Đi ngoài phân sống là một biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Nó thường tái đi tái lại nhiều lần và lâu dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, chăm sóc trẻ gặp tình trạng này như thế nào là đúng cách, khoa học và hiệu quả. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1.Trẻ đi ngoài phân sống là gì?
Trẻ đi ngoài phân sống là tình trạng thức ăn đi vào cơ thể không được hấp thu một cách triệt để và đào thải ra ngoài theo phân. Nói một cách dễ hiểu hơn, trẻ ăn gì đi ngoài ra cái đó.
Để nhận biết tình trạng này ở trẻ không dựa vào số lần đi ngoài trong ngày, mà chủ yếu dựa vào đặc điểm phân của trẻ:
- Phân thường có màu vàng ngả qua xanh (giống màu dưa cải).
- Trong phân lợn cợn hạt, có bọt.
- Phân có lúc rắn, lúc phân sền sệt hoặc có lúc nước riêng phân riêng.
- Phân thường có mùi chua.
Trẻ đi ngoài phân sống tuy không gây nguy hiểm ngay tức thì, nhưng nếu tình trạng này kéo dài khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn.
2. 5 món ăn dễ tiêu hóa cho trẻ đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống gây ra cảm giác mệt mỏi, bé lười ăn, sức đề kháng giảm sút. Chính vì thế, đối với trẻ đang ăn dặm, mẹ cần cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu trong khẩu phần ăn của bé hằng ngày, bao gồm: tinh bột; chất đạm, chất béo; chất xơ; vitamin và khoáng chất. Các thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn. Mẹ nên chế biến chúng thành những món ăn mềm nhuyễn, dễ nuốt.
5 món cháo dưới đây vừa dễ chế biến, giàu dinh dưỡng, vừa có màu sắc bắt mắt tạo thích thú cho trẻ khi ăn.
2.1 Cháo bí đỏ thịt gà:
Thịt gà chứa chất đạm, ít chất béo bão hòa. Khi được nấu chín thịt gà trở thành món ăn dễ tiêu hóa.
Nguyên liệu: Thịt gà 50g, bí đỏ 50g, gạo tẻ 80g, 2 muỗng dầu ăn cho trẻ
Cách nấu:
Bước 1: Thịt gà băm nhỏ, bí đỏ hấp chín và xay nhuyễn
Bước 2: Cho gạo với lượng nước vừa đủ vào nồi nấu chín. Sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu cùng. Khi cháo chín thêm vào 1-2 muỗng dầu ăn của trẻ.
2.2 Cháo cà rốt thịt bò
Thịt bò là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng gồm chất đạm, béo, vitamin (B6, B12, PP) và một số khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, kẽm, magie, canxi.
Cà rốt chứa nhiều vitamin và chất khoáng: beta-caroten, vitamin C, kali, sắt, mangan, canxi, pectin và các chất chống oxy hóa. Các chất này giúp giảm táo bón, tiêu chảy, cung cấp chất điện giải và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Hai nguyên liệu trên vốn rất tốt cho hệ tiêu hóa, khi kết hợp với nhau tạo ra một món ăn giàu dinh dưỡng và vô cùng hấp dẫn cho bé.
Nguyên liệu cho một phần ăn của trẻ:100ml cháo trắng, 2 muỗng cafe thịt bò, 2 khoanh cà rốt, 1-2 giọt dầu ăn.
Cách nấu:
Bước 1: Cháo trắng có thể nấu từ cơm hoặc gạo.
Bước 2: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn. Cà rốt rửa sạch rồi thái hạt lựu.
Bước 3: Cho thịt bò và cà rốt vào nấu cùng cháo trắng tới khi nhuyễn.
2.3 Cháo thịt bằm, khoai lang
Khoai lang cung cấp chất xơ hòa tan, dễ tiêu hóa. Hơn nữa, nó còn làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột, góp phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thêm vào đó, khoai lang cũng chứa Kali, bù lại lượng Kali thường bị mất đi trong quá trình rối loạn tiêu hóa. Khi kết hợp với thịt giàu chất đạm, giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn, cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống.
Nguyên liệu: 50g gạo tẻ, 100g khoai lang, 50g thịt lợn.
Cách nấu:
Bước 1: Khoai lang hấp chín, xay nhuyễn. Thịt lợn băm nhỏ
Bước 2: Cho gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu chín. Sau đó cho khoai lang và thịt bằm vào nấu cùng.
2.4 Cháo gà bắp cải:
Món ăn đơn giản với những nguyên liệu sẵn có, giúp trẻ dễ tiêu hóa. Thịt gà cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, vitamin B; bắp cải chứa chất xơ và vitamin C.
Nguyên liệu: Gạo tẻ 40g, 50g thịt gà, 100g rau bắp cải
Cách nấu:
Bước 1: Bắp cải rửa sạch, luộc chín, thái nhỏ. Thịt gà luộc, xé nhỏ
Bước 2: Gạo nấu thành cháo trắng. Sau đó cho bắp cải, thịt gà vào nấu đến khi nhuyễn.
2.5 Cháo gừng
Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Trong gừng chứa chất kháng viêm, chống khuẩn, kích thích tiêu hóa. Bên cạnh đó, gừng cũng làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng.
Nguyên liệu: Gạo tẻ 50g, gừng tươi 50g
Cách nấu:
Bước 1: Gừng rửa sạch thái nhỏ hoặc xay nhuyễn
Bước 2: Cho gạo vào nồi, đổ lượng nước thích hợp nấu tới khi cháo chín
Bước 3: Bỏ gừng vào, đảo đều một lúc rồi tắt bếp.
Với các gợi ý trên đây, mong rằng có thể giúp các mẹ đa dạng thực đơn hàng ngày của bé gặp tình trạng đi ngoài phân sống trong thời kỳ ăn dặm.
Đối với trẻ đang trong thời kì bú mẹ, sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp đầy đủ và tối ưu nhất các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú đều đặn và tăng cường để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, giúp bé vượt qua tình trạng đi ngoài phân sống nhanh chóng.
➤ Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng hấp dẫn, dễ hấp thu
3. Nên bổ sung men vi sinh hay men tiêu hóa cho trẻ đi ngoài phân sống?
Ngoài các món ăn làm phong phú thêm khẩu phần ăn, khi bé đi ngoài phân sống, mẹ có thể bổ sung cả men vi sinh và men tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, mỗi loại men có những ưu nhược điểm khác nhau.
Men tiêu hóa:
- Men tiêu hóa (hay còn gọi là enzym) là các loại men do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra, có tác dụng để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Dùng men tiêu hóa để việc tiêu hóa được bình thường. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng chỉ có tác dụng nhất thời, không giúp phục hồi hệ tiêu hóa tối ưu.
- Lưu ý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống men tiêu hóa vì ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định.
- Không được dùng liên tục, kéo dài, thời gian dùng chỉ tối đa là 2 tuần. Nguyên nhân là bởi khi sử dụng kéo dài, cơ thể bé “lười” sản sinh ra các enzym, hệ tiêu hóa trở nên trì trệ và bé bị phụ thuộc vào men tiêu hóa.
- Trường hợp bị sống phân có đau bụng kèm theo tuyệt đối tránh xa sản phẩm này.
Men vi sinh:
- Men vi sinh: bổ sung các vi khuẩn có lợi, thiết lập trạng thái cân bằng hệ vi sinh. Ngoài ra, nó còn giúp ức chế các vi khuẩn có hại tiết độc tố, gây bệnh cho cơ thể.
- Men vi sinh có thể dùng dài ngày.
- Lưu ý: Dùng trực tiếp hoặc pha với nước đun sôi để nguội để uống.
- Không nên pha men vi sinh vào nước, cháo hay sữa còn nóng bởi nhiệt độ cao sẽ làm giảm hoạt lực của men vi sinh.
- Không pha men vi sinh buổi sáng uống buổi chiều, do vi sinh bị chết sẽ không có tác dụng.
» Xem thêm: Men vi sinh nào tốt nhất cho trẻ đi ngoài phân sống?
4. Vai trò phục hồi hệ tiêu hóa của lợi khuẩn Bifidobacterium khi trẻ đi ngoài phân sống
Lợi khuẩn không còn xa lạ với các mẹ, nhiều người đã nhận ra lợi ích vượt trội của nó. Bifidobacterium là được coi như thủ lĩnh trong các loại lợi khuẩn khi chiếm đến 90% hệ vi sinh đường ruột và mang những ưu điểm vượt trội hơn các lợi khuẩn khác. Chúng giúp phục hồi hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng phân sống theo nhiều cơ chế khác nhau như:
- Tiêu hóa triệt để thức ăn: Bifidobacterium giúp tiết nhiều loại enzyme khác nhau giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, với hiệu suất cao.
- Ức chế, loại trừ vi khuẩn có hại: Bifidobacterium cạnh tranh vị trí bám, dinh dưỡng với vi khuẩn có hại nhờ khả năng bám dính tốt, do đó ức chế hại khuẩn phát triển. Ngoài ra, chúng còn tiết ra các men kháng vi sinh vật tự nhiên, bảo vệ cơ thể bé khỏi tác nhân gây bệnh.
- Bảo vệ hệ tiêu hóa: Bifidobacterium tạo màng nhầy bao quanh niêm mạc đại tràng giúp điều tiết hoạt động của đại tràng.
- Cải thiện biếng ăn: Lợi khuẩn tiết các enzym và vitamin B, kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
- Nâng cao đề kháng: Bifidobacterium kích thích sự phát triển của tế bào miễn dịch, đồng thời tiết ra các kháng thể tự nhiên (IgA, IgG,…) tạo nên hàng rào vững chắc bảo vệ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Khẩu phần ăn với những món ăn giàu dinh dưỡng, hấp dẫn được gợi ý trên đây cùng việc bổ sung men vi sinh… là các giải pháp mẹ có thể lựa chọn khi trẻ gặp tình trạng phân sống. Qua bài viết, mong rằng các mẹ đã có thêm nhiều hiểu biết để chăm sóc trẻ hiệu quả khi không may gặp tình trạng này.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.