Tiêu chảy uống thuốc gì? Khi mắc các tình trạng tiêu chảy, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến các loại thuốc như berberin, Pepto – Bismol,… Đây là những loại thuốc rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên việc sử dụng không đúng nguyên tắc rất có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để hiểu rõ hơn về các thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.
Nguyên tắc sử dụng thuốc tiêu chảy
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn. Việc người bệnh tự mua thuốc sử dụng rất phổ biến. Thuốc luôn là con dao hai lưỡi đối với sức khỏe con người, vậy nên việc sử dụng thuốc như an toàn hợp lý là rất quan trọng.
Dưới đây là một số nguyên tắc chung phổ biến khi sử dụng thuốc tiêu chảy:
Nguyên tắc 1: Tuân thủ điều trị theo phác đồ của chuyên gia y tế
Sử dụng thuốc tuân theo phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế để đảm bảo được hiệu quả điều trị. Như vậy, việc sử dụng thuốc sẽ được kiểm soát một cách tối đa. Khi đó sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu điều trị, cải thiện tốt tình trạng bệnh.
Đối với một số bệnh nhân tiêu chảy nặng, cần được đưa vào các cơ sở y tế để có thể chẩn đoán và bổ sung nước điện giải kịp thời. Tránh được các hậu quả đáng tiếc về sau.
Nguyên tắc 2: Sử dụng đúng liều lượng
Sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả điều trị cao.
Có nhiều người cho rằng việc uống hơn/ quá liều sẽ giúp nhanh khỏi và cải thiện. Tuy nhiên điều đó là hoàn toàn sai lầm và có thể gây ra những tác dụng phụ.
Nguyên tắc 3: Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng là điều tiên quyết cho những bệnh nhân tự mua thuốc điều trị. Cần đọc rõ các thông tin như liều dùng cho từng độ tuổi, khoảng cách dùng, dùng bao lâu, chỉ định và chống chỉ định. Đặc biệt còn cần chú ý đến hạn sử dụng và các tác dụng không mong muốn.
Nguyên tắc 4: Lựa chọn thuốc an toàn, hiệu quả
Lựa chọn thuốc có nguồn gốc, có kiểm định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn chất lượng. Không được mua những loại thuốc đã bị mất nhãn mác, hết hạn sử dụng hoặc gần hết hạn sử dụng,… Những loại thuốc này có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy vì gây độc với đường ruột. Hoặc còn có những tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe con người.
Nguyên tắc 5: Không nên sử dụng quá nhiều loại thuốc một lúc
Không nên sử dụng nhiều hơn một loại thuốc cùng điều trị tiêu chảy mà được bác sĩ chỉ định hay tự ý mua tại nhà thuốc. Đôi khi, chúng có những thành phần tương tự nhau hoặc có thể làm giảm hiệu quả của nhau. Dẫn đến các tác dụng không mong muốn như quá liều hay không đạt hiệu quả như mong đợi.
6 thuốc điều trị tiêu chảy hiệu quả nhất hiện nay
Tiêu chảy dùng thuốc gì? Trên thị trường hiện nay có 5 nhóm thuốc điều trị tiêu chảy chính. Đó là:
- Dung dịch bù nước và điện giải: Oresol,…
- Thuốc hấp thụ, bao phủ niêm mạc ruột: Smecta,…
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid, Hidrasec,…
- Thuốc trị đau bụng tiêu chảy: Pepto – Bismol,…
- Thuốc có hoạt tính chống viêm, chống vi khuẩn: Berberin,…
Dưới đây là chi tiết về một số loại thuốc hay dùng:
Oresol – Dung dịch bù nước và điện giải
Oresol là sản phẩm dùng đường uống dùng để bổ sung glucose, nước và các chất điện giải cần thiết khi bị tiêu chảy.
Thành phần:
- Glucose khan: 20 gam
- Natri clorid: 3,5 gam
- Trinatri citrat dihydrat: 2,9 gam
- Kali clorid: 1,5 gam
Chỉ định: Phòng và điều trị mất điện giải và nước trong các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em và người lớn.
Liều dùng cách dùng:
Cách dùng: dùng đường uống. Hòa tan 1 gói vào 1 lít nước đun sôi để nguội
Liều dùng:
Bù nước:
- Mất nước nhẹ: 50ml/kg, trong vòng 4-6 giờ
- Mất nước vừa: 100ml/kg, trong vòng 4 – 6 giờ
- Tùy chỉnh tùy theo mức độ khát và đáp ứng điều trị
Duy trì nước:
- Tiêu chảy liên tục nhẹ: Uống 100 – 200 ml/kg/ 24h cho đến khi hết tiêu chảy
- Tiêu chảy nặng: 15ml/kg/giờ, cho đến khi hết tiêu chảy
Theo quy định của UNICEF, cho trẻ uống như sau trong 4 giờ đầu
Người lớn: liều tối đa 1000ml / giờ*** Lưu ý:
- Với trẻ nhỏ: uống ít một, chậm và nhiều lần
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân vô niệu hoặc thiểu niệu
- Mất nước nặng kèm sốc
- Tiêu chảy nặng
- Nôn nhiều và kéo dài
- Tắc ruột, liệt ruột và thủng ruột
Tương tác thuốc
- Tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác chứa các chất điện giải như nước hoa quả hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng điều trị , để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tránh tiêu chảy do thẩm thấu
- Dung dịch bù nước không được pha loãng với nước vì pha loãng làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển Glucose – Natri
Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: nôn nhẹ
- Ít gặp: Tăng natri huyết, bù nước quá mức
- Hiếm gặp: Suy tim do bù nước quá mức
Giá bán: khoảng 35.000đ / hộp
>> Xem thêm: Nước bù điện giải – Hướng dẫn bổ sung đúng và đủ
Berberin
Berberin là loại thuốc có hoạt tính kháng sinh chống viêm. Berberin có nguồn gốc thảo dược. Berberin được tìm thấy ở nhiều cây thuốc có trong dân gian như Vàng đắng, Hoàng Bá, Hoàng Liên… Hoạt chất trong thuốc thường là berberine sulfate hoặc berberin chlorhydrate.
Công dụng:
- Chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng
- Chống lại sự nhân lên của nấm men trong đường ruột
- Berberin thường được sử dụng thường được sử dụng trong các trường hợp như tiêu chảy, lỵ, amip,…
Cơ chế tác dụng
Khi bị rối loạn đường ruột thì Berberin thể hiện các tác dụng giống như kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Nó có tác dụng giảm viêm, ức chế nhu động đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, giảm tiết dịch ruột và tiết dịch.
Chỉ định: Sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy
Liều dùng, cách dùng:
Cách dùng: Dùng đường uống vào buổi sáng hoặc tối trước khi ăn 1 – 2 giờ.
Liều dùng:
- Trẻ em trên 16 tuổi dùng liều như người lớn: Uống 12-15 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
- Trẻ từ 8–16 tuổi: uống 10 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ từ 2–7 tuổi: uống 5 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ dưới 2 tuổi: uống 2 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
Chống chỉ định:
Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp:
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Tương tác thuốc
- Kết hợp Tetracyclin làm giảm tác dụng của Tetracyclin
- Kết hợp với Cyclosporin A làm tăng nồng độ Cyclosporin A trong máu
- Giảm chuyển hóa các vitamin B
Tác dụng không mong muốn:
Có thể gặp một số trường hợp như: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp là các biểu hiện có thể gặp do quá liều berberin…
Giá bán:
- Thuốc Berberin 5mg có giá bán là 4.000 VNĐ/lọ 50 viên
- Thuốc berberin 50mg có giá bán 20.000 VNĐ/hộp 30 viên
- Thuốc berberin 100mg có giá bán 45.000 VNĐ/lọ 100 viên
Smecta (Diosmectit)
Thuốc Smecta có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính theo cơ chế hấp thu và bao phủ niêm mạc ruột. Thành phần dược chất chính có trong Smecta chính là Diosmectit.
Chỉ định:
- Tiêu chảy cấp và mạn tính
- Bị đau do viêm thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng
Liều dùng, cách dùng:
Cách dùng:
- Pha hỗn dịch để uống
- Trẻ em có thể hòa trộn trong thức ăn lỏng
Liều dùng:
- Trẻ em trên 2 tuổi: 2-3 gói / 50ml / ngày
- Người lớn: 3 gói / ngày
Chống chỉ định: chống chỉ định với người dị ứng với diosmectit hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tương tác thuốc
Smecta có thể tác động làm giảm tỉ lệ hấp thu của các chất khác , vì vậy được khuyến cáo không nên dùng với chất khác (hoặc dùng cách xa 2 giờ)
Tác dụng không mong muốn:
- Gây rối loạn tiêu hóa: táo bón, buồn nôn,…
- Rối loạn da và mô dưới da (ít gặp): Nổi ban, mày đay, ngứa,…
- Rối loạn hệ thống miễn dịch: quá mẫn
Giá bán: khoảng 110.000 đ – 120.000đ
Loperamid
Loperamid là một dẫn chất Piperidin tổng hợp điều trị tiêu chảy. Loperamid được dùng để kiểm soát và làm giảm triệu chứng trong trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và mạn tính.
Thành phần:
Hoạt chất chính của Loperamid chính là loperamide hydrochloride.
Cơ chế tác dụng:
Loperamid sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hoá và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Ngoài ra còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Vì vậy, sẽ làm giảm sự mất nước và điện giải, tăng độ đặc và giảm khối lượng phân.
Chỉ định:
Thuốc trị tiêu chảy Loperamid dùng để điều trị:
- Tiêu chảy cấp ở người lớn
- Tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng
- Đại tiện không kiểm soát, són phân
Liều dùng, cách dùng
Đối với tiêu chảy cấp:
Người lớn:
- Viên nang: Khởi đầu 4mg (2 viên), sau đó mỗi lần đi phân lỏng uống 2mg (1 viên), tối đa 16mg/ ngày. Nếu tự điều trị tiêu chảy cấp không đặc hiệu ở người lớn, không được uống quá 8mg/24 giờ.
- Dung dịch dạng uống imodium: Liều nạp ban đầu là 20ml, sau đó 10ml sau mỗi lần đi tiêu chảy. Tổng liều hàng ngày không vượt quá 80ml.
Trẻ em:
Dạng viên nang, viên nén, bột:
- Trẻ từ 2- dưới 6 tuổi (13 – 20kg): 1mg/lần, 3 lần/ngày.
- Trẻ 6-8 tuổi (20 – 30kg): 2mg/lần, 2 lần/ngày.
- Trẻ từ 3-12 tuổi (trên 30kg): 2mg/lần, 3 lần/ngày.
- Trên 12 tuổi: liều dùng như người lớn
- Liều duy trì: 0.1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngưng thuốc ỉa chảy nếu không đỡ trong vòng 48 giờ điều trị.
Lưu ý: không khuyến cáo cho trẻ em dưới 2 tuổi
Dung dịch dạng imodium
- Trẻ em trên 8 tuổi: uống 10ml, 4 lần/ngày, dùng trong là 5 ngày.
- Trẻ em 4-8 tuổi: uống 5ml, 3-4 lần/ngày, chỉ dùng trong 3 ngày
- Không nên dùng cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Đối với tiêu chảy mạn
Người lớn:
Dạng viên nén, nang, bột: Khởi đầu uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2mg cho tới khi cầm ỉa chảy. Liều duy trì là uống 4-8 mg/ngày chia thành liều nhỏ 2 lần. Tối đa là 16mg/ngày. Nếu không đỡ sau khi uống 16mg/ngày trong ít nhất 10 ngày, nên dừng thuốc này do tiếp tục điều trị cũng không hiệu quả. Chứng són phân ở người lớn: liều khởi đầu là 0,5mg, tăng dần cho tới 16mg/ngày nếu cần.
Dạng dịch uống imodium: Liều khởi đầu là 20-40ml/ngày chia thành nhiều lần uống, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và có thể điều chỉnh tới mức liều tối đa là 80ml mỗi ngày. Sau đó thiết lập liều duy trì hàng ngày là 2 lần 5ml/ ngày
Trẻ em: Liều được dùng là 0,08-0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần/ngày, tối đa 2mg/liều
Chống chỉ định
- Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi
- Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc
- Người viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc có thể gây ra đại tràng to do dùng kháng sinh
- Bụng chướng, đau bụng không do đại tiện được
- Thuốc Loperamid tránh dùng đầu tiên ở bệnh nhân lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột do nhiễm khuẩn.
Tương tác thuốc
Loperamid gây tăng độc tính: Những thuốc ức chế thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của loperamid.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn thường gặp trên đường tiêu hóa. Như là: táo bón, đau bụng, buồn nôn,…
Một số tác dụng không mong muốn ít gặp như: đau đầu, chóng mặt, chướng bụng,…
Hidrasec
Hidrasec là thuốc điều trị tiêu chảy cấp tính ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Hoạt chất chính có trong Hidrasec là racecadotril. Hidrasec được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp cùng với việc bù nước bằng đường uống.
Chỉ định
Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi
Liều dùng, cách dùng
Hidrasec dùng đường uống kết hợp với bù nước bằng đường uống. Liều khuyến cáo sử dụng là: 1,5 mg/kg thể trọng/liều, ngày uống 3 lần cách đều nhau, tối đa 7 ngày.
Trẻ em
- Ở trẻ sơ sinh dưới 9 kg: một gói 10 mg x 3 lần/ngày.
- Ở trẻ sơ sinh từ 9 đến 13 kg: hai gói 10 mg x 3 lần/ngày.
- Ở trẻ 13 kg đến 27 kg: một gói 30 mg x 3 lần/ngày.
- Ở trẻ em trên 27 kg: hai gói 30 mg x 3 lần/ngày.
Người lớn: 1 viên hidrasec 100 mg/lần, dùng 3 lần/ngày.
Chống chỉ định
- Không sử dụng cho những trường hợp mẫn cảm với thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu men saccharase-isomaltase không nên dùng thuốc này.
Tương tác thuốc
Hiện nay chưa được ghi nhận tương tác thuốc của Hidrasec.
Tác dụng không mong muốn
- Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng: viêm amidan (ít gặp)
- Rối loạn biểu mô: phát man, mẩn đỏ (ít gặp)
Pepto – Bismol
Pepto – Bismol là thuốc được sử dụng làm giảm các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, dạ dày. Bao gồm: tiêu chảy, đau dạ dày, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn,…
Thành phần
Thành phần chính của Pepto – Bismol là Bismuth Subsalicylate. Ngoài ra còn chứa các thành phần khác như là Methyl cellulose, magnesium aluminum silicate,…
Chỉ định
- Được sử dụng cho các bệnh nhân bị tiêu chảy, đau dạ dày do ăn quá nhiều
- Hỗ trợ một số vấn đề tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ
Liều dùng, cách dùng
Tùy vào tình trạng bệnh khác nhau thì sẽ có liều dùng khác khau. Sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thông thường, được sử dụng như sau:
- Đối với người lớn và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: 30ml mỗi lần và không quá 240ml / ngày
- Trẻ em: theo chỉ định của bác sĩ
Chống chỉ định
- Không sử dụng cho những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Không tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, viêm loét dạ dày có chảy máu.
Tương tác thuốc
- Pepto – Bismol có tương tác với các thuốc giảm đau chống viêm NSAIDS, thuốc chống kết tập tiểu cầu, acid valproic,…
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn có thể gây ra của Pepto – Bismol như dị ứng, miệng khô, tim đập nhanh,…
3 biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy khi dùng thuốc
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy khi dùng thuốc sẽ giúp cải thiện nhanh hơn tình trạng bệnh. Một số biện pháp hiệu quả như:
Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng
Những bệnh nhân tiêu chảy cần cân bằng lại chế độ dinh dưỡng. Mục đích để vừa đảm bảo được dễ tiêu hóa và hấp thu, vừa đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người tiêu chảy bao gồm:
- Bổ sung thực phẩm bù điện giải và nước cho cơ thể: Nên bổ sung các loại nước hoa quả, nước khoáng, nước gạo rang,…. Đây là những thực phẩm vừa dễ tiêu hóa, vừa cung cấp nước và điện giải
- Không ăn thức ăn thô, nhiều đạm: Sử dụng các thức ăn nhiều đạm cùng một lúc, các thức ăn thô sẽ khiến cơ thể không tiêu hóa được, khó hấp thu và làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy
- Bổ sung thêm chất xơ
- Tránh các loại thức ăn dễ lên men: các thức ăn dễ lên men như sữa, phô mai, mỡ động vật sẽ sinh hơi trong được ruột, gây chướng bụng và giảm hấp thu
- Chuyển dạng thức ăn từ lỏng sang đặc dần
- Hạn chế ăn các thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, an toàn thực phẩm
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ giúp hạn chế sự xâm nhập của virus vào trong cơ thể. Đồng thời sẽ làm giảm sự lây lan của chúng đối với mọi người xung quanh.
Bổ sung lợi khuẩn
Bổ sung lợi khuẩn – probiotics là một giải pháp mới và cực kỳ hiệu quả trong những năm gần đây. Những lợi khuẩn sống sẽ giúp cải thiện tiêu bón thông qua:
- Tái thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột: cạnh tranh vị trí với các vi khuẩn có hại, loại bỏ và đào thải bớt hại khuẩn đường ruột
- Điều hòa nhu động ruột, giảm số lượng phân
- Hấp thu các độc tố có trong đường ruột
- Tăng tiết nhầy bảo vệ lớp niêm mạc ruột
- Hỗ trợ kích thích tiết các enzym tiêu hóa
- Tăng sức đề kháng, đặc biệt ở trẻ nhỏ
Khi nào cần đi bác sĩ?
Tiêu chảy là một bệnh lý thường gặp trên đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể tự hồi phục mà không cần can thiệp. Tuy nhiên nếu tiêu chảy kéo dài dai dẳng không đỡ thì lúc đấy cần có sự hỗ trợ của chuyên gia y tế.
Hãy đến các cơ sở y tế nếu gặp các dấu hiệu dưới đây:
- Đi ngoài nhiều lần không giảm (lớn hơn 3 lần/ngày)
- Đi ngoài có máu
- Nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
- Sốt cao kéo dài
- Miệng khô, mắt trũng, da khô
- Đi tiểu ít
- Nôn nhiều
- Chân tay lạnh, tím đầu ngón tay chân
- Da xanh nhợt nhạt
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967629482
Tham khảo nguồn: Drugbank