2.4. Sức khỏe của trẻ:
Với những bé khỏe mạnh, không gặp các vấn đề tiêu hóa, hay các bệnh truyền nhiễm thường có hứng thú ăn hơn những bé sức khỏe kém.
3. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn:
3.1. Chế độ ăn thiếu khoa học khiến trẻ biếng ăn:
Chế độ ăn thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn kéo dài, được thể hiện qua:
- Khẩu phần ăn thiếu các vitamin và khoáng chất như selen, sắt,… đặc biệt là kẽm.
- Cho bé ăn không đúng lúc: khoảng cách giữa các bữa ăn quá ngắn, bé bị ép ăn khi chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn trước đó, khiến trẻ không muốn ăn, chống đối khi ăn.
- Cho bé ăn không đúng cách: các mẹ cho bé ăn bữa phụ quá no hoặc ăn quá nhiều bữa. Điều đó khiến bé không có hứng thú khi ăn bữa chính.
- Thực đơn nhàm chán, các món ăn lặp lại nhiều lần. Con trẻ thường có xu hướng thích thú với những điều mới lạ, nếu phải ăn đi ăn lại những món quen thuộc, bé sẽ sinh cảm giác chán ăn.
- Mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt như bim bim, coca, bánh kẹo… Những thực phẩm này chứa nhiều đường, dầu mỡ dễ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, điều này làm bé mất đi sự hứng thú khi đến bữa ăn chính.
- Chế độ ăn nhiều đạm, thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Chất xơ được biết là nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Các vi khuẩn này góp phần tạo thành hàng rào ngăn các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, kích thích hoạt động của các men tiêu hóa, đồng thời làm tăng quá trình tiêu hóa chất đạm, mỡ, đường, tham gia vào sự tổng hợp vitamin, giúp trẻ ăn ngon hơn. Vì vậy, chế độ ăn thiếu chất xơ khiến cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả, gián tiếp gây nên tình trạng biếng ăn của bé.
- Mẹ chiều theo ý thích của trẻ. Một số trường hợp, bé chỉ thích ăn một loại thức ăn, điều này gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng của trẻ, đồng thời khiến trẻ khó tiếp nhận khi ăn những món mới lạ.
3.2. Bé biếng ăn kéo dài do đang gặp phải các bệnh lý
- Trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, tiêu chảy, táo bón…Những vấn đề này làm bé chán ăn, thường xuyên khó chịu, khiến trẻ ăn không ngon miệng.
- Trẻ biếng ăn do sưng nướu, mọc răng…Lợi của bé bị đau đặc biệt là khi nhai thức ăn. Vì vậy, đây có thể là nguyên nhân khiến bé không muốn ăn.
- Trẻ biếng ăn do đang bị viêm phổi, viêm phế quản khiến họng bé bị đau, không muốn nuốt thức ăn.
- Bé biếng ăn cũng do điều trị kháng sinh kéo dài. Kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn bị ảnh hưởng. Hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh khiến bé ăn không ngon miệng, không hứng thú khi ăn.
» Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và giải pháp
3.3. Trẻ biếng ăn do tâm lý:
Đây là một nguyên nhân hay gặp ở những bé biếng ăn. Bé thường có tâm lý căng thẳng khi bị ép ăn. Nhiều mẹ thường có xu hướng “nhồi” bé ăn để bé mau lớn, bụ bẫm. Thế nhưng điều này có ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. Bé sẽ sinh cảm giác chống đối hoặc chán nản, ngậm thức ăn lâu. Ngoài ra, bé có thể chán ăn khi từng bị ọc, sặc trước đó, khiến trẻ sợ, không muốn ăn. Với những trẻ nhạy cảm, hay thay đổi môi trường sống, vắng mẹ… cũng gây nên biếng ăn kéo dài ở trẻ.
3.4. Bé biếng ăn do các tác động của môi trường xung quanh:
- Không khí cằng thẳng của bữa ăn dễ khiến bé chán ăn: Một vài cha mẹ thường không kiên nhẫn, to tiếng mỗi lúc bé ngậm, không muốn ăn, điều này dễ khiến trẻ sợ, sinh ra cảm giác không muốn ăn.
- Áp lực học hành cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ.
- Bé gặp phải chuyện buồn, gia đình hay cãi vã… cũng làm bé mất đi sự hứng thú khi ăn.
3.5. Bé bị xao lãng, mất tập trung khi ăn:
Nhiều phụ huynh thường cho trẻ xem tivi, điện thoại, chơi đồ chơi,… trong khi ăn với mục đích cho bé ăn nhanh hơn. Tuy nhiên điều này dễ gây nên sự mất tập trung và cảm giác thèm ăn ở trẻ.
3.6. Bé không có thói quen tập thể dục thường xuyên hoặc tập luyện quá sức:
Vận động thể chất là một yếu tố quan trọng kích thích sự thèm ăn của bé. Bởi hoạt động thể lực giúp bé toát mồ hôi, tiêu hao năng lượng. Bé thường ăn nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn để bù đắp năng lượng đã tiêu hao khi vận động.
3.7. Bé ăn những món ăn không hợp khẩu vị:
Điều này có thể gặp phải khi mẹ nấu những món ăn không phù hợp với khẩu vi của bé, khiến bé mất hứng thú khi ăn.
Bé biếng ăn có thể do sinh lý, bệnh lý, tâm lý, hoặc do tác động từ bên ngoài. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để xác định nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, từ đó đưa ra hướng xử trí kịp thời.
4. Trẻ biếng ăn phải làm sao?
4.1. Thiết lập chế độ ăn lành mạnh cho bé:
- Thay đổi thực đơn hàng ngày cho trẻ: bạn cần đảm bảo những món mà bé ăn không bị nhàm chán, đầy đủ chất dinh dưỡng. Với một số trẻ, việc thay đổi thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn, bởi những bé biếng ăn thường chỉ ăn những thứ mà chúng thích. Điều quan trọng là bé được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Do đó, hãy từ từ thêm thức ăn mới và biết rằng chúng có thể từ chối trong lần thử đầu tiên. Ví dụ như nếu ngày hôm trước bé ăn cháo cá với rau ngót thì hôm nay có thể thay thế rau ngót bằng rau cải. Nếu bé tỏ ra không thích với sự thay đổi này, bạn có thể dùng những thực phẩm mới với lượng ít trước, sau đó tăng dần đến khi bé quen.
- Các mẹ cũng nên trang trí các món ăn cho bé với màu sắc sặc sỡ và nhiều hình thù để khơi gợi sự thích thú của bé.
- Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ các nhóm chất: như tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh và hoa quả. Bạn nên cho con ăn ở một chế độ hợp lý. Ví dụ: Một ngày có thể cho trẻ ăn 2 -3 bữa chính, có thể là cháo, súp…. Mỗi bữa 1 bát tùy theo lượng ăn của con. Ăn 2 -3 bữa phụ/ngày, mẹ có thể cho con ăn sữa, váng sữa, phô mai, sữa chua,… Lượng sữa hàng ngày khoảng 600 -800ml. Bổ sung trái cây hoặc nước trái cây cho con, khoảng 200g.
- Cho trẻ ăn sữa chua thường xuyên: Sữa chua chứa nhiều canxi và men vi sinh lành mạnh mà cơ thể cần để xây dựng hệ thống miễn dịch. Các chất dinh dưỡng có trong sữa chua còn giúp tăng cảm giác thèm ăn của trẻ. Các mẹ có thể cho bé ăn sữa chua vào những bữa phụ, kết hợp với trái cây cho bé.
- Các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé, ở những thời gian hợp lý, các bữa ăn của trẻ nên cách nhau khoảng 2 – 3 giờ, không nên cho bé ăn vặt, sữa,… quá gần với bữa chính vì lúc đó bé vẫn còn no, không muốn ăn thêm. Đồng thời, các mẹ cũng không nên cho bé uống quá nhiều nước khi ăn.
- Các mẹ nên xây dựng thói quen dùng bữa, đặc biệt là bữa tối ở một giờ nhất quán: Thói quen này giúp trẻ nhận thức được đâu là giờ ăn, đâu là giờ chơi của bé, giúp bé tự giác hơn khi ăn. Một điều hết sức quan trọng nữa là đảm bảo bé không ăn quá muộn trong ngày. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi, nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ ít nhất 3 giờ. Điều này sẽ đảm bảo rằng bữa ăn của trẻ được tiêu hóa đúng cách, tạo cảm giác thèm ăn cho bé vào buổi sáng.
- Bổ sung kẽm cho bé: Như đã đề cập ở trên, Kẽm có ảnh hưởng lớn tới cảm giác ngon miệng của bé, việc bổ sung Kẽm có thể khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ. Kẽm được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm như thịt lợn, gà, bò, các động vật có vỏ (như hến, sò, ngao, tôm,…), ngũ cốc, trái cây (như bơ, lựu, quả mâm xôi…), rau chân vịt, các loại nấm.
Dưới đây là một số thực đơn bổ sung Kẽm cho bé:
- Nấu cháo tôm hoặc ngao với đậu xanh.
- Cháo thịt bò với cải bó xôi.
- Đùi gà hầm bí đỏ, đậu trắng.
» Xem thêm: Tại sao nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn?
4.2. Tạo giờ ăn vui vẻ, tích cực cho bé:
- Bạn nên cho bé cùng ăn với gia đình: việc cho trẻ nhìn thấy các thành viên trong gia đình cùng ăn cơm, nói chuyện vui vẻ làm cho bé liên kết thời điểm ăn uống với những điều vui vẻ, tích cực, từ đó, bé trở nên thoải mái, háo hức hơn mỗi khi ăn.
- Cha mẹ cần tránh thảo luận về bất kỳ chủ đề căng thẳng nào khi ăn. Giữ cuộc trò chuyện với tông giọng nhẹ nhàng hơn và nói về những điều hạnh phúc để giúp tăng cảm giác thèm ăn của trẻ.
4.3. Không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại… khi ăn vì khiến trẻ dễ bị phân tâm.
Nếu con bạn đã quen với việc xem các thiết bị điện tử vào mỗi bữa ăn. Các mẹ các thể thay đổi thói quen này bằng cách cho bé ăn cùng gia đình. Bởi trẻ nhỏ có xu hướng bắt chước theo người lớn. Việc các thành viên quây quần bên mâm cơm, cùng chú tâm vào bữa ăn là tấm gương cho trẻ học theo.
4.4. Không ép bé ăn
Hãy cho trẻ ăn với lượng thức ăn phù hợp với chúng. Tùy vào cân nặng, thể trạng, lứa tuổi mà từng trẻ có những ngưỡng “no” khác nhau. Thường thời gian của mỗi bữa chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút. Mẹ có thể cho bé ăn với lượng nhỏ trước, nếu con vẫn thấy đói thì tăng dần khẩu phần ăn cho bé.
Nếu bé ăn quá lâu, trên 30 phút thì mẹ không nên ép bé ăn thêm, có thể cho bé ăn nhiều hơn ở bữa phụ.
4.5. Khuyến khích bé cùng vào bếp:
Các mẹ có thể giao cho bé làm những việc vừa sức như nhặt rau, rửa trái cây, múc gạo… Bằng việc tận tay tham gia vào việc nấu ăn, dù là công việc nhỏ nhất cũng góp phần giúp bé nhận thức được giá trị cũng như công sức phải bỏ ra để có một bữa ăn thịnh soạn cho gia đình. Từ đó mà bé trở nên hứng thú, ăn ngon miệng hơn.
4.6. Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên:
Mỗi ngày bạn có thể dành thời gian với con để cùng vui chơi, tập thể thao như đi công viên, đi dạo quanh nhà… Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ăn ngon của bé.
4.7. Giải pháp cho tình trạng biếng ăn kéo dài do mắc phải các bệnh lý
Các mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám, điều trị dứt điểm bệnh và nhận sự tư vấn cụ thể nhất của các chuyên gia.
4.8. Với những bé biếng ăn, thường xuyên ngậm, không chịu nuốt:
Bé ngậm thức ăn không chịu nuốt có thể do mùi vị thức ăn mà mẹ nấu không hợp với bé. Những lúc như vậy, mẹ nên kiên trì thử nghiệm các thành phần, các loại thức ăn, món ăn mới cho con. Để xem bé thích vị nào nhất, không thích vị nào. Từ đó chế biến những món mà bé thích ăn nhất. Ngoài ra, việc bé lười ăn hay ngậm cũng có thể do thức ăn quá đặc, quá cứng. Các mẹ cũng nên cân nhắc về điều này. Tránh để thức ăn quá cứng, đặc khiến bé khó nuốt, không muốn nuốt.
5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ biếng ăn kéo dài
5.1. Giải thích cho trẻ về tầm quan trọng của thức ăn
Đây là việc cần thiết để bé nhận thức được giá trị của những bữa ăn hàng ngày. Mặc dù trẻ còn nhỏ, chúng chưa thể hiểu hết những điều mà chúng ta nói. Tuy nhiên, trẻ thường “bắt chước” theo những việc mà người lớn làm, đặc biệt là cha mẹ – những người hay tiếp xúc với chúng. Cha mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, ân cần dạy bảo con khi bé biếng ăn. Việc này sẽ giúp bé được thoải mái, không có cảm giác bị ép buộc hay sợ hãi mỗi khi đến giờ cơm.
5.2. Khi nào thì trẻ biếng ăn kéo dài cần đi khám:
Các chuyên gia cho biết, biếng ăn kéo dài là tình trạng rất phổ biến, hầu hết trẻ nhỏ đều từng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Các mẹ nên đưa bé đi khám ngay khi phát hiện ra bé có những dấu hiệu sau:
- Biếng ăn, la hét, quấy khóc khi ăn kéo dài trên 3 tháng.
- Liên tiếp 3 tháng liền không tăng cân.
- Da dẻ xanh xao, yếu ớt.
- Chậm phát triển chiều cao.
- Đầy bụng, khó tiêu.
- Tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống kéo dài.
- Hay ốm vặt, thường xuyên phải dùng kháng sinh.
- Chậm biết ngồi, lẫy, bò, đi, đứng, ít vận động.
- Hay bị rụng tóc, tóc thưa, tóc không đều.
- Chậm mọc răng, sâu răng, răng bị hỏng.
Nếu trẻ có từ 3 biểu hiện trở lên thì cha mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt để xử trí sớm, hiệu quả. Cha mẹ cần quan sát rõ tình trạng biếng ăn của trẻ để cung cấp thông tin đầy đủ và chi tiết nhất cho bác sĩ. Điều này sẽ giúp việc chẩn đoán chính xác và nhanh hơn.
5.3. Lưu ý khi lựa chọn thuốc/sản phẩm bổ sung cho trẻ:
Biếng ăn kéo dài ở trẻ là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Để lựa chọn thuốc/sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ, cha mẹ cần:
- Tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng:
Các mẹ không nên tự ý cho con sử dụng để tránh tương tác thuốc, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Hãy để những người có chuyên môn quyết định cho bạn khi sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng cho trẻ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng:
Sau khi nhận sự kê đơn của bác sĩ, các mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đồng thời tuân thủ theo liều lượng đã quy định. Điều đó giúp cho quá trình điều trị của bé nhanh chóng có hiệu quả.
- Thuốc bổ không thể thay thế thực phẩm:
Thuốc bổ là hỗn hợp chứa một hay nhiều loại Vitamin. Thực chất, các vitamin đều có trong thức ăn hằng ngày nên nếu trẻ đã ăn uống đủ chất, hấp thụ tốt thì không cần sử dụng thuốc bổ. Tuy nhiên, khi trẻ biếng ăn hoặc sau khi bị ốm thì lượng vitamin từ thức ăn trẻ ăn vào sẽ không đủ dùng cho cơ thể, khi đó bé sẽ cần dùng thêm. Thuốc bổ mà bạn cho bé uống chỉ có tác dụng bổ sung, chứ không có tác dụng thay thể được dinh dưỡng, thức ăn hàng ngày. Vì từ tự nhiên bao giờ cũng tốt và an toàn nhất.
Tóm lại, muốn khỏe mạnh thì bé cần một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, và đặc biệt cần phải có khả năng hấp thu tốt chứ không nên phụ thuộc vào các thuốc bổ bên ngoài.
TỔNG KẾT:
Để được tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: