Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Tue, 20 Jun 2023 02:53:33 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ lông đơn giản tại nhà https://imiale.com/chua-tieu-chay-cho-tre-so-sinh-bang-la-mo-16624/ https://imiale.com/chua-tieu-chay-cho-tre-so-sinh-bang-la-mo-16624/#respond Tue, 20 Jun 2023 02:53:02 +0000 https://imiale.com/?p=16624 Không chỉ là loại rau gia vị phổ biến trong các bữa ăn, lá mơ lông từ rất lâu đã được sử dụng trong việc điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,… Vậy lá mơ lông có tác dụng gì? Bạn đã biết những cách dùng lá mơ lông trị tiêu chảy rất đơn giản nhưng hiệu quả chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

1. Tác dụng của lá mơ lông trong điều trị tiêu chảy

Theo Y học cổ truyền, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, giúp kháng khuẩn, cải thiện tiêu hóa, kích thích ăn uống ngon miệng. Nhờ thành phần alkaloid peaderin và tinh dầu sulfur dimethyl disulphide, lá mơ lông có tác dụng tương tự như thuốc kháng sinh và kháng viêm. Các hoạt chất này giúp ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây ra bệnh kiết lỵ, tiêu chảy.

Ngoài ra, lá mơ lông còn giúp đường ruột tăng tốc độ tiêu hóa các chất đạm trong cơ thể, từ đó giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi trẻ bị tiêu chảy.

>>> Xem thêm: Loại trừ ngay 4 nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ

2. Các cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ hiệu quả

Dưới đây là những cách vô cùng đơn giản và hiệu quả giúp mẹ trị tiêu chảy tại nhà cho bé bằng lá mơ lông:

2.1. Cháo cà rốt và lá mơ lông chữa tiêu chảy

chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

Cà rốt có tác dụng thấm hút các chất nhầy, cặn bẩn do vi khuẩn gây hại tạo ra, đồng thời cung cấp nhiều tinh bột, vitamin và đặc biệt là kali giúp bù đắp lượng chất điện giải thất thoát do các bé đi ngoài nhiều lần. Việc kết hợp cà rốt và lá mơ mang đến tác động toàn diện trên chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Nguyên liệu:

  • 30g gạo trắng (có thể dùng bột gạo nếu trẻ mới tập ăn dặm)
  • 1/2 củ cà rốt
  • 3 lá mơ lông
  • 2 quả trứng gà

Cách chế biến:

  • Bước 1: Tách riêng lòng trắng trứng rồi đánh tan lên
  • Bước 2: Hấp chín cà rốt sau đó thái nhỏ.
  • Bước 3: Rửa sạch lá mơ, xay hoặc băm nhỏ
  • Bước 4: Vo sạch gạo rồi hầm thành cháo; thêm lá mơ, cà rốt và trứng vào, trộn đều
  • Bước 5: Đun cháo sôi thêm khoảng 3 phút thì tắt bếp
  • Bước 6: Chờ cháo nguội bớt rồi múc ra bát, cho bé ăn mỗi ngày 2 lần.

Đây được xem là món ăn rất phù hợp với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm, việc ăn cháo cũng giúp dạ dày của bé bớt co bóp, giảm thiểu được cơn đau bụng do tiêu chảy gây ra.

2.2. Nước sắc lá mơ với nụ sim chữa tiêu chảy

chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

Theo nghiên cứu, nụ sim có chứa thành phần tanin có tác dụng làm săn se niêm mạc, giảm tình trạng mất nước do tổn thương niêm mạc ruột. Việc sử dụng kết hợp lá mơ và nụ sim giúp tình trạng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện.

Nguyên liệu:

  • 10g lá mơ lông
  • 5g nụ sim

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch lá mơ lông và nụ sim sau đó thái nhỏ
  • Bước 2: Cho lá mơ và nụ sim đã thái nhỏ vào ấm, thêm 300ml nước vào đun sôi, để lửa nhỏ
  • Bước 3: Sắc đến khi nước trong ấm cạn còn khoảng 120ml thì dừng
  • Bước 4: Gạn lấy nước sắc khi nước đang ấm và cho bé uống mỗi ngày 3 – 4 lần.

Lưu ý: Mẹ cần cho bé uống nước sắc lá mơ nụ sim hết trong ngày, không để dư sang ngày hôm sau.

2.3. Nước sắc lá mơ lông chữa tiêu chảy

Chỉ với lá mơ lông, mẹ có thể sắc nước cho bé uống để điều trị tiêu chảy như sau:

Nguyên liệu:

  • 10g lá mơ lông

Cách chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch lá mơ lông, ngâm nước muối loãng 15 phút sau đó thái nhỏ
  • Bước 2: Cho lá mơ vào ấm, thêm 300ml nước vào đun sôi, để lửa nhỏ
  • Bước 3: Sắc đến khi nước trong ấm cạn còn khoảng 100ml thì dừng
  • Bước 4: Gạn lấy nước sắc đang ấm và cho bé uống mỗi ngày 3 – 4 lần.

2.4. Trứng hấp gừng và lá mơ lông chữa tiêu chảy

chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm, giúp cải thiện những triệu chứng nhiễm lạnh như đi ngoài phân lỏng, sống phân, người nhợt nhạt. Việt kết hợp gừng với lá mơ lông và trứng gà sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng tiêu chảy.

Nguyên liệu:

  • Lá mơ lông: 10 lá
  • Trứng gà: 2 quả
  • Gừng: 1 nhánh nhỏ

Cách chế biến:

  • Bước 1: Lá mơ đem rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ.
  • Bước 2: Cạo bỏ vỏ gừng, rửa sạch rồi giã lấy nước cốt.
  • Bước 3: Tách riêng lấy lòng trắng trứng gà, thêm một ít gia vị, trộn đều cùng lá mơ và nước cốt gừng.
  • Bước 4: Đem hấp chín hỗn hợp trên.

Lưu ý: Nên dùng 1-2 lần/ ngày, ăn khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem bài viết: [Mách bạn]: 8 mẹo dan gian trị tiêu chảy cực hiệu quả

3. Những lưu ý khi chữa tiêu chảy tại nhà bằng lá mơ lông

Việc sử dụng lá mơ lông chữa tiêu chảy là phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả đối với trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý những điều sau để quá trình sử dụng đạt kết quả cao nhất.

  • Nên sử dụng lá mơ có nguồn gốc rõ ràng, được trồng ở nơi sạch sẽ, không bị nhiễm thuốc trừ sâu. Lá mơ phải được ngâm nước muối để tránh bám bụi bẩn và vi sinh vật.
  • Món ăn từ lá mơ lông cần được chế biến thanh đạm, không sử dụng dầu mỡ hoặc quá nhiều loại gia vị.
  • Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuân thủ những hướng dẫn điều trị tiêu chảy cơ bản như:
  • Bù nước đầy đủ cho trẻ bằng cách thường xuyên cho bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Trẻ từ 3 tháng tuổi có thể bổ sung dung dịch oresol để bù điện giải (lưu ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Khi bị tiêu chảy chỉ nên ăn những món mềm, nhiều nước.
  • Tránh những món ăn kích thích hệ tiêu hóa (có vị cay, nhiều dầu mỡ) hoặc khó tiêu.

4. Dấu hiệu mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ

chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ

Để điều trị tiêu chảy cho bé an toàn và hiệu quả nhất, mẹ cần thường xuyên theo dõi các triệu chứng của con và đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, như:

  • Bé tiêu chảy hơn 2 ngày không đỡ
  • Đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc khung chậu
  • Phân có lẫn máu
  • Sốt trên 38,5 độ C
  • Bé mệt mỏi, bơ phờ, rơi vào tình trạng li bì, hôn mê

5. Men nhỏ giọt Imiale – Giải pháp tối ưu xử lý tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Việc sử dụng men vi sinh không chỉ giúp cải thiện nhanh tình trạng tiêu chảy ở trẻ mà còn giúp bé cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột đang bị rối loạn. Chỉ với 6 giọt, men vi sinh Imiale cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 – loại lợi khuẩn thủ lĩnh đường tiêu hóa, thuộc chi Bifidobacterium – chi lợi khuẩn chiếm đến 90% lợi khuẩn đường ruột trẻ nhỏ.

Lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 có vai trò quan trọng trong hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và tăng cường đề kháng cho bé, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện nhanh rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy xì xoẹt, đi ngoài phân sống…. Đây là hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc ruột không bị tổn thương, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru.

Ngoài ra, men nhỏ giọt Imiale còn tác động tăng cường sản sinh kháng thể, giúp bé có hệ miễn dịch khỏe mạnh và ít ốm vặt.

>>> Xem thêm: Bằng chứng lợi khuẩn sống Imiale cải thiện TIÊU CHẢY – PHÂN SỐNG ở trẻ nhỏ

Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ tìm ra những cách chữa tiêu chảy bằng lá mơ an toàn, đơn giản và hiệu quả cho bé yêu. Nếu còn bất cứ thắc mắc về các tình trạng đường tiêu hóa ở trẻ, mẹ hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 9482 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất!

]]>
https://imiale.com/chua-tieu-chay-cho-tre-so-sinh-bang-la-mo-16624/feed/ 0
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì? Mẹ cần làm gì để xử lý https://imiale.com/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-nuoc-vang-16256/ https://imiale.com/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-nuoc-vang-16256/#respond Tue, 09 May 2023 03:19:28 +0000 https://imiale.com/?p=16256 Mẹ rất cẩn thận về chế độ ăn uống, thậm chí có trẻ chỉ bú sữa mẹ nhưng lại gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra nước vàng. Điều này làm mẹ rất hoang mang, không biết trẻ có bệnh gì không, có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng qua bài viết dưới đây.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

1. Tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tần suất đi, tính chất phân và các triệu chứng khác kèm theo mà trong nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ là sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Để trả lời câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng, cần tìm tiêu hóa trẻ bình thường thế nào.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

  • Trẻ sơ sinh khi bú mẹ thường phân sẽ có màu vàng xanh đến vàng sáng. Tính chất phân thường có hạt, hơi lỏng, có thể có bọt, nhớt, đôi khi nhiều nước. Màu sắc phân của bé cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào những gì mẹ ăn mỗi ngày. Điều này hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của con còn non yếu.
  • Thời kỳ  đầu, trẻ có thể đi ngoài từ 5 – 6 lần/ngày, khi lớn hơn thì số lần đi ngoài sẽ giảm dần. Với trẻ đi ngoài ra nước vài lần trong một ngày nhưng vẫn ăn ngủ tốt, chơi ngoan thì mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều về trường hợp này vì chưa chắc bé đã bị tiêu chảy. Chỉ khi trẻ đi tiêu nhiều hơn mức bình thường thì mẹ mới cần tìm cách khắc phục.

Đối với trẻ dùng sữa công thức

  • Khi trẻ uống hoàn toàn hoặc dặm kèm sữa ngoài, phân trẻ thường sẽ có màu xanh nâu hoặc vàng nâu. Do đường ruột bé chưa tiêu hóa được hoàn toàn sữa công thức, nên phân thường lớn, sệt hơn. Trẻ dễ gặp táo bón hơn. Do đó, nếu mẹ nhận thấy con liên tục đi ngoài ra nước, phân lỏng, có màu vàng thì cần phải theo dõi thêm số lần con đi ngoài và quan sát kĩ các biểu hiện của con vì với trẻ dùng sữa công thức thì nguy cơ bị tiêu chảy khá cao.
  • Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày, phân lỏng, có hạt lợn cợn, có bọt, có thể kèm theo biếng ăn, biếng bú thì nhiều khả năng trẻ gặp tiêu chảy.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

Điểm danh một số nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh tiêu chảy, đi ngoài ra nước vàng:

  • Nhiễm Rotavirus: Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đi ngoài ra nước ở trẻ nhỏ. Sau khi bị nhiễm virus khoảng 1- 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: xì xoẹt, phân lỏng, có thể có sốt, buồn nôn, nôn, sút cân. Tình trạng này thường kéo dài từ 3-9 ngày.
  • Nhiễm khuẩn: Trẻ nhiễm khuẩn qua đồ ăn hoặc dụng cụ ăn uống hoặc môi trường mà trẻ tiếp xúc, một số vi khuẩn thường gặp như:  E.coli, Shigella, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả), Salmonella, Campylobacter… Các triệu chứng sẽ khác nhau đối với từng bé cũng như từng loại vi khuẩn mà bé bị nhiễm.
  • Nhiễm kí sinh trùng: Khi trẻ bị nhiễm loại ký sinh trùng Giardia Lamblia thường có các triệu chứng: đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, chứa chất béo, có bọt nhờn và có mùi rất hôi. Ngoài ra, trẻ còn sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ. 
  • Sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh có vai trò giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên kháng sinh không phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi và có hại nên đồng thời làm chết các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến trẻ bị tiêu chảy và loạn khuẩn đường ruột.  
  • Dị ứng: Đối với trẻ nhạy cảm với một số loại protein trong thực phẩm, trẻ bị đi ngoài do dị ứng khi sử dụng các loại thực phẩm như sữa bò, hải sản,… Ngoài rối loạn tiêu hóa, trẻ thường gặp một số các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, phát ban, phù,… sau vài phút đến vài giờ ăn các loại thực phẩm đó.
  • Không dung nạp đường lactose: Một số trẻ thiếu hụt men lactase phân giải đường lactose trong sữa. Sau uống sữa, trẻ xuất hiện các triệu chứng như đi tóe nước, phân chua, chướng bụng, xì hơi,….
  • Chọn sai loại sữa: Pha sữa không đúng tỷ lệ khuyến cáo và chọn sữa không phù hợp cho từng lứa tuổi của trẻ cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy, đi ngoài ra nước nhiều lần. 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có nguy hiểm không?

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

Thông thường, trẻ đi ngoài ra nước vàng và vẫn ăn uống, tăng cân bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng, có thể tìm cách tự xử lý ở nhà. Tuy nhiên, khi trẻ đi ngoài ra nước vàng nhiều lần trên ngày, kèm với các bất thường sau đây, mẹ cần đưa bé đi khám bác sỹ ngay:

  • Phân có thêm chất nhầy máu, mùi hôi tanh và có mỡ
  • Trẻ sốt, nôn, đau bụng hơn 12 tiếng
  • Trẻ  có dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, ít đi tiểu, quấy khóc, mệt mỏi,
  • Trẻ bỏ ăn, biếng bú

3. Trẻ đi ngoài ra nước vàng thì cha mẹ cần làm gì?

Việc đi ngoài đôi khi cũng là cách mà trẻ đào thảo những chất độc có trong cơ thể ra ngoài. Điều quan trọng nhất là mẹ cần chuẩn bị những kiến thức về dấu hiệu nhận biết và hướng giải quyết với từng đối tượng trẻ để trẻ sớm cải thiện và tránh những rủi ro nếu tình trạng này kéo dài.

3.1. Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng chỉ bú sữa mẹ

  • Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú, nên tăng lượng sữa nhiều hơn mức bình thường và chia nhỏ cữ bú trong ngày. Việc bú đủ sữa giúp bù lại lượng nước trẻ mất ra ngoài theo phân. Đồng thời, sữa mẹ đủ dinh dưỡng và kháng thể, trẻ khỏe mạnh sẽ nhanh hồi phục hơn. Mẹ cũng nên vắt bỏ sữa đầu vì sữa đầu chứa nhiều đường, có thể là nguyên nhân trẻ tiêu chảy.
  • Mẹ chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho đường ruột. Vì thực phẩm mẹ ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Các thực phẩm lợi tiêu hóa như: khoai lang, tía tô, cà rốt, nước dừa, sữa chua, yến mạch,… Đường ruột sản sinh 80% tế bào miễn dịch nên đường ruột khỏe là cách giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

 Trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng là bệnh gì?

3.2. Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có bú sữa công thức 

  • Mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa, chia nhỏ bữa.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ quan sát thấy trẻ chỉ đi ngoài sau khi uống sữa công thức, mẹ thử dừng cho con uống loại sữa đó và chuyển sang loại sữa công thức khác.
  • Khử trùng kỹ bình sữa

3.3. Lưu ý chung

  • Không tự ý cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy. Vì trường hợp thông thường, trẻ tiêu chảy do nhiễm trùng. Nếu không đi ngoài, trẻ bị tích tụ vi khuẩn, độc tố gây biến chứng
  • Tuyệt đối không dùng kháng sinh khi không có chỉ định từ chuyên gia: Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định,còn làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy của trẻ
  • Bổ sung điện giải Oresol: Trong trường hợp trẻ đi ngoài nhiều, mẹ có thể cho trẻ dùng oresol. Tuy nhiên mẹ cần tuân thủ đúng cách pha và liều lượng ghi trên nhãn
  • Bổ sung kẽm: Kẽm nên được sử dụng sớm khi trẻ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Có thể dùng để giảm thời gian tiêu chảy hoặc dự phòng tiêu chảy tái phát. Lưu ý: bổ sung kẽm đúng theo liều lượng và thời gian khuyến cáo
  • Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh là phương pháp an toàn mẹ có thể sử dụng tại nhà để giúp trẻ cải thiện tiêu chảy. Men vi sinh giúp đào thải hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh, hồi phục đường ruột của trẻ nhanh chóng, phù hợp với đa dạng các trường hợp như loạn khuẩn đường ruột, dị ứng sữa hay bất dung nạp lactose

Như vậy, trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng có thể là những rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ biết cách xử lý phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra nước vàng để trẻ nhanh hồi phục sức khỏe và phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nếu mẹ còn thắc mắc gì hãy liên hệ ngay cho Imiale theo Hotline 19009482 hoặc 0988410182 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé!

]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-di-ngoai-ra-nuoc-vang-16256/feed/ 0
Tại sao trẻ tiêu chảy và biện pháp cải thiện nhanh nhất tại nhà https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/ https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/#respond Mon, 27 Mar 2023 03:38:31 +0000 https://imiale.com/?p=15907 Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ, trẻ thường tiêu chảy trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong vài tuần. Đi ngoài nhiều lần khiến trẻ ăn kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, xanh xao, chậm lớn. Vì vậy, mẹ thường rất hoang mang, lo lắng khi trẻ tiêu chảy. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tiêu chảy hiệu quả tại nhà để mẹ có thể hiểu đúng và giúp trẻ cải thiện nhanh chóng

Tại sao trẻ tiêu chảy. Biện pháp cải thiệ nhanh nhất tại nhà

1. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có các biểu hiện:

  • Tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường hoặc trên 3 lần/ ngày
  • Phân lỏng, nhiều nước, có thể có mùi tanh, chua, có bọt, nhầy
  • Có thể kèm theo nôn trớ, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc
  • Ngoài ra, trẻ đi ngoài nhiều có thể bị đỏ hậu môn, đau rát

Với trẻ sơ sinh thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, từ 3-6 lần/ ngày, phân sệt, vàng. Nên dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là trẻ đi ngoài nhiều hơn, phân rất lỏng, tóe nước, có mùi, thay đổi màu, thường đi kèm với ăn kém, không tăng cân.

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có thể do những nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhiễm trùng đường ruột: thường gặp là Rotavirus, vi khuẩn Salmonella từ đồ ăn, dụng cụ ăn uống hay do trẻ tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây bệnh ( trẻ mút tay, ngậm đồ vật có vi khuẩn)
  • Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy
  • Ít gặp hơn là trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa như Crohn, bất dung nạp lactose hay dị ứng thực phẩm, hội chứng ruột kích thích,…

nguyen- nhan-tieu-chay

Các yếu tố tăng nguy cơ tiêu chảy ở trẻ

Nếu có các yếu tố sau đây, trẻ dễ mắc tiêu chảy hơn:

  • Trẻ dùng sữa công thức từ sớm, trước 6 tháng tuổi. Trẻ cai sữa sớm
  • Trẻ bú bình

Trẻ bú mẹ trực tiếp giúp bé nhận được vi sinh từ mẹ tốt hơn khi bé bú bình. Ngoài ra, bú bình tăng nguy cơ bình không được vệ sinh kỹ, gây nhiễm trùng tiêu hóa

  • Trẻ sinh non, sinh mổ, trẻ có hệ miễn dịch kém, hay ốm vặt.

80% tế bào miễn dịch được tổng hợp tại ruột nên bé hay ốm là dấu hiệu cho đường ruột bé kém

  • Yếu tố thời tiết: mùa hè nóng ẩm, trẻ hay gặp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, mùa đông thường là tiêu chảy do virus

3. Cách trị tiêu chảy cho trẻ hiệu quả tại nhà

Tiêu chảy ở tình trạng thường gặp ở trẻ nên bố mẹ chưa cần quá lo lắng, có thể tự xử lý ở nhà trước khi đưa bé đi khám.

3.1. Bù nước và điện giải

bù nước và điện giải

Trẻ đi ngoài nhiều khiến một lượng lớn nước, điện giải mất ra ngoài theo phân. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ

  • Với trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức: Cho trẻ tăng lượng sữa, chia nhỏ các bữa trong ngày
  • Với trẻ ăn dặm: Cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả ít đường
  • Bù điện giải bằng dung dịch Oresol. Mẹ lưu ý đặc biệt khi dùng Oresol: Dùng đúng liều, pha đúng tỷ lệ trên nhãn. Nếu pha quá đặc, có thể dẫn tình trạng trẻ bị ngộ độc muối, còn nếu pha quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng điện giải cần thiết

3.2. Chế độ ăn đủ chất, phù hợp với trẻ tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy có thể bỏ bú, biếng ăn hơn bình thường, mẹ nên chia nhỏ các cữ ăn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng nhé.

Với trẻ bú sữa mẹ: 

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học cho mẹ vì dinh dưỡng trong sữa mẹ phụ thuộc vào nguồn thực phẩm mẹ ăn. Mẹ tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, giàu kẽm, vitamin C như rau xanh, ổi, chuối, đậu hà lan, lòng đỏ trứng, thịt heo nạc, thịt bò,…

Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh, nhưng theo kinh nghiệm, mẹ nên tránh ăn các đồ tanh, chua, đồ nhiều ngọt, kể cả hoa quả nhiều đường.

  • Vắt bỏ sữa đầu khi cho bé bú. Sữa đầu chứa nhiều đường, trong khi nguyên nhân bé tiêu chảy có thể do quá tải đường.

Với trẻ bú sữa công thức:

  • Khử trùng kỹ bình sữa
  • Có thể cân nhắc đổi sữa nếu chắc chắn nguyên nhân trẻ tiêu chảy do sữa.

Nguyên tắc là đổi sữa từ từ, tránh đổi sữa liên tục, đột ngột. Mẹ cho trẻ dặm sữa mới = ⅓ tổng lượng sữa trong 2-3 ngày. Nếu bé tiêu hóa bình thường, không tiêu chảy, bỏ bú, mẹ tăng dần lượng sữa lên.

Với trẻ ăn dặm:

  • Chế biến đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món hầm, ninh nhừ. 

Một số món cháo, mẹ tham khảo tại đây: 8 món cháo giàu dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

chế độ ăn cho trẻ

3.3. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh

Nguyên nhân của tiêu chảy chủ yếu do nhiễm trùng đường ruột, trẻ không đi ngoài sẽ tích tụ vi khuẩn, chất độc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cần có chỉ đinh từ bác sỹ khi có những đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng cụ thể

3.4. Biện pháp dân gian cải thiện tiêu chảy

Mẹ có thể tham khảo một số công thức như nước gạo nứt rang, nước hồng xiêm, nước cỏ sữa, nước búp ổi non,… để trị tiêu chảy cho bé. Tuy nhiên, các loại nước này cho thời gian cải thiện thường lâu, bé khó uống.

3.5. Dùng men vi sinh chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy

Men vi sinh là biện pháp cải thiện tiêu chảy tại nhà tiện lợi, hiệu quả nhanh và an toàn tuyệt đối, được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trẻ. Men vi sinh giúp xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, phục hồi đường ruột tổn thương, giảm tiêu chảy nhanh chóng. Men vi sinh nên dùng trước ăn 30 phút  và dùng từ 1 -3 tháng.

Men vi sinh Imiale nhập khẩu Đan Mạch, chuyên biệt cho trẻ tiêu chảy

Imiale nhap khau Dan mach

Men vi sinh Imiale là men đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, chứa chủng lợi khuẩn thuần khiết, thủ lĩnh đường tiêu hóa trẻ là Bifidobacterium BB-12. Sử dụng công nghệ bao kép Cryoprotectant hiện đại, lợi khuẩn trong Imiale vào sâu trong đường ruột với tác dụng đào thải hại khuẩn, thiết lập lại cân bằng vi sinh đường ruột, nhanh chóng cải thiện tiêu chảy, kể cả tiêu chảy do kháng sinh, bất dung nạp lactose.

  • Liều sử dụng đơn giản, 6 giọt/ ngày, Imiale cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn sống giúp bé hết rối loạn tiêu hóa, kích thích vị giác, bé ăn ngon, hấp thu tốt.
  • Imiale dẫn đầu các men vi sinh về bằng chứng lâm sàng với 307 nghiên cứu chứng minh hiệu quả, FDA Hoa Kỳ, EFSA Châu Âu chứng nhận an toàn. 
  • Hiện nay, Imiale đã có mặt tại 5000 bệnh viện, nhà thuốc lớn trên toàn quốc như bệnh viện Nhi TW, Sản Nhi, Thu Cúc,…, chuỗi nhà thuốc Long Châu. Tại đây, Imiale được các chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng.
  • Triệu mẹ Việt đang sử dụng Imiale và theo nghiên cứu, 95% mẹ phản hồi hài lòng về sản phẩm.

Hệ thống điểm bán Imiale:

Điểm bán trên toàn quốc

Hệ thống nhà thuốc Long Châu

Đánh giá của bác sỹ về Imiale

Đánh giá của mẹ về Imiale

Chị Lý chia sẻ: ” Bé nhà mình có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ. Sau thời gian sử dụng Imiale, bé cải thiện rõ rệt, giảm nôn trớ, không còn đi ngoài phân lỏng, ngày nhiều lần nữa. Ngày chỉ đi 1 lần, phân sệt. Mình rất hài lòng và ưng ý. Ngoài ra, mình thấy bé cũng ngoan hơn, đêm không quấy khóc mẹ nữa”

trải nghiệm dùng thử imiale A+

Trên đây là các biện pháp giúp mẹ cải thiện tiêu chảy cho trẻ tại nhà, đa số các trường hợp trẻ sẽ giảm tiêu chảy nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ tiêu chảy có đồng thời các triệu chứng như sốt cao, phân có lẫn máu, nôn ói nhiều, trẻ không ăn không ăn, có dấu hiệu mất nước nặng, bụng đau thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có sự kiểm tra từ chuyên gia nhé.

]]>
https://imiale.com/bien-phap-cai-thien-tieu-chay-nhanh-nhat-tai-nha-15907/feed/ 0
[CẬP NHẬT 2022] Oresol – 10 điều cần biết về bù nước và điện giải  https://imiale.com/oresol-11324/ https://imiale.com/oresol-11324/#respond Fri, 21 Jan 2022 02:47:16 +0000 https://imiale.com/?p=11324 Mất nước và điện giải có thể xảy ra hàng ngày, nhưng tùy vào mức độ mà bạn nên cân nhắc lựa chọn thuốc bù nước và điện giải hợp lý. Sử dụng oresol là một cách để giúp cơ thể bù nhanh chóng lượng chất điện giải và nước mất đi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết oresol là gì và sử dụng như thế nào vừa an toàn lại đạt được hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.

oresol nước và điện giải

1. Oresol là gì?

Oresol là sản phẩm dùng đường uống có chứa glucose và các chất điện giải được khuyên dùng để bổ sung nước và điện giải do tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em.

Thành phần và hàm lượng các chất của oresol có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất. Tổ chức Y tế thế giới UNICEF khuyến cáo về hàm lượng các chất trong công thức điều chế oresol như sau:

thành phần oresol

Ngoài ra, nhà sản xuất có thể  sử dụng natri bicarbonat, saccharose, fructose hoặc bột gạo và các hương liệu như cam, chanh… để kích thích vị giác của trẻ, dễ uống hơn.

Hiện nay trên thị trường có một số biệt dược: Oresol 245, Oresol cam,… Oresol được các nhà sản xuất bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như bột uống, Oresol sủi, Oresol chai để thuận tiện cho quá trình sử dụng.

Tóm lại, oresol là thuốc bù điện giải với thành phần là glucose và các muối được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như bột, sủi. Thuốc sử dụng bù lại điện giải cho cơ thể khi bị mất. 

2. Cơ chế bù nước và điện giải của oresol

Oresol bù nước và điện giải theo cơ chế sau đây:

  • Khi bị tiêu chảy cấp làm thay đổi hoạt động của niêm mạc ruột, ức chế hấp thu hoặc kích thích xuất tiết dẫn đến các chất điện giải và nước bị mất đi theo chất nôn và phân. Khả năng hấp thu nước và các chất điện giải của hệ tiêu hóa theo cơ chế thụ động bị rối loạn. Tuy nhiên cơ chế chủ động thứ phát ít bị ảnh hưởng.
  • Lúc này tại ruột glucose được hấp thu tích cực kéo theo Natri được hấp thu theo tỉ lệ cân bằng phân tử. Do đó duy trì hệ thống vận chuyển glucose – natri trong niêm mạc ruột·non. Đây được coi là cơ sở của các thuốc bù nước và điện giải theo đường uống. Dung dịch bù nước và điện giải có tinh bột gạo được cho là tốt hơn so với glucose. Tinh bột sau khi vào cơ thể được thủy phân thành glucose duy trì hệ thống vận chuyển glucose – natri. Công thức dùng tinh bột gạo có ưu điểm hơn là ít gây tác dụng thẩm thấu và bổ sung nhiều năng lượng hơn một chút so với dung dịch có glucose.
  • Kali là chất điện giải quan trọng được bổ sung dưới dạng muối kali clorua trong tiêu chảy cấp đặc biệt là với trẻ em vì trẻ mất kali trong phân nhiều hơn so với người lớn.
  • Muối natri bicarbonat hoặc natri citrat trong dung dịch bù nước và điện giải có tác dụng như nhau trong việc khắc phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước.

Sử dụng Oresol để bù nước và điện giải ngay khi tiêu chảy mới xuất hiện, trước khi chức năng thận bị ảnh hưởng, thận có khả năng bù được toan chuyển hóa và thiếu hụt kali. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước, hạn chế được những ảnh hưởng xấu tới cơ thể và giảm khả năng phải sử dụng biện pháp điều trị mạnh như truyền dịch tĩnh mạch.

Tóm lại, cơ chế bù điện giải của oresol cung cấp các chất điện giải thông qua các muối và glucose hỗ trợ cho quá trình hấp thu natri tại ruột. Vậy với cơ chế đó thì oresol được sử dụng trong trường hợp nào?

» Xem thêm: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột uống thuốc gì?

3. Đối tượng nên sử dụng oresol

Oresol là một loại thuốc do đó không phải ai cũng có thể sử dụng. Một số đối tượng sau đây sẽ được chỉ định sử dụng nước uống bù điện giải.

  • Oresol được sử dụng điều trị triệu chứng mất nước và điện giải trong các trường hợp tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa, nôn, sốt cao ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

  • Ngoài ra, oresol còn được dùng cho những người mất nước và điện giải do đổ mồ hôi khi làm việc thời gian dài trong môi trường nắng nóng, các vận động viên, người tập gym…
  • Oresol dùng được  với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc bù điện giải bằng đường uống oresol có thể sử dụng cho đa số người bị mất nước và điện giải. Tuy nhiên cũng cần lưu ý với một số trường hợp đặc biệt mà chúng tôi sẽ trình bày sau đây.

4. Chống chỉ định và thận trọng khi dùng oresol

Một số đối tượng sau đây cần chống chỉ định và thận trọng đối với oresol. Do sử dụng oresol không phù hợp trong trường hợp đó hoặc oresol gây ra các ảnh hưởng không tốt với cơ thể.

4.1. Chống chỉ định sử dụng oresol

  • Oresol không dùng cho người vô niệu hoặc giảm niệu vì cơ thể cần có chức năng thận khỏe mạnh để kịp thời đào thải một lượng nước và các chất điện giải khi thừa. Đối với trường hợp này có thể bù nước và điện giải bằng đường tiêm để đảm bảo liều sử dụng chính xác.
  • Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc: Khi bệnh nhân rơi vào triệu chứng sốc cần phải bù nước và điện giải nhanh chóng, đường tiêm tĩnh mạch được ưu tiên sử dụng trước tiên cho bệnh nhân.
  • Nôn nhiều và kéo dài: Trường hợp nôn nhiều và kéo dài bệnh nhân mất nước và muối nhưng khó bù lại bằng đường uống hoặc bù quá chậm. 
  • Tiêu chảy nặng (vượt quá 30ml/1kg thể trọng/ mỗi giờ
  • Tắc ruột (các chất trong đường tiêu hoá bị ứ đọng không thể di chuyển), thủng ruột (xuất hiện lỗ trên thành ống tiêu hoá)
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc oresol

4.2. Thận trọng khi uống nước bù điện giải

  • Thận trọng khi sử dụng với người bệnh bị suy tim xung huyết, phù hoặc tình trạng giữ natri vì dễ gây tăng natri huyết, kali huyết, suy tim hoặc phù.
  • Người bệnh xơ gan và suy thận nặng do giảm chuyển hóa và thải trừ, nên lưu ý về liều lượng sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc cần theo dõi nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid – base trong cơ thể

khuyến cáo sử dụng oresol

Tóm lại, những người mất nước và các chất điện giải nặng hoặc mắc các bệnh lý như suy tim, phù, suy giảm chức năng gan, thận cần hết sức lưu ý khi bù nước và điện giải, Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn bị mất nước và điện giải để được hướng dẫn điều trị. 

5. Tác dụng không mong muốn bạn có thể gặp

Hiện nay chưa có nhiều thông báo về phản ứng có hại của thuốc bù nước và điện giải bằng đường uống với cơ thể. 

  • Thường gặp:  Người bệnh nôn nhẹ
  • Ít gặp: Tăng natri huyết, nặng mi mắt do bù nước quá mức do quá liều oresol.
  • Hiếm gặp: Suy tim do bổ sung nước quá mức

Khi cơ thể có dầu hiệu nào bất thường, bạn không nên tự ý điều trị mà việc bạn cần làm là đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

6. Liều dùng và cách dùng oresol an toàn, hợp lý

Oresol rất phổ biến và có tác dụng tốt nhưng không phải ai cũng biết cách tính liều và cách pha oresol hợp lý.

6.1. Liều dùng

Dưới đây là liều tham khảo cho bạn khi dùng oresol nhưng tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến của nhân viên ý tế trong các trường hợp khác nhau.

Dược thư quốc gia khuyến nghị liều dùng như sau:

  • Người lớn: Thường dùng 200 – 400 ml dung dịch sau mỗi lần mất nước (nôn hoặc tiêu chảy)
  • Trẻ em:
    • Trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi: 1-1,5 thể tích một lần bú
    • Trẻ từ 1-12 tuổi: Bổ sung 200ml sau mỗi lần mất nước (nôn hoặc tiêu chảy)
    • Trẻ từ 12-18 tuổi: Bổ sung 200-400 ml sau mỗi lần mất nước (nôn hoặc tiêu chảy)

Ngoài ra, trong hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất có nói đến liều dùng trong các trường hợp tiêu chảy từ nhẹ đến vừa như sau:

VỚI ORESOL 27,9 g

a. Bù nước

    • Mất nước nhẹ: bắt đầu uống với liều 50ml/kg thể trọng trong 4-6 giờ
    • Mất nước vừa: sử dụng 100ml/kg trong 4-6 giờ

Sau đó liều lượng và thời gian uống được điều chỉnh theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị của bệnh nhân. Với trẻ nhỏ bạn nên cho trẻ uống từng thìa một và uống liên tục đến khi hết liều điều trị.

b. Sử dụng oresol duy trì nước

  • Tiêu chảy nhẹ: Dùng 100 – 200 ml/kg thể trọng/ 24 giờ
  • Tiêu chảy nặng: Dùng 15ml/kg thể trọng/ giờ cho tới khi hết tiêu chảy
Lưu ý: Người lớn chỉ sử dụng tối đa 1000 ml/ giờ.

6.2. Cách dùng

Trước khi dùng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh trường hợp dùng sai liều gây hại với cơ thể. 

  • Với gói oresol dạng bột bạn nên pha toàn bộ lượng bột với thể tích nước mà nhà sản xuất đã hướng dẫn. Nước để pha oresol phải là nước đun sôi để nguội, không nên dùng nước khoáng hoặc nước nóng. Bởi trong nước khoáng có chứa một lượng chất điện giải, nếu sử dụng làm sai lệch tỉ lệ chất điện giải trong dung dịch uống dẫn đến quá liều hoặc giảm tính hấp thu của hệ vận chuyển glucose – natri.
  • Với oresol sủi, mỗi viên pha trong 100-200ml, sau khi sủi xong lắc nhẹ và sử dụng ngay.
  • Khi sử dụng oresol cho trẻ em, cho uống từng thìa nhỏ, uống liên tục đến khi hết liều quy định.
  • Cần bù nước nhanh chóng trong vòng 3-4 giờ (trường hợp mất nước tăng natri máu bù nước chậm hơn, trong vòng 12 giờ). Bạn cần đánh giá lại tình trạng mất nước sau lần sử dụng đầu tiên, nếu vẫn còn thiếu nước cần tiếp tục bù nhanh.
  • Người bệnh cần được tiếp tục uống bình thường để bù lại lượng dịch còn thiếu. Bên cạnh đó bạn nên ăn kèm các thức ăn như cháo gạo, khoai tây, đậu hoặc thức ăn chứa nhiều bột nhưng không có lactose.

Oresol thường được bào chế dưới dạng bột hoặc dạng sủi để quá trình bảo quản thuốc dễ dàng hơn. Tuy nhiên chính điều đó cũng khiến người dùng phải lăn tăn về cách pha như thế nào cho đúng. Vì thế, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng và hướng dẫn pha oresol đúng cách trong các trường hợp cụ thể đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

oresol - bù nước và điện giải khi trẻ tiêu chảy kéo dài

7. Cách xử trí khi sử dụng oresol sai cách

Trong trường hợp bạn pha oresol sai cách gây ra các triệu chứng quá liều cho cơ thể như:

  • Triệu chứng của tăng natri huyết xảy ra do pha dung dịch oresol quá đặc làm nồng độ muối natri hấp thu vào máu tăng cao. Do đó xuất hiện các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, sốt cao, cáu gắt…
  • Triệu chứng thừa nước: Khi lượng nước nạp vào quá nhiều so với nhu cầu cơ thể mà thận chưa kịp thải gây ra các triệu chứng như mi mắt húp nặng, suy tim, phù toàn thân.

Khi đó người bệnh cần đến cơ sở y tế để được áp dụng một số phương pháp điều trị tùy theo triệu chứng của cơ thể:

  • Điều trị tăng natri huyết: Truyền tĩnh mạch dung dịch nhược trương và cho uống nước.
  • Điều trị thừa nước: Ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải và dùng thuốc lợi tiểu làm tăng thải natri và nước nếu cần.

Để tránh quá liều oresol gây tăng natri huyết hoặc thừa nước, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng. Trong quá trình dùng thuốc cần theo dõi các phản ứng của cơ thể, nếu có các triệu chứng khác thường nên dừng uống oresol và tới gặp bác sĩ.

8. Lưu ý khi sử dụng oresol tránh tương tác

Cũng giống như khi sử dụng các thuốc khác, một điều mà bạn cần hết sức chú ý là tương tác giữa oresol với thuốc và thức ăn khi dùng cùng.

  • Hiện nay chưa có thông báo nào về tương tác của oresol với thuốc khác vì thế nếu có đang sử dụng bất kỳ thuốc nào khác bạn nên theo dõi cơ thể khi có dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
  • Bạn nên tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác chứa các chất điện giải như: nước hoa quả hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng sử dụng oresol, để tránh dùng quá nhiều chất điện giải hoặc tiêu chảy do thẩm thấu.
  • Không được pha loãng với nước vì pha loãng làm sai tỉ lệ chất điện giải dẫn đến giảm hấp thu của hệ đồng vận chuyển glucose – natri.
Tóm lại, bạn nên lưu ý về chế độ ăn uống tránh các thức ăn chứa nhiều chất điện giải cũng như sử dụng thuốc khác khi sử dụng oresol để tránh gây quá liều thuốc hay giảm hấp thu thuốc với cơ thể. Tham khảo ý kiến của cán bộ y tế khi bạn muốn sử dụng oresol bù nước và điện giải đặc biệt là với trẻ em.

9. Mức giá oresol trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có nhiều công ty sản xuất và phân phối oresol với quy cách đóng gói khác nhau nên mức giá cũng có sự chênh lệch giữa các sản phẩm. Các oresol có thành phần Glucose khan, natri citrat, natri clorid, kali clorid có các mức giá như sau:

  • Oresol 27,9g bột uống  có giá 1440-1490 đồng/ gói
  • Oresol hương cam gói 5,6g bột uống  có giá 1470-1600 đồng/ gói
  • Oresol sủi dao động từ 19000 – 20000 đồng 1 hộp/ 10 viên

Giá bán oresol giữa các nhà thuốc cũng có thể khác nhau nhưng dao động không đáng kể. Bạn có thể dễ dàng tìm mua oresol tại các nhà thuốc với mức giá tương đối rẻ để sử dụng tại nhà.

10. Những Lưu ý khi sử dụng oresol

đưa trẻ gặp bác sĩ

Trong quá trình sử dụng oresol bạn nên lưu ý những điều sau đây để hạn chế ảnh hưởng có hại tới sức khỏe:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng oresol
  • Bạn không nên chia nhỏ lượng bột để pha vì có thể làm sai lệch lượng chất trong thuốc.
  • Pha oresol với nước sôi để nguội, không pha với nước khoáng hoặc nước nóng
  • Sau khi pha dung dịch oresol bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 24h, không nên để lâu do thuốc có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản.
  • Khi sử dụng oresol với trẻ, cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh tăng natri huyết.
  • Khi phát hiện cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác thường nào nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử trí kịp thời.
  • Bạn nên bảo quản gói oresol ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh nắng mặt trời.
Tóm lại: bạn cần chú ý liều dùng, cách pha và bảo quản đúng cách trước khi dùng oresol cho mình hoặc người bệnh đặc biệt với trẻ nhỏ. Hãy đến gặp bác sĩ khi cơ thể có các tác dụng phụ do uống oresol.

Tổng kết

Oresol được dùng để bù lại lượng nước và điện giải khi cơ thể bị mất do tiêu chảy, nôn hay đổ mồ hôi. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều dùng cũng như pha oresol đúng cách để hạn chế tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra cho cơ thể. Khi sử dụng bạn cần theo dõi phản ứng của cơ thể nếu thấy mệt mỏi, nôn, nặng mi mắt hay tiêu chảy nặng thêm bạn hãy dừng uống oresol và đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. Hy vọng bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về thuốc bù điện giải oresol.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

>> Xem thêm: [Cập nhật] Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp do Rotavirus mới nhất

Tham khảo

  1. Pubmed
  2. Drugbank
]]>
https://imiale.com/oresol-11324/feed/ 0
Bật mí 5 công dụng của nước vôi nhì mẹ phải biết https://imiale.com/nuoc-voi-nhi-10172/ https://imiale.com/nuoc-voi-nhi-10172/#respond Thu, 23 Sep 2021 07:58:43 +0000 https://imiale.com/?p=10172 Đi ngoài phân sống, hoặc bị tiêu chảy ở trẻ luôn khiến cha mẹ lo lắng, đau đầu nhất là với những ai lần đầu làm cha mẹ. Khi đó, cha mẹ vẫn hay truyền tai nhau một số các biện pháp cải thiện tại nhà ví dụ như nước vôi nhì. Vậy thực sự nước vôi nhì là gì? Cách sử dụng nước vôi nhì như thế nào? Bài viết này sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi này.

nước vôi nhì

1. Nước vôi nhì là gì?

Nước vôi nhì là một chế phẩm với thành phần chính là Calci hydroxide bão hòa. Nó thường lấy từ phần vôi trắng, dẻo pha với nước đun sôi để nguội. Công dụng của nước vôi nhì là giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, thực quản. Chúng thường được chỉ định dùng cho người bị tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài.

Sản phẩm này có thể được dùng ngoài hoặc pha vào sữa hoặc cho trẻ uống trực tiếp. Nước vôi nhì được pha chế tại Viện Nhi Trung ương nên các mẹ có thể tìm mua tại một số quầy thuốc của Bệnh viện.

Nước vôi nhì là dung dịch Calci hydroxide bão hòa được dùng cho người bị tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài

2. Cách pha chế nước vôi nhì

2.1. Thành phần

  • Nước vôi nhì chứa Calci Hydroxyd bão hòa trong nước có hàm lượng 100 ml.
  • Ngoài ra thuốc còn chứa các tá dược khác vừa đủ 1 chai.

2.2. Dạng bào chế

Thuốc Nước vôi nhì được bào chế dạng

  • Dung dịch uống.
  • Dung dịch dùng ngoài (bôi da)

2.3. Cách pha chế

Lưu ý: Cách pha chế nói trên chỉ nên áp dụng với dung dịch dùng ngoài, không đòi hỏi về độ chuẩn xác trong hàm lượng. Còn với chế phẩm dùng đường uống, không được tự ý pha chế.

thành phần nước vôi nhì

Nước vôi nhì bản chất là Calci hydroxide bão hòa được hòa tan trong nước và có thể pha chế như sau:

  • Lấy một thìa canh vôi mới tôi (chọn phần vôi thật trắng và dẻo) cho vào chai thủy tinh có dung tích 1 lít rồi thêm 100ml nước đun sôi để nguội và khuấy kỹ. Sau đó, thêm tiếp 400ml nước đun sôi để nguội nữa, khuấy đều.
  • Rót dung dịch này vào chai có dung tích 1 lít, nút kín bằng nút bấc (có lót nilông để dung dịch không tiếp xúc với không khí bên ngoài), để vào chỗ mát trong 4-5 giờ.
  • Sau đó gạn bỏ hết phần nước vôi trong, để lại phần vôi đặc. Thêm 1.000ml nước đun sôi để nguội, lắc kỹ cho đến khi phần vôi đặc này tan hết là được. Tiếp tục, nút kín chai bằng nút bấc và để vào chỗ mát.
  • Chờ cho vôi lắng xuống đáy chai, phần nước vôi trong ở trên là nước vôi nhì. Chắt nước vôi trong, đong vào từng chai nhỏ 60 – 100ml để dùng.
  • Cho tiếp nước sôi để nguội cho đủ 1.000 ml, lắc kỹ cho vôi tan hết rồi nút kín chai, để chỗ mát, khi vôi lắng xuống đáy chai lại được nước vôi nhì.
  • Tiếp tục làm các bước trên cho đến khi lượng vôi ở đáy chai chỉ còn khoảng 1/10 lượng vôi đặc ban đầu thì dừng lại.

3. Đặc tính hóa học của nước vôi nhì

Calci hydroxyd có tính kiềm nhẹ, nó phản ứng với các acid tạo ra muối và nước, làm mất tác dụng của các acid. Chính vì vậy, liều dùng calci hydroxyd không cao 2-3 giọt tương đương 0,1 – 0,15 ml với dạng thuốc bôi qua da. Với liều uống, tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích, bác sĩ sẽ chỉ định liều cụ thể.

Thuốc có thể hấp thu vào cơ thể. Sau khi hấp thu, calci đi vào xương và răng tới 99%, một ít ở dịch nội bào và ngoại bào và có thể thải trừ qua phân và nước tiểu ở dạng oxalat, một dạng muối thường gặp trong sỏi thận.

Ngoài ra Calci hydroxyd còn có tác dụng sát khuẩn. Nhờ đặc tính này, nước vôi nhì được dùng trong 1 số trường hợp bị côn trùng cắn.

Nước vôi nhì có tính kiềm nhẹ và tính sát khuẩn

4. Cơ chế tác dụng nước vôi nhì

4.1. Trung hòa dịch vị

Công dụng của nước vôi nhì thường được nhắc tới là giúp giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, thực quản. Nhờ tính kiềm nhẹ, nó giúp làm trung hòa bớt tính axit làm phân trung tính hơn.

4.2. Giảm pH phân

Nhờ khả năng trung hòa, nước vôi nhì giúp điều chỉnh pH phân giúp số lần đi ngoài và nề đỏ xung quanh hậu môn sẽ giảm đi. Chính vì thế, nước vôi nhì thường được chỉ định dùng cho người bị tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài.

4.3. Tác dụng thoa lên da khi bị côn trùng cắn

Độc tố hay nước bọt của côn trùng, muỗi đực, muỗi vằn, kiến, ong, bọ cạp cắn (chích, đốt) thường chứa acid formic, một chất gây nóng rát, sung tay, dau, phồng rộp, trầy xước.

Trong khi đó, nước vôi nhì có tính kiềm nhẹ, nó trung hòa acid (acid formic), phá hủy các độc tố của côn trùng ở vết cắn, làm độc tố mắt tác dụng, không gây dị ứng hay độc nữa.

Mặt khác các ấu trùng của vi trùng cư trú ở tuyến nước bọt của côn trùng, muỗi đen, muỗi vằn khi đốt các ấu trùng sẽ theo nước bọt của côn trùng qua vết đốt, qua da xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Nhờ có tính sát trùng, khi thoa nước vôi nhì lên vết cắn, nó diệt ký sinh trùng tại vết cắn, nên không còn khả năng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

nước vôi nhì sát khuẩn

Nhờ tính chất hóa học, nước vôi nhì có vai trò trung hòa dịch vị, giảm pH của phân và dùng bôi ngoài ra khi bị côn trùng cắn

5. 5 Công dụng của nước vôi nhì mẹ phải biết

5.1. Điều trị viêm trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng

Nhờ tính kiềm nhẹ, Nước vôi nhì giúp cải thiện một số các triệu chứng trong trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng.

Tương tự antacid khác, Calci Hydroxyd có tác dụng trong trung hòa dịch vị dạ dày, điều trị các triệu trứng ợ nóng, nóng rát dạ dày thực quản, khó tiêu, chướng bụng đầy hơi…

5.2. Tác dụng của nước vôi nhì trong điều trị tiêu chảy mạn tính

Theo các chuyên gia, bác sĩ, nhờ khả năng sát khuẩn, nước vôi nhì sẽ giúp diệt các vi khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài.

Bên cạnh đó, với tính kiềm nhẹ, Nước vôi nhì giúp trung hòa độ acid của phân, làm giảm số lần đi ngoài và bớt phù nề quanh hậu môn. Nhờ vậy, nó được khuyến cáo sử dụng cho những người bị tiêu chảy, đặc biệt tiêu chảy kéo dài.

>>> Xem thêm: Thuốc trị tiêu chảy thông dụng cho trẻ mẹ cần biết 

5.3. Dùng để thoa khi bị một số loại côn trùng cắn, đốt

Như đã giới thiệu ở trên, khi tiếp xúc, cắn hoặc đốt, côn trùng sẽ tiết ra một loại acid hữu cơ là acid formic. Với bản chất là một chất kiềm, nước vôi nhì sẽ trung hòa và làm mất tác dụng ngứa, rát của loại acid này.

Ngoài ra, nhờ đặc tính sát khuẩn nhẹ, nước vôi nhì ngăn ngừa các vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thể/

5.4. Dùng trong nha khoa trong điều trị viêm nha chu

Năm 2020, Cláudio Antonio Talge Carvalho cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá vai trò của nước vôi nhì (LW) cùng các chất dung dịch bơm rửa tủy khác trên MMP-3, MMP-8 và MMP-9 khác là natri hypoclorit (NaOCl) và Polymyxin B (PMB).

Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành trên 33 bệnh nhân bị viêm nha chu được chia thành 3 nhóm điều trị (n = 11):

  • Nhóm 1: 2,5% NaOCl được sử dụng làm dung dịch bơm rửa tủy;
  • Nhóm 2: 2,5% NaOCl + LW: [0,14% Ca (OH)2]
  • Nhóm 3: 2,5% NaOCl + PMB

Kết quả nghiên cứu: Việc phối hợp nước vôi nhì có hiệu quả trong việc điều trị viêm nha chu khi sử dụng các chất nền metallicoproteinase, đặc biệt hiệu quả khi phối hợp cùng NaOCl.

nước vôi nhì điều trị viêm nha chu

5.5. Có tính sát khuẩn nhẹ

Là một chất có tính sát khuẩn nhờ tính kiềm nhẹ, nước vôi nhì được ứng dụng trong việc sát khuẩn các vết thương nhỏ, ngăn ngừa xâm nhập của một số vi khuẩn và một ký sinh trùng thông thường. Ngoài ra, nước vôi nhì đã được chứng minh có khả năng làm giảm lượng nội độc tố lipopolysaccharid (LPS) trong nhiễm trùng tủy răng.

Phương pháp nghiên cứu: Tháng 8, năm 2011, Natália Rocha Bedran cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu các nghiên cứu lâm sàng nhằm lượng lipopolysaccharid trước và sau khi sử dụng Ca(OH)2 để giải nội độc tố với các tủy răng bị nhiễm trùng.

Kết quả: Ca(OH)2 làm giảm lượng nội độc tố khi được sử dụng như một chất sát khuẩn. Tuy nhiên, nó không thể loại bỏ lipopolysaccharid hoàn toàn và phải có sự có mặt của dung dịch tạo nền cơ học cho răng.

Ngoài ra, có một số thông tin cho rằng nước vôi nhì điều trị loạn khuẩn, tuy nhiên, hiện tại chưa có bằng chứng khoa học hay bằng chứng lâm sàng chứng minh cho giả thuyết này. Chính vì thế, cha mẹ KHÔNG NÊN tự ý sử dụng nước vôi nhì khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nước vôi nhì được dùng để điều trị viêm trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng; điều trị tiêu chảy mạn tính; thoa lên khi bị côn trùng cắn; sát khuẩn; điều trị viêm nha chu

6. Liều dùng của nước vôi nhì

6.1. Với nước Vôi nhì dùng để điều trị tiêu chảy

Liều uống đối với nước vôi nhì trị tiêu chảy cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng các chế phẩm được sản xuất đảm bảo nồng độ và pH chính xác, không sử dụng các sản phẩm tự pha chế qua đường uống.

6.2. Với nước vôi nhì dùng ngoài

Mỗi lần dùng 2 – 3 giọt, sau 10 – 15 phút dùng một lần, thoa liên tục 4 – 5 lần.

7. Hướng dẫn sử dụng nước vôi nhì đúng cách

7.1. Cách dùng

Tùy từng dạng bào chế, nước vôi nhì sẽ được sử dụng khác nhau

  • Với dạng thuốc uống: Thuốc Nước vôi nhì được bào chế dạng dung dịch uống nên bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bằng đường uống, dùng thuốc sau bữa ăn.
  • Với dạng thuốc bôi: Thoa vào chỗ vết cắn. Nên thoa ngay sau khi bị cắn thuốc mới có tác dụng.

Lưu ý: Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:

  • Với phụ nữ có thai và cho con bú: Không sử dụng thuốc Nước vôi nhì cho phụ nữ có thai và cho con bú vì thuốc có thể gây tác dụng xấu đến hệ tim mạch người mẹ và thai nhi.
  • Sử dụng đúng liều thuốc được ghi trên nhãn tuyệt đối không được sử dụng quá liều vì có thể gây hiện tượng tích lũy thuốc trong cơ thể.
  • Không tự ý dừng thuốc trong quá trình điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi ngừng thuốc.
  • Chú ý đọc kỹ lại thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, việc này rất quan trọng khi sử dụng bất kỳ thuốc nào khác.
  • Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì? Theo khuyến cáo của Nhà sản xuất, có thể cho trẻ sơ sinh uống nước vôi nhì. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào và bao nhiêu, cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, nhất là trẻ sơ sinh, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn chỉnh và non nớt.
  • Kết hợp điều trị táo bón theo nguyên nhân: Nước vôi nhì có tác dụng điều trị triệu chứng. Trong trường hợp tiêu chảy không cải thiện, cần tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.

» Xem thêm: Nguyên nhân tiêu chảy kéo dài – Cách xử trí hiệu quả 

7.2. Bảo quản

  • Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nhiệt độ dưới 30oC. Tuyệt đối không được để thuốc nơi ẩm ướt hoặc nơi dễ va đập.
  • Kiểm tra hạn sử dụng được ghi trên bao bì trước khi sử dụng thuốc. Để ý bề ngoài thuốc có bị mốc hay đổi màu hay không nếu có bạn cần ngưng sử dụng thuốc.
  • Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em, nên bảo quản thuốc trong các hộp đựng thuốc chuyên biệt cho gia đình.
Lưu ý: Không được để các vật lạ xâm nhập vào bên trong chai thuốc vì có thể làm giảm chất lượng thuốc và khả năng hấp thu của thuốc trong cơ thể.

8. Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng Nước vôi nhì quá liều hoặc không đúng cách, kéo dài, người bệnh có thể gặp một số tình huống sau:

  • Trên hệ tiêu hóa: táo bón.

trẻ táo bón

  • Trên hệ hô hấp: Suy hô hấp nếu dùng kéo dài.
  • Trên tim mạch: Có thể thay đổi nhịp tim, nếu tự ý pha chế sai hoặc dùng không đúng cách
  • Với dạng dùng ngoài, Nước vôi nhì có thể gây phồng rộp da nhẹ, nên ngừng sử dụng, rửa sạch bằng nước và acid citric loãng, lau khô.

Khi gặp triệu chứng bất thường, các tác dụng phụ bệnh nhân cần NGƯNG SỬ DỤNG NGAY LẬP TỨC và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để có hướng xử trí phù hợp.

KẾT LUẬN:

Trên đây là một số những thông tin về nước vôi nhì để các mẹ tham khảo. Bên cạnh nước vôi nhì, các mẹ có thể lựa chọn các chế phẩm khác thay thế khi không có sẵn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình.

» Xem thêm: Một số thuốc trị tiêu chảy thông dụng:

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

Nguồn tham khảo: 

  1. Drugbank
  2. Scientific Electronic Library Online
  3. Elsevier
  4. Nwmissouri

Bên cạnh bổ sung nước vôi nhì trong các trường hợp tiêu chảy, trẻ cần sớm được cân bằng hệ vi sinh và nâng cao miễn dịch bằng các sản phẩm men vi sinh (lợi khuẩn).

TPBVSK Imiale® – Phân phối độc quyền Bifidobacterium BB12

Imiale nhap khau Dan mach

  1. Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
  2. Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
  3. Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
  4. An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
  5. Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng

Liên hệ tư vấn qua hotline: 19009482 hoặc 0967629482

]]>
https://imiale.com/nuoc-voi-nhi-10172/feed/ 0
Hidrasec (racecadotril) trong điều trị tiêu chảy ở trẻ https://imiale.com/thuoc-hidrasec-8384/ https://imiale.com/thuoc-hidrasec-8384/#respond Sun, 06 Jun 2021 02:06:36 +0000 https://imiale.com/?p=8384 Tiêu chảy là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ mất nước và các chất điện giải, có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng ở trẻ. Thuốc Hidrasec là một trong những thuốc trị tiêu chảy an toàn và hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ. Sau đây là những thông tin về thuốc Hidrasec và cách sử dụng Hidrasec một cách hiệu quả.

thuốc Hidrasec trị tiêu chảy cho trẻ

1. Thuốc Hidrasec là gì?

Thuốc Hidrasec là thuốc điều trị tiêu chảy cấp tính ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi, chứa hoạt chất chính là racecadotril. Hidrasec được dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp cùng với việc bù nước bằng đường uống

Hiện nay trên thi trường có các dạng bào chế sau:

  • Hidrasec 10 mg infants bào chế dưới dạng bột pha uống.

Thành phần:10 mg racecadotril

Tá dược: 966,5 mg sucrose và các tá dược khác.

  • Hidrasec 30 mg children dạng bột pha uống.

Thành phần:30 mg racecadotril

Tá dược: 2,9 g sucrose và các tá dược khác.

  • Hidrasec 100mg dạng viên nang.

Thành phần:100 mg racecadotril 

Tá dược: lactose, tinh bột ngô, magnesium stearat, silica khan dạng keo vừa đủ cho một viên nang.

Hidrasec (Racecadotril) thuốc cầm tiêu chảy được sử dụng thường quy cho trẻ nhỏ trên 3 tháng, trẻ lớn và người trưởng thành

2. Công dụng của Hidrasec

Hidrasec có tác dụng điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi bằng cách giảm mất nước và chất điện giải thông qua ức chế enzyme Enkephalinase.

Hidrasec giúp giảm tiết dịch trong lòng ống tiêu hóa, giảm mất nước và điện giải

3. Cơ chế và tác dụng dược lý của Hidrasec (Racedotril)

Thuốc hidrasec có hoạt chất chính là racecadotril, có tác dụng kháng tiết Enkephalinase.

cơ chế tác dụng của Hidrasec

Racecadotril (hay acetorphan) khi đi vào cơ thể được chuyển thành chất có hoạt tính là Thiorphan – có tác dụng ức chế enzym Enkephalinase, bảo vệ các Enkephalin khỏi sự phân hủy của enzym này. Do đó, Racecadotril giúp kéo dài thời gian tác dụng của Enkephalin, thể hiện trong việc giảm bài tiết nước và chất điện giải mà không ảnh hưởng tới nhu động ruột. Racecadotril không gây đầy bụng. Khi dùng đường uống, thuốc chỉ tác dụng ở ngoại biên, mà không ảnh hưởng trên thần kinh trung ương. 

Racecadotril không tác dụng lên nhu động ruột, không gây liệt ruột đầy chướng bụng, không tác dụng lên hệ thần kinh trung ương

4. Đối tượng sử dụng: 

Tùy hàm lượng và dạng bào chế khác nhau mà thuốc được sử dụng cho các đối tượng khác nhau đang bị tiêu chảy cấp:

  • Hidrasec 10 mg infants: cho trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi, cân nặng dưới  13 kg.
  • Hidrasec 30 mg children: dành cho trẻ em trên 13 kg.
  • Hidrasec 100mg: cho người lớn

5. Hidrasec được chỉ định cho những đối tượng nào? 

  • Thuốc hidrasec được chỉ định bổ sung, điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp ở người lớn, trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi và trẻ em cùng với việc bù nước bằng đường uống.
  • Trong trường hợp điều trị được nguyên nhân gây tiêu chảy, có thể dùng racecadotril như một liệu pháp điều trị bổ sung.

»Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn

6. Liều dùng của Hidrasec

Luôn dùng hidrasec chính xác với liều mà bác sĩ kê đơn, nếu có thắc mắc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sỹ để giải đáp.

Hidrasec dùng đường uống kết hợp với bù nước bằng đường uống. Liều khuyến cáo sử dụng là: 1,5 mg/kg thể trọng/liều, ngày uống 3 lần cách đều nhau, tối đa 7 ngày.

6.1. Trẻ em

  • Ở trẻ sơ sinh dưới 9 kg: một gói 10 mg x 3 lần/ngày.
  • Ở trẻ sơ sinh từ 9 đến 13 kg: hai gói 10 mg x 3 lần/ngày.
  • Ở trẻ 13 kg đến 27 kg: một gói 30 mg x 3 lần/ngày.
  • Ở trẻ em trên 27 kg: hai gói 30 mg x 3 lần/ngày.

6.2. Người lớn

  • 1 viên hidrasec 100 mg/lần, dùng 3 lần/ngày.

liều dùng khuyến cáo

7. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải là:

  • Nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng: viêm amidan (ít gặp).
  • Rối loạn da và mô dưới da: phát ban, ban đỏ (ít gặp)

8. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Sản phẩm thuốc này có chứa đường sucrose. Bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu men saccharase-isomaltase không nên dùng thuốc này.

9. Sử dụng thuốc Hidrasec cho trẻ như thế nào?

− Chế phẩm Hidrasec 10 mg, hidrasec 30 mg dưới dạng bột pha uống được khuyên dùng dành cho trẻ em. Bạn có thể trộn đều bột thuốc với thức ăn hoặc hòa tan với một ít nước (khoảng một thìa cà phê) và cho trẻ uống ngay. Sản phẩm này nên sử dụng kết hợp với việc bù nước và các chất điện giải bằng đường uống.

− Nên tiếp tục điều trị cho đến khi phân trở về bình thường. Thời gian điều trị không kéo dài quá 7 ngày.

lưu ý sử dụng hidrasec

− Không nên điều trị dài ngày bằng racecadotril.

− Không có nghiên cứu lâm sàng với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

− Đối với trẻ dưới 2 tuổi, trong trường hợp mắc tiêu chảy, hay số lần đi tiêu trong một ngày tăng lên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

− Cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:

  • Trong trường hợp có số lần tiêu chảy trên 6 lần/ngày, hoặc tiêu chảy kéo dài trên 24 giờ hoặc tiêu chảy kèm theo sụt cân, bác sĩ của bạn sẽ cân nhắc việc kê đơn dùng dung dịch bù dịch hay không.
  • Trường hợp sốt, nôn.
  • Trường hợp phân có máu hoặc dịch nhầy.
  • Trường hợp trẻ đang bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú. 
  • Trong trường hợp trẻ bị tiểu đường, cần chú ý lượng đường trong mỗi gói (đã nêu trong mục 1).

Nếu lượng sucrose (là nguồn glucose và fructose) được đưa vào vượt quá 5 g mỗi ngày thì sau đó phải tính toán lượng đường trong khẩu phần ăn cho trẻ.

Thời gian điều trị hidrasec không nên kéo dài quá 7 ngày

>>> Xem thêm: Thuốc Enterogermina  cho trẻ tiêu chảy

10. Lưu ý chung khi sử dụng thuốc hidrasec cho trẻ:

  • Bạn cần cho bé uống thuốc hidrasec đúng với liều mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Việc dùng thuốc hidrasec không thay thế được nhu cầu uống nước của trẻ. 
  • Không khuyến nghị sử dụng sản phẩm này cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi vì không có thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện trên đối tượng này.
  • Không khuyến nghị dùng sản phẩm này cho bất kỳ trẻ nhỏ bị bệnh gan hoặc thận không kể mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân như thế nào, vì không có đủ thông tin trên các đối tượng bệnh nhân này.
  • Hidrasec cũng có thể không có tác dụng (giảm sinh khả dụng) nếu trẻ bị nôn kéo dài hoặc nôn không kiểm soát được.

non trớ ở trẻ

  • Không nên sử dụng Hidrasec cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Không nên sử dụng racecadotril trong trường hợp tiêu chảy có liên quan đến dùng kháng sinh và tiêu chảy mạn tính do không đủ dữ liệu chứng minh. 
  • Phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc cũng như bù dịch bằng dung dịch bù dịch và về chế độ ăn cho trẻ. Việc ngưng cho trẻ ăn sữa hoặc các chế phẩm từ sữa phải được tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm: 

11. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc hidrasec cho trẻ

Câu hỏi 1: Nếu bạn quên cho trẻ uống thuốc, có nên cho bé dùng liều gấp đôi bình thường không? Tại sao?

Khi gặp trường hợp này, bạn không nên cho bé dùng liều gấp đôi. Bởi racecadotril khi vào cơ thể sẽ được thủy phân thành thiorphan có hoạt tính. Thiorphan có khả năng gắn với 90% protein huyết tương (cho thấy khả năng gắn rất mạnh với protein huyết tương). Khi dùng với liều gấp đôi, thuốc hidrasec có thể gây quá liều và sốc thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lúc này, bạn cần cho bé uống với liều như bình thường, có thể hẹn giờ uống thuốc để tránh quên.

Câu hỏi 2: Có nên sử dụng thuốc Hidrasec để điều trị khi thấy có máu, mủ trong phân của bé không?

Sự xuất hiện máu mủ trong phân của trẻ, kèm theo trẻ bị sốt có thể cho thấy sự nhiễm khuẩn hoặc một bệnh nghiêm trọng khác, cần đảm bảo điều trị nguyên nhân (ví dụ: sử dụng kháng sinh) hoặc xác định thêm nguyên nhân. Do đó, racecadotril không được dùng trong trường hợp này.

Racecadotril có thể dùng đồng thời với thuốc kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy cấp do vi khuẩn như một biện pháp điều trị bổ sung.

kháng sinh

Câu hỏi 3: Nên dùng Hidrasec cho bé đến khi nào?

Các mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ. Trẻ cần sử dụng thuốc đến khi phân trở lại bình thường, tuy nhiên không quá 7 ngày. Nếu quá thời gian này mà tình trạng của trẻ không cải thiện, cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ để áp dụng phác đồ điều trị khác.

Câu hỏi 4: Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn có được sử dụng thuốc hidrasec cùng với các thuốc khác hay không?

Cho đến nay, không có tương tác thuốc nào được mô tả ở người cho đến nay. Cả loperamid và nifuroxazide không làm thay đổi cách thức hoạt động của racecadotril khi các thuốc này dùng đồng thời. Đồng thời, racecadotril không làm thay đổi khả năng gắn kết protein của các chất gắn mạnh với protein  như: tolbutamid, warfarin, dogoxin hoặc phenytoin. Tuy nhiên, để chắc chắn, hãy thông báo với bác sỹ hoặc dược sỹ nếu trẻ đang uống hoặc gần đây có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc không kê đơn.

Câu hỏi 5: Hidrasec có pha được với sữa không?

Có thể pha chung Hidrasec với sữa.

Cách pha: Hòa tan gói bột Hidrasex với một ít nước (khoảng một thìa cà phê) và cho trẻ uống ngay. Lưu ý: Bên cạnh việc cho trẻ uống Hidrasec cần duy trì bù nước và các chất điện giải bằng đường uống cho trẻ.

Câu hỏi 6: Có nên tự ý sử dụng thuốc Hidrasec cho bé không?

Câu trả lời là không nên tự ý cho bé uống Hidrasec. Đây là thuốc kê đơn, cần được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả cao nhất.

12. Giá bán thuốc tiêu chảy Hidrasec 

  • Hidrasec 10 mg giá 86,000 đồng / hộp 16 gói; bán lẻ giá 5,400 đồng / gói.
  • Hidrasec 30 mg giá 180,000 đồng / hộp 30 gói.
  • Hidrasec 100 mg giá 13,125 đồng / viên.

13. Các biện pháp phòng ngừa trẻ tiêu chảy

Video:Hướng dẫn chăm sóc phục hồi tiêu chảy đúng cách

13.1. Cho trẻ sơ sinh bú mẹ

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời rất dễ bị tác động bởi các bất lợi bên ngoài, do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được coi là cách tối ưu để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ. Khi trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng tiêu chảy, mẹ cần ưu tiên cho bé bú mẹ, tăng tần suất bú của trẻ để phòng mất nước.

13.2. Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Chế độ ăn dặm của trẻ thường bắt đầu sau 6 tháng tuổi – đây là giai đoạn trẻ làm quen với chế độ ăn mới, rất dễ bị tiêu chảy. Vì vậy, các mẹ cần:

  • Các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên, đồng thời cho bé ăn theo nguyên tắc “loãng – đặc”, nghĩa là thay đổi thức ăn có độ đặc tăng dần như bột rồi đến cháo, cơm nát, cơm,…để bé thích nghi dần với chế độ ăn mới. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ đang quen với thức ăn ở dạng lỏng, tiêu hóa những thức ăn đặc hơn có thể tạo gánh nặng cho quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột hoạt động nhiều hơn, gây ra hiện tượng tiêu chảy.
  • Có chế độ ăn cân bằng giữa các nhóm chất: nhóm bột đường (như gạo, khoai lang, yến mạch,…), chất béo (như đậu phộng, phomai, dầu oliu,…), chất đạm (như thịt, cá, trứng,…), các vitamin và muối khoáng (trong rau củ, trái cây). Chế độ ăn này có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho trẻ, từ đó ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
  • Cho trẻ ăn theo nguyên tắc từ  “ít – nhiều”: Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén…Ăn dặm

>>> Xem thêm: 8+ món cháo cho trẻ tiêu chảy

13.3. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường xung quanh của bé

  • Chọn thực phẩm tươi ngon cho bé: chọn các loại thịt có màu sắc tươi, không có mùi ôi; hạn chế cho bé ăn những thực phẩm đông lạnh như tôm, cá đông lạnh; chọn rau củ, hoa quả tươi ngon, không dập nát (bởi những thực phẩm dập nát rất dễ bị các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập).
  • Rửa thật sạch thực phẩm trước khi nấu: các mẹ nên rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước sạch để cuốn trôi những bụi bẩn, thuốc bảo vệ thực vật; sau đó ngâm thức phẩm với một ít muối trong thời gian khoảng 15 phút; tiếp tục rửa dưới nước sạch một lần nữa để rửa trôi các chất bẩn bám trên thực phẩm sau khi ngâm.
  • Không để thức ăn chín và sống ở gần nhau:
    • Sau khi đi chợ, các mẹ không nên để thức ăn sống (như thịt, cá, trứng…) ở cạnh những đồ có thể ăn ngay (như trái cây, sữa chua,…) để tránh nhiễm khuẩn.
    • Trong quá trình chế biến, các mẹ nên rửa trái cây trước thức ăn cần nấu chín (như thịt, cá….). Hoặc nếu bắt buộc phải rửa thịt, cá, trứng…trước thì sau khi rửa những thực phẩm này xong, mẹ nên rửa tay và bồn rửa/chậu thật sạch bằng xà phòng ngay để khỏi gây nhiễm khuẩn sang các thức ăn không cần phải nấu khác.
    • Sau khi nấu chín thức ăn, các mẹ không nên để đồ ăn đã chín vào bát đĩa đã đựng đồ ăn sống.
    • Giữ dụng cụ nấu ăn đúng cách và sạch sẽ: Sau khi sử dụng, mẹ nên rửa thớt và các dụng cụ nấu nướng thật sạch, phơi nơi khô thoáng hoặc có nắng là tốt nhất.
  • Nấu chín thức ăn cho bé: Khi bé bắt đầu ăn dặm, nếu có thể mẹ chỉ nên cho bé ăn thức ăn đã nấu chín và hạn chế các loại quả ăn cả vỏ hoặc rau sống để đảm bảo điều kiện tiệt trùng cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, bản ghế để bé sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ.
  • Vệ sinh đồ chơi của bé thường xuyên.
  • Đảm bảo quần áo của bé luôn sạch sẽ, thơm tho.
  • Khử trùng bình sữa, núm vú giả của bé: Nếu bình sữa không được làm sạch hoàn toàn, các vết sữa còn sót lại có thể bị nhiễm virus, vi khuẩn… Các mẹ có thể khử trùng bằng cách đặt bình bú, núm vú giả trong nước đang sôi hoặc sử dụng máy tiệt trùng bằng tia UV…
  • Thường xuyên rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

13.4. Bổ sung lợi khuẩn cho bé

Probiotics (hay còn gọi là men vi sinh) được sử dụng để lập lại sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột khi trẻ bị tiêu chảy. Đồng thời, men vi sinh cũng giúp ngăn cản sự tác động của các vi khuẩn có hại như Salmonella, Shigella… nhờ đó khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Một số loại vi khuẩn có lợi điển hình là: Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii…Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn thường gặp nhất ở trẻ, chiếm tới 90% lợi khuẩn của cơ thể.

Định nghĩa lợi khuẩn uWHO

Một số lưu ý cho mẹ khi bổ sung lợi khuẩn cho bé:

  1. Các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có uy tín, có thương hiệu trên thị trường.
  2. Ưu tiên lựa chọn những chế phẩm chứa nhiều chủng lợi khuẩn.
  3. Chọn men vi sinh là các chủng lợi khuẩn đã được nghiên cứu về hiệu quả, an toàn: Cha mẹ nên chọn các loại men vi sinh có thành phần là những chủng lợi khuẩn được WHO khuyến cáo như Lactobacilli, Bifidobacteria, Bacillus clausii… để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  4. Chọn men vi sinh có hàm lượng đạt chuẩn: từ 107 đến 1010 CFU trong 1 liều uống.

THAM KHẢO THÊM

TPBVSK Imiale® – Phân phối độc quyền Bifidobacterium BB12

Imiale nhap khau Dan mach

  1. Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
  2. Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
  3. Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
  4. An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
  5. Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng

TỔNG KẾT

Hidrasec là thuốc điều trị tiêu chảy cấp trong đó chế phẩm Hidrasec 10 mg, Hidrasec 30 mg khuyên được sử dụng cho trẻ em và trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Bạn cần làm theo những hướng dẫn đã nêu ở trên khi sử dụng Hidrasec cho bé. Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!

>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Một số thuốc trị tiêu chảy

  1. Smecta
  2. Loperamid
  3. Berberin

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

]]>
https://imiale.com/thuoc-hidrasec-8384/feed/ 0
Loperamid: công dụng, cách dùng và những lưu ý quan trọng https://imiale.com/loperamid-tong-quan-7994/ https://imiale.com/loperamid-tong-quan-7994/#respond Tue, 01 Jun 2021 07:55:32 +0000 https://imiale.com/?p=7994 Loperamid –  thuốc tiêu chảy được sử dụng để kiểm soát, làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp và cũng được dùng để điều trị tiêu chảy mãn tính ở những bệnh nhân viêm ruột. Tuy nhiên, việc dùng thuốc này không đúng liều, lạm dụng dùng loperamid có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, thậm trí tắc ruột do bị liệt ruột và có thể gây tử vong. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và giải đáp các câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc tiêu chảy Loperamid và cung cấp thêm thông tin, những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc loperamid, đặc biệt trên đối tượng cho trẻ nhỏ.

Loperamide

1. Loperamid là thuốc gì?

Loperamid thuốc trị tiêu chảy có tác dụng kiểm soát và làm giảm triệu chứng trong trường hợp tiêu chảy cấp không biến chứng, tiêu chảy mạn tính.

Cơ chế cầm tiêu chảy thuốc Loperamid

Loperamid sẽ làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hoá và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc này còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột. Vì vậy, sẽ làm giảm sự mất nước và điện giải, tăng độ đặc và giảm khối lượng phân.

cơ chế của loperamid

2. Thuốc tiêu chảy Loperamid có những dạng bào chế nào?

Thuốc loperamid được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau để sử dụng dễ dàng hơn, dưới đây là một số dạng bào chế thường gặp:

  • Dạng viên nén: Mỗi viên nén chứa 2mg loperamide hydrochloride
  • Dạng viên nang: Viên nang cứng & nang mềm, mỗi viên chứa 2mg Loperamide
  • Dạng thuốc bột uống (gói thuốc lopetope): Mỗi gói chứa 1mg Loperamide hydrochloride 
  • Dạng dung dịch uống (imodium 1mg/5ml): Mỗi 5ml chứa 1mg loperamid hydroclorid

Loperamide dạng uống imodium

Vậy nên chọn dạng bào chế nào?

Tùy vào đối tượng sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn dạng bào chế phù hợp. Bảng dưới đây trình bày chi tiết ưu nhược điểm của từng dạng bào chế:

Dạng bào chế Ưu điểm Nhược điểm
Viên nén, nang Giá thành rẻ, nhỏ gọn Hấp thu chậm 

Không thích hợp sử dụng cho đối tượng khó nuốt, trẻ em

Thuốc bột  Hấp thu nhanh hơn viên nén, nang  Cần pha trước khi sử dụng 
Dung dịch Hấp thu nhanh

Thích hợp sử dụng cho trẻ em

Giá thành cao hơn.

Chai dung dịch cồng kềnh hơn

>>> Xem thêm: 6 thuốc trị tiêu chảy thông dụng cho bé và lưu ý khi sử dụng

3. Thuốc Loperamid có dùng cho trẻ em, PNCT và CCB không? 

Loperamid không được chỉ định thường quy cho trẻ em tiêu chảy cấp. Ngoài ra trẻ dưới 6 tuổi không được khuyến cáo sử dụng Loperamid cầm tiêu chảy.

Do đó, đối tượng sử dụng thuốc Loperamid bao gồm:

  • Trẻ trên 6 tuổi
  • Người lớn

Ngoài ra, thận trọng khi sử dụng thuốc tiêu chảy Loperamid trong các trường hợp:

  • Mất nước và chất điện giải: việc bổ sung chất điện giải là quan trọng, thuốc loperamid không thay thế được liệu pháp bổ sung nước và chất điện giải.
  • Người suy giảm chức năng gan: do thuốc chuyển hoá bước 1 qua gan và gây độc với thần kinh trung ương
  • Bệnh nhân viêm đại tràng loét cấp: do thuốc cầm tiêu chảy này làm ức chế nhu động ruột hoặc làm chậm thời gian vận chuyển gây ra chứng phình đại tràng nhiễm độc. Phải ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu bụng chướng to, táo hoặc liệt ruột. Ngừng thuốc khi không thấy cải thiện trong vòng 48 giờ.
  • Có sốt trên 38,5 độ C, hay có kèm thêm ỉa chảy hoặc có máu trong phân. Đây là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường ruột, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
  • Phụ nữ có thai: Chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu sử dụng Loperamid trên phụ nữ có thai, do đó khuyến cáo không dùng Loperamid cho phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ cho con bú: Loperamid qua sữa mẹ rất ít, do đó có thể sử dụng Loperamid liều thấp cho phụ nữ cho con bú.
Không chỉ định thường quy Loperamid cho trẻ em tiêu chảy cấp. Thận trọng khi sử dụng thuốc Loperamid cầm tiêu chảy cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.

4. Chỉ định và chống chỉ định thuốc loperamid

4.1. Chỉ định

Thuốc tiêu chảy Loperamid được chỉ định trong trường hợp: 

  • Tiêu chảy cấp không biến chứng.
  • Tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. 
  • Giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.
  • Són phân ở người lớn

Lưu ý: Thuốc tiêu chảy Loperamid chỉ được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy cấp đã được bù nước và điện giải bằng Oresol.

>> Tham khảo: Oresol – Dung dịch bù nước và điện giải trong tiêu chảy cấp

3.2. Chống chỉ định

Loperamid chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Mẫn cảm với thuốc tiêu chảy Loperamid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc có thể gây phình đại tràng do dùng kháng sinh.
  • Bụng chướng, đau bụng không do đại tiện được 
  • Thuốc Loperamid tránh dùng đầu tiên ở bệnh nhân lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột do nhiễm khuẩn

4. Liều dùng thuốc Loperamid

Liều dùng của loperamid được tính theo dạng loperamid hydroclorid. Đối với từng trường hợp tiêu chảy sẽ có liều dùng và cách dùng phù hợp cho từng đối tượng như sau:

4.1. Đối với trường hợp tiêu chảy cấp: 

Người lớn

  • Dạng viên nang, nén, bột: Khởi đầu là 4 mg (2 viên nang), sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg (1 viên nang), tối đa 16mg/ngày. Liều thông thường 6-8 mg/ngày. Nếu tự điều trị tiêu chảy cấp không đặc hiệu ở người lớn, không được uống quá 8mg/24 giờ.
  • Dạng dung dịch uống imodium: Liều nạp ban đầu là 20ml, sau đó 10ml sau mỗi lần đi tiêu chảy. Tổng liều hàng ngày không vượt quá 80ml.

Trẻ em

Điều trị tiêu chảy cấp chủ yếu ở trẻ em là điều trị mất nước. Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách liên tục. Cách dùng cho các dạng bào chế như sau:

Dạng viên nén, viên nang, bột:

Trẻ 6-12 tuổi: 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 liều

Hoặc

  • Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngày
  • Trẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, 3 lần/ngày
  • Trên 12 tuổi: liều dùng như người lớn
  • Liều duy trì: 0.1 mg/kg sau mỗi lần đi lỏng, nhưng không quá liều khởi đầu. Ngưng thuốc ỉa chảy nếu không đỡ trong vòng 48 giờ điều trị.

Đối với dạng dung dịch uống imodium: 

  • Trẻ em trên 8 tuổi: uống 10ml, 4 lần/ngày, dùng trong là 5 ngày.
  • Trẻ em dưới 8 tuổi: uống 5ml, 3-4 lần/ngày, chỉ dùng trong 3 ngày

Trẻ 6-12 tuổi: 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 liềuHoặc Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngàyTrẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, 3 lần/ngày

Đối tượng Liều dùng – Dạng viên nén, nang Liều dùng – Dạng dung dịch uống
Trẻ em Trẻ 6-12 tuổi: 0,08 – 0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 liều, Hoặc

Trẻ 6-8 tuổi: 2mg/lần, 2 lần/ngày
Trẻ 8-12 tuổi: 2mg/lần, 3 lần/ngày

Trẻ dưới 8 tuổi: 5 ml/lần, 3-4 lần/ngày (ít hơn 3 ngày)

Trẻ trên 8 tuổi: 10 ml/llần, 4 lần/ngày ( ít hơn 5 ngày)

Người lớn Ban đầu: 4mg/ngày

Duy trì: 2mg/ngày 

Tổng: 6-8 mg/ngày, tối đa 5 ngày. 

Liều nạp: 20mg

Sau đó: 10mg/lần sau mỗi lần tiêu chảy. 

Tổng: Không quá 80 mg/ngày

Liều dùng Loperamid điều trị tiêu chảy cấp

Lưu ý: Khi dùng thuốc bột Loperamid trị tiêu chảy, pha một lượng nước vừa đủ hòa tan gói bột, lắc đều trước khi uống.

4.2. Trường hợp tiêu chảy mạn

Liều dùng và và cách dùng cũng được phân chia cho từng trường hợp cụ thể:

Người lớn

Dạng viên nén, nang, bột

Khởi đầu uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2mg cho tới khi cầm ỉa chảy. Liều duy trì là uống 4-8 mg/ngày chia thành liều nhỏ 2 lần. Tối đa là 16mg/ngày. Nếu không đỡ sau khi uống 16mg/ngày trong ít nhất 10 ngày, nên dừng thuốc này do tiếp tục điều trị cũng không hiệu quả.

Chứng són phân ở người lớn: liều khởi đầu là 0,5mg, tăng dần cho tới 16mg/ngày nếu cần.

Dạng dung dịch uống imodium

  • Liều khởi đầu là 20-40ml/ngày chia thành nhiều lần uống, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và có thể điều chỉnh tới mức liều tối đa là 80ml mỗi ngày.
  • Sau đó thiết lập liều duy trì hàng ngày là 2 lần 5ml/ ngày.

Trẻ em

Liều Loperamid cho trẻ tiêu chảy mạn chưa được xác định.

Tham khảo liều: 0,08-0,24 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần/ngày, tối đa 2mg/liều.

Đối tượng Liều dùng – Dạng viên nén, nang Liều dùng – Dạng dung dịch uống
Trẻ em Liều lượng chưa xác định Liều lượng chưa xác định
Người lớn 4-8 mg/ngày, chia 2 lần

Tối đa 16 mg/ngày, tối đa 10 ngày

Với chứng són phân, liều khởi đầu 0,5 mg/ngày, tăng dần tới 16 mg/ngày. 

. Khởi đầu: 20-40ml/ngày, tăng dần đến 80 ml/ngày, chia thành 2 lần. 

Duy trì 10 ml/ngày chia 2 lần. 

Liều dùng Loperamid điều trị tiêu chảy mạn 

5. Thuốc Loperamid uống trước hay sau ăn

Thời gian uống thuốc Loperamid không phụ thuộc vào bữa ăn. Người bệnh tiêu chảy được chỉ định nên uống thuốc sớm để cải thiện các triệu chứng, và sau mỗi lần đi lỏng.

Với những người uống thuốc Loperamid duy trì hoặc dùng trong trường hợp tiêu chảy mạn, nên uống vào thời gian cố định, nên là sau ăn để không quên liều.

6. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Loperamid 

Hầu hết các tác dụng không mong muốn của thuốc là trên đường tiêu hoá. 

Thường gặp nhất là: táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt,…Một số ít trường hợp có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, chướng bụng, khô miệng và nôn,…Và hiếm gặp hơn là tắc ruột do liệt ruột, dị ứng,…

Loperamide cầm tiêu chảy

Không xác định được tần suất có thể gặp như: các phản ứng dị ứng, sốc phản vệ, phù mạch, ban rộp lên, ngứa, ban da,…

7. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiêu chảy Loperamid

Khi sử dụng thuốc loperamid không dùng cùng với rượu do gây tác dụng phụ lên thần kinh trung ương như: chóng mặt, buồn ngủ và khó tập trung.

Khi uống thuốc không nên lái xe hay tham gia giao thông do thuốc này có thể gây chóng mặt, buồn ngủ và mệt mỏi.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 15-30oC.

8. Xử trí quá liều loperamid

Loperamid uống quá liều có thể gây liệt ruột và ức chế hô hấp. Đối với người lớn uống 3 liều 20mg/24 giờ sẽ có dấu hiệu buồn nôn sau liều thứ 2 và nôn sau liều thứ 3. Ở trẻ em có các dấu hiệu nặng như: phình đại tràng nhiễm độc, mất ý thức, mê sảng. Vì vậy, trong trường hợp này cần đến cơ sở y tế gần nhất để có các cách xử trí nhanh chóng như:

Rửa dạ dày, sau đó cho uống khoảng 100g than hoạt qua ống xông dạ dày. Theo dõi ít nhất trong 24 giờ các dấu hiệu ức chế thần kinh trung ương, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2 mg naloxon (0.01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10mg. Do thời gian tác dụng của Loperamid dài hơn thời gian tác dụng của naloxon, nên phải theo dõi sát người bệnh và phải cho thêm liều naloxon nếu cần. Phải theo dõi các dấu hiệu chức năng sống ít nhất 24 giờ sau liều cuối naloxon.

xử trí quá liều thuốc Loperamid bằng than hoạt

  • Trẻ em và thanh thiếu niên dùng loperamid khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng theo đúng chỉ định. Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu, nếu có kết hợp với các thuốc này thì chúng chỉ đóng vai trò phối hợp chứ không thể thay cho thuốc đặc hiệu.
  • Trong trường hợp tiêu chảy có mất dịch, chất điện giải thì nhất thiết phải bù chất điện giải chứ không dùng thuốc này để thay thế. Nếu không bù dịch, chất điện giải đúng lúc, đủ lượng sẽ gây gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Khi điều trị ỉa chảy mãn tính người bệnh nên đi kiểm tra bác sĩ thường xuyên để xem có tác dụng không mong muốn nào do thuốc gây ra hay không, để kịp thời xử trí.

9. Thuốc Loperamid có giá bao nhiêu?

Giá của thuốc Loperamid tuỳ thuộc vào cơ sở bán, dạng bào chế và thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu sẽ có các mức giá khác nhau, cụ thể:

  1. Viên nén: Loperamid SPM hộp 3 vỉ x 10 viên có giá 24.000/ hộp 
  2. Viên nang:
  • Viên nang cứng loperamid hộp 10 vỉ x10 viên của công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam giá là 53.000/ hộp
  • Viên nang loperamide hộp 50 vỉ x10 viên nang của công ty Dược phẩm Hà Tây giá 150.000/ hộp
  • Viên nang imodium 2mg hộp 25 vỉ x 4 viên của Bỉ giá 280.000 đ/hộp.

Kết luận

Thuốc Loperamid dùng cho người lớn, trẻ em trên 6 tuổi. Khi dùng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, dùng đúng liều, không nên tự tăng liều tránh gây ra các tác dụng không mong muốn. Hy vọng rằng bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin bổ ích cho người đọc.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

 

>> Tham khảo một số thuốc trị tiêu chảy cho trẻ:

  1. Thuốc Hidrasec (racecadotril) trong điều trị tiêu chảy cho trẻ
  2. Những điều cần biết về Bioflora trị tiêu chảy 
  3. Thuốc tiêu chảy Berberin
  4. Thuốc Enterogermina  cho trẻ tiêu chảy

Nguồn tham khảo

  1. Pubmed
  2. Drug.com
]]>
https://imiale.com/loperamid-tong-quan-7994/feed/ 0
Smecta (Diosmectit): Công dụng, cách dùng & một số lưu ý https://imiale.com/smecta-diosmectit-8096/ https://imiale.com/smecta-diosmectit-8096/#respond Wed, 26 May 2021 03:42:34 +0000 https://imiale.com/?p=8096 Theo định nghĩa của Bộ Y tế, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trong ngày. Thống kê hàng năm cho thấy, bệnh tiêu chảy là 1 trong số 9 bệnh gây tử vong ở trẻ em cao nhất trên toàn thế giới, đứng thứ 2 trong số bệnh gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều này cho thấy, khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy, cha mẹ nên chú ý theo dõi để có những biện pháp xử lý kịp thời nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu cho cha mẹ những thông tin cần biết về thuốc trị tiêu chảy Smecta. 

tổng quan về smecta

1. Giới thiệu chung về thuốc Smecta

Thuốc Smecta có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính. Ngoài ra, Smecta còn có tác dụng điều trị triệu chứng ở hội chứng kích thích ruột ở người lớn. Thành phần chủ yếu của Smecta là Diosmectit – dược chất giúp hấp phụ và săn niêm mạc đường tiêu hóa – đã được chứng minh lâm sàng và được ứng dụng trong điều trị các chứng tiêu chảy do bệnh đường ruột gây nên.

Ngày nay trên thị trường Smecta được chia thành 4 nhãn: Smecta, SmectaGo, Smecta hương dâu, Smectaneo.

Smecta (Diosmectit) thuốc cầm tiêu chảy với hoạt tính hấp phụ, loàn săn

2. Thành phần và dạng bào chế

thành phần và dạng bào chế của smecta

3. Cơ chế của Smecta

Diosmectit là silicat nhôm và magnesi tự nhiên có cấu trúc tạo bởi nhiều lớp mỏng xếp song song và độ quánh dẻo cao nên có khả năng rất lớn bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, Diosmectit nên làm tăng tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc đường tiêu hóa khi bị các tác nhân lạ xâm hại. Thuốc có khả năng bám dính và hấp phụ cao tạo hàng rào bảo vệ niêm mạc tiêu hóa. Thuốc có khả năng gắn vào độc tố vi khuẩn ở ruột, nhưng đồng thời cũng có khả năng gắn vào các thuốc khác làm chậm hấp thu hoặc làm mất tác dụng, đặc biệt tetracyclin và trimethoprim (là những kháng sinh có thể được chỉ định ở trẻ em bị ỉa chảy).

Diosmectit không hấp thu vào máu qua đường tiêu hóa và bị thải trừ hoàn toàn theo phân.

Smecta tạo hàng rào bao phủ bảo vệ hệ tiêu hóa

4. Công dụng

  • Điều trị triệu chứng đau do viêm thực quản – dạ dày – tá tràng và đại tràng. 
  • Tiêu chảy cấp và mạn tính sau khi đã bù nước và điện giải mà còn tiêu chảy kéo dài.

5. Đối tượng sử dụng & liều dùng

5.1. Smecta

♦ Đối tượng và liều dùng:

Trẻ trên 2 tuổi: 2-3 gói/50ml/ngày

Người lớn: 3 gói/ngày

♦ Cách dùng:

  1. Pha hỗn dịch để uống
  2. Trẻ em có thể hòa trộn trong thức ăn lỏng
  3. Không sử dụng quá 7 ngày

5.2. Smecta hương dâu

♦ Đối tượng và liều dùng

Trẻ em:

  • 3 ngày đầu: 4 gói trong vòng 24h
  • Sau đó duy trì 2 gói/ngày

Người lớn: 3 gói/ngày

smecta hương dâu

♦ Cách dùng:

  1. Pha hỗn dịch để uống
  2. Trẻ em có thể hòa trộn trong thức ăn lỏng
  3. Không sử dụng quá 7 ngày

5.3. SmectaGO

♦ Đối tượng và liều dùng

Trẻ em trên 2 tuổi và người lớn: Dùng 1 gói sau khi đi ngoài phân lỏng.

Lưu ý: Không dùng quá 6 gói/ngày.

♦ Cách dùng:

  1. Dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước
  2. Bóp đều gói thuốc trước khi sử dụng
  3. Không sử dụng quá 3 ngày

5.4. Smectaneo

♦ Đối tượng và liều dùng

Trẻ em trên 2 tuổi: 2-3 gói/50ml/24h

Người lớn: 3 gói/24h

♦ Cách dùng: Pha với nước trước khi uống

Lưu ý: Không sử dụng quá 7 ngày

XEM THÊM: TRẺ TIÊU CHẢY – 4 NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ & NHÓM KHÔNG KHUYÊN DÙNG

6. Chống chỉ định 

Chống chỉ định với người dị ứng với diosmectit hay bất kì thành phần nào của thuốc.

7. Tác dụng không mong muốn

Có thể gây ra hoặc làm tăng táo bón nhưng vẫn có thể tiếp tục sử dụng bằng cách giảm liều.

Một số dấu hiệu hiếm gặp khác: đầy hơi, buồn nôn, nôn…

8. Tìm mua Smecta ở đâu?

Để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, cha mẹ cần đến những cơ sở có uy tín, có thể xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.   

Dưới đây là thông tin tham khảo về giá bán thuốc Smecta trên thị trường:

  1. Smecta: Giá bán tham khảo: 3.700đ/gói ~ 109.000đ/hộp 30 gói
  2. Smecta hương dâu: Giá tham khảo: 100.000đ/hộp 12 gói
  3. SmectaGo: Giá tham khảo: 5.000đ/gói ~ 59.000đ/ hộp 12 gói
  4. Smectaneo: Giá tham khảo: 2.900đ/gói ~ 85.000đ/hộp 30 gói

9. Sử dụng Smecta cho trẻ nhỏ như thế nào ?

Tháng 03/2019, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) yêu cầu: Để đề phòng những bất lợi có thể xảy ra khi sử dụng các chế phẩm có dược chất Diosmectite – nguồn gốc từ đất sét, có chứa một lượng nhỏ chì –  cho trẻ em dưới 2 tuổi. 

Các nghiên cứu và theo dõi ở đối tượng người lớn điều trị tiêu chảy mạn tính sử dụng Smecta trong 5 tuần và đối tượng bệnh nhi với tổng thời gian điều trị tới 7 ngày chưa ghi nhận bằng chứng về tác hại chì trong thời gian sử dụng. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng để loại trừ khả năng này. 

Smecta được chỉ định để điều trị tiêu chảy cấp cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

10. Lời khuyên của chuyên gia 

Trong quá trình sử dụng thuốc, cha mẹ cần chú ý:

  • Trẻ đang trong tình trạng thiếu nước và điện giải, cần bổ sung lượng nước và điện giải phù hợp với độ tuổi và cân nặng thường xuyên để tránh những vấn đề kéo theo.
  • Sử dụng đúng liều quy định
  • Diosmectit có thể hấp phụ một số thuốc khác, do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng tác dụng của các thuốc đó, nên uống các thuốc cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
  • Chú ý theo dõi các dấu hiệu của trẻ trong quá trình sử dụng thuốc, đảm bảo trẻ không mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và không gặp các tác dụng không mong muốn khác
  • Nếu trẻ có các biểu hiện như táo bón, buồn nôn, nôn… cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được giảm liều lượng
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý và phù hợp cho trẻ, cho trẻ ăn kỹ uống sôi, tránh những thực phẩm có tác động không tốt đến hệ đường ruột của trẻ như thực phẩm sống, thực phẩm cay nóng, nước có gas,…
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ và môi trường xung quanh nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô khoáng, tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp

VIDEO: Chăm sóc – Phục hồi tiêu chảy ở trẻ đúng cách

Kết luận

Bệnh tiêu chảy có thể trở nên rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Bệnh hay gặp phải do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, gây hại cho đường ruột còn non nớt của trẻ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế: ăn chín – uống sôi – vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên cho con sử dụng các chế phẩm men vi sinh có nguồn gốc từ lợi khuẩn sống để hỗ trợ và cải thiện hệ tiêu hóa của con ngày một khỏe mạnh.

Tham khảo: Các thuốc trị tiêu chảy an toàn cho trẻ nhỏ

  1. Thuốc Enterogermina  cho trẻ tiêu chảy
  2. Hidrasec (raccecadotril)
  3. Berberin
  4. Loperamid

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Nguồn tham khảo:

  1. Pubmed
  2. Mayoclinic
  3. Drug.com
]]>
https://imiale.com/smecta-diosmectit-8096/feed/ 0
Thuốc tiêu chảy Berberin là gì? 9+ Điều cần biết https://imiale.com/thuoc-tieu-chay-berberin-la-gi-8142/ https://imiale.com/thuoc-tieu-chay-berberin-la-gi-8142/#respond Fri, 21 May 2021 03:01:52 +0000 https://imiale.com/?p=8142 Thuốc Berberin là thuốc trị tiêu chảy thông dụng, được sử dụng khá rộng rãi. Bài viết dưới đây tổng hợp thông tin về thuốc cũng như giải đáp các thắc mắc về thuốc berberin để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả và an toàn nhất.

thuốc berberin

1. Berberin là thuốc gì? 

Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, nhân dân ta đối mặt với nạn đói, thiên tai bão lũ và cả bệnh dịch lây lan – bệnh dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm do amip lỵ gây ra. Mọi nguồn cung cấp thuốc bị chia cắt, cả đất nước lâm vào báo động đỏ vì bệnh dịch. Và từ đây, bài thuốc nam gia truyền của người Việt dưới sự nghiên cứu, tổng hợp của các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội đã đưa ra một loại thuốc có tên gọi: Berberin.

Berberin là gì? 

Berberin là hợp chất được phân loại thuộc nhóm isoquinoline alkaloid, có màu vàng. Berberin được tìm thấy ở nhiều cây thuốc có trong dân gian như Vàng đắng, Hoàng Bá, Hoàng Liên… Hoạt chất trong thuốc thường là berberine sulfate hoặc berberin chlorhydrate. 

Thuốc Berberin được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên kể trên (Vàng đắng, Hoàng Bá, Hoàng Liên… ) có tác dụng kháng khuẩn mạnh, được dùng để điều trị bệnh đường ruột như tiêu chảy, lỵ, viêm gan vàng da… 

Ngoài ra, trong đa số nhiễm khuẩn đường ruột, ngoài tiêu chảy, người bệnh còn có triệu chứng đau bụng. Do đó, Berberin kháng khuẩn, điều trị tiêu chảy đồng thời cải thiện đau bụng, do đó còn có tên gọi “thuốc đau bụng Berberin”. “, thuốc đi ngoài Berberin”. Tuy nhiên bản chất thuốc berberin vẫn là chất kháng khuẩn, chỉ có tác dụng trị đi ngoài, đau bụng do nhiễm khuẩn đường ruột chứ không hiệu quả trong mọi trường hợp đi ngoài hay đau bụng do nguyên nhân khác.

Berberin có phải kháng sinh không? 

Kháng sinh là chất tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc…), có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Berberin là hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật, có tác dụng kháng khuẩn. Do đó, berberin không phải thuốc kháng sinh, mà chỉ có hoạt tính kháng sinh (hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn) nên an toàn, hạn chế tình trạng kháng thuốc, lạm dụng thuốc.

Dạng bào chế thuốc Berberin

Thuốc thường được bào chế dưới dạng như viên nén, viên nang, viên bao đường (với các hàm lượng 10mg, 50mg,100mg,..) dung dịch thuốc nhỏ mắt, thuốc bột bôi xoa…

2. Cơ chế tác dụng

berberin

Hệ vi khuẩn đường ruột thì rất phức tạp và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi đường ruột và sức khỏe trẻ. Tiêu chảy xảy ra khi có sự rối loạn của hệ vi sinh đường ruột. 

Khi bị rối loạn đường ruột thì Berberin thể hiện các tác dụng giống như kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột. Nó có tác dụng giảm viêm, ức chế nhu động đường tiêu hóa, cải thiện tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, giảm tiết dịch ruột và tiết dịch. 

Bên cạnh đó, các trường hợp tiêu chảy do dùng kháng sinh ở trẻ xảy ra cũng khá nhiều. Việc sử dụng berberin trong những trường hợp này cũng tương đối an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, một  số kháng sinh đường ruột nếu dùng phối hợp với berberin sẽ hạn chế được tác dụng phụ và kháng sinh gây nên trong tiêu hoá.

Berberin được ví như 1 chất kháng sinh tự nhiên, chống viêm, ức chế nhu động tiêu hóa, giảm tiết dịch ruột

3. Thuốc Berberin có tác dụng gì? 

Berberin có nguồn gốc thảo dược và có hoạt tính kháng sinh, thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hoá : 

  • Berberin có tác dụng là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột một số loại vi như Shigella, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương,  gram âm và các vi khuẩn kháng acid của berberin.
  • Tiêu diệt một số nấm men gây bệnh trong đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu hoá ở trẻ

Do đó, Berberin thường được chỉ định trong các trường hợp:

  • Tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em (liều dùng và lứa tuổi ở phần sau)
  • Hội chứng lỵ
  • Bệnh lỵ trực khuẩn
  • Viêm ruột
  • Có thể dùng kết hợp với một số kháng sinh để giảm tác dụng không mong muốn gây ra bởi các thuốc kháng sinh đối với hệ vi sinh vật đường ruột.
Berberin là thuốc trị bệnh đường ruột như tiêu chảy do lỵ, amip, nhiễm khuẩn ruột nhờ hợp chất isoquinoline alkaloid

>>> Xem thêm: Các nhóm thuốc trị tiêu chảy thông dụng mẹ cần biết

4. Đối tượng sử dụng thuốc Berberin

Không sử dụng kháng sinh cho những đối tượng sau:

  • Trẻ sơ sinh: Thuốc không an toàn với trẻ sơ sinh. Berberin có thể gây ra một loại tổn thương não và những trẻ sơ sinh bị vàng da nặng hơn. Do berberin tác động đến gan làm cho việc hấp thụ bilirubin diễn ra chậm
  • Phụ nữ đang mang thai: Do berberine có thể đi qua nhau thai và gây hại cho thai nhi. Thuốc ảnh hưởng đến não bộ và gây bệnh vàng ra sau khi sinh ở trẻ.
  • Phụ nữ đang cho con bú:  Berberin có thể đi vào cơ thể trẻ sơ sinh qua sữa mẹ, và có thể gây ra hại cho trẻ sơ sinh.
Berberin không dùng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú vì nguy cơ gây độc, vàng da ở trẻ

5. Liều dùng, cách dùng thuốc Berberin trị tiêu chảy

cách sử dụng berberin trị tiêu chảy

Liều dùng tham khảo theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ em trên 15 tuổi dùng liều như người lớn: Uống 12-15 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
  • Trẻ từ 8–15 tuổi: uống 10 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Trẻ từ 5–7 tuổi: uống 5-8 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Trẻ từ 2-4 tuổi: uống 2-4 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.

Thuốc Berberin uống trước ăn hay sau ăn?

Có thể dùng thuốc vào buổi sáng và tối trước khi ăn khoảng từ 1-2h

6. Tác dụng phụ

Do có nguồn gốc từ thảo dược nên thuốc berberin tương đối an toàn cho người dùng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn có thể gặp một số trường hợp như: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp là các biểu hiện có thể gặp do quá liều berberin…

Khi gặp các tình trạng trên hãy dừng thuốc ngay và mang trẻ đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Chống chỉ định:  Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Trẻ sơ sinh, phụ nữ đang mang thai và cho con bú..
Tác dụng phụ chính của berberin là buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,…

7. Sử dụng berberin cho trẻ nhỏ như thế nào?

sử dụng berberin cho trẻ nhỏ

Đối với đối tượng sử dụng là trẻ em thì cần lưu ý. Trước khi dùng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cụ thể và cách sử dụng hợp lý đối với trẻ nhà mình. Mẹ không nên sử dụng tuỳ tiện có thể ảnh hưởng lớn đến hệ sinh vật đường ruột của trẻ, đặc biệt là lợi khuẩn. 

Đối với trẻ sơ sinh mẹ không nên dùng khi không có chỉ định của bác sĩ. Trẻ sơ sinh hệ đường ruột còn rất non nớt dùng thuốc không đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng 

8. Lưu ý chung khi sử dụng 

Một số lưu ý khi sử dụng berberin mà mẹ nên lưu ý khi dùng cho trẻ: 

  • Thuốc Berberin tuy lành tính nhưng thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ cho người dùng.  Tránh tình trạng lạm dùng trong thời gian dài. Vì vậy, hãy sử dụng thuốc theo chỉ định mà bác sĩ yêu cầu.
  • Trẻ sơ sinh không nên dùng thuốc Berberin điều trị bệnh. Bởi thuốc có thể gây tổn thương não hiếm có ở những đứa trẻ sơ sinh mắc chứng vàng da nặng. 
  • Không nên sử dụng thuốc khi mang thai hoặc cho con bú, vì thuốc có thể đi qua thai, sữa mẹ và gây hại cho thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Tránh dùng thuốc kéo dài (> 8 tuần) có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ. 
Berberin không nên sử dụng kéo dài, tránh lạm dụng vì có thể ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột

9. Giá bán? Mua berberin ở đâu?

  Tùy thuộc vào nồng độ, số lượng viên trong một lọ và cơ sở bán mà giá thuốc có thể khác nhau. Dưới đây là giá bán tham khảo cho các mẹ: 

  • Thuốc Berberin 5mg có giá bán là 4.000 VNĐ/lọ 50 viên
  • Thuốc berberin 50mg có giá bán 20.000 VNĐ/hộp 30 viên
  • Thuốc berberin 100mg có giá bán 45.000 VNĐ/lọ 100 viên

Giá bán ở các khu vực có thể khác nhau nhưng thường không quá chênh lệch so với giá nhà sản xuất đưa ra. 

Thuốc berberin là mặt hàng phổ biến có mặt ở các quầy thuốc, bệnh viên, cơ sở khám chữa bệnh,… Mẹ có thể tìm mua thuốc ở các cơ sở uy tin để đảm bảo chất lượng của thuốc khi sử dụng cho trẻ. 

Thuốc berberin là thuốc có tác dụng kháng sinh chống viêm. Thuốc được dùng để điều trị các bệnh lý về tiêu hoá. Trên đây là các thông tin cơ bản và cụ thể nhất về thuốc berberin dành cho trẻ mà mẹ cần biết khi sử dụng. Thuốc tương đối là lành tính nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận khi sử dụng cho trẻ.

XEM THÊM: 4 NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY – NHÓM KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN CÁO Ở TRẺ NHỎ

Bên cạnh đó, dù bất kể nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân đều cần được bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt các lợi khuẩn sống gắn đích từ sớm để khắc phục rối loạn hệ vi sinh, phục hồi các tổn thương tiêu hóa. Tham khảo: Cách lựa chọn men vi sinh khi tiêu chảy.

Imiale® – lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Imiale chủng lợi khuẩn thiết yếu

Imialae bổ sung lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Xem thêm: Các thuốc trị tiêu chảy cho trẻ

>> Hidrasec (racecadotril) trong điều trị tiêu chảy ở trẻ

>> Thuốc Smecta (Diosmetit) lưu ý khi điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ

>> Thông tin tổng quan về thuốc trị tiêu chảy Loperamid

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

]]>
https://imiale.com/thuoc-tieu-chay-berberin-la-gi-8142/feed/ 0
Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không? https://imiale.com/tre-bi-tieu-chay-co-nen-an-thit-bo-khong-5381/ https://imiale.com/tre-bi-tieu-chay-co-nen-an-thit-bo-khong-5381/#respond Mon, 07 Dec 2020 03:21:09 +0000 https://imiale.com/?p=5381 Thịt bò từ lâu được biết đến là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất trong chế độ ăn của trẻ, hỗ trợ quá trình phát triển và phục hồi rất tốt. Tuy nhiên, trẻ bị tiêu chảy đường ruột đang bị tổn thương thì chế độ ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Vậy Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không?” Cùng làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò không?

I – Trẻ tiêu chảy có nên ăn thịt bò không?

Câu trả lời là CÓ. Trong thịt bò chứa nguồn dưỡng chất rất phong phú, điển hình là protein, sắt, kẽm, choline, selen và vitamin B6, B12,… rất cần thiết cho quá trình hồi phục sức khoẻ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy, sức khoẻ hệ tiêu hoá bị suy giảm.

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, đồng thời nhu cầu năng lượng cũng tăng lên để hồi phục sức khoẻ. Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm một lượng dưỡng chất phù hợp để bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho trẻ.

Trẻ tiêu chảy có nên ăn thịt bò không?

Thịt bò chính là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung vào thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy, một số lợi ích mà thịt bò mang lại như:

  • Thịt bò cung cấp một lượng kẽm lớn để giảm triệu chứng tiêu chảy ở trẻ. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, kẽm có tác dụng trong việc giảm tình trạng tiêu chảy, phân lỏng. Có thể bổ sung kẽm trực tiếp hoặc qua thức ăn. Điều này giúp trẻ mau cải thiện tình trạng tiêu chảy hơn.
  • Trong thịt bò chứa lượng lớn protein (cao hơn thịt lợn): protein có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào phục hồi niêm mạc ruột, tham gia sản xuất các enzym tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cung cấp năng lượng cho trẻ hồi phục nhanh chóng…
  • Thịt bò chứa nhiều sắt – nguyên liệu để tạo ra nhân hem trong hemoglobin hồng cầu (có chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi cơ thể), có tác động tích cực đến việc hồi phục sức khỏe cho trẻ.
  • Các dưỡng chất trên kết hợp cùng vitamin và khoáng chất trong thịt bò giúp nuôi dưỡng sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tăng cường chức năng miễn dịch hệ tiêu hoá.

II – Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò

Thịt bò là thực phẩm đã quá quen thuộc đối với nhiều gia đình. Ngoài việc có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, thịt bò còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam (1 lạng) thịt bò bao gồm:

  • Lượng calo: 217
  • Nước: 61%
  • Chất đạm (protein): 26,1 gam
  • Carb: 0 gram
  • Đường: 0 gram
  • Chất xơ: 0 gram
  • Chất béo: 11,8 gam

Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò

1. Protein

Hàm lượng protein trong thịt bò nấu chín khoảng 26-27%. Đây là nguồn cung cấp acid amin quan trọng cho việc duy trì sự sống của cơ thể.

Sau khi vào hệ tiêu hóa, protein được thủy phân bởi sự xúc tác của enzym protease tạo thành các acid amin, trong đó có nhiều acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Từ các acid amin này cơ thể sẽ sinh tổng hợp ra những protein mới thực hiện gần như tất cả các chức năng sống của cơ thể như:

  • Nâng đỡ: hình thành mô liên kết, dây chằng, gân
  • Enzym xúc tác các phản ứng hóa sinh trong cơ thể
  • Hormon điều hòa các hoạt động sinh lý
  • Vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể
  • Vận động: Cấu tạo nên cơ, xương
  • Bảo vệ cơ thể: các kháng thể của hệ miễn dịch bản chất cũng là protein
  • Chất truyền tin: Giúp cơ thể phản ứng với các tác động của môi trường
  • Dự trữ chất dinh dưỡng

2. Chất béo

Chất béo chiếm tỷ lệ khá thấp trong thịt bò nhưng lại cung cấp 1 lượng calo đáng kể. Đối với thịt bò nạc, chất béo chiếm khoảng 5-10%. Trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đơn.

Các axit béo chính là axit stearic, axit oleic và axit palmitic. Ngoài ra trong thịt bò còn chứa 1 lượng nhỏ acid linoleic (omega-6) là chất béo không bão hòa đa rất tốt cho cơ thể.

3. Vitamin và khoáng chất

Các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong thịt bò:

  • Vitamin B12: Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chẳng hạn như thịt, là nguồn cung cấp vitamin B12 duy nhất trong chế độ ăn uống, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự hình thành máu, não và hệ thần kinh 
  • Kẽm: Thịt bò rất giàu kẽm, một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển và duy trì cơ thể.
  • Selen: Thịt nói chung là một nguồn giàu selen, một nguyên tố vi lượng cần thiết phục vụ nhiều chức năng trong cơ thể bạn 
  • Sắt: Được tìm thấy với một lượng lớn trong thịt bò, sắt trong thịt chủ yếu ở dạng heme, được hấp thụ rất hiệu quả 
  • Vitamin B3 (Niacin): Một trong những vitamin B, niacin (vitamin B3) có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể bạn. Lượng niacin thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim
  • Vitamin B6: vitamin B6 rất quan trọng cho sự hình thành máu và chuyển hóa năng lượng.
  • Phốt pho: Cần thiết cho sự phát triển và duy trì cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng trong thịt bò

4. Các chất khác:

Ngoài những chất dinh dưỡng thiết yếu trên, thịt bò còn có chứa:

  • Creatine. creatine đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ bắp.
  • Taurine. Được tìm thấy trong cá và thịt, taurine là một axit amin chống oxy hóa và là thành phần phổ biến trong nước tăng lực. Nó được sản xuất bởi cơ thể và quan trọng đối với chức năng tim và cơ 
  • Glutathione. Một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, glutathione đặc biệt có nhiều trong thịt. Nó được tìm thấy với số lượng cao hơn trong thịt bò so với thức ăn ngũ cốc

III – Lưu ý chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy

Lưu ý chế độ ăn cho trẻ tiêu chảy

Khi chăm sóc trẻ tiêu chảy cần lưu ý một số điều sau:

Cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy cần được tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng hơn so với bình thường. Bên cạnh cho trẻ ăn thịt bò để tăng cường sức khoẻ, mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng cân bằng và đa dạng hơn. Những chất mẹ nên bổ sung cho trẻ tiêu chảy như:

  • Protein: Protein có trong nhiều thực phẩm khác nhau. Ngoài thịt bò, protein còn có trong các loại thịt khác (thịt lợn, thịt gà), cá, trứng, sữa hoặc trong đậu nành.
  • Chất béo: Chất béo giúp tạo năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K). Chất béo có thể có trong các loại thịt hoặc mỡ động vật, hoặc có trong thực vật: các loại hạt như lạc, vừng, đỗ, hạt gấc,…
  • Carbohydrat: có trong các loại hoa quả hoặc ngũ cốc, giúp tạo năng lượng và chất xơ cho cơ thể.
  • Vitamin: Các loại vitamin thiết yếu trong cơ thể là A, B, C, D, E, K. Chúng thường có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, trong đó hoa quả và rau xanh chứa nhiều nhất. 
  • Khoáng chất: Các khoáng chất cần thiết cho trẻ trong giai đoạn tiêu chảy là kẽm, sắt, canxi, magie. Các khoáng chất này có nhiều trong các loại thịt, trứng, sữa, hải sản, các loại rau cải và đậu đỗ

Chế biến thực phẩm phù hợp với trẻ bị tiêu chảy

  • Thực phẩm cho trẻ bị tiêu chảy phải lành tính, an toàn, đảm bảo vệ sinh để tránh gây kích thích đường tiêu hoá khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Cho trẻ ăn đồ ăn mềm: Các thực phẩm nên được nấu nhừ hoặc xay nhuyễn để trẻ dễ tiêu hóa.

➤  Xem thêm: 8 món cháo giúp trẻ bị tiêu chảy mau chóng phục hồi

Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy

Bổ sung kẽm khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy có vai trò làm giảm thời gian bị tiêu chảy, đẩy nhảy tốc độ hồi phục của đường ruột và giảm tỷ lệ tái phát tiêu chảy. Ngoài hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp, việc bổ sung kẽm còn hiệu quả với các trường hợp tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy phân kèm nhầy máu,…

WHO cũng khuyến cáo nên cho trẻ bị tiêu chảy cấp sử dụng kẽm trong thời gian 10 – 14 ngày.

Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ khi bị tiêu chảy.

Lợi khuẩn là những vi khuẩn có lợi vốn có sẵn trong hệ tiêu hóa. Số lượng lợi khuẩn bị giảm xuống có thể là nguyên nhân và cũng là hậu quả của tiêu chảy. Do vậy, dù với nguyên nhân nào gây tiêu chảy ở trẻ, việc bổ sung lợi khuẩn cũng hết sức cần thiết.

Trong tất cả các loài lợi khuẩn, Bifidobacterium là lợi khuẩn thiết yếu nhất. Nó chiếm tới 90% trên tổng lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng.

Bifidobacterium có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tiêu chảy

Bifidobacterium với sức khỏe bé

  • Ức chế sự phát triển của hại khuẩn bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng và vị trí bám
  • Tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc ruột trước sự tấn công của các tác nhân gây hại
  • Giúp điều tiết lượng nước trong phân, giảm tình trạng phân lỏng
  • Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa
  • Tiết ra nhiều enzym tiêu hóa thức ăn
  • Tăng sức đề kháng giúp trẻ có khả năng chống lại các tác nhân gây hại

Tóm lại, Trẻ bị tiêu chảy có thể ăn được thịt bò. Ngoài ra, nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm khác để đa dạng hóa các chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt chú trọng đến vấn đề bổ sung đủ nước và lợi khuẩn khi trẻ bị tiêu chảy.

Liên hệ với các chuyên gia của Imiale để được tư vấn trực tiếp: HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

➤ Tham khảo thêm:

]]>
https://imiale.com/tre-bi-tieu-chay-co-nen-an-thit-bo-khong-5381/feed/ 0