Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Tue, 16 May 2023 07:21:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Giải mã hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh https://imiale.com/non-tro-o-tre-so-sinh-16000/ https://imiale.com/non-tro-o-tre-so-sinh-16000/#respond Tue, 16 May 2023 07:21:50 +0000 https://imiale.com/?p=16000 Trong quá trình nuôi con, chắc hẳn cha mẹ đã từng lo lắng khi con bị nôn trớ. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thực sự đáng lo ngại hay không, hay đơn giản chỉ do cách chăm sóc của cha mẹ chưa đúng… Làm thế nào để xử lý tình huống trên? Hãy cùng Imiale giải đáp những câu hỏi này.

Giải mã hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Biểu hiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản (ống dẫn thức ăn) rồi trào khỏi miệng. Với phần lớn trẻ khỏe mạnh, đây là một phản xạ sinh lý của cơ thể để tống thức ăn khỏi dạ dày khi trẻ bú quá nhanh, ăn quá no hay nuốt quá nhiều khí… Ngoài ra, một số bệnh lý cũng có thể gây nên hiện tượng này. 

Biểu hiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay nôn trớ 

Thức ăn của trẻ phần lớn ở dạng lỏng hoặc sệt, do đó dễ dàng đi qua các khe hở trong ống tiêu hóa để trào khỏi miệng. Tuy nhiên, một số nguyên nhân dưới đây sẽ khiến trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ hơn: 

2.1. Do chế độ ăn và cách chăm sóc trẻ

Nếu mẹ đang mắc những sai làm dưới đây thì cần phải thay đổi ngay để tránh trẻ bị nôn trớ: 

Ép trẻ ăn hoặc bú quá nhiều

Dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ nên nhanh no. Nếu bố mẹ ép trẻ ăn, phần thức ăn chưa kịp tiêu hóa sẽ kích thích dạ dày co bóp và đẩy thức ăn ngược lên thực quản, gây nôn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay nôn trớ 

Trẻ bú không đúng tư thế, nuốt nhiều khí khi bú

  • Đặt trẻ nằm ngang khi bú: Ở tư thế này, dạ dày và thực quản gần như nằm ngang nhau, do đó khó tránh khỏi sữa ọc trợ lại từ dạ dày- thực quản
  • Thay đổi tư thế trẻ đột ngột: Việc đổi vị trí bú cho trẻ một cách bất ngờ cũng khiến sữa còn chưa xuống dạ dày trào ngược trở lại.
  • Trẻ không ngậm chật đầu ty hoặc cách cầm bình sữa không đúng khiến không khí từ ngoài dễ đi vào dạ dày. Tại đây, không khí chiếm chỗ của dạ dày và đẩy sữa ngược trở lại gây nôn. 

Để trẻ nằm khi vừa ăn no

Dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ và ở vị trí cao hơn người lớn khi nằm. Đó là lý do khiến trẻ dễ bị nôn trớ hơn người lớn nếu để bé nằm ngay sau khi ăn.

2.2. Do nguyên nhân sinh lý

Trẻ chưa quen với việc tiêu hóa thức ăn:

Nôn trớ được coi là phản xạ của cơ thể để đẩy những vật thể lạ khỏi dạ dày. Tình trạng này rất thường gặp đối với trẻ đang làm quen với bất kỳ món ăn mới nào, điển hình là trong 1 tháng đầu trẻ bú mẹ hoặc tập ăn dặm.

Do cấu tạo cơ thể chưa hoàn chỉnh:

Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt tâm vị (nối giữa thực quản- dạ dày) hoạt dưới yếu, trong khi cơ thắt môn vị (nối giữa dạ dày- ruột non) hoạt động mạnh. Ngoài ra, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang thay vì nằm dọc cho đến khi trẻ biết đi. Vì thế, thức ăn khó xuống ruột non và dễ trào ngược gây nôn trớ.

>>> Tham khảo thêm: Nôn trớ ở trẻ em – Nguyên nhân và cách xử trí tại nhà

2.3. Do các bệnh lý tiêu hóa

Bố mẹ có thể nghĩ đến khả năng trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó, nhất là khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khác như sốt cao, tiêu chảy, da xanh,… 

Viêm dạ dày ruột: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh lý này, trẻ thường nôn mửa trong một vài ngày.

Hẹp môn vị: Tình trạng này được hiểu đơn giản là một lỗ thông giữa dạ dày và ruột bị hẹp hoặc tắc. Thức ăn không thể đưa xuống ruột mà lưu tại dạ dày, dễ bị trào ngược lên thực quản. Bệnh lý này hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu có, bệnh thường dẫn đến nôn dữ dội sau khi ăn.

Trào ngược dạ dày thực quản: Ở trẻ sơ sinh, bệnh lý này thường xảy ra khi cơ thắt thực quản suy yếu, không có khả năng giữ thức ăn ở lại dạ dày, do đó gây nôn. Tình trạng này có thể tự hết khi trẻ lớn lên.

Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: Thức ăn gây dị ứng hoặc khó dung nạp như lactose, đạm bò,…thường dễ dàng kích thích nôn ở trẻ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay nôn trớ 

Cảm lạnh, cảm cúm: Trẻ mắc những bệnh lý này thường có hiểu hiện sổ mũi. Khi nước mũi chảy vào cổ họng hoặc phế quản sẽ gây nên phản xạ ho, đồng thời kích thích nôn. 

Nhiễm trùng tiết niệu, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não: Các bệnh nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa như trên cũng gây ra nôn mửa khi trẻ mắc phải.

Dị tật bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh như hẹp tá tràng, hẹp phì đại môn vị, teo thực quản, thoát vị hoành khiến trẻ thường có biểu hiện nôn trớ những ngày đầu sau sinh.

Xoắn ruột, tắc ruột: Lúc này, thức ăn không thể di chuyển bình thường trong lòng ruột do tắc nghẽn. Do vậy, chúng chỉ có thể đứng yên, thậm chí quay ngược trở lại gây nôn. Đây là tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngoại khoa.

3.4. Trẻ hít phải khói thuốc

Đây là nguyên nhân gây nôn trớ mà ít bố mẹ nghĩ đến. Sự thật là khói thuốc kích thích dạ dày bài tiết axit, từ đó cơ tâm vị mở ra. Do đó, sau khi ăn, trẻ hít phải khói thuốc có thể bị nôn trớ.

3. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Nôn trớ là cơ chế giúp bảo vệ đường ruột. Trẻ nôn trớ do nguyên nhân sinh lý hoặc do chế độ ăn uống thường dễ dàng được xử lý hoặc tự biến mất, không gây nguy hiểm cho trẻ. Lúc này, trẻ nôn trớ chỉ diễn ra tối đa 24 giờ. Chất nôn thường màu trắng đục, lổn nhổn như váng sữa hoặc thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa. 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ quá nhiều (nôn quá 3 lần/ngày), dẫn đến mất nước nặng, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nếu nôn trớ đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác như dưới đây thường cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm: 

  • Nôn ra mật vàng, mật xanh, nôn ra máu, nôn dữ dội: thường cảnh báo nguy cơ tắc nghẽn tiêu hóa
  • Trẻ có tiền sử chấn thương đầu trong vòng 24 giờ, kèm biểu hiện cứng cổ, khó thở, lơ mơ…: cảnh báo nôn do tăng áp lực nội sọ
  • Đau bụng quằn quại, căng cứng bụng
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Ho, sổ mũi, phát ban
  • Sốt cao trên 40°C

Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh nôn trớ thường xuyên có nguy hiểm không?

4. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

4.1. Xử trí trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Khi trẻ nôn trớ, dịch nôn, cặn sữa dễ chèn vào đường thở. Trường hợp nhẹ, trẻ có thể sặc, trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ không được xử trí đúng cách.

Vì vậy, trong trường hợp này, mẹ cần xử trí theo các bước sau: 

  • Bước 1: Ngay khi trẻ nôn, đặt đầu bé nghiêng sang một bên để tránh sặc. Đồng thời làm sạch chất nôn trong miệng và mũi (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc lấy khăn sạch lau
  • Bước 2: Khum tay vỗ nhẹ lưng bé để trấn an trẻ và khiến trẻ ho ra dị vật nếu có
  • Bước 3: Cho trẻ uống nước ấm hoặc oresol để rửa sạch học
  • Bước 4: Massage nhẹ nhàng vòng quanh bụng để điều hòa nhu động tiêu hóa, giúp làm giảm đầy chướng bụng và dịu cơn buồn nôn

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Lưu ý: 

  • Tránh cho trẻ bú hoặc ăn ngay sau khi nôn
  • Trường hợp trẻ bị sặc chất nôn: Không nên dùng tay móc dị vật ra khỏi họng. Thay vào đó bố mẹ nên vận dụng phương pháp Heimlich. Nếu sau đó trẻ vẫn có biểu hiện khác thường thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

>>> Tham khảo thêm: Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

4.2. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ đúng cách

Để khắc phục tình trạng nôn trớ của trẻ, mẹ có thể áp dụng các biện pháp: 

Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Việc chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành 5-6 bữa một ngày không chỉ đảm bảo bé có đủ năng lượng cho cả ngày, vừa giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Dạ dày trẻ không phải chứa quá nhiều thức ăn một lúc nên tránh tình trạng nôn trớ ngay sau ăn.

Cho trẻ bú đúng tư thế, tránh nuốt bọt khí

Điều chắc chắn mẹ phải làm khi cho con bú là đặt đầu bé cao hơn bụng để tránh sữa ọc trở lại. Mẹ nên kiểm tra bé đã ngậm chặt núm vú hay chưa. Đồng thời, để bé bú từ từ và không quá no mỗi lần.

Với trẻ bú bình, mẹ nên giữ cho miếng bình sữa nghiêng xuống 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, tránh khí từ bình đi vào dạ dày bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị nôn trớ đúng cách

Không để bé nằm ngay sau khi bú hoặc ăn no

Mẹ nên đợi ít nhất 15-30 phút để sữa và thức ăn có thời gian đi xuống dạ dày ruột để tiêu hóa.

Tư thế ngủ đúng

Để tránh thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản trong khi ngủ, mẹ nên đặt đầu bé cao hơn mặt giường một góc 30 độ. 

4.3. Đối với trẻ sơ sinh nôn trớ do bệnh lý

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc đi kèm với các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh nôn trớ là một trong những cơ chế bảo vệ của cơ thể. Khi con hoàn toàn khỏe mạnh, bé bị trớ sữa các mẹ nên vui mừng thay vì lo lắng bởi đây là thông điệp trẻ muốn gửi để bố mẹ thay đổi cách chăm sóc con. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ đi kèm với các dấu hiệu bất thường, đừng chủ quan, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang mắc bệnh. 

Nếu cha mẹ có bất kỳ thắc mắc nào trong suốt quá trình phát triển của con hãy liên hệ đến HOTLINE 1900 9482 để được giải đáp và tư vấn tận tình.

>>> Tham khảo thêm: Hành trình vượt qua nỗi lo nôn trớ, đầy bụng khó tiêu ở trẻ

]]>
https://imiale.com/non-tro-o-tre-so-sinh-16000/feed/ 0
Vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần? 4 bí kíp chữa nôn trớ cho trẻ hiệu quả https://imiale.com/vi-sao-tre-non-tro-nhieu-lan-16012/ https://imiale.com/vi-sao-tre-non-tro-nhieu-lan-16012/#respond Tue, 16 May 2023 06:37:08 +0000 https://imiale.com/?p=16012 Vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần? Trẻ nôn trớ nhiều lần có thể là do biểu hiện sinh lý bình thường nếu trẻ vẫn ăn uống khỏe mạnh, không có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, tình trạng nôn trớ cũng có thể là do bệnh lý nếu trẻ nôn nhiều liên tục trong ngày kèm theo các biểu hiện sốt, nôn ra máu,… Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi trên, mẹ cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây nên nôn trớ nhiều lần ở trẻ để xử lý kịp thời. Dưới đây, Imaile sẽ tổng hợp các kiến thức cần thiết cho các mẹ tham khảo.

Vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần? 4 bí kíp chữa nôn trớ cho trẻ hiệu quả

1. Nguyên nhân gây nên trẻ nôn trớ nhiều lần

Các nguyên nhân thường gặp khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của trẻ.

1.1. Nguyên nhân sinh lý

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện mà dạ dày bé trong tình trạng nằm ngang chưa có độ cong như người trưởng thành nên khi trẻ bú hoặc ăn thức ăn vào, mẹ cho trẻ nằm ngay sẽ rất dễ gây nên tình trạng nôn trớ.

Các cơ chưa hoàn thiện, bao gồm cơ tâm vị ( đầu trên của dạ dày) đóng lỏng lẻo và môn vị (đầu dưới dạ dày) đóng chặt, cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên khi mẹ cho con ăn hoặc bú xong dễ bị nôn trớ. Giai đoạn này sẽ không nguy hiểm và sẽ tự động hết khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi nên bố mẹ không cần lo lắng quá.

Nguyên nhân gây nên trẻ nôn trớ nhiều lần

1.2. Do thói quen ăn uống chưa phù hợp

Trẻ nôn trớ nhiều lần chủ yếu là do mẹ bỡ ngỡ, chưa quen hoặc chưa chăm sóc trẻ đúng cách như:

  • Cho trẻ ăn nhiều, bú quá no: Dạ dày của trẻ có kích thước nhỏ, nếu trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức, nếu mẹ cho con bú quá no, con khó chịu, mẹ cho nằm luôn nên trẻ sẽ dễ bị ói, nôn trớ. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ ép con ăn hết khẩu phần ăn, con sẽ có cảm giác ngán đồ ăn không muốn ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng nôn trớ. 
  • Cho trẻ ăn không đúng tư thế: Đối với trẻ ăn dặm, là khi con ngồi ăn không ngay thẳng hoặc ngồi ăn trên ghế sofa, nằm hoặc ngồi xổm. Việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn dẫn đến tình trạng trào ngược thức ăn, gây nên nôn trớ ở trẻ. 
  • Trẻ bú bình và ngậm ti sai cách: Do mẹ cho trẻ uống sữa công thức bằng bú bình hoặc ngậm ti giả không đúng cách như: mẹ vừa cho con bú bình vừa cho con chơi hoặc mẹ ngồi không ngay ngắn khi cho con bú đã vô tình làm lọt khí vào dạ dày của bé nên sẽ xảy ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
  • Trẻ ăn phải thức ăn đầy hơi, chướng bụng: Khi trẻ vào giai đoạn ăn dặm, do mẹ cho con ăn những thực phẩm lạ như: đồ ăn lạ… hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến trẻ dễ bị đầy bụng.
  • Do thức ăn chưa được xay, nghiền kĩ: Trẻ nhỏ chưa có thói quen nhai trước khi ăn. Một số trẻ nếu nuốt luôn thức ăn không nhai dễ bị nghẹn, hóc thức ăn dẫn đến nôn trớ. 

Nguyên nhân gây nên trẻ nôn trớ nhiều lần

1.3. Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ nôn trớ kèm với một số triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiêu hóa. Cụ thể:

  • Trẻ không dung nạp Lactose: Một số trẻ, cơ thể khi sinh ra thiếu hụt enzym cần thiết để phân hủy đường có trong sữa. Vì vậy, khi uống sữa hoặc bất cứ thức uống nào có chứa lactose, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, cảm thấy buồn nôn và nôn.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Do chế độ dinh dưỡng không cân đối, nên những lợi khuẩn có lợi trong đường ruột bị thiếu hụt trầm trọng, tạo cơ hội cho những vi khuẩn có hại phát triển và chiếm ưu thế hơn. Chúng sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, nên sẽ xảy ra tình trạng bé bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, nôn trớ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày: Do cơ thắt tâm vị ở trẻ còn yếu mà cơ môn vị rất phát triển. Vì vậy, sữa hoặc thức ăn dễ bị trào ngược lên trên nên sẽ xảy ra tình trạng nôn trớ. 
  • Nôn do bị bệnh đường hô hấp: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm họng, viêm phổi, … thường kèm theo sốt, chảy nước mũi, ho nhiều, cơ thể trẻ mệt mỏi, chán ăn, ghê cổ nên sẽ dẫn đến nôn trớ. 
  • Do trẻ bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa: Thực quản bị hẹp, giãn to hoặc quá ngắn. Thực quản ngắn sẽ làm cho dạ dày bị kéo lên phía ngực mà trẻ ở trong tư thế nằm nên sữa hoặc thức ăn dễ trào ngược qua tâm vị và gây nên viêm niêm mạc thực quản, trẻ nôn có thể ra máu lẫn chất nhầy.
  • Trẻ bị hẹp phì đại môn vị: Khi cơ môn vị bị co thắt gây hẹp và tắc môn vị làm cản trở thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng dẫn đến thức ăn không được tiêu hóa kịp nên sẽ xảy ra tình trạng nôn trớ.

Nguyên nhân gây nên trẻ nôn trớ nhiều lần

Trong các trường hợp kể trên, trẻ nôn trớ nhiều ngày liên tục sẽ được cải thiện khi loại bỏ được nguyên nhân. Ngoài ra, có 1 số trường hợp trẻ nôn trớ nhiều lần do sự cố:  

1.4. Do ngộ độc thức ăn

Khi trẻ ăn dặm, thức ăn có thể chưa đảm bảo an toàn thực phẩm dẫn đến trẻ bị ngộ độc. Đối với trẻ uống sữa, cũng có thể do sữa không được bảo quản đúng hoặc do sữa bị quá hạn. 

Trẻ không sốt, bệnh khởi phát sau khi ăn 2 – 12 giờ, có thể sẽ bị đau bụng, tiêu chảy kèm theo. Trường hợp này nôn trớ sẽ không kéo dài, nhưng nếu không xử trí kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.

>>> Tham khảo thêm: Nôn trớ ở trẻ em – Nguyên nhân và cách xử trí tại nhà

2. Các biện pháp ngăn ngừa trẻ nôn trớ nhiều lần

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, những trẻ nôn trớ nhiều đều có thể cải thiện được khi trẻ thay đổi các thói quen. Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ có thể tham khảo các biện pháp ngăn ngừa sau:

2.1. Tạo thói quen cho trẻ phù hợp

Không nên cho trẻ ăn và bú quá no 

Theo chuyên gia dinh dưỡng, dạ dày của trẻ mới sinh ra chỉ chứa được 7 – 13ml/lần, trẻ 3 – 6 ngày chứa được 30 – 60ml/lần, trẻ 1 tháng tuổi chứa 80 – 150ml/lần và trẻ 6 – 12 tháng chứa được 200 – 250ml/lần. Vì vậy, mẹ có thể cho con bú vừa đủ theo nhiều cữ trong ngày để con hấp thu thức ăn một cách tốt nhất sẽ giảm được nôn trớ cho trẻ.

Đối với trẻ ăn dặm, trẻ sẽ uống sữa ít đi, khi trẻ mới ăn cho trẻ ăn ít một từ loãng đến đặc từ 1 – 2 thìa cà phê thức ăn. Cha mẹ có thể tăng thêm lượng thức ăn nếu con thích ăn cho đến khi trẻ ăn được 50 – 100ml/ lần. Khi con không muốn ăn mẹ không nên ép con, càng ép con càng khó chịu và chống đối. 

Các biện pháp ngăn ngừa trẻ nôn trớ nhiều lần

Cho trẻ ăn và bú đúng tư thế 

Mẹ cần bế trẻ ở tư thế đầu và người nằm trên một đường thẳng, mũi trẻ hướng vào và đối diện với núm vú. Cho bé nằm sát vào người mẹ, dùng tay đỡ mông trẻ. Khi miệng bé mở rộng thì mẹ đưa núm vú vào miệng trẻ để trẻ ăn. Cần cho trẻ ngậm hết núm vú tránh tình trạng lọt khí vào miệng trẻ.

  • Với trẻ bú mẹ: Nếu tia sữa mẹ chảy nhiều, con không ăn kịp, mẹ lấy 2 ngón tay ấn và kẹp đầu vú để tia sữa chảy từ từ, con sẽ không bị sặc và nôn trớ. 
  • Với trẻ bú bình: Mẹ giữ cho bình nghiêng 45 độ, sao cho luôn ngập cổ bình, tránh để khí đi vào dạ dày bé. Nên cho bé bú 5 – 10 phút rồi ngừng 30 phút rồi bú tiếp.
  • Với trẻ ăn dặm: Mẹ tạo thói quen cho bé tư thế ngồi bàn ăn ngay thẳng lưng, không nên cho trẻ ăn nằm hoặc ngồi xổm, để không gây áp lực đè lên các cơ quan tiêu hóa, trẻ sẽ giảm được nôn trớ.

Cho trẻ nằm đúng tư thế sau ăn

Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong nên bế trẻ và vỗ ợ hơi cho con khoảng 10 – 15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Lúc này, mẹ nên cho trẻ nằm đầu cao hơn một chút và đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng trào ngược acid dịch vị. Đồng thời, mẹ dỗ cho con vào giấc ngủ để giảm bớt tình trạng buồn nôn.

Các biện pháp ngăn ngừa trẻ nôn trớ nhiều lần

Nới lỏng quần áo của trẻ sau ăn

Mẹ nên mặc cho con những bộ quần áo có độ co giãn, rộng rãi một chút để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Không nên để các đồ vật kích thước nhỏ gần chỗ bé nằm hoặc chơi 

Đối với những bé đã có thể cầm nắm đồ vật hoặc thức ăn. Mẹ phải thật cẩn thận không nên để bất cứ một vật gì có kích thước nhỏ hay hạt gì đó gần chỗ bé nằm và chơi.

Massage cho trẻ 

Mẹ dùng 3 đầu ngón tay massage xung quanh rốn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp làm giảm co bóp dạ dày và làm tăng nhu động ruột sẽ giảm tình trạng đầy bụng và hạn chế được nôn trớ.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa phải làm sao? 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2.2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé

Mẹ nên bổ sung những thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng để cho con bú và hấp thụ một cách tốt nhất từ sữa mẹ như: thịt heo, cá, trứng, bí đỏ, rau xanh, hoa quả,…

Còn với trẻ ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho con để thức ăn được tiêu hóa một cách từ từ, không nên ép trẻ ăn nhiều, cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, dễ tiêu như: cháo thịt xay rau ngót, súp, sữa chua,…sẽ ngăn ngừa được tình trạng nôn trớ.

Các biện pháp ngăn ngừa trẻ nôn trớ nhiều lần

Trường hợp trẻ không dung nạp Lactose sữa bò thì mẹ nên thay thế cho con các loại sữa khác không có chứa lactose (sữa free lactose). Mẹ nên xem kĩ thành phần trong nhãn sữa tránh dùng các sữa chứa nhiều đường lactose như sữa bò, sữa dê cho trẻ. 

2.3. Mẹ bổ sung nước và điện giải cho trẻ

Đối với trẻ bú mẹ, trẻ nôn trớ nhiều khiến mất nước nên cho trẻ bú nhiều lần. Đối với trẻ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, từng thìa một. Hoặc có thể bổ sung cho trẻ uống nước oresol theo chỉ định của bác sĩ để bù nước và điện giải.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh nôn trớ thường xuyên có nguy hiểm không?

2.4. Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ 

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ giảm được hiện tượng nôn trớ ở trẻ. Đó là bởi hệ vi sinh của trẻ được hình thành từ khi trẻ chào đời, sau đó dần hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi. Trong giai đoạn này, hệ vi sinh dễ bị tác động từ yếu tố bên ngoài, làm mất cân bằng dẫn đến các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…. Do đó, bổ sung lợi khuẩn thiết lập cân bằng hệ vi sinh là giải pháp an toàn và được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh bị nôn trớ. 

Mẹ nên bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, là lợi khuẩn được các nhà khoa học chứng minh chiếm số lượng đông nhất, 90% lợi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa, cải thiện các rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

3. Hướng dẫn mẹ cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Dưới đây là các cách xử lý khi trẻ bị nôn trớ tình trạng chung và do hít phải dị vật, mẹ có thể tham khảo:

3.1. Cách chữa khi trẻ bị hít phải dị vật

Sử dụng phương pháp Heimlich ấn ngực:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm sấp, bàn tay trái đỡ đầu và cổ thấp hơn so với thân người.
  • Bước 2: Mẹ dùng gót bàn tay phải vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai hai bả vai 5 cái thật mạnh. 
  • Bước 3: Sau đó mẹ lật ngửa trẻ sang bên tay phải, nếu trẻ có khó thở hay tím tái, lấy 2 ngón tay trái ấn mạnh ở vùng ½ dưới xương ức 5 cái.
  • Bước 4: Nếu dị vật chưa ra, mẹ lật người trẻ và tiếp tục vỗ lưng, làm luân phiên vỗ phương và ấn ngực đến khi dị vật rơi ra ngoài, trẻ trở lại bình thường.
  • Bước 5: Dùng tay quấn gạc làm sạch hết chất nôn trong miệng trẻ.

Cách chữa khi trẻ bị hít phải dị vật

3.2. Cách xử lý chung khi trẻ bị nôn

  • Bước 1: Mẹ nghiêng đầu bé sang 1 bên để tránh bị sặc. Lấy khăn gạc quấn vào ngón tay làm sạch các chất nôn trong miệng, mũi
  • Bước 2: Mẹ khum tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ để tống hết chất nôn ra ngoài
  • Bước 3: Mẹ lau sạch người trẻ bằng nước ấm. thay quần áo cho trẻ khi dính chất nôn.
  • Bước 4: Khi trẻ hết nôn, cho bé uống nước ấm hoặc cho bú từ từ

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Trường hợp trẻ hết nôn trớ nhưng vẫn cảm thấy mệt, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Chú ý: Tuyệt đối mẹ không nên tự ý dùng thuốc chống nôn khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

>>> Tham khảo thêm: Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

4. Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Mẹ cần theo dõi trẻ, nếu có những biểu hiện bất thường hãy cho con đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

  • Trẻ nôn ra máu tươi hoặc màu vàng xanh dịch mật, đau bụng dữ dội
  • Tay chân lạnh, mạch nhanh, trẻ khóc nhiều
  • Trẻ nôn liên tục trong ngày và kéo dài trong 24h
  • Trẻ không bú hoặc ăn trong một hoặc 2 ngày
  • Bé có biểu hiện mất nước như: môi khô, không đi tiểu trong 6 giờ đồng hồ
  • Trẻ sốt trên 38 độ C trên 3 ngày không khỏi
  • Bé mệt mỏi, lừ đừ, ngủ gà ngủ gật

Nếu trẻ có các biểu hiện trên, mẹ không nên chủ quan hãy đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

>>> Tham khảo thêm: Hành trình vượt qua nỗi lo nôn trớ, đầy bụng khó tiêu ở trẻ

Như vậy, qua bài viết trên của Imiale các mẹ đã có thể biết được vì sao trẻ nôn trớ nhiều lần rồi đúng không nào? Hy vọng, qua bài viết, các mẹ có thể hiểu và áp dụng cho con một cách chính xác và hiệu quả nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

 

]]>
https://imiale.com/vi-sao-tre-non-tro-nhieu-lan-16012/feed/ 0
Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa phải làm sao? 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh https://imiale.com/tre-so-sinh-tro-can-sua-14068/ https://imiale.com/tre-so-sinh-tro-can-sua-14068/#respond Wed, 02 Nov 2022 01:33:21 +0000 https://imiale.com/?p=14068 Nôn trớ cặn sữa là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có kinh nghiệm xử lý khi con em mình gặp phải hiện tượng này. Vậy trẻ sơ sinh trớ cặn sữa phải làm sao? Có những mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh nào mẹ có thể áp dụng cho con? Hãy cùng Imiale tìm hiểu vè tình trạng này qua bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

1. Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa là do đâu?

1.1. Nôn trớ cặn sữa là gì?

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Nôn là tình trạng thức ăn của trẻ sơ sinh trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và ra ngoài qua miệng do sự co bóp của dạ dày cùng với sự co thắt của các cơ thành bụng gây nên.

Trớ là tình trạng chất trào ngược từ dạ dày đẩy lên thực quản rồi ra ngoài qua miệng nhưng với số lượng ít, chỉ do sự co bóp của dạ dày gây nên. 

Nôn, trớ là triệu chứng hay gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này có thể chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường đặc biệt khi trẻ ăn quá no nhưng cũng có thể là dấu hiệu bất thường khi nôn, trớ đi kèm với các triệu chứng như quấy khóc suốt ngày, trẻ biếng ăn, không chịu bú mẹ, môi, miệng trẻ bị khô, trẻ bị tiêu chảy,…Do đó bố mẹ cần lưu ý những triệu chứng đi kèm nôn, trớ của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Cặn sữa chính sữa bị lên men trong dạ dày, lượng sữa này chưa kịp tiêu hoá đã bị bé trớ ra ngoài. Cặn sữa không gây đau cho trẻ, có mùi hơi chua, dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt, dễ dàng vệ sinh cho trẻ. Bố mẹ cần phân biệt cặn sữa và tưa lưỡi để có các cách xử trí khác nhau bởi chúng trông khá giống nhau, đều là các mảng trắng bám trên lưỡi nhưng tưa lưỡi gây đau còn cặn sữa thì không. 

Trẻ sơ sinh trớ cặn sữa là hiện tượng sinh lý bình thường, hay gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi và sẽ mất dần đi khi bé lớn lên.

1.2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Nguyên nhân sinh lý:

  • Do hệ tiêu hoá chưa phát triển hoàn thiện, dạ dày của trẻ nằm ngang và thể tích chứa nhỏ hơn so với người lớn nên trẻ dễ bị trớ nếu như ăn quá no 
  • Do bú không đúng cách, bú quá nhanh hoặc quá no, tư thế khi bú ( nằm ngang hoặc thay đổi tư thế đột ngột)
  • Do sữa công thức không phù hợp
  • Cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa
  • Bé ăn những thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu 

Nguyên nhân bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh như trào ngược dạ dày, dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa, hẹp phì đại môn vị, hẹp thực quản, bệnh đường hô hấp…

2. 6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh 

6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh 

Nếu trẻ chỉ bị nôn trớ do nguyên nhân sinh lý thì mẹ hoàn toàn có thể dùng các mẹo dân gian để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh tại nhà. Dưới đây là X mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:

2.1. Chữa nôn trớ bằng gừng và mật ong

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc chữa nôn, trớ. Khi kết hợp gừng với mật ong sẽ tạo nên thức uống vừa thơm ngon vừa chữa được tình trạng nôn, trớ của trẻ, lại giúp cải thiện hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Cách tiến hành:

  • Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi đi giã, ép lấy nước cốt
  • Thêm vài giọt mật ong vào nước ép gừng
  • Cho trẻ uống 2-3 lần/ngày

Theo một số chuyên gia, trẻ nhỏ dưới một tuổi không nên sử dụng mật ong. Do đó bố mẹ cần lưu ý độ tuổi của trẻ để dùng các phương pháp chữa nôn, trớ thích hợp. 

2.2. Chữa nôn trớ bằng nước vo gạo

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Theo kinh nghiệm dân gian thì nước vo gạo có tác dụng chữa nôn, trớ ở trẻ sơ sinh khi bị viêm dạ dày rất hiệu quả, đặc biệt là khi sử dụng nước vo gạo của gạo trắng.

Cách tiến hành:

  • Lấy một chén nhỏ gạo trắng và đun sôi với hai bát nước
  • Lọc lấy nước hoặc tinh bột thừa, sau đó cho trẻ uống 

2.3. Chữa nôn trớ bằng chanh

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Theo y học cổ truyền, chanh có vị chua, tính mát, tác dụng chỉ ấm nên rất thích hợp để sử dụng chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh. Hơn thế chanh còn giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện việc tiêu hóa thức ăn bằng cách giúp tiết ra nhiều nước bọt và acid dạ dày hơn.

Cách tiến hành:

  • Rửa sạch chanh tươi, thái nhỏ thành lát, cho vào cốc
  • Thêm nước sôi vào, để một thời gian
  • Cho trẻ uống 2-3 lần/ngày

Tuy chanh có nhiều hiệu quả trong việc chữa nôn, trớ nhưng mẹ không nên dùng cho trẻ dưới một tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc đó còn rất non nớt, niêm mạc dạ dày vẫn còn mỏng nên dùng chanh có thể gây ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày.

2.4. Chữa nôn trớ bằng bạc hà

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Sử dụng bạc hà chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh là một cách làm tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng. Phương pháp này dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Cách tiến hành:

  • Lá bạc hà tươi được rửa sạch, sau đó xay nhuyễn rồi ép lấy nước
  • Lấy 1 thìa nước ép bạc hà cho vào bát rồi thêm một thìa nước cốt chanh
  • Để tăng vị ngọt giúp bé dễ uống, có thể thêm một chút mật ong

 2.5. Chữa nôn trớ bằng gạo lứt

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Chữa nôn trớ bằng gạo lứt cũng là một trong các phương pháp dân gian hay được sử dụng để chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh bởi tính an toàn và phù hợp cho trẻ nhỏ sử dụng.

Cách tiến hành:

  • Lấy một nắm gạo lứt rang đến vàng
  • Cho gạo vào cốc chứa nước và sữa với tỷ lệ nước và sữa như nhau
  • Đun sôi cho đến khi còn một nửa phần nước thì dừng lại
  • Chia ra thành từng phần nhỏ cho bé uống nhiều lần trong ngày

2.6. Massage một số huyệt vị để giảm nôn trớ

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Massage một số huyệt vị cho bé cũng là một phương pháp đơn giản mà mẹ có thể sử dụng tại nhà để hạn chế tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh Các vị trí massage mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ như: 

  • Cổ tay: nắm bóp nhẹ nhàng cổ tay của trẻ, massage cả hai cổ tay 
  • Lòng bàn tay: xoa nhẹ nhàng lòng bàn tay của trẻ theo hình tròn, cùng chiều kim đồng hồ 
  • Ngón tay: nắm bóp các ngón tay của trẻ, gập lên gập xuống nhẹ nhàng các ngón tay 
  • Lưng: dùng hai tay vuốt dọc sống lưng bé từ đỉnh đầu xuống đến ngón chân 
  • Bụng: Massage bụng sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, bài tiết đều đặn mỗi ngày làm giảm chướng bụng, nôn trớ 
  • Rốn: dùng tay xoa nhẹ nhàng quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ 

3. Những lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh 

Để sử dụng các mẹo dân gian có hiệu quả tốt trong việc chữa nôn trớ của trẻ sơ sinh, các bà mẹ cần lưu ý các nguyên tắc sau: 

  • Dùng mẹo phù hợp với trẻ: Khi áp dụng mẹo cần quan sát xem cách trị có phù hợp với bé không. Nếu bé quá nhỏ thì không nên sử dụng chanh để chữa nôn trớ vì nó có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ 
  • Nếu không thuyên giảm thì  chuyển cách khác hoặc hỏi ý kiến bác sĩ
  • Không lạm dụng các mẹo trong thời gian dài

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Bên cạnh sử dụng mẹo mẹ cần lưu ý các vấn đề sau đây để việc chữa trị đạt hiệu quả cao: 

  • Cho bé nằm bú đúng tư thế: giúp bé bú mẹ dễ dàng hơn, tránh bị sặc và nôn trớ đồng thời cũng giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ dễ dàng hơn, không bị đầy hơi 
  • Cho trẻ ợ hơi sau bú: khi bú bé có thể hít phải một lượng không khí, chúng đi xuống dạ dày gây tình trạng đầy bụng, tạo cảm giác no dễ khiến trẻ bị nôn, trớ 
  • Giúp bé ngậm kín núm vú: để tránh cho bé hít phải quá nhiều lượng không khí gây tạo cảm giác no khi trẻ chưa bú mẹ xong, đồng thời ngậm kín núm vú giúp bé uống được hết lượng sữa, tránh bị trào ra ngoài 
  • Dừng cho bé bú khi con khóc: điều này có thể khiến bé bị sặc sữa, khiến bé bị nôn, trớ và có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ 
  • Cho con uống lượng sữa vừa đủ: tránh cho trẻ uống quá nhiều hoặc ít sữa vì nếu ít quá thì bé không có đủ lượng chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, còn quá nhiều sẽ gây sặc sữa, đầy bụng, nôn, trớ 
  • Nới lỏng quần áo khi bé ăn no: giúp tránh tình trạng làm căng bụng bé sau khi bé ăn no gây nôn, trớ 
  • Thay đổi loại sữa công thức: nếu thấy loại sữa không phù hợp với con, uống nhiều nhưng trẻ không lên cân thì mẹ nên đổi loại sữa công thức khác 
  • Bổ sung men vi sinh cho bé: Men vi sinh giúp bé cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giảm biếng ăn, tiêu chảy, táo bón, nâng cao sức khỏe cho bé,… 

trẻ sơ sinh trớ cặn sữa

Trên đây là các thông tin về về hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ cặn sữa6 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các ông bố bà mẹ bỉm sữa có con hay gặp phải tình trạng nôn trớ để biết cách xử lý hiệu quả nhất. 

Nếu có bất cứ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ của chuyên gia, các mẹ hãy liên hệ ngay HOTLINE 19009482 hoặc 0988410182 để được giải đáp sớm nhất.

]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-tro-can-sua-14068/feed/ 0
Trẻ sơ sinh hay bị trớ: 7 nguyên tắc xử trí & 9+ giải pháp hạn chế https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-bi-tro-8715/ https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-bi-tro-8715/#respond Thu, 01 Jul 2021 07:48:12 +0000 https://imiale.com/?p=8715 Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ thường quấy khóc, mệt mỏi, chán ăn và lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tình trạng này ở trẻ mẹ nhé!

trẻ sơ sinh hay bị trớ

1. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào ra miệng. Tình trạng này kéo dài khiến bé khó chịu, quấy khóc nhiều, mệt mỏi, biếng ăn.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh hay nôn trớ nếu không được xử trí đúng cách dễ dẫn đến dịch nôn trớ trào ngược lên đường hô hấp, gây tổn thương các cơ quan, trẻ thường xuyên viêm nhiễm đường hô hấp trên. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ chậm phát triển thể chất và mắc các bệnh về tiêu hoá.

2. 5 Nguyên nhân hay gặp nhất khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ

Nôn trớ là tình trạng sinh lí thường gặp ở trẻ sơ sinh, thường tự mất khi trẻ hơn 1 tuổi. Tuy nhiên, khi tình trạng này lặp lại liên tục không loại trừ khả năng bệnh lý. Trẻ sơ sinh hay bị trớ có thể do 5 nguyên nhân chủ yếu:

  • Ngộ độc thức ăn: Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trẻ nôn liên tục 5-30 phút/ lần trong 12 giờ đầu và thường không kéo dài quá 12 giờ, đau bụng, không kèm theo sốt và có thể có tiêu chảy. 
  • Tiêu chảy cấp: trẻ nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng hoặc nhầy máu, rất dễ gặp tình trạng mất nước.
  • Nhiễm khuẩn: Trẻ bị các bệnh lý như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ngoài triệu chứng nôn trẻ thường kèm theo sốt, ho, khó thở.
  • Hẹp tắc ống tiêu hóa: các bệnh lý như tắc ruột, lồng ruột hay hẹp môn vị khiến thức ăn gặp khó khăn khi di chuyển trong đường tiêu hóa. Vì thế, dễ gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
  • Ăn quá no: Hệ tiêu hóa ở trẻ còn chưa hoàn thiện. Khi cho trẻ ăn quá nhiều một lúc, bú quá no, ép ăn quá mức, lượng sữa hoặc thức ăn không được tiêu hóa hết. Trẻ dễ đầy bụng và xảy ra tình trạng nôn trớ.

triệu chứng trẻ bị nôn trớ

» Xem thêm: Trẻ quấy khóc và nôn trớ có nguy hiểm không

3. 7 Nguyên tắc xử trí khi trẻ bị nôn trớ

Với bất cứ nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay bị trớ, xử trí nhanh và đúng cách là việc đầu tiên mẹ nên làm. Hãy nắm vững các nguyên tắc dưới đây mẹ nhé!

3.1. Đẩy hết chất nôn ra ngoài, thông thoáng đường thở

Nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng và họng trẻ.

3.2. Trấn an tâm lý cho trẻ

Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Có thể lấy tay xoa nhẹ lưng và bụng trẻ để làm bớt căng thẳng sau khi nôn. 

trấn an tâm lý trẻ hay bị nôn trớ

3.3. Vệ sinh cho bé sạch sẽ

Lau sạch chất nôn trên cổ và người trẻ bằng nước ấm. Thay đồ có dính chất nôn ra. Chú ý: Lau khô nhẹ nhàng, tránh kỳ quá mạnh có thể trầy xước da trẻ. Tránh để vết bẩn do dịch nôn trớ trên da trẻ quá lâu dễ gây các bệnh lý ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy,..

3.4. Dự phòng tái nôn trớ

Ngay sau khi nôn trớ, mẹ có thể để trẻ bình tâm lại, tránh việc ép bú hoặc ăn ngay sau khi vừa nôn. Để phòng trường hợp tái nôn trớ trở lại, mẹ nên để trẻ ngồi hoặc nằm trong tư thế đầu cao hơn bụng, vuốt nhẹ lưng từ trên xuống dưới giảm các cơn trào ngược dịch lên hầu họng. 

3.5. Bù nước – điện giải cho trẻ kịp thời

  • Khi nôn nhiều, trẻ sẽ mất một lượng nước và chất điện giải khá lớn qua chất nôn. Do đó, mẹ nên có biện pháp bù nước và điện giải cho trẻ hợp lý. Dung dịch Oresol hay được sử dụng.
  • Lưu ý khi dùng Oresol: pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, cho trẻ uống từng ngụm nhỏ bằng thìa và cho trẻ uống ngay khi mới pha, không pha từ sáng để đến chiều mới cho trẻ uống.

oresol - bù nước và điện giải khi trẻ tiêu chảy kéo dài

  • Với trẻ bú mẹ, mẹ nên cho con bú thêm trong ngày. 
  • Với trẻ bú sữa công thức đúng tỷ lệ, không thêm nước để pha loãng hơn tỉ lệ nhà sản xuất khuyến cáo. 
  • Không bổ sung bằng nước hoa quả, đồ uống có ga vì có thể làm cho tình trạng nôn trớ trở nên tồi tệ hơn.

3.6. Theo dõi tần suất và đặc điểm các lần nôn trớ tiếp theo

Theo dõi những nôn trớ tiếp theo:

  • Nôn khan hay nôn ra sữa,
  • Màu sắc chất nôn (vàng, xanh hay gợn nâu), 
  • Thời điểm xuất hiện nôn 

Qua đó mẹ có hướng xử trí kịp thời và đúng đắn nhất.

3.7. Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín

Tình trạng nôn trớ ở trẻ không thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu bất thường như: 

  • Chất nôn của trẻ có màu xanh lá cây hoặc có máu, 
  • Đau bụng quằn quại 
  • Sốt trên 38 độ C
  • Có dấu hiệu mất nước (môi khô, mắt trũng, khát nước dữ dội).

Khi đó, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị tích cực cho trẻ.

4. 9+ Giải pháp hạn chế tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ có thể áp dụng các giải pháp dưới đây giúp hạn chế trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa. 

Giải pháp 1: Giảm lượng thức ăn trong 1 bữa và tăng số lượng bữa ăn

Cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày. khi cơ vòng co thắt giúp ngăn ngừa trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, hoạt động của cơ vòng chưa thực sự hoàn thiện. Thêm vào đó, dạ dày ở trẻ sơ sinh thường nằm ngang hơn so với người lớn và thể tích dạ dày còn khá nhỏ. Do đó, nôn trớ rất dễ xảy ra, đặc biệt nếu trẻ ăn quá no.

Chính vì thế, để hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ sữa, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày cho trẻ. Cho trẻ bú với lượng vừa phải, tăng số lần bú trong ngày. Việc duy trì như vậy vừa giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Giải pháp 2: Thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ

Thao tác vỗ ợ hơi sau bú sẽ giúp trẻ đẩy được khí trong dạ dày ra ngoài, giảm tình trạng trẻ hay bị nôn trớ sau bú. Do đó, bé sẽ cảm thấy dễ chịu, thỏa mái hơn.

Thực hiện vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú hoặc giữa cữ bú, hoặc khi sau khi bé đã bú xong một bên vú, trước khi chuyển bé sang bú vú bên kia. Thực hiện vỗ ợ hơi đều đặn hằng ngày rất hiệu quả trong hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ.

vỗ ợ hơi cho trẻ

Cách thực hiện vỗ ợ hơi:

  • Mẹ bế bé, để bé nằm song song với cơ thể mẹ, đầu dựa vào vai mẹ, một tay mẹ giữ cổ và đầu bé, một tay tiến hành vỗ ợ hơi.
  • Khum bàn tay lại và vỗ nhẹ nhàng vào lưng của trẻ. Vỗ dọc lưng trẻ, theo chiều từ thắt lưng lên đến cổ, đến khi nghe thấy tiếng trẻ ợ hơi hoặc trào một chút cặn sữa ra ngoài.

Giải pháp 3: Cho trẻ bú đúng tư thế

Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế trẻ sao cho đầu cao hơn và người trẻ nằm thẳng, mặt quay vào vú. Mẹ phải ôm sát bé vào người và dùng tay đỡ mông trẻ. Sau đó, từ từ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước (trẻ mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, đặt bé nằm nghiêng bên phải). Sau đó, chuyển bé nằm nghiêng trái, bú bên phải. Như vậy, sữa sẽ dễ dàng tuần hoàn mà không gây trào ngược dạ dày.

Đối với trẻ bú bình: Mẹ nghiêng bình sữa 45˚cho sữa ngập cổ bình khi bú giúp bé tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Sau khi bú xong, mẹ cần bế trẻ cao đầu trong khoảng 15-20 phút, không cho trẻ nằm ngay.

Giải pháp 4: Không rung lắc trẻ quá nhiều

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với bất kì các tác động mạnh nào từ bên ngoài. Việc rung lắc trẻ mạnh hay nhiều lần có thể khiến hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên khó khăn hơn, trẻ dễ bị nôn trớ.

Không rung lắc trẻ quá nhiều

Ngoài ra, việc bồng bế trẻ tung lên cao, đưa võng và đẩy nôi thật mạnh và tiếp diễn nhiều lần có thể trẻ mắc hội chứng rung lắc, dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn. Chính vì thế, cha mẹ không được rung lắc trẻ, luôn dịu dàng, nhẹ nhàng trong cách chăm sóc trẻ hằng ngày.

Giải pháp 5: Nới lỏng quần áo cho trẻ 

Quần áo, tã quá chặt tạo áp lực lên thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dẫn đến nôn trớ ở trẻ. Do đó, mẹ nên nới lỏng quần áo của trẻ, mặc quần áo rộng rãi càng thoáng càng tốt. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu, thỏa mái hơn.

Giải pháp 6: Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ phù hợp

Với trẻ bú mẹ, trẻ sơ sinh hay bị trớ có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn của mẹ. Mẹ nên có chế độ ăn lành mạnh để cung cấp cho trẻ nguồn sữa chất lượng nhất. Đảm bảo đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ nên hạn chế các thực phẩm sinh hơi như bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh. Bởi chúng góp phần gây đầy hơi và chướng bụng cho trẻ. Từ đó làm tăng nguy cơ bị nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Giải pháp 7: Đổi loại sữa phù hợp khi trẻ nôn trớ quá nhiều

Hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cộng thêm  thức ăn của bé trong giai đoạn này chủ yếu ở dạng lỏng, bé lại nằm nhiều, thức ăn dễ ứ đọng trong dạ dày dẫn đến bé dễ bị nôn trớ. 

Đối với trẻ bú sữa công thức, khi áp dụng các giải pháp trên mà trẻ vẫn không giảm nôn trớ, mẹ có thể nghĩ đến việc lựa chọn loại sữa khác cho trẻ. Sữa chống nôn trớ là một sự lựa chọn hữu hiệu cho các mẹ. 

Một loại sữa phù hợp cần đảm bảo các yếu tố:

  • Đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Chọn sữa theo cơ chế làm đặc. Trong đó, sữa được làm đặc hơn bằng cách thay một lượng carbohydrate bằng một lượng tinh bột với tỷ lệ nhỏ hơn 2g/100ml. Khi uống sữa vào đến dạ dày sẽ sệt lại, làm giảm trào ngược gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
  • Mẹ cần lưu ý sữa cho bé nên bổ sung chất xơ tiêu hóa (prebiotic) GOS, FOS và men vi sinh (probiotic) Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Sữa cung cấp thêm các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não, Nucleotide giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Một số sữa công thức phổ biến trên thị trường hiện nay, ví dụ như Frisolac Gold Comfort, Optimum Comfort, Similac Sensitive…

sữa cho trẻ nôn trớ

Giải pháp 8: Thường xuyên mát xa trẻ giảm nôn trớ

Việc tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái khi bú hoặc khi ăn chính là một hình thức giúp trẻ giảm các phản xạ nôn trớ. Khi bú, mẹ không nên chọc cho bé cười đùa. Nhưng trước khi bú, mẹ hoàn toàn có thể mát xa quanh người và quanh bụng cho trẻ.

Massage bụng theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch. Từ đó, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, làm giảm chướng bụng và hạn chế nôn trớ. Bên cạnh đó, mát xa còn giúp trẻ giảm căng thẳng, tạo cảm giác thèm bú, bú ngon miệng hơn.

Giải pháp 9: Bổ sung lợi khuẩn giúp bé hấp thụ tốt dinh dưỡng

Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa. Bổ sung lợi khuẩn là phương pháp an toàn, hiệu quả trong cải thiện tốc độ phân cắt và hấp thụ dưỡng chất. Vì thế, dạ dày và hệ thống tiêu hóa tăng hiệu suất hoạt động, dạ dày có thể tích rỗng lớn hơn.

Với trẻ nhỏ thường xuyên nôn trớ, chuyên gia y tế khuyên mẹ sớm bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ bé. Chủng lợi khuẩn Bifidobacterium được khuyến cáo là chủng lợi khuẩn an toàn, không tác dụng phụ, chiếm tỷ lệ cao trong đường tiêu hóa của bé.

TỔNG KẾT

Qua bài viết này hi vọng đã mang lại cho mẹ nhiều kiến thức bổ ích, giúp mẹ kịp thời xử trí hiệu quả khi con hay bị nôn trớ và hạn chế tình trạng này tái diễn.

» Xem thêm: Bé chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ – Mẹ cần biết biện pháp cải thiện này

Liên hệ với chuyên gia để được tư vấn theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Nguồn tham khảo:

  1. NHS
  2. Babycenter
]]>
https://imiale.com/tre-so-sinh-hay-bi-tro-8715/feed/ 0
Bé chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ – Mẹ cần biết biện pháp cải thiện này https://imiale.com/chuong-bung-day-hoi-non-tro-bien-phap-cai-thien-7719/ https://imiale.com/chuong-bung-day-hoi-non-tro-bien-phap-cai-thien-7719/#respond Sat, 08 May 2021 04:31:15 +0000 https://imiale.com/?p=7719 Chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ tái diễn là tình trạng rối loạn tiêu hóa gây nhiều khó chịu cho trẻ. Nôn trớ nhiều không những ảnh hưởng đến hấp thu dưỡng chất, dịch vị trào ngược còn khiến trẻ dễ viêm nhiễm khu vực mũi họng. Ngoài ra, đầy hơi, chướng bụng tạo cảm giác chậm tiêu, biếng ăn, cản trở hấp thu dinh dưỡng và nhiều hệ quả rối loạn tiêu hóa khác. Bài viết sau cung cấp cho mẹ 10 biện pháp hiệu quả, an toàn và đơn giản tại nhà, giúp phòng ngừa và ngăn chặn nôn trớ, đầy hơi chướng bụng ở trẻ.  

Bé chướng bụng đầy hơi

I. Bé chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ – Những dấu hiệu không thể bỏ qua

Với hệ tiêu hóa nhỏ bé, khả năng dung nạp và tốc độ hấp thu dinh dưỡng còn rất hạn chế. Đôi lúc các triệu chứng trớ sữa và đầy bụng được coi là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ, nhưng trong một số trường hợp với tần suất và mức độ mắc nặng hơn thì cần được sự quan tâm đúng mực của các bậc phụ huynh.

thay tã cho bé

Bé Minh Anh 4 tháng tuổi (Nghệ An) là một trường hợp điển hình đầy hơi, ứ khí trong đường tiêu hóa cần sự can thiệp của các chuyên gia y tế. Theo như chị Ngọc, mẹ bé Minh Anh kể lại, thường sau bú bé rất hay có triệu chứng sôi bụng, đầy bụng. Tuy con bú chẳng được bao nhiêu, nhưng tốc độ tiêu hóa rất chậm, thi thoảng có tiếng sôi bụng ọc ọc. Những lúc như vậy bé khó chịu, quấy khóc, đôi lúc phải cong lưng, vặn vẹo cả người để cảm thấy thoải mái.

Qua một thời gian tự tìm cách xử trí tại nhà chẳng mấy tiến triển, chị Ngọc đưa con đi khám, hình ảnh siêu âm ổ bụng của con nhìn thấy mồn một các bong bóng khi chất đầy trong ổ bụng. Theo các bác sĩ, hiện tượng đầy chướng bụng của bé Minh Anh là trường hợp điển hình ứ đọng khí, tích khí trong lòng ống tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột lâu ngày không được xử trí đúng cách.

Triệu chứng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ nhỏ

Các chuyên gia nhận định: 90% nguyên nhân nôn trớ, đầy chướng bụng có liên quan mật thiết tới các rối loạn tiêu hóa. Cụ thể hơn, các rối loạn này đến từ loạn khuẩn đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh (giảm số lượng lợi khuẩn, tăng số lượng vi khuẩn có hại tại khu vực đại tràng) gây một số hậu quả:

  • Giảm tiết enzym phân cắt thức ăn
  • Giảm tốc độ tiêu hóa, ăn chậm tiêu, ứ đọng thức ăn
  • Tăng quá trình lên men của vi khuẩn có hại với thức ăn ứ đọng sinh nhiều khí hơi
  • Tạo nhiều chất độc gây kích ứng, co thắt cơ trơn tiêu hóa
  • Đầy chướng bụng, bé biếng ăn, khó chịu
  • Gây các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác (tiêu chảy, táo bón, phân sống,…)
Chính vì vậy, một trong những mục tiêu hàng đầu xử trí nôn trớ, đầy chướng bụng ở trẻ nhỏ là phục hồi cân bằng hệ vi sinh sớm, đúng cách.

II. 10 Biện pháp khắc phục cải thiện hiệu quả nôn trớ, chướng bụng đầy hơi ở trẻ

Để giảm thiểu các hậu quả nôn trớ, đầy chướng bụng, phục hồi hệ vi sinh đường ruột chính là một trong những ưu tiên hàng đầu. Song song với đó, mẹ cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ kèm theo dưới đây:

Biện pháp 1: Ưu tiên bổ sung sớm lợi khuẩn gắn đích tại đại tràng cho trẻ nôn trớ, chướng bụng

Vai trò của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa

Lợi khuẩn là giải pháp cần ưu tiên hàng đầu bổ sung khi trẻ có biểu hiện nôn trớ chướng bụng. Nhưng theo tổ chức y tế thế giới WHO, chỉ những lợi khuẩn sống có khả năng gắn đích tốt tại đại tràng mới đem lại hiệu quả phục hồi cân bằng hệ vi sinh.

Trên thực tế, tuy có hơn 500 loài lợi khuẩn khác nhau phân bố trải dài dọc lòng ống tiêu hóa, nhưng Bifidobacterium được xác định là lợi khuẩn quan trọng nhất với các chức năng hỗ trợ đường ruột. Vốn dĩ, tuy ống tiêu hóa trải dài nhưng đại tràng với cấu tạo hang hốc mới là nơi trú ngụ chính của lợi khuẩn đường ruột, tại đây, vai trò của lợi khuẩn được thể hiện cao nhất. Chính vì chiếm một tỷ lệ áp đảo hơn 90% tổng lợi khuẩn tại đại tràng, Bifidobacterium là lợi khuẩn cần thiết cải thiện rối loạn hấp thu, giảm đầy chướng bụng và nôn trớ ở trẻ nhỏ.

Bifidobacterium

Bổ sung sớm lợi khuẩn Bifidobacterium là giải pháp cân bằng hệ vi sinh, loại trừ vi khuẩn có hại, hỗ trợ tăng tốc độ tiêu hóa và giảm số lượng khí hơi. 

Biện pháp 2: Cho trẻ bú đúng tư thế

Trong quá trình bú, mẹ cần đặt đầu bé cao hơn phần bụng. Tuyệt đối hạn chế vừa nằm vừa bú vì sữa có thể trào lên ngay trong khi đang bú. Bên cạnh đó, kỹ thuật bú cũng nên thực hiện đúng:

  • Cho trẻ ngậm chặt núm vú, không để hơi lọt vào trong lúc bú
  • Không nô nghịch, cười đùa trong thời gian ăn, thời gian bú
  • Cho trẻ bú từ từ, không bú quá nhanh, điều tiết tốc độ tiết sữa

Bú đúng cách

Biện pháp 3: Không để trẻ nằm ngay khi bú

Thể tích dạ dày của trẻ rất nhỏ, vai dạ dày thực quản lại yếu, để ngăn chặn tình trạng trào ngược sữa, dịch dạ dày và thức ăn ngược trở lại, mẹ cần tuyệt đối tránh cho trẻ nằm ngay sau khi ăn xong. Tốt nhất cần tối thiểu 30 phút đến 1 tiếng để sữa và thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, trong thời gian này cần tránh để trẻ nằm ngay.

Biện pháp 4: Vỗ ợ hơi sau bú:

Với trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh không thể tránh khỏi tình trạng vừa bú vừa nuốt 1 lượng khí vào trong dạ dày. Để đẩy bớt lượng khí không cần thiết này ra ngoài mẹ nên thực hiện 1 trong 3 biện pháp vỗ ợ hơi sau đây:

  • Vỗ ngồi lòng: Cho bé ngồi trên đùi, 1 tay đỡ ngực và người bé, tay còn lại vỗ lưng thật nhẹ nhàng
  • Tư thế nằm sấp: Để trẻ nằm sấp sao cho đầu cao hơn ngực, nhẹ nhàng vuốt lưng trẻ
  • Tư thế bế vác: Áp thân trẻ vào ngực, cằm trẻ tựa vào vai mẹ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ

Biện pháp 5: Chia nhỏ cỡ bú, chia nhỏ bữa ăn của trẻ

Khả năng chứa sữa và thức ăn của mỗi trẻ là khác nhau, chính vì vậy cần lựa chọn một thể tích sữa và thức ăn vừa đủ với từng trẻ. Không có một thể tích cố định cho từng độ tuổi. Các bữa ăn nên cách nhau tối thiểu 2-3 tiếng và nên chia thành các bữa chính và bữa phụ đan xen.

Biện pháp 6: Không nô đùa, không để trẻ cười đùa quá nhiều ngay sau ăn

Dù sau ăn trẻ có xu hướng thích chơi đùa, nhưng để tránh các tác động co cơ hoành khi cười gây nôn trớ, mẹ không nên để trẻ nô đùa quá nhiều. Hãy để trẻ thoải mái và thư giãn sau mỗi bữa ăn.

Biện pháp 7: Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ:

Với những trẻ nhận sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính, chế độ dinh dưỡng của bé ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa của bé. Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng tình hình nôn trở của trẻ chưa có nhiều cải thiện, mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mình khoa học hơn.

 

 

Cụ thể, mẹ cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, chất xơ và hạn chế không ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, thực phẩm có vị chua hoặc cay. Bên cạnh đó, một số trẻ có phản ứng dị ứng với thức ăn của mẹ như hải sản, trứng, thịt bò hoặc một loại thục phẩm lạ. Mẹ cân nhắc hạn chế các món ăn mới bổ sung khiến trẻ dễ đầy chướng, nôn trớ.

Biện pháp  8: Giảm lượng chất béo, chất đạm có trong chế độ ăn dặm của trẻ

Đôi khi vì muốn trẻ phát triển và tăng cân nhanh, mẹ đưa vào 1 khẩu phần ăn nhiều đạm và chất béo. Nhưng đa phần con trẻ có khả năng hấp thu đạm và chất béo có hạn, mẹ không hạ bớt thành phần thịt, cá, mỡ trong khẩu phần ăn, tránh áp lực lớn khiến tốc độ tiêu hóa trì trệ.

Biện pháp 9: Không để trẻ ăn quá no

Mỗi bé là một cá thể với những đặc điểm tiêu hóa khác nhau. Một số trẻ có vị giác tốt, ăn ngon miệng và vẫn muốn tiếp tục bú hoặc ăn thêm dù đã no vượt quá khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa. Với những trường hợp này, để tránh tình trạng đầy chướng bụng, nôn trớ cha mẹ cần xác định một lượng sữa hoặc thức ăn vừa đủ với trẻ. Kể cả trẻ vẫn đang tiếp tục muốn ăn thêm, cha mẹ cần dùng đúng lúc.

Biện pháp 10: Không cố ép trẻ ăn khi trẻ không muốn

Tâm lý thoải mái khi ăn

Ngược lại trường hợp trên là các bé biếng ăn, lười ăn. Cha mẹ không nên quá cố ép trẻ ăn thêm vì có thể trẻ đã quá ngưỡng chứa thức ăn trong dạ dày và tâm lý không thoải mái sẽ dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ.

3. Bifidobacterium BB12 – giải pháp cải thiện tình trạng hướng bụng, đầy hơi, nôn trớ hiệu quả ở trẻ sơ sinh

3.1. Bifidobacterium lợi khuẩn thiết yếu tham gia tiêu hóa triệt để thức ăn, hấp thu dưỡng chất

Bifidobacterium gắn đích tại đại tràng chiếm tỷ lệ trên 90% tổng lợi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy, Bifidobacterium được coi là thủ lĩnh quyết định hoạt động tiêu hóa triệt để dinh dưỡng giúp hấp thu tối đa dưỡng chất, tăng tốc độ tiêu hóa và giảm thiểu quá trình sinh khí hơi trong đường ruột của trẻ.

3.2. Bifidobacterium BB12 Lợi khuẩn sống gắn đích, phát huy tác dụng nhanh tại đại tràng

Để cải thiện đầy chướng bụng và nôn trớ, lợi khuẩn cần gắn được tới đích tại đại tràng. Lợi khuẩn gắn đích tại đại tràng càng tốt, hiệu quả cải thiện tiêu hóa càng nhanh và rõ rệt.

Trải qua hơn 145 năm nghiên cứu , các nhà khoa học tại Đan Mạch đã thực hiện nhiều so sánh đánh khả năng gắn đích tại đại tràng của hơn 60 chủng lợi khuẩn Bifidobacterium. Trong đó Bifidobacterium BB-12 được xác định là lợi khuẩn có khả năng gắn đích vượt trội nhất. Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 cho trẻ nôn trớ, đầy hơi chướng bụng được coi là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả nhất trong các dòng lợi khuẩn thông thường.

Công nghệ Cryoprotectant Imiale

Bên cạnh đó, để bảo vệ lợi khuẩn sống Bifidobacterium BB-12, công nghệ bao kép Cryoprotectant đã được ứng dụng độc quyền bảo vệ lợi khuẩn bằng lớp phospholipid kép. Dưới sự bao bọc bảo vệ này, lợi khuẩn sống đảm bảo khả năng tồn tại bền vững qua môi trường dịch vị dạ dày và dịch để nguyên vẹn tới đại tràng gắn đích và phát huy tác dụng.

3.3. Bằng chứng nghiên cứu khoa học của Bifidobacterium trong cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tên nghiên cứu: Hiệu quả của sữa thủy phân một phần và Bifidobacterium lên sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh

Tác giả: Ekhard E. Ziegler và cộng sự

Nơi tiến hành nghiên cứu: Department of Pediatrics, University of Iowa

Mô tả nghiên cứu: Nghiên cứu mù đôi trên 122 trẻ sơ sinh, được chia thành 3 nhóm ngẫu nhiên, 1 nhóm dùng sữa thường (C), một nhóm dùng sữa thủy phân 1 phần (RP), một nhóm sử dụng sữa thủy phân 1 phần kèm theo lợi khuẩn Bifidobacterium (RP+P). Nghiên cứu tiến hành từ khi trẻ mới sinh cho tới khi được 4 tháng tuổi

Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nôn trớ ở trẻ giảm đáng kể (p <0,04). Cụ thể ở trẻ bú sữa công thức RP + P (1,38 lần / ngày) thấp hơn so với trẻ bú sữa công thức RP (2,58 lần / ngày).

BB12 cải thiện nôn trớ

3.4. Lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng lâm sàng cải thiện chướng bụng, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Không những vậy, Bifidobacterium BB-12 được coi là một trong những lợi khuẩn hàng đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm vì hiệu quả vượt trội, Hiện đã có hơn 307 nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện rối loạn tiêu hóa, nâng cao đề kháng cho trẻ khi bổ sung lợi khuẩn này. Trong đó có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả cải thiện trên nôn trớ, đầy chướng bụng.

Bên cạnh sự ủng hộ của hàng triệu nhà khoa học và hàng trăm nghiên cứu lâm sàng, Imiale được các cơ quan Dược phẩm hàng đầu thế giới khuyên dùng và chứng nhận An toàn tuyệt đối

  • FDA (Cơ quan An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cấp chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) cho sản phẩm Imiale.
  • Imiale là 1 trong số ít lợi khuẩn được ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sinh non (không có nguy cơ gây nhiễm toan chuyển hóa)

4. Imiale – Lợi khuẩn sống – Gắn đích Bifidobacterium từ Đan Mạch

Chúng tôi tự hào đem đến sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu thế giới bổ sung chủng lợi khuẩn thiết yếu Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ cải thiện nôn trớ, đầy chướng bụng cho trẻ em Việt Nam. Sản phẩm là kết tinh của khoa học – công nghệ hiện đại và niềm tin trọn vẹn của chuyên gia y tế và các bà mẹ trên thế giới.

Imiale nhap khau Dan mach

  • Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm lợi khuẩn hàng đầu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
  • Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
  • Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng lớn nhất thế giới: 307 nghiên cứu quốc tế
  • An toàn tuyệt đối: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA.
  • Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng

NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA VỀ LỢI KHUẨN IMIALE

Chia sẻ của người tiêu dùng về lợi khuẩn sống imiale 

Để nhận tư vấn và giải đáp về vấn đề nôn trớ, chướng bụng đầy hơi của trẻ, liên hệ qua hotline: 1900 9482 hoặc 096762948.

Hoặc đặt mua ngay tại đây6. Imiale đã đồng hành cùng hàng ngàn mẹ trong những năm tháng đầu đời của con 1

]]>
https://imiale.com/chuong-bung-day-hoi-non-tro-bien-phap-cai-thien-7719/feed/ 0
Không còn nỗi lo nôn trớ ở trẻ nhờ phương pháp này https://imiale.com/cai-thien-non-tro-o-tre-7284/ https://imiale.com/cai-thien-non-tro-o-tre-7284/#respond Mon, 22 Mar 2021 17:54:58 +0000 https://imiale.com/?p=7284 Nôn trớ vốn là một phản xạ bình thường của một đứa trẻ khi bú hoặc ăn quá no. Nhưng với một số trẻ có tần suất nôn trớ nhiều hơn những trẻ trong cùng độ tuổi. Nôn trớ nhiều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dưỡng chất của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ dễ viêm nhiễm hô hấp, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn. Bài viết sau bật mí giúp mẹ một giải pháp cải thiện nôn trớ ở trẻ em an toàn, đơn giản, dễ bổ sung và theo dõi tại nhà. 

Để nôn trớ không còn là nỗi lo của mẹ

1. Nôn trớ nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Nôn trớ là gì?

Nôn trớ là phản xạ của cơ thể giúp đẩy ngược thực ăn từ dạ dày và lòng ống tiêu hóa ra ngoài theo đường miệng. Các phản xạ này là phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại các yếu tố:

  • Thành phần trong thức ăn trẻ không thể dung nạp/ dị ứng
  • Độc tố trong lòng ống tiêu hóa do nhiễm khuẩn, nhiễm độc
  • Tình trạng đầy chướng bụng, sức chứa của dạ dày quá tải
  • Các tác nhân khác

non trớ ở trẻ

Những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi trẻ nôn trớ nhiều

  • Rối loạn nước, điện giải
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn
  • Trẻ mệt, suy nhược cơ thể
  • Thiếu hụt dưỡng chất, nặng hơn có thể suy dinh dưỡng
  • Dễ viêm nhiễm hô hấp

2. Loại trừ ngay các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ

IIa. 9 Nguyên nhân thường gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh & trẻ nhỏ

Trẻ bú/ ăn quá no:

Thể tích rỗng dạ dày của mỗi trẻ là khác nhau theo từng thời điểm. Không nên ép trẻ bú quá no so với khả năng hấp thụ của bé.

Tư thế bú sai cách:

trẻ không ngậm chặt núm ti khi bú, vừa bú vừa cười đùa, nuốt quá nhiều hơi trong quá trình bú, bú quá nhanh, mẹ không vợ ợ hơi sau bú, …

Bú đúng cách

Nằm ngay sau ăn:

Sau khi ăn nên để trẻ đứng hoặc ngồi, tư thế đầu cao hơn bụng thay vì nằm ngay

Nô đùa, cười/ khóc ngay sau ăn:

Tuyệt đối không nô đùa, kích thích trẻ khóc hoặc cười quá đà ngay sau khi ăn.

Dị ứng/ không dung nạp thành phần trong sữa/ thức ăn:

Một số trẻ có cơ địa dị ứng hoặc kém dung nạp 1 số thành phần trong thức ăn. Với trẻ không dung nạp lactose, mẹ nên cân nhắc lựa chọn 1 chế độ sữa và thực phẩm hạn chế lactose (1 loại đường trong sữa). Với trẻ không dung nạp/ dị ứng đạm bò, tham khảo ý kiến của chuyên gia về lựa chọn sữa thủy phân đạm 1 phần/ toàn phần.

Trẻ có dị vật đường hầu họng:

Khi trẻ nôn trớ nhiều không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên ngay lập tức kiểm tra mũi, họng bé có vật cản hay không. Tránh việc trẻ nhỏ đưa đồ chơi, đồ dùng vật dụng vào hầu, họng lâu ngày gây nôn trớ.

Trẻ đang gặp viêm nhiễm đường hô hấp:

Khi trẻ đang trong tình trạng viêm mũi họng, khu vực này trở nên nhạy cảm, trẻ dễ nôn trớ. Trong trường hợp này, điều trị dứt điểm viêm nhiễm hô hấp trẻ sẽ cải thiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng:

Với trẻ đang gặp phải rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, thể tích rỗng của dạ dày bị thu hẹp. Bên cạnh đó, thiếu hụt các thành phần lợi khuẩn, hệ tiêu hóa không được bảo vệ dễ tổn thương và nhạy cảm.

IIb. 9 Bệnh lý gây nên tình trạng nôn trớ ở trẻ em:

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD): 

Trào ngược sữa/ thức ăn do dạ dày bài tiết quá nhiều axit dịch vị.

Trẻ táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày ảnh hưởng đến quá trình làm rỗng dạ dày. Phân tích trữ lâu ngày trong lòng ống tiêu hóa tạo cảm giác đầy chướng bụng. Trẻ bú nhanh no, khi no thường cảm thấy buồn nôn và dễ nôn trớ.

Biểu hiện khi trẻ táo bón

Hẹp môn vị

Cơ môn vị dày lên, bít tắc lỗ môn vị khiến quá trình tháo rỗng dạ dày trở nên chậm chạp. Thức ăn lưu thông trong ống tiêu hóa kém, trẻ dễ no và cảm giác buồn nôn, dễ nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Có các khối u trong ống tiêu hóa

Bé nôn trớ có thể  khi  đường ruột xuất hiện các khối u. Trẻ có biểu hiện nôn nhiều lần, nôn mãn tính, đầy chướng bụng.

Lồng ruột: 

Các ống ruột vắt chồng lên nhau gây tình trạng bít tắc ống tiêu hóa. Lồng ruột thường gặp ở trẻ từ 3 tháng -3 tuổi. Ban đầu đây có thể là tình trạng sinh lý nhưng nếu để lâu có thể gây giãn ruột, hoại tử.

Ngoài ra còn 1 số bệnh lý khác như: viêm tụy, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, bệnh Crohn, Hội chứng động mạch mạc treo tràng trên

Với các nguyên nhân gây nôn trớ do bệnh lý, trẻ cần được đưa tới viện phát hiện và có những biện pháp y khoa xử trí kịp thời.

2.3. Đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế nếu nôn trớ kèm các biểu hiện sau:

  • Trẻ nôn liên tục kèm dịch vàng, xanh
  • Trẻ nôn kèm sốt cao trên 38,5 độ
  • Trẻ mệt mỏi, không chịu ăn
  • Trẻ nôn và không đi tiểu trong 24 giờ
  • Trẻ nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày
  • Trẻ hôn mê
  • Trẻ nôn ra máu

 3. Lợi khuẩn sống Imiale: Giải pháp cải thiện nôn trớ cho trẻ tại nhà

Bên cạnh loại trừ nguyên nhân, bé nôn trớ cần được bổ sung đúng sản phẩm lợi khuẩn từ sớm. Men vi sinh (lợi khuẩn) được đánh giá là giải pháp an toàn nâng cao tốc độ tiêu hóa, cải thiện nhanh chóng nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. .

3.1. Nâng cao sức khỏe tiêu hóa nhờ lợi khuẩn Bifidobacterium

Trong đường tiêu hóa có một mạng lưới các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn). Hệ thống vi sinh này tập trung chủ yếu tại đại tràng với các vai trò nâng cao sức khỏe tiêu hóa cho trẻ.

Cũng chính tại khu vực đại tràng với sự đa dạng chủng lợi khuẩn, các nhà khoa học đã phát hiện và xác định chủng lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng nhất. Lợi khuẩn Bifidobacterium phát triển thành quần thể, chiếm tỷ lệ áp đảo trên 90% và duy trì hoạt động sinh lý của khu vực đại tràng. Chính vì vậy, khi nồng độ Bifidobacterium thiếu hụt, tốc độ tiêu hóa giảm, nhu động ruột giảm. Lúc này, trẻ dễ đầy chướng bụng, dễ kích ứng, nôn trớ.

Cơ chế cải thiện nôn trớ của lợi khuẩn Bifidobacterium

Và theo các nghiên cứu mới nhất, bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium được coi là giải pháp mới, an toàn, hiệu quả khi trẻ có biểu hiện nôn trớ nhiều với các cơ chế:

Bifidobacterium với sức khỏe bé

  • Tạo hàng rào vi sinh bảo vệ niêm mạc tiêu hóa
  • Phục hồi cân bằng hệ vi sinh
  • Hấp phụ độc tố, giảm các kích ứng đường tiêu hóa
  • Hỗ trợ tiết các enzym phân cắt dinh dưỡng, tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, ruột
  • Loại trừ vi khuẩn có hại, giảm bài tiết khí, hơi gây đầy chướng bụng
  • Điều tiết nhu động ruột, cải thiện táo bón ở trẻ
  • Tương tác với hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng

3.2. Lý do nên lựa chọn lợi khuẩn Imiale cải thiện nôn trớ ở trẻ em

Imiale phân phối độc quyền chủng Bifidobacterium BB12 tại Viêt Nam 

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

Imiale là lợi khuẩn nhỏ giọt duy nhất tại Việt Nam phân phối chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium. Bifidobacterium tồn tại dưới dạng lợi khuẩn sống rất khó để nuôi cấy, phân lập và tách chiết. Imiale tự hào phân phối độc quyền lợi khuẩn sống Bifidobacterium chính hãng từ Đan Mạch tới trẻ em Việt Nam.

Imiale – Lợi khuẩn sống bao kép – Siêu bền – Gắn đích tại Đại tràng

Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Được ứng dụng công nghệ bao kép độc quyền Cryoprotectant, lợi khuẩn sống Imiale siêu bền, có khả năng gắn đích tốt nhất tại niêm mạc đại tràng.

Imiale bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn sống Bifidobacterium cho trẻ mỗi ngày. Với dạng lợi khuẩn trưởng thành, Imiale cho tác dụng nhanh vượt trội, không cần thời gian nảy mầm và sinh trưởng như các sản phẩm bào tử lợi khuẩn thông thường.

Công nghệ Cryoprotectant Imiale

Lợi khuẩn Bifidobacterium có số lượng bằng chứng lâm sàng lớn nhất thế giới

Imiale được công nhận là lợi khuẩn Bifidobacterium có số lượng bằng chứng lâm sàng lớn nhất trên thế giới. Cho đến nay, Imiale có tổng cộng 307 nghiên cứu khoa học khẳng định hiệu quả cải thiện hệ tiêu hóa và nâng cao đề kháng trên trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người trưởng thành và người cao tuổi.

Lợi khuẩn an toàn tuyệt đối

FDA (Cơ quan An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cấp chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) cho sản phẩm Imiale.

Imiale là 1 trong số ít lợi khuẩn được ESPGHAN khuyến cáo sử dụng cho trẻ sinh non (không có nguy cơ gây nhiễm toan chuyển hóa)

3.3. Nhận định của chuyên gia về lợi khuẩn sống Imiale

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Imiale là sản phẩm duy nhất trên thị trường đảm bảo các yếu tố của lợi khuẩn lý tưởng theo tiêu chí của tổ chức y tế thế giới WHO

Liên hệ ngay với các chuyên gia của Imiale để đặt hàng và được tư vấn.  Hotline: 1900 9482 hoặc qua zalo: 09 6762 9482.

]]>
https://imiale.com/cai-thien-non-tro-o-tre-7284/feed/ 0
Trẻ quấy khóc và nôn trớ có nguy hiểm không https://imiale.com/tre-quay-khoc-va-non-tro-6666/ https://imiale.com/tre-quay-khoc-va-non-tro-6666/#respond Mon, 22 Feb 2021 02:35:50 +0000 https://imiale.com/?p=6666 Trẻ quấy khóc quá nhiều, thường xuyên nôn trớ làm bố mẹ lo lắng, mệt mỏi. Đây có là những triệu chứng nguy hiểm không? Bố mẹ cần làm gì khi bé rơi vào tình trạng này? Tất cả những câu hỏi của mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

non trớ ở trẻ

1. Tại sao trẻ thường quấy khóc kèm nôn trớ?

Trẻ sơ sinh quấy khóc hay nôn trớ là những biểu hiện sinh lý bình thường. Khóc là cách bé giao tiếp, gây chú ý, bé khóc để được đáp ứng nhu cầu. Trẻ sơ sinh chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhu động ruột mạnh vì thế trẻ có tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên nếu bé khóc không rõ nguyên nhân, khóc không thể dỗ lại kèm theo tình trạng nôn trớ đặc biệt là sau khi uống sữa,… Điều này có thể là biểu hiện của một số bệnh lý ở trẻ như:

trẻ quấy khóc

  • Trào ngược dạ dày
  • Tắc ruột, hẹp môn vị
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn: dị ứng đạm bò, không dung nạp lactose,..
  • Đau nửa đầu thời thơ ấu
  • Chấn thương não sau khi nô đùa vấp ngã
  • Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm trùng: nhiễm trùng máu, đường tiêu hóa, viêm rốn, nhiễm trùng da, hoặc viêm màng não

2. Trẻ sơ sinh quấy khóc và nôn trớ có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của tình trạng này ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu tình trạng nôn trớ của trẻ là do các vấn đề sinh lý gây ra thì không có gì đáng ngại. Triệu chứng có thể được cải thiện rất tốt khi bé được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc bố mẹ không biết cách xử lý đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

2.1 Trẻ nôn trớ

Việc nôn trớ nếu không xử lý đúng cách có thể khiến trẻ bị sặc, hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Nôn nhiều sẽ khiến trẻ sợ hãi, mệt mỏi và hay quấy khóc. Nôn nhiều làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng nôn nhiều liên tục kéo dài còn có thể dẫn đến mất nước và điện giải nghiêm trọng điều này có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

trẻ mệt mỏi

Bố mẹ có thể nhận biết việc con bị mất nước với các triệu chứng:

  • Không đi tiểu liên tục trong 6 giờ.
  • Nước tiểu có màu vàng đậm và có mùi khai hơn bình thường.
  • Trẻ mệt mỏi và có thể ngủ li bì.
  • Miệng và môi khô.
  • Khóc nhưng không chảy nước mắt.

Nếu bé xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì có nghĩa bé đang bị mất nước rất nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ:

  • Mắt trũng sâu.
  • Bàn tay và bàn chân lạnh.
  • Mệt mỏi ngủ li bì và lay không tỉnh.
  • Các thóp trên đầu trũng sâu.

2.2 Trẻ quấy khóc

Quấy khóc suốt đêm làm bé không ngủ đủ giấc, giấc ngủ không sâu. Trẻ thường xuyên giật mình, quấy khóc không chịu ngủ kéo dài liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.

  • Chậm phát triển trí tuệ và làm giảm khả năng nhận thức
  • Hormon tăng trưởng HG bị giảm sút, trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
  • Hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ bị ức chế
  • Tăng áp lực máu não, huyết áp cao
  • Áp lực lớn lên tim, dẫn tới tim đập nhanh

Nếu không kiểm soát và để tình trạng quấy khóc và nôn trớ diễn ra liên tục kéo dài thì trẻ sẽ bị chịu rất nhiều hệ lụy. Những tác động đó không những ảnh hưởng đến sức khoẻ và quá trình phát triển mà còn gây nguy hiểm  đến tính mạng của trẻ.

Đặc biệt, trường hợp tình trạng nôn trớ ở trẻ là do các bệnh lý gây ra thì bố mẹ lại càng phải cẩn trọng nhiều hơn. Các bệnh lý: trào ngược dạ dày, tắc ruột, hẹp môn vị , tối loạn tiêu hoá, dị ứng, chấn thương não,.. là những bệnh có diễn biến cấp tính. Nếu bố mẹ không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Xem thêm: Tổng quan hội chứng colic và cách giảm quấy khóc ở trẻ nhỏ

3. Mẹ nên làm gì khi trẻ quấy khóc và nôn trớ?

cho trẻ ngậm núm vú giả giảm quấy khóc

Để giảm thiểu tối đa những tác động, và cải thiện tình trạng quấy khóc và nôn trớ ở trẻ bố mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý. Đặc biệt là để phòng tất cả các ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, ngăn chặn mọi nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ một cách kịp thời.

Khi bé quấy khóc mẹ nên tìm cách dỗ dành, ôm ấp vỗ về cho bé, ru bé ngủ và có thể thực hiện các biện pháp như:

  • Sử dụng núm vú giả
  • Lái xe hoặc đưa trẻ đi dạo trong xe đẩy
  • Đi bộ xung quanh hoặc đung đưa em bé của bạn
  • Quấn bé trong chăn
  • Tắm nước ấm cho bé
  • Xoa bụng trẻ sơ sinh hoặc đặt trẻ nằm sấp để xoa lưng
  • Cho trẻ nghe âm thanh của nhịp tim hoặc âm thanh nhẹ nhàng
  • Tạo tiếng ồn trắng bằng một số máy có khả năng tạo tiếng ồn trắng, như máy hút bụi chân không hoặc máy sấy quần áo.
  • Giảm độ sáng của đèn và hạn chế các kích thích thị giác khác

Khi bé nôn trớ bố mẹ cần chú ý:

  • Khẩn trường nghiêng đầu trẻ về một bên để tránh tình trạng trẻ bị sặc chất nôn. Tiếp theo, sử dụng khăn mềm để lau sạch vùng miệng, cổ họng và mũi của trẻ.
  • Khum bàn tay lại và tiến hành vỗ nhẹ vào 2 bên lưng của trẻ.
  • Dùng khăn ấm lau sạch vùng mặt và vùng cổ của bé. Sau đó, nhanh chóng thay quần áo sạch cho trẻ nếu bị dính chất nôn.
  • Nếu trẻ đã bớt sợ, tinh thần đã được ổn định trở lại, hãy cho trẻ uống nước ấm hay sử dụng oresol ấm.
  • Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống các loại thuốc chống nôn.
  • Trong vòng 24 giờ kể từ sau khi trẻ bị nôn trớ, bạn không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc. Thay vào đó hãy chọn sữa hay thức ăn dạng mềm lỏng để trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ nôn nhiều ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn cho bé cũng góp phần cải thiện khả năng tiêu hóa cho bé. Đặc biệt, bố mẹ cần chú ý quan sát mọi biểu hiện của bé. Nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời các trường hợp bệnh lý ở trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài thì bố mẹ cũng cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

4. Khi nào trẻ nên được đi khám tại các cơ sở y tế?

Bố mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế hoặc sự tư vấn từ các bác sĩ khi bé có các biểu hiện sau:

trẻ quấy khóc mệt mỏi

4.1 Quấy khóc

  • Khóc dữ dội tới mức giống như la hét hoặc có biểu hiện đau đớn
  • Khóc không rõ lý do, không giống như khóc để thể hiện cơn đói hoặc nhu cầu thay tã.
  • Sự biến đổi màu trên gương mặt, chẳng hạn như vùng mặt đỏ bừng hoặc vùng da quanh miệng nhợt nhạt hơn
  • Sự căng cứng của cơ thể, chẳng hạn như chân bị kéo lên hoặc cứng lại, cánh tay bị cứng, bàn tay nắm chặt, lưng cong hoặc bụng căng

4.2 Nôn trớ

  • Trẻ bị nôn ói liên tục không kiểm soát
  • Nôn ra dịch vàng hay có dính máu
  • Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38°C
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
  • Trẻ mệt mỏi, đờ đẫn, không tập trung
  • Các triệu chứng đau bụng, đau đầu, chóng mặt, chán ăn đi kèm
  • Các triệu chứng dị ứng như phát ban, chàm; trẻ nôn và đau bụng có các biểu hiện khó thở.

Ngoài ra nếu tình trạng kéo dài cũng cần đến gặp bác sĩ để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời cho bé hoặc nhận được sự tư vấn chăm sóc trẻ phù hợp.

5. Các địa chỉ khám Nhi khoa uy tín?

    •  Bệnh Viện Nhi Trung Ương (Nhi Thụy Điển)
    •  Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
    •  Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
    •  Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
    • Phòng khám đa khoa quốc tế International SOS

Trẻ sơ sinh quấy khóc và nôn trớ không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng cần được chăm sóc đúng cách, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện những biểu hiện bệnh lý của trẻ. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482 để được hỗ trợ bởi các chuyên gia Nhi khoa của chúng tôi.

Tham khảo nguồn: 

  1. Mayoclinic
  2. Nguồn tham khảo thêm
]]>
https://imiale.com/tre-quay-khoc-va-non-tro-6666/feed/ 0
Nôn trớ ở trẻ em – Nguyên nhân và cách xử trí tại nhà https://imiale.com/non-tro-o-tre-em-2-6193/ https://imiale.com/non-tro-o-tre-em-2-6193/#respond Thu, 18 Feb 2021 14:49:51 +0000 https://imiale.com/?p=6193 Không ít cha mẹ gặp phải tình huống trẻ có hiện tượng nôn trớ nhất là ngay sau bữa ăn. Nôn trớ có thể là một biểu hiện bình thường của trẻ hoặc đây cũng là dấu hiệu cho cha mẹ biết trẻ đang mắc một số vấn đề bệnh lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp cha mẹ hiểu về hiện tượng nôn trớ của trẻ và các cách xử trí an toàn, hiệu quả tại nhà.

Nôn trớ ở trẻ - nguyên nhân & cách xử trí tại nhà

1. Nôn trớ là gì?

Nôn trớ là triệu chứng của đường tiêu hóa hay gặp, đặc biệt ở trẻ em. Nôn là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua miệng, do sự co bóp của dạ dày phối hợp với co thắt của các cơ thành bụng. Trớ là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài số lượng ít, do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Trớ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng một đến hai ngày và không phải là dấu hiệu nghiêm trọng.

Nôn trớ có thể phân thành hai loại: Nôn trớ sinh lý – Nôn trớ bệnh lý. Tình trạng nôn trớ ở trẻ em đa phần là nôn trớ sinh lý, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện.

2. Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

nguyen nhan gay non tro

2.1. Nôn trớ sinh lý – Do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

  • Cho trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, ép ăn quá ngưỡng
  • Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế hoặc bú bình chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ
  • Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay
  • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt

2.2. Nôn trớ bệnh lý – Trong bệnh nội khoa

  • Các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chậm nhu động ruột
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Bệnh nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não mủ
  • Tăng áp lực nội sọ: xuất huyết não do giảm tỷ lệ prothrombin
  • Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Do rối loạn thần kinh thực vật, hay gặp là co thắt môn vị

2.3. Nôn trớ bệnh lý – Trong bệnh ngoại khoa

  • Nôn do dị tật đường tiêu hóa: hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, thoát vị hoành, teo thực quản (thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh)
  • Nôn do tắc ruột, xoắn ruột: thường kèm theo nhiễm trùng toàn thân, bụng chướng, bí trung đại tiện, đi ngoài phân có màu, dịch dạ dày nâu đen

3. Trẻ nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?

tre so sinh non tro thuong xuyen co nguy hiem khong

Hầu hết trẻ sơ sinh đều thỉnh thoảng bị nôn trớ và thường không có gì đáng lo ngại. Cha mẹ có thể thấy trẻ bị nôn trớ khá nhiều trong những năm đầu đời của con. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn mửa kéo dài có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển…

Cần lưu ý nếu trong thời gian nôn trớ, trẻ có đồng thời xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất:

  • Trẻ khô miệng, khóc không ra nước mắt, tiểu ít
  • Sốt trên 38 độ
  • Nôn nhiều lần và liên tục từ 1-2 ngày
  • Chất nôn có màu xanh lá cây hoặc chứa máu
  • Trẻ đau bụng dữ dội và đột ngột, người mệt lả
  • Có hiện tượng cáu kỉnh thường xuyên hoặc kém phản ứng
  • Khó thở, tim đập nhanh

4. Có nên dùng thuốc để giảm nôn trớ cho trẻ?

Để trả lời cho câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết:

“Quyết định trẻ có dùng thuốc điều trị nôn trớ hay không là do bác sỹ chỉ định sau khi thăm khám cẩn thận. Nhiều người nghĩ nôn trớ bệnh lý là phải dùng thuốc, còn nôn trớ sinh lý thì không, nhưng thực tế thì ngược lại.

Nôn trớ bệnh lý nếu dùng thuốc sẽ vô tình làm mất triệu chứng của bệnh. Khi bác sỹ thăm khám sẽ rất khó để tìm ra bệnh. Điều này vô tình khiến tình trạng nôn trớ của trẻ ngày càng trầm trọng hơn mà không rõ nguyên nhân, rất nguy hiểm.”

5. Giải pháp giảm nôn trớ an toàn cho trẻ tại nhà

5.1. Xử trí chung khi trẻ bị nôn trớ:

  • Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ
  • Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài
  • Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc Oresol ấm từng thìa nhỏ, cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ
  • Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ
  • Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta đều có thể xử trí tình trạng nôn trớ của trẻ tại nhà. Điều quan trọng nhất là luôn đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ nước để ngăn mất nước xảy ra và kéo dài
  • Nên tránh sử dụng nước hoa quả và đồ uống có ga cho đến khi trẻ khỏe hơn
  • Nếu trẻ không bị mất nước và không chán ăn, các bà mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn đặc như bình thường

5.2. Xử trí trường hợp trẻ bị sặc chất nôn trớ – dị vật đường thở:

  • Khi trẻ bị sặc chất nôn trớ – dị vật đường thở: nếu trẻ hít phải chất nôn trớ, không được cố dùng tay móc chất nôn mà phải làm ngay nghiệm pháp Heimlich để tống dị vật ra
  • Sau khi tống chất nôn ra được nếu trẻ còn mệt phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất

5.3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc

  • Cho trẻ bú đúng tư thế, ngậm bắt vú đúng
  • Cho bú từ từ, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá no
  • Nếu trẻ ăn hỗn hợp, các mẹ cần pha sữa và cho trẻ bú bình đúng cách, đúng liều lượng, thời gian và nhiệt độ sữa
  • Khi trẻ đã ăn no, không nên để trẻ nằm ngay, có thể vỗ ợ hơi cho trẻ
  • Không bế xốc, đùa với trẻ khi trẻ vừa ăn no
  • Massage cho trẻ: massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế nôn trớ; massage bụng mạnh và sâu theo đường đi của khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, giúp trẻ bài tiết phân đều đặn hàng ngày, làm giảm chướng và nôn trớ
Ngoài các giải pháp trên, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh thường xuyên cho con em mình. Các nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra rằng thông qua việc đảm bảo hệ cân bằng vi sinh đường ruột, lợi khuẩn cải thiện được nhiều nguyên nhân dẫn đến nôn trớ ở trẻ sơ sinh.  Bên cạnh đó, men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi, giúp cho việc tiêu hóa của trẻ tốt hơn, giúp trẻ không còn biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng, phòng tránh được các hậu quả của nôn trớ quá nhiều. 

imiale lợi khuẩn đan mạch - resize

Tham khảo sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale (Bifidobacterium BB-12) nhập khẩu từ Đan Mạch

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

>>Xem thêm: Làm sao để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả

]]>
https://imiale.com/non-tro-o-tre-em-2-6193/feed/ 0
Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả https://imiale.com/giam-non-tro-o-tre-so-sinh-4164/ https://imiale.com/giam-non-tro-o-tre-so-sinh-4164/#respond Tue, 17 Nov 2020 03:34:42 +0000 https://imiale.com/?p=4164 Để giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh cần dựa trên 3 nguyên tắc căn bản. Giải pháp hỗ trợ cần an toàn và được chứng minh hiệu quả nhờ nghiên cứu lâm sàng. Bài viết dưới đây dành cho những cha mẹ đang bế tắc giải quyết nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

3- nguyen-tac-vang-giam-non-tro-ơ-tre-so-sinh-va-tre-nho

I. 3 nguyên tắc vàng giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Là hiện tượng không thể tránh khỏi ở trẻ sơ sinh, do đó các mẹ.cần biết cách xử lý thích hợp mỗi khi con bị nôn trớ để tránh những tình huống.nguy hiểm không mong muốn do nôn trớ gây ra. Dưới đây là 3 nguyên tắc vàng giúp trẻ sơ sinh giảm nôn trớ:

1. Cho trẻ sơ sinh bú đúng, bú đủ

Khi cho bé bú, lượng sữa trong dạ dày còn ít khi mới bắt đầu bú nên mẹ.hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải. Vì khi đó dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách cho bú này, sữa sẽ dễ dàng di chuyển xuống, được.lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài.

Các tư thế cho bé bú đúng cách

Nếu cho bé bú bình, mẹ nên giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

Nếu bé khóc khi đang bú, mẹ nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé.có thể nuốt nhiều hơi hơn, dạ dày bị căng ra có thể dẫn đến trào ngược.

Mẹ cũng nhớ không bao giờ để bé bú hoặc ăn trong tư thế nằm. Thay vào đó, bé nên được bú trong tư thế cao đầu. Lưu ý không chọc bé cười nhiều.vì như thế cũng dễ khiến bé dễ trớ sữa ngoài.

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, dạ dày căng lên nhanh sẽ khiến bé dễ nôn trớ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa và không ép bé uống. Các cữ ăn hay bú cần cách nhau từ 2 đến 4 giờ.

Mẹ cũng cần chú ý loại bỏ nguyên nhân do chế độ dinh.dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trẻ( như các thực phẩm gây đầy hơi bắp cải, hành tây). Hoặc do loại sữa công thức bé đang sử dụng chứa thành.phần bé không hấp thu như lactose mà thay bằng sữa thủy phân đạm.

➤ Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn thường xuyên trớ có nguy hiểm không.

2. Tạo cho bé cảm giác thoải mái nhất

Không đề bé nằm ngay sau khi ăn:

Sau khi bé ăn hoặc bú, mẹ cũng không được nâng bé lên xuống, thay đổi tư thế bé đột ngột. Khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng.cho ợ hơi, rồi mới cho nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Nới lỏng quần áo ở trẻ sơ sinh bị nôn trớ:

Mặc quần áo quá dày, kín hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên.nhân khiến bé nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và.nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.

3. Áp dụng một số mẹo dân gian trị nôn trớ

Dùng gừng tươi trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Bố ngậm từng lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của bé. Mẹ cũng ngậm gừng tươi và hà vào vùng lưng, gáy bé. Bố mẹ thay nhau thực hiện cách này trong 3 ngày, mỗi lần làm 36 cái liên tục.

Dùng tinh dầu bạc hà:

Ngoài công dụng chống viêm, lưu thông máu, giảm đau nhanh… tinh.dầu bạc hà còn có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lấy vài giọt tinh dầu lá bạc hà thoa vào bụng bé, kết hợp.với massage, thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp bé giảm trớ, ọc sữa.

Chữa nôn trớ bằng gạo lứt:

Bạn cũng có thể lấy gạo lứt đem rang vàng hạt, rồi sau đó lấy phần gạo này.cho vào nửa tách nước ấm cùng với nửa chén sữa rồi đun lửa liu riu, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng. Gạo lứt đun sẽ tính theo hạt: 7 hạt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái.

Một số mẹo dân gian này chỉ mang tính chất tham khảo, là kinh nghiệm xa.xưa truyền lại  nên chưa có kiểm chứng chứng minh an toàn và hiệu quả đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy ba mẹ cần cân nhắc trước khi áp.dụng và lựa chọn những biện pháp có chứng minh lâm sàng.

II. Bổ sung lợi khuẩn có giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé sơ sinh bị nôn trớ là.do hệ tiêu hoá còn non yếu, chưa hoàn thiện. Bởi vậy, bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hoá của bé phát triển khoẻ mạnh.là cách làm đơn giản giúp mẹ phòng và giảm nôn trớ cho trẻ.

Hiện nay, nhiều chuyên gia về nhi khoa cũng khuyên sử dụng lợi khuẩn ngay.khi ở thời điểm trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ, ọc sữa cũng như những tình trạng rối loạn tiêu hóa.có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé.

Công dụng của lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chúng cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, không tạo ra các khí hơi gây.đầy trướng bụng và giảm sự dồn đọng thức ăn trong đường ruột, từ đó thức ăn vào.dạ dày thì trẻ sẽ khó bị nôn trớ hơn.

Tuy nhiên sử dụng loại lợi khuẩn nào phù hợp với thể trạng.cũng như tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh lại là điều có nhiều bậc cha mẹ lại chưa biết.

Lợi khuẩn Bifidobacterium là cư dân quen thuộc của hệ tiêu hóa. Bifidobacterium chiếm đến 99% lợi khuẩn tại đại tràng. Lợi khuẩn này chiếm một vai trò quan trọng để giúp giảm nôn trớ và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

III. Lợi khuẩn sống Imiale-Bifidobacterium -BB12 hỗ trợ giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Sản phẩm Imiale với thành phần  Bifidobacterium-BB12 là giải pháp giảm nôn trớ hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy?

1. Cơ chế giảm nôn trớ nổi trội của Imiale

Như đã nói ở trên, Lợi khuẩn sống bifidobacterium-BB12 đóng một vai trò quan trọng để giảm nôn trớ cho trẻ hiệu quả nhờ những cơ chế nổi trội sau đây:

  • Ổn định hệ tiêu hóa nhờ khả năng tiết nhiều loại enzym tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Từ đó, tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh sẽ bị loại bỏ.
  • Giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày tới đại tràng nhanh hơn, thông qua kích thích nhu động ruột. Thức ăn nhanh chóng được hấp thu và thải ra ngoài qua phân. Từ đó  dạ dày không phải hoạt động quá lâu, kích thích quá mức. Tình trạng nôn trớ, trào ngược của trẻ sẽ giảm.
  • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé khỏi các tác nhân gây bệnh.  Các vi khuẩn gây dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa sẽ bị tiêu diệt bởi các kháng thể (IgA, IgG) được kích thích biệt hóa từ lợi khuẩn.
  • Ức chế vi khuẩn có hại thông qua cạnh tranh vị trí bám, chiếm dinh dưỡng và tiết các chất kháng vi sinh vật tự nhiên.
  • Tiết các chất nhầy, tạo lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột. Giúp niêm mạc ruột tránh được các tổn thương do các độc tố vi khuẩn gây bệnh tiết ra. Từ đó tránh được các rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ ở trẻ sinh.

2. Imiale an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh

Sản phẩm được chứng minh qua hơn 180 thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả, an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Quá trình sản xuất lợi khuẩn tại Đan Mạch đạt tiêu chuẩn châu Âu và nhập khẩu nguyên hộp, đảm bảo mang đến cho trẻ an toàn nhất. Sản phẩm thân thiện với hệ đường ruột non nớt của trẻ, hoàn toàn không chứa, không tạo ra tạp chất trong quá trình sử dụng.

Imiale đã đạt được chứng nhận của 2 tổ chức uy tín là FDA và EFSA.

Dạng bào chế nhỏ giọt cũng rất tiện dụng cho việc sử dụng cho mẹ và bé.

POD Imiale thông tin cơ bản

➤ Thông tin sản phẩm Imiale.

Bằng chứng khoa học giúp giảm nôn trớ của Bifidobacterium-BB12.

Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline : 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482

]]>
https://imiale.com/giam-non-tro-o-tre-so-sinh-4164/feed/ 0
HƯỚNG DẪN: Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả https://imiale.com/lam-sao-de-giam-non-tro-o-tre-so-sinh-an-toan-hieu-qua-3813/ https://imiale.com/lam-sao-de-giam-non-tro-o-tre-so-sinh-an-toan-hieu-qua-3813/#respond Tue, 27 Oct 2020 08:25:13 +0000 https://imiale.com/?p=3813 Để chữa nôn trớ dứt điểm ở trẻ sơ sinh, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ để loại bỏ. Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể do nguyên nhân sinh lý và tự khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ nôn trớ kéo dài, hay có biểu hiện bệnh lý như nôn trớ kèm sốt, mệt mỏi…, cha mẹ cần có giài pháp sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vậy, nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ là gì? Làm thế nào để chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây dành cho những cha mẹ đang bế tắc hướng giải quyết và cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

HƯỚNG DẪN: Cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

I. Hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ 

Trẻ sơ sinh nôn trớ là tình trạng thức ăn trẻ ăn vào (bao gồm sữa, cặn sữa hay thức ăn ăn dặm với trẻ ăn dặm) từ dạ dày trào ngược lên thực quản và theo đường miệng, đôi khi theo cả mũi ra ngoài.

Hiện tượng này khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là sau khi trẻ vừa bú xong hay vừa ăn no. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trớ không kèm theo các biểu hiện bệnh lý, mẹ không cần quá lo lắng vì có thể đây chỉ là biểu hiện sinh lý. Tình trạng này sẽ dễ khắc phục nếu mẹ biết nguyên nhân và xử trí sớm. Vậy, tại sao trẻ sơ sinh dễ nôn trớ?

Hiện tượng trẻ sơ sinh nôn trớ 

Biểu hiện trẻ sơ sinh nôn trớ sinh lý:

  • Trẻ thường nôn trớ sau khi ăn no hoặc vừa ăn xong, thậm chí chưa ăn xong đã trớ.
  • Dịch nôn thường chính là thức ăn trẻ vừa ăn vào mà chưa kịp tiêu hóa đã thải ra ngoài
  • Trẻ không quấy khóc, vẫn vui chơi và ăn lại bình thường.

II. Tại sao trẻ sơ sinh dễ nôn trớ

1. Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang 

Khi mới sinh ra, dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang. Do đó, sữa mẹ hay sữa công thức vốn là chất lỏng, khi vào đến dạ dày dễ trào ngược trở lại gây ra tình trạng nôn trớ, thường xuyên nhất là sau khi ăn.

Tuy nhiên, dạ dày sẽ chuyển sang nằm dọc khi trẻ bắt đầu biết đi. Lúc này tình trạng nôn trớ của trẻ sẽ cải thiện mà cha mẹ không cần quá lo lắng.

trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều do dạ dày nằm ngang

2. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện là nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa, bao gồm nôn trớ. Cụ thể:

  • Các cơ dạ dày chưa phát triển: Cơ thắt tâm vị (cơ nối giữa thực quản dạ dày) phát triểm kém, trong khi cơ thắt môn vị (nối nữa dạ dày và ruột non) hoạt động mạnh. Vì vậy, thức ăn khó xuống ruột non, dễ bị trào ngược lại thực quản gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
  • Chức năng tiêu hóa còn hạn chế: Sữa mẹ hay sữa công thức cần được tiêu hóa để hấp thu, sau đó mới vận chuyển xuống ruột non. Một số trường hợp trẻ không tiết đủ enzyme để tiêu hóa, làm tăng thời gian lưu thức ăn tại dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây nôn trớ.

Ngoài ra, một số sự cố như nấc, hóc cặn sữa cũng khiến thức ăn dễ bị trào ngược, trẻ nôn trớ ngay trong bữa ăn.

3. Trẻ sơ sinh bú chưa đúng cách

Trong những ngày đầu đời, chắc hẳn mẹ và bé cũng phải tập làm quen với việc bú – cho bú, do đó không tránh khỏi sai lầm. Một số sai lầm khi cho trẻ bú mẹ có thể mắc phải:

  • Trẻ nằm ngang khi bú: Khi trẻ nằm ngang, vị trí dạ dày và thực quản ngang hàng với nhau, thức ăn khó đi xuống ruột non để tiêu hóa mà có xu hướng trào ngược lại thực quản. 
  • Thay đổi tư thế đột ngột: Việc mẹ đột ngột thay đổi tư thế cho bé, từ bú bên trái sang bú bên phải hoặc ngược lại, có thể khiến thức ăn vẫn còn đang trong miệng hoặc thực quản trẻ trào ra.  
  • Trẻ bú quá nhanh: Bú nhanh kích thích sữa tiết ra nhiều, có thể gây sặc sữa, nôn trớ. 
  • Trẻ bú quá no: Dạ dày trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ, nếu mẹ để trẻ bú quá no, quá lượng sữa dạ dày trẻ có thể chứa được, trẻ rất dễ nôn trớ. 
  • Trẻ bú không đúng cách nên nuốt phải nhiều khí vào dạ dày: Khi bú, nếu trẻ chỉ ngậm đầu ti mà không ngậm kín núm vú có thể nuốt phải nhiều khí. Khí vào dạ dày chiếm chỗ thức ăn, làm giảm thể tích chứa sữa. Lúc này, nếu trẻ tiếp tục bú, hoặc sau khi trẻ bú không được vỗ ợ hơi, nguy cơ trẻ nôn trớ là rất cao. Ngoài ra, trẻ bú bình không đúng cách cũng dễ nuốt phải khí vào dạ dày, gây nôn trớ. 

4. Trẻ sơ sinh nằm sai tư thế sau bú

Khi đứng, vị trí của dạ dày thấp hơn thực quản để thức ăn theo trọng lực xuống dạ dày. Tuy nhiên khi trẻ nằm, vị trí dạ dày và và thực quản không chênh lệch nhau nhiều, thức ăn từ lòng ống tiêu hóa sẽ bị đẩy ngược ra ngoài và bị nôn trớ. Ngoài ra, trẻ bị lắc lư hoặc thay đổi tư thế đột ngột ngay sau khi bú sữa cũng rất dễ bị nôn.

5. Xung quanh trẻ có khói thuốc 

Khi tiếp xúc với khói thuốc, dạ dày trẻ kích thích tiết nhiều acid hơn, làm mở cơ tâm vị, thức ăn dễ trào ngược dạ dày. Do đó, khi người nhà hoặc người xung quanh trẻ hút thuốc để trẻ hít phải, trẻ sơ sinh dễ nôn trớ sau ăn. 

III. 3 nguyên tắc trong chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay bị trớ (trẻ hay nôn trớ) là hiện tượng không thể tránh khỏi , do đó các mẹ.cần biết cách xử lý thích hợp mỗi khi con bị nôn trớ để tránh những tình huống.nguy hiểm không mong muốn do nôn trớ gây ra. Cách trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh cần áp dụng 3 nguyên tắc vàng sau đây:

1. Cho bú đúng cách, bú đủ lượng sữa hạn chế trẻ sơ sinh bị trớ

Tư thế bú đúng cách giúp bé thoải mái và giảm nôn trớ sữa ở trẻ sơ sinh

  • Bế bé nhẹ nhàng hướng mặt về phía bạn, đầu hơi ngả về phía sau.
  • Đảm bảo 3 điểm đầu – lưng – mông bé trên một đường thẳng.
  • Giúp bé ngậm kín núm vú hoàn toàn vào phần lớn nhũ hoa. Việc này giúp toàn bộ phần khoang miệng của bé kín, tạo lực hút chân không để bé có thể dễ dàng bú được sữa mẹ mà không bị nhiều không khí đi vào khoang miệng. Nếu tư thế bú không đúng, cũng khiến bé hút nhiều không khí vào trong và dễ gây nôn trớ sữa.

Bú đúng cách

Tư thế bú và cách bú đúng giúp giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ

Cho bé bú bên trái trước sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ

Khi cho bé bú, mẹ.hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải. Vì ban đầu, lượng sữa trong dạ dày trẻ còn ít khi mới bắt đầu, lúc sau lượng sữa trong dạ dày tăng lên, bé cần nằm nghiêng trái để sữa dễ dàng di chuyển xuống mà không trào ngược ra ngoài, hạn chế trẻ bị nôn trớ.

  • Khi bé bú: Mẹ nên giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.
  • Nếu bé khóc khi đang bú: mẹ nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé.có thể nuốt nhiều hơi hơn, dạ dày bị căng ra có thể dẫn đến trào ngược.
  • Không cho bé bú hoặc ăn trong tư thế nằm. Thay vào đó, bé nên được bú trong tư thế cao đầu. Lưu ý không chọc bé cười nhiều.vì như thế cũng dễ khiến bé dễ trớ sữa ngoài.
  • Lượng sữa mỗi cữ bú: mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, dạ dày căng lên nhanh sẽ khiến bé dễ nôn trớ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa và không ép bé uống. Các cữ ăn hay bú cần cách nhau từ 2 đến 4 giờ.
  • Mẹ cũng cần chú ý loại bỏ nguyên nhân do chế độ dinh.dưỡng của mẹ khó dung nạp và hấp thụ khiến trẻ nôn trớ( như các thực phẩm gây đầy hơi bắp cải, hành tây). Hoặc do loại sữa công thức bé đang sử dụng chứa thành.phần bé không hấp thu như lactose mà thay bằng sữa thủy phân đạm.

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn thường xuyên trớ có nguy hiểm không.

2. Điều chỉnh cách bú với trẻ sơ sinh bú bình bị nôn trớ 

Một số trẻ sơ sinh bú bình bị nôn trớ thường do sai lầm trong cách cho trẻ bú. Mẹ xem đã cho bé bú bình đúng cách chưa để khắc phục nhé:

  • Khớp ngậm bú chưa đúng: Việc ngậm đúng khớp bú giúp giảm nôn trớ đến 70-80%. Nếu bé bú sai khớp, chỉ ngậm đầu núm thì nguy cơ nuốt phải không khí rất cao, nên dễ bị nôn trớ.
  • Tư thế cầm bình chưa đúng: Nếu bình quá dựng, khi trẻ bú có nguy cơ cao bị sặc, nôn trớ hơn. Tư thế chuẩn giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh, đó là để bé nằm ngửa, dốc xuống, bình sữa và bé tạo một góc 45 độ.

Điều chỉnh cách bú với trẻ sơ sinh bú bình bị nôn trớ 

  • Vỗ ợ hơi cho trẻ trước, trong và sau khi bú bình: Với trẻ dễ nôn trớ, mẹ có thể vỗ ợ hơi trước khi ăn, để loại bỏ hơi trong dạ dày của lần ăn trước, tăng thể tích dạ dày. Tương tự với vỗ ợ hơi trong và sau ăn để giảm nôn trớ.
  • Giãn cữ sữa: Nếu cữ sữa quá dày, trẻ chưa kịp tiêu hóa hết cữ sữa trước đã bú tiếp cữ sau cũng tăng nguy cơ bị nôn trớ. Mẹ có thể giãn cữ sữa, chờ đến khi bé bú khóc đòi ăn mới cho bé bú.
  • Chọn bình sữa cho trẻ chưa phù hợp: Khi trẻ bú bình bị nôn trớ, mẹ có thể thay đổi sang loại bình sữa khác. Bình sữa cho trẻ sơ sinh cần hạn chế đầy hơi, thoát hơi tốt. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến các mẹ bỉm để chọn bình sữa chất lượng, ví dụ bình sữa pigeon, Avent…

3. Thay đổi thói quen và tư thế nằm giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Không đề bé nằm ngay sau khi ăn giảm tình trạng trẻ bị nôn trớ

Sau khi bé ăn hoặc bú, mẹ cũng không được nâng bé lên xuống, thay đổi tư thế bé đột ngột. Cách chữa trớ sữa cho trẻ sơ sinh khi bú hay ăn xong, bé cần được bế cao đầu trong 15-20 phút và vỗ lưng.cho ợ hơi, rồi mới cho nằm nghiêng bên trái trên gối hơi cao. Mẹ nhớ vỗ lưng bé cho tới khi có tiếng ợ lớn nhé. Đây là cách đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài để tránh nôn trớ mạnh.cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Tư thế nằm đúng cho trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ

Để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé nằm ở tư thế tạo góc với giường 30 độ. Hoặc mẹ có thể áp dụng cách đặt 2 khăn lót dưới đầu, 1 khăn lót dưới vai, để mông bé chạm nệm. Ở tư thế này, dạ dày trẻ sẽ nằm thấp hơn thực quản, bé hạn chế trào ngược sau ăn.

Nới lỏng quần áo ở trẻ sơ sinh bị nôn trớ:

Mặc quần áo quá dày, kín hay bị quấn tã, bỉm quá chật cũng là nguyên.nhân khiến bé bị nôn trớ vì thành bụng và dạ dày bị chèn ép, dễ dồn nén. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc càng thoáng càng tốt và.nên nới lỏng hơn khu vực quanh bụng khi cho bé ăn hay bú.

IV. Mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

1. Mẹo dùng gừng tươi trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hay trớ mẹ có thể sử dụng gừng tươi để hỗ trợ. Cách làm đơn giản như sau:

  • Bước 1: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng
  • Bước 2: Bố, mẹ ngậm từng lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn và hà vào vùng lưng, gáy bé

Lưu ý: Bố mẹ thay nhau thực hiện cách này trong 3 ngày, mỗi lần làm 36 cái liên tục.

Mẹo dùng gừng tươi trị nôn trớ ở trẻ sơ sinh

2. Mẹo dân gian trị trẻ sơ sinh nôn trớ bằng tinh dầu bạc hà

Ngoài công dụng chống viêm, lưu thông máu, giảm đau nhanh… tinh dầu bạc hà còn có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách dùng tinh dầu bạc hà chữa nôn trớ như sau:

  • Lấy vài giọt tinh dầu lá bạc hà thoa vào bụng bé, kết hợp.với massage
  • Thực hiện 2 lần/ngày sẽ giúp bé giảm trớ, ọc sữa.

3. Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh bằng gạo lứt

Trẻ hay bị nôn trớ mẹ có thể sử dụng thử mẹo cải thiện bằng gạo lứt như sau: 

  • Bước 1: Lấy gạo lứt đem rang vàng hạt
  • Bước 2: Lấy phần gạo này.cho vào nửa tách nước ấm cùng với nửa chén sữa rồi đun lửa liu riu, sắc đến khi còn phân nửa lượng nước thì ngưng.
  • Bước 3: Cho bé uống nước sắc gạo lứt với sữa.

Lưu ý: Gạo lứt đun sẽ tính theo hạt: 7 hạt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái.

Giảm nôn trớ bằng phương pháp dân gian

> Xem thêm: 5 biện pháp giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà

 4. Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Một số mẹo dân gian giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh đôi khi cũng được các mẹ áp dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng các mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Cân nhắc trước khi áp.dụng mẹo dân gian chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh: Một số mẹo dân gian này chỉ mang tính chất tham khảo, là kinh nghiệm xa.xưa truyền lại nên chưa có kiểm chứng chứng minh an toàn và hiệu quả đối với trẻ sơ sinh. Vì vậy ba mẹ cần và lựa chọn những biện pháp có chứng minh lâm sàng.
  • Không lạm dụng mẹo dân gian trị nôn trớ cho trẻ sơ sinh: Các mẹo dân gian trị nôn trớ chỉ có tác dụng trị tạm thời. Để có thể trị dứt điểm tình trạng nôn trớ ở trẻ, mẹ cần quan sát để biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ nôn trớ và có biện pháp xử trí phù hợp.

V. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ do sinh lý, tình trạng này thường không nghiêm trọng, trẻ sẽ cải thiện khi mẹ áp dụng các biện pháp phù hợp và hết hẳn khi lớn lên và các cơ quan dần phát triển hơn. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Trẻ kém hấp thu: Sữa hay thức ăn đều thải ra ngoài mà không được tiêu hóa và hấp thu, lâu ngày dẫn đến giảm khả năng tiết enzyme tiêu hóa, dẫn đến kém hấp thu.
  • Trẻ biếng ăn: Trẻ nôn trớ nhiều có thể dẫn đến tâm lý sợ ăn, sợ bú gây biếng ăn.
  • Trẻ suy dinh dưỡng: kém hấp thu, biếng ăn lâu ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân ở trẻ.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh nôn trớ có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Lúc này, mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ để phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm. Vậy, trẻ sơ sinh nôn trớ cảnh báo bệnh gì?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục cảnh báo bệnh gì?

  • Ngộ độc thức ăn: Trong chế độ ăn của mẹ (với trẻ bú mẹ), hay chế độ ăn của trẻ có chứa độc tố gây ngộ độc cho trẻ với biểu hiện nôn trớ liên tục, không liên quan đến bữa ăn. Trẻ ngộ độc cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Lồng ruột: Lồng ruột là tình trạng các đoạn ruột của trẻ chèn ép nhau, gây tắc ruột, dẫn đến biểu hiện nôn, đi ngoài phân lỏng, có thể có máu trong phân. Trường hợp này, trẻ cũng cần được cấp cứu sớm.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ nhiễm trùng hô gấp có phản xạ ho để bảo vệ đường hô hấp. Trong hoặc sau khi ăn, nếu trẻ ho sẽ có nguy cơ nôn trớ cao. Trường hợp này, khi tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp của trẻ cải thiện, trẻ sẽ hết nôn trớ.

Hoặc nếu thấy trẻ có biểu hiện bất thường như bất thường về dịch nôn, trẻ sơ sinh có nôn trớ kèm theo sốt, quấy khóc, chất nôn có máu… mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

VI. Bổ sung lợi khuẩn có giúp giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh? 

Một trong những nguyên nhân chính khiến bé sơ sinh bị nôn trớ là.do hệ tiêu hoá còn non yếu, chưa hoàn thiện. Bởi vậy, bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hoá của bé phát triển khoẻ mạnh.là cách làm đơn giản giúp mẹ phòng và giảm nôn trớ cho trẻ.

Hiện nay, nhiều chuyên gia về nhi khoa cũng khuyên sử dụng lợi khuẩn ngay.khi ở thời điểm trẻ sơ sinh sẽ giúp giảm tình trạng nôn trớ, ọc sữa cũng như những tình trạng rối loạn tiêu hóa.có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé.

Công dụng của lợi khuẩn không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Chúng cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, không tạo ra các khí hơi gây.đầy trướng bụng và giảm sự dồn đọng thức ăn trong đường ruột, từ đó thức ăn vào.dạ dày thì trẻ sẽ khó bị nôn trớ hơn.

Tuy nhiên sử dụng loại lợi khuẩn nào phù hợp với thể trạng.cũng như tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh lại là điều có nhiều bậc cha mẹ lại chưa biết.

Lợi khuẩn Bifidobacterium là cư dân quen thuộc của hệ tiêu hóa. Bifidobacterium chiếm đến 99% lợi khuẩn tại đại tràng. Lợi khuẩn này chiếm một vai trò quan trọng để giúp giảm nôn trớ và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

VII. Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium-BB12 là giải pháp giảm nôn trớ hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy?

1. Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 hỗ trợ cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Như đã nói ở trên, Lợi khuẩn sống bifidobacterium-BB12 đóng một vai trò quan trọng để giảm nôn trớ cho trẻ hiệu quả nhờ những cơ chế nổi trội sau đây:

Bifidobacterium với sức khỏe bé

  • Ổn định hệ tiêu hóa nhờ khả năng tiết nhiều loại men tiêu hóa (enzyme tiêu hóa), thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Từ đó, tình trạng chướng bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh sẽ bị loại bỏ.
  • Giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày tới đại tràng nhanh hơn, thông qua kích thích nhu động ruột. Thức ăn nhanh chóng được hấp thu và thải ra ngoài qua phân. Từ đó  dạ dày không phải hoạt động quá lâu, kích thích quá mức. Tình trạng nôn trớ, trào ngược của trẻ sẽ giảm.
  • Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể bé khỏi các tác nhân gây bệnh.  Các vi khuẩn gây dị ứng, viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa sẽ bị tiêu diệt bởi các kháng thể (IgA, IgG) được kích thích biệt hóa từ lợi khuẩn.
  • Ức chế vi khuẩn có hại thông qua cạnh tranh vị trí bám, chiếm dinh dưỡng và tiết các chất kháng vi sinh vật tự nhiên.
  • Tiết các chất nhầy, tạo lớp màng sinh học bảo vệ niêm mạc ruột. Giúp niêm mạc ruột tránh được các tổn thương do các độc tố vi khuẩn gây bệnh tiết ra. Từ đó tránh được các rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ ở trẻ sinh.

2. Imiale – Lợi khuẩn sống gắn đích Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch

POD Imiale thông tin cơ bản

Imiale là lợi khuẩn sống chứa Bifidobacterium BB-12 được phân lập tới chủng. Khi sử dụng Imiale, mỗi ngày bé được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tiêu hóa nhanh và khỏe mạnh. Imiale được nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch, là sản phẩm thuần khiết 100%. Sản phẩm được FDA Hoa Kỳ cấp chứng nhận GRAS – đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh.

Thông tin sản phẩm Imiale.

 

IMIALE – LỢI KHUẨN SỐNG GẮN ĐÍCH BIFIDOBACTERIUM BB12 TỪ ĐAN MẠCH

Imiale nhap khau Dan mach

  1. Lợi khuẩn nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch: Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đan Mạch. Sản phẩm được sản xuất và giám sát chặt chẽ với quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn GMP – EU
  2. Lợi khuẩn độc quyền tại Việt Nam: Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam bổ sung chủng Bifidobacterium BB12
  3. Lợi khuẩn Bifidobacterium có số nghiên cứu lâm sàng hàng đầu thế giới: Với hơn 307 nghiên cứu quốc tế, Bifidobacterium BB12 hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
  4. Được chứng nhận an toàn: Imiale được nhận chứng nhận GRAS (An toàn tuyệt đối) của FDA và EFSA (Châu Âu)
  5. Lợi khuẩn uy tín hàng đầu: Imiale được ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu) khuyên dùng

3. Phản hồi của mẹ khi dùng Imiale cho trẻ sơ sinh nôn trớ 

Imiale được nhiều mẹ tin dùng và phản hồi tốt về hiệu quả giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

phản hồi imiale - giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh

giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh - imiale

Imiale được các bac sĩ tại bệnh viện Thu Cúc, bệnh viện Nhi trung ương tin tưởng và sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Hội thảo Imiale tại các viện sản nhi

Liên hệ tư vấn và đặt hàng qua hotline: 1900 9482 HOẶC 09 6762 9482

]]>
https://imiale.com/lam-sao-de-giam-non-tro-o-tre-so-sinh-an-toan-hieu-qua-3813/feed/ 0