Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Tue, 07 Feb 2023 09:46:59 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 Sự khác biệt của Bifidobacterium và Lactobacillus https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/ https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/#comments Thu, 10 Mar 2022 02:51:32 +0000 https://imiale.com/?p=12223 Cơ thể người là một hệ thống vi sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó đường ruột là nơi có chứa hệ vi sinh vật đa dạng và phức tạp nhất với khoảng hơn 500 loài trải dài trong hệ thống niêm mạc ruột với độ dày lên tới 1mm. Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn có số lượng lớn và có nhiều vai trò nhất với cơ thể. Vậy 2 chi lợi khuẩn này có điểm gì khác nhau và liệu thì chi lợi khuẩn nào tốt hơn chi lợi khuẩn nào? Mời các bạn cùng đọc ngay bài viết sau để tìm được đáp án cho mình nhé

Bifidobacterium và Lactobacillus

1. Lợi khuẩn là gì và những vai trò của lợi khuẩn đối với cơ thể?

1.1. Định nghĩa

Theo FAO/WHO đã định nghĩa

Lợi khuẩn (men vi sinh hay probiotics) là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.

Định nghĩa lợi khuẩn uWHO

Theo đó, một vi sinh vật được coi là lợi khuẩn phải thỏa mãn tối thiểu 3 tiêu chí:

  • Vi sinh vật đó phải còn sống
  • Vi sinh phải tồn tại khi tới được cơ quan đích tác dụng
  • Vi sinh vật khi bổ sung với liều lượng xác định phải cho những tác dụng có lợi nhất định đối với sức khỏe thông qua các bằng chứng nghiên cứu lâm sàng.

1.2. Vai trò của lợi khuẩn đối với sức khỏe

Men vi sinh duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm các lợi ích về dinh dưỡng, sức khỏe tiêu hóa, chức năng miễn dịch,… Nghiên cứu được xuất bản bởi American College of Gastroenterology[1] chỉ ra rằng các chủng probiotics cụ thể có thể:

  • Hỗ trợ, tăng cường chức năng tiêu hóa
  • Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ tiêu chảy nặng
  • Phòng ngừa và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo
  • Giảm mức độ và ngăn ngừa các bệnh tự miễn dịch
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da như chàm, dị ứng, …
  • Phòng chống lại nhiễm trùng tiết niệu

2. Phân loại lợi khuẩn

Có rất nhiều các loại vi sinh vật khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, Bifidobacterium và Lactobacillus là 2 chi lợi khuẩn thiết yếu, phổ biến thường được ứng dụng, nghiên cứu và phát triển thành các men vi sinh.

2.1. Bifidobacterium

Đây là chi lợi khuẩn chủ yếu tại đại tràng, chiếm tới 90% tổng số vi khuẩn tại đây. Chi vi khuẩn này thường được sử dụng trong thực phẩm và chất bổ sung nhằm

  • Cân bằng hệ vi sinh, hạn chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại
  • Hỗ trợ hầu hết các hoạt động tiêu hóa ở khu vực đại tràng
  • Tăng cường hỗ trợ hệ thống miễn dịch
  • Kích thích cơ thể sản xuất các enzyme để phân hủy các chất thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được.

2.2. Lactobacillus

Chi vi khuẩn này thường được tìm thấy tại khoang miệng, ruột non âm đạo. Chúng có khả năng hỗ trợ kích thích sản sinh lactase và acid lactic. Vì vậy chúng hỗ trợ cơ thể hấp thu, cân bằng hệ vi sinh, hình thành cơ cũng như tăng cường hấp thu khoáng chất.

2.3. Các chi lợi khuẩn khác

Ngoài 2 chi lợi khuẩn này ra, 1 số các lợi khuẩn lẻ khác cũng được nghiên cứu và đánh giá là có lợi cho cơ thể. Ví dụ như

  • Saccharomyces boulardii
  • Streptococcus thermophilus
  • Bacillus
  • ….

» Xem thêm: [Tổng quan] Bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii & Vai trò

3. Lactobacilus là gì? Vai trò của Lactobacilus với cơ thể là gì?

3.1. Lactobacilus là gì?

Lactobacillus (đôi lúc được hiểu như thuốc lactobacillus) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa, tiết niệu và sinh dục của con người. Ngoài ra, Lactobacillus cũng có trong một số thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai và thực phẩm chức năng.

Chi Lactobacillus là nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng bậc nhất trong số các vi khuẩn sản xuất axit lactic. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở pH 5.5 – 5.8 và có khả năng sinh axit lactic từ quá trình lên men carbohydrate. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng sản xuất protein bacteriocin, tạo ra hàng rào ngăn cản vi sinh vật có hại phát triển.

3.2. Đặc điểm của chi lactobacilus

  • Chi Lactobacilluslà một chi phức tạp, bao gồm hơn 170 loài. Các loài không thể dễ dàng phân biệt về mặt kiểu hình mà thường dùng cách xác định phân tử (xác định về bộ gen của chúng)
  • Vi khuẩn gram dương, hình que và không hình thành bào tử. (Bào tử ở đây có thể hiểu là trạng thái ngủ đông của vi khuẩn, cấu trúc bền vững và không diễn ra hoạt động trao đổi chất).
  • Có khả năng sinh trưởng trong môi trường hiếu kỵ khí tùy ý, tức là chúng có thể tồn tại trong cả điều kiện hiếu khí (có oxy) và kỵ khí (không có oxy).
  • Ở người trưởng thành, nồng độ Lacobacillus có thể đạt được từ 104 – 105 CFU lợi khuẩn
  • Lactobacillus có thể sản sinh ra acid lactic và có khả năng lên men glucose.

3.3. Vai trò của chi lactobacilus

3.3.1. Kiểm soát pH và phòng ngừa một số bệnh ở khu vực âm đạo

Một số chủng lợi khuẩn thuộc Lactobacillus có thể ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo. Cơ chế chính được cho là:

  • Lactobacillus giảm pH âm đạo, tạo môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn gây hại.
  • Lactobacillus tiết chất kháng các loại nấm, vi khuẩn trong âm đạo.
  • Tăng tiết chất nhầy, duy trì độ ẩm trong âm đạo.

Nhằm khẳng định điều này, năm 2014, TS Homayouni, Aziz cùng các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của lợi khuẩn trong việc phòng ngừa tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn. Đây là một nghiên cứu mù đôi, đối chứng với giả dược, bệnh nhân được bổ sung Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus GR-1 và Lactobacillus fermentum RC-14 với liều ít nhất 10 CFU/ngày trong 2 tháng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung probiotics thuộc chi Lactobacilus có vai trò trong việc phòng ngừa hoặc điều trị viêm nhiễm khuẩn âm đạo.

3.3.2. Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột

Lactobacillus đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột bằng cách:

  • Kiểm soát độ pH tại ruột thông qua việc sản xuất các axit lactic, làm tăng tính axit, giảm độ pH trong ruột. Từ đó, hạn chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
  • Hỗ trợ tăng tiết các chất có khả năng ức chế vi khuẩn có hại như bacteriocin.
  • Cạnh tranh vị trí bám và chất dinh dưỡng của vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru và ổn định hơn, cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa như:

  • Tiêu chảy: Lactobacillus hỗ trợ làm giảm nguy cơ tiến triển nặng hơn tiêu chảy ở trẻ 1 – 36 tháng tuổi. [1] Ngoài ra, chúng cũng được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy liên quan tới sử dụng kháng sinh. Dòng lactobacillus được nghiên cứu kỹ lưỡng, có khả năng làm giảm nguy cơ tiêu chảy khoảng 60% đến 70% khi được sử dụng trong vòng 2 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị kháng sinh và kéo dài ít nhất sau 3 ngày kết thúc kháng sinh.[2]
  • Táo bón: Uống lactobacillus trong 4-8 tuần có thể làm giảm các triệu chứng táo bón như khó chịu, đầy hơi và khó tiêu.[3]
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Có nghiên cứu chỉ ra rằng dùng men vi sinh Lactobacillus cùng với “liệu pháp bộ ba” gồm kháng sinh clarithromycin, amoxicillin và thuốc ức chế bơm proton giúp điều trị loét dạ dày do Helicobacter pylori hiệu quả hơn so với nhóm chỉ dùng liệu pháp bộ ba này.[4]
  • Viêm loét đại tràng: bổ sung Lactobacillus có thể làm thuyên giảm rõ rệt ở người bị viêm loét đại tràng. Có nghiên cứu cho rằng dùng sản phẩm kết hợp Lactobacillus, Bifidobacterium và Streptococcus có thể tăng hiệu quả gần gấp 2 lần khi được sử dụng với phương pháp điều trị viêm loét đại tràng thông thường.

LA5 cải thiện tiêu chảy

3.3.2. Tham gia vào hệ thống miễn dịch

Một số chủng lợi khuẩn Lactobacilus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng nhờ:

  • Gia tăng sản xuất các chất kháng khuẩn như mucin, ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Tăng cường các hoạt tính của tế bào diệt tự nhiên, bạch cầu đa nhân và thực bào.
  • Thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch, nên có tác dụng giảm dị ứng.
  • Tăng các tế bào bài tiết IgA, IgG, IgM.
  • Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết (IgAs). Đây là thành phần quan trọng nhất và chiếm ưu thế trong bề mặt niêm mạc có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh tiềm tàng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả khi bổ sung một số chủng thuộc chi Lactobacillus trong việc ngừa nhiễm trùng đường thở ở trẻ em và các phản ứng dị ứng, chẳng hạn như hen suyễn, sổ mũi và chàm ở trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình mắc bệnh này.[5]

3.4. Một số các chủng lợi khuẩn thuộc chi Lactobacilus thường dùng

  • L. acidophilus: Điều trị viêm loét đại tràng
  • L. plantarum: Phòng ngừa và quản lý bệnh ruột kích thích (IBD), hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh tim mạch vành, ung thư và các triệu chứng tiêu hóa
  • L. reuteri: Điều trị hiệu quả chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, ngăn ngừa và điều trị bệnh tiết niệu sinh dục, sâu răng và mẫn cảm với thức ăn. Ví dụ như L.reuteri DSM 17938 (Biogaia)
  • L. casei: Ức chế sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori – đặc tính của lợi khuẩn trong việc ngăn ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và Clostridium difficile. Ví dụ Lactobacillus casei LcS (Yakult)

» Xem thêm: Tổng quan thông tin khoa học về chi lợi khuẩn Lactobacillus

4. Bifidobacterium là gì? Vai trò của chúng trong cơ thể là gì?

4.1. Bifidobacterium là gì?

Bifidobacterium (đôi lúc được hiểu như thuốc Bifidobacterium) là một chi lợi khuẩn tồn tại chủ yếu trong hệ tiêu hóa và cụ thể là đại tràng của con người. Có thể tìm thấy chúng trong phân, răng, âm đạo.

Đây là một nhóm lợi khuẩn lớn và đa dạng. Vi khuẩn này phát triển tối ưu ở 6 ± 7, hầu như không phát triển ở pH 4,5 ± 5,0 trở xuống hoặc ở pH 8,0 ± 8,5 trở lên. Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 37 ± 41 oC, tăng trưởng tối đa ở 43 ± 45 C và hầu như không tăng trưởng ở 25 ± 28 oC hoặc thấp hơn.

4.2. Đặc điểm của chi lợi khuẩn Bifidobacterium

  • Vi khuẩn Bifidobacterium lần đầu tiên được phân lập và mô tả vào năm 1899 bởi Tissier. Chúng được mô tả là vi sinh vật kỵ khí hình que, sinh sản vô tính, có hình dạng chữ Y và được tìm thấy trong phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
  • Bifidobacterium là vi khuẩn kỵ khí gram dương, không hình thành bào tử, không di động và âm tính với catalase [7]. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau bao gồm que ngắn, cong và que hình chữ Y chia đôi.
  • Hiện nay, đã xác định được khoảng 30 loài trong chi Bifidobacterium, 10 trong số đó được tìm thấy ở người (sâu răng, phân và âm đạo), 17 loài đường ruột động vật ăn cỏ, 2 từ nước thải và 1 từ sữa lên men.
  • Cũng như Lactobacillus, Bifidobacterium cũng có khả năng tạo ra axit axetic và axit lactic mà không tạo ra CO2.

4.3. Vai trò của Bifidobacterium đối với cơ thể

4.3.1. Trên tiêu hóa

Lợi khuẩn Bifido tiết dịch nhầy bao phủ thành ruột tạo thành một lớp lá chắn bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, chúng có thể chống lại sự phá huỷ đường ruột của virus Rota gây tiêu chảy kéo dài và liên tục ở trẻ em, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Nhờ vậy mà giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, …

  • Táo bón:

Năm 2015, trung tâm nghiên cứu tiêu hóa, đại học Nam Manchester, Anh Quốc và Trung tâm nghiên cứu tiêu hóa Park- Klinik tại Đức đã tiến hành một thí nghiệm trên 1248 trẻ táo bón tham gia nghiên cứu. Số này được bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12® trong vòng 4 tuần liên tiếp. Bệnh nhân được theo dõi tình trạng đi tiêu mỗi ngày và thống kê số lần đi tiêu mỗi tuần.

Kết quả nghiên cứu ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng lợi khuẩn chứa chủng BB-12® cho trẻ bị táo bón. 100% tình trạng táo bón giảm nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và cải thiện hoàn toàn sau 4 tuần sử dụng. Bắt đầu khi được đưa vào nghiên cứu, các bệnh nhân thường chỉ đi tiêu 1 lần trong một tuần, tình trạng đi tiêu gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn. Kết quả cải thiện rõ rệt sau tuần đầu tiên, bệnh nhân tăng số lần đại tiện lên 3 lần/ tuần, và dần dần là 4-5 lần vào các tuần tiếp theo.

nghiên cứu táo bón

  • Tiêu chảy

90% lợi khuẩn tại khu vực đại tràng là lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium. Chính vì vậy nó quyết định tới hầu hết các hoạt động ở khu vực tiêu hóa. Nhờ khả năng sản sinh ra acid axetic có tác động diệt khuẩn mạnh mẽ, chống lại các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy do kháng sinh, Bifidobacterium giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch, tiêu chảy nhiễm trùng, táo bón, phân sống ở trẻ nhỏ như: Salmonella, E.coli, Shigella,…

Năm 2004, Chouraqui J.P. và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Imiale® (Bifidobacterium BB12®) trong phòng ngừa tiêu chảy và loại trừ rotavirus ở trẻ nhỏ. Đây là một nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có đối chứng để. Nghiên cứu tiến hành trên 90 trẻ khỏe mạnh dưới 8 tháng tuổi, được chia thành 2 nhóm. Một nhóm được bổ sung 1010 CFU BB12 trong sữa công thức hàng ngày, một nhóm dùng sữa bình thường và theo dõi tỷ lệ trẻ bị tiêu chảy trong 5 tháng.

Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung Bifidobacterium BB12 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm hơn nhóm còn lại, với 28,3% trẻ sơ sinh dùng BB-12 ® bị tiêu chảy cấp so với 38,6% ở nhóm chứng. Bên cạnh đó số ngày bị tiêu chảy cũng như xác suất tiêu chảy trong ngày ở nhóm BB-12 ® thấp hơn. Những kết quả này cho thấy rằng BB-12 ® có tác dụng phòng ngừa nguy cơ tiêu chảy ở trẻ.

nghien cuu tieu chay imiale Chouraqui

  • Các bệnh lýđại tràng

Ngoài ra, một số lợi khuẩn thuộc chi Bifidobacterium còn được chứng mình là có vai trò cải thiện tình trạng viêm loét đại tràng, bệnh Celiac, giảm được mức độ nghiêm trọng của hội chứng ruột kích thích. Một nghiên cứu lớn trên 362 người cho thấy rằng dùng men vi sinh Bifidobacteria trong bốn tuần đã cải thiện đáng kể các triệu chứng của IBS[5]

Các nghiên cứu khác cho thấy rằng cùng một loại men vi sinh Bifidobacteria cũng làm giảm viêm ở những người bị bệnh viêm ruột, viêm loét đại tràng, hội chứng mệt mỏi mãn tính và bệnh vẩy nến [6]

  • Bệnh lý về dạ dày, tiêu diệt HP

160 bệnh nhân nhiễm H. pylori được chia ngẫu nhiên thành một nhóm 2 nhóm ngẫu nhiên bổ sung BB12 – LA5 và nhóm chứng. Kết quả cho thấy, nhóm bổ sung BB-12 ® và LA-5 ® có thể làm giảm tác dụng phụ của điều trị kháng sinh, hỗ trợ tuân thủ điều trị, cải thiện tỷ lệ diệt trừ H. pylori và tái thiết lập hệ vi sinh vật.

4.3.2.Trên hệ miễn dịch

Lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ bảo vệ tế bào miễn dịch ruột bằng cách thiết lập một màng bao bọc niêm mạc ruột. Đây là nơi chiếm 70% tế bào miễn dịch nhờ đó sẽ tăng cường được sức đề kháng của trẻ nhỏ.

Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium có thể ngăn ngừa các bệnh liên quan đến miễn dịch do có tác dụng chống viêm. Như trong trường hợp trẻ bị viêm mãn tính là căn nguyên của nhiều bệnh và tính trạng sức khoẻ của trẻ. Men vi sinh phát huy tác dụng trong ruột, nơi chứa 80% hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ làm cải thiện tình trạng bệnh lý của trẻ.

Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương, lợi khuẩn Bifidobacterium sẽ tạo ra màng nhầy bao phủ vết thương và kích thích niêm mạc ruột để tổng hợp kháng thể IgA. Chúng sẽ bám dính vào các kháng nguyên lạ như: virus, vi khuẩn, độc tố,…để vô hiệu hoá kháng nguyên này.

miễn dịch

4.3.3. Vai trò trong phát triển trí não

Bifidobacterium giúp cải thiện được các tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ như: tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, đau bụng,… Do đó, khả năng phát triển về trí não của trẻ không bị ảnh hưởng đến não bộ của trẻ nên được phát triển hoàn thiện hơn.

Lợi khuẩn cũng giúp trẻ hấp thu tốt các chất dinh dưỡng tốt cho não bộ và giúp tổng hợp vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, vì vậy giúp trẻ thông minh hơn và khỏe mạnh hơn.

4.3.4. Vai trò phòng ngừa các bệnh lý mạn tính

Khi lợi khuẩn Bifido vào ruột non và đại tràng sẽ nhanh chóng tiết ra kháng sinh, giúp nhanh lành vết loét và mau lên da non. Chúng cũng tạo lớp chất nhầy bao tráng lên niêm mạc dạ dày, đặc biệt là những vết sẹo mới lành nên điều trị dứt điểm tình trạng tái đi tái lại, cũng như là phòng ngừa các bệnh mạn tính xảy ra.

4.3.5. Vai trò trên chuyển hóa

Chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và các rối loạn mãn tính khác. Bifidobacteria có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này bằng cách phân giải, tiêu hóa chất xơ. Khi tiêu hóa chất xơ, những vi khuẩn có lợi này tạo ra các hóa chất quan trọng được gọi là axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Acid béo chuỗi ngắn là sản phẩm của quá trình lên men chất xơ ở ruột già, vừa là nguồn năng lượng cho tế bào ruột già, vừa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và phòng ngừa, điều trị một số vấn đề bệnh lý về tiêu hóa và chuyển hóa.

Bifidobacteria cũng giúp sản xuất các hóa chất quan trọng khác, bao gồm vitamin B và axit béo lành mạnh

4.4. Một số chủng lợi khuẩn của chi Bifidobacterium thường gặp

  • B. animalis: Loài này là một thành phần trong sản phẩm Activia của sữa chua Dannon. Nó được đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa và chống lại vi khuẩn lây truyền qua thức ăn cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • B. breve: Loài này thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa và trong âm đạ. Ở cả hai nơi, nó có vai trò chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc nấm men. Loài này cũng giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng bằng cách lên men đường và phá vỡ chất xơ thực vật để làm cho nó có thể tiêu hóa được.
  • B. lactis: Loại này có nguồn gốc từ sữa tươi. Đó là một thành phần trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa probiotic của Nestle, được gọi là Good Start Natural Cultures. Ngoài ra, Bifidobacterium BB12 cũng là một lợi khuẩn thiết yếu cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Nó cũng cũng giúp lên men:
    • Sữa bơ
    • Pho mát
    • Các sản phẩm khác từ sữa
  • B. longum: Loài này sống trong đường tiêu hóa của bạn. Nó giúp phân hủy carbohydrate và cũng có thể là một chất chống oxy hóa.

6 lợi ích của bifidobacterium

5. Lactobacilus và Bifidobacterium nên bổ sung chi lợi khuẩn nào?

  • Mỗi chi lợi khuẩn sẽ có nhiều loài lợi khuẩn, và trong mỗi loài sẽ có nhiều chủng lợi khuẩn. Mỗi chủng lợi khuẩn sẽ có vị trí, vai trò và nồng độ cho tác dụng khác nhau. Cả Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe của con người, nhưng với mỗi chi lợi khuẩn sẽ có vị trí tác dụng, vai trò khác nhau. Ví dụ, như Bifidobacterium là chi lợi khuẩn chiếm tới 90% tại đại tràng – nơi quyết định hầu hết các hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy, phần lớn các nghiên cứu của Bifidobacterium BB12 được chứng minh có hiệu quả trong cải thiện và phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,… Chính vì vậy, việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn nào cần xác định xem mục đích cần bổ sung cũng như chủng lợi khuẩn muốn
  • Bổ sung lợi khuẩn cần dựa trên những nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh: Không phải bất cứ chủng lợi khuẩn nào thuộc chi Bifidobacterium cũng đều được phân lập hay chứng minh là có tác dụng đối với sức khỏe. Thêm vào đó, có rất nhiều những lợi khuẩn mới được đánh giá hiệu quả trong môi trường phòng thí nghiệm, chưa được ứng dụng trên cơ thể hoàn chỉnh. Vì vậy, khi lựa chọn bổ sung lợi khuẩn, cần xem xét, cân nhắc các nghiên cứu của lợi khuẩn đó trên lâm sàng.
  • Đối tượng sử dụng: Tháng 2/2012, Hiệp Hội dinh dưỡng Tiêu hóa Nhi Khoa Châu Âu (ESPGHAN) đã đưa ra khuyến nghị không nên sử dụng các lợi khuẩn có gen kháng kháng sinh hoặc sản sinh ra D-lactate cho trẻ sinh non vì có khả năng gây độc cho hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm lợi khuẩn nào cũng cần phải cân nhắc dựa trên đối tượng cụ thể.
  • Lựa chọn lợi khuẩn theo tiêu chí nào? Thực tế, ngày nay có rất nhiều các chủng lợi khuẩn và cũng có rất nhiều chế phẩm trên thị trường. Việc lựa chọn bổ sung lợi khuẩn đôi khi cũng trở nên khó khăn cho người tiêu dùng. Chính vì thế, WHO đã xây dựng nên 5 tiêu chí của một lợi khuẩn lý tưởng để các mẹ có thể cân nhắc lựa chọn.

5 tiêu chí lợi khuẩn lý tưởng

» Xem thêm: 5 tiêu chí của WHO dành cho một lợi khuẩn lí tưởng

Tổng kết

Bifidobacterium và Lactobacillus đều là những chi lợi khuẩn có lợi cho cơ thể, sức khỏe con người. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng, người dùng cần có sự cân nhắc lựa chọn khác nhau. Bên cạnh đó là cần phải xác định xem lợi khuẩn đã thỏa mãn các tiêu chí, quy trình nhất định.

Đặt mua Imiale – lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch TẠI ĐÂY

Nguồn tham khảo

  1. Elservier
  2. Healthline
  3. Pubmed
]]>
https://imiale.com/bifidobacterium-va-lactobacillus-12223/feed/ 1
Vai trò của lợi khuẩn trong hỗ trợ Hội chứng ruột kích thích (IBS) https://imiale.com/hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-8681/ https://imiale.com/hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-8681/#respond Wed, 30 Jun 2021 03:53:09 +0000 https://imiale.com/?p=8681 Theo khuyến cáo của các chuyên gia đầu ngành, người mắc bệnh Hội chứng ruột kích thích IBS nên dùng các chế phẩm sinh học như men vi sinh nhằm cân bằng vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu lợi ích của các chủng vi khuẩn trong hỗ trợ bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. 

1. Hội chứng ruột kích thích là gì?

hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích IBS là một bệnh Rối loạn tiêu hóa mãn tính đặc trưng bởi các triệu chứng như đau thắt bụng hoặc khó chịu, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy…Nó ảnh hưởng đến 7–21% dân số trên toàn thế giới, thường hay gặp ở phụ nữ.  

Nguyên nhân chính xác của IBS vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số nguyên nhân được đề xuất bao gồm: thay đổi nhu động tiêu hóa, nhiễm trùng, tương tác não-ruột, vi khuẩn phát triển quá mức, nhạy cảm với thức ăn, kém hấp thu carbohydrate và viêm ruột.

Có thể chia bệnh thành 4 nhóm phụ:

  • IBS-D: Tiêu chảy chiếm ưu thế
  • IBS-C: Táo bón chiếm ưu thế
  • IBS-M: Xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón
  • IBS-U: Không xác định, dành cho những người không phù hợp với một trong các loại trên

Các phương pháp điều trị Hội chứng ruột kích thích IBS bao gồm: sử dụng thuốc –  cải thiện chế độ ăn uống và lối sống – loại bỏ FODMAP và lactose – sử dụng men vi sinh.

Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân và cách xử trí

2. Probiotics là gì?

Lợi khuẩn loại trừ vi khuẩn có hại

 

Hệ tiêu hóa của chúng ta chứa cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, được gọi là hệ khuẩn chí đường ruột. Trong đó, vi khuẩn có lợi đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, hệ vi khuẩn đường ruột đôi khi có thể mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi.

Probiotics là vi khuẩn sống hoặc nấm men được tìm thấy trong thực phẩm và chất bổ sung. Chúng an toàn, tương tự như hệ thực vật đường ruột tự nhiên và mang lại lợi ích cho sức khỏe. 

Một số thực phẩm chứa probiotics phổ biến bao gồm sữa chua, dưa cải bắp, tempeh, kim chi và các loại thực phẩm lên men khác.

Ngoài ra, các chủng lợi khuẩn phổ biến được tìm thấy trong các chất bổ sung bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.

3. Probiotics có vai trò cải thiện như thế nào với IBS?

Định nghĩa lợi khuẩn uWHO

3.1. Vai trò của Probiotics 

Một số lượng đáng kể các nghiên cứu gần đây đã điều tra cách thức sử dụng chế phẩm sinh học để hỗ trợ và quản lý IBS. Các triệu chứng IBS có liên quan đến những thay đổi nhất định trong hệ vi khuẩn đường ruột. Ví dụ: những người bị IBS có lượng Lactobacillus và Bifidobacterium trong ruột thấp hơn và mức độ Streptococcus, E. coli và Clostridium có hại lại cao.

Ngoài ra, có tới 84% bệnh nhân IBS bị vi khuẩn có hại phát triển quá mức trong ruột có thể dẫn đến nhiều triệu chứng bệnh.

Những thay đổi trong hệ vi khuẩn đường ruột, tăng hại khuẩn có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng IBS bằng cách tăng viêm, tăng nhạy cảm ruột, giảm chức năng miễn dịch và thay đổi nhu động tiêu hóa.

Probiotics (men vi sinh – Lợi khuẩn) đã được công nhận hiệu quả cải thiện các triệu chứng rối loạn hội chứng ruột kích thích bằng cách:

Loại trừ và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh

Lợi khuẩn giúp sản sinh các acid, các chất kháng khuẩn, các chất chuyển hóa có chọn lọc ức chế sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn vào cơ thể tạo ra một hệ vi sinh đối lập, nhằm cạnh tranh vị trí bám dính và nguồn dinh dưỡng với các vi khuẩn có hại khiến chúng không thể tồn tại. 

Nâng cao sức đề kháng, giảm các phản ứng viêm

Vai trò của lợi khuẩn trong đường tiêu hóa

Một trong những cơ chế quan trọng của lợi khuẩn là sản xuất các chất kháng khuẩn, gây ức chế cho cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Các acid hữu cơ, đặc biệt là acid acetic và acid lactic, có tác dụng ức chế mạnh đối với vi khuẩn gram âm, ức chế hoạt động chống lại mầm bệnh hại gây bệnh.

Lợi khuẩn cũng tạo ra một loạt các acid béo giúp tăng cường sức khỏe. Ví dụ, một số chuẩn vi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli trong ruột đã được chứng minh là tạo ra acid linoleic liên hợp (CLA) – một tác nhân chống ung thư mạnh, thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch tế bào lympho T nhằm kích thích sản xuất interleukin 10 và các yếu tố biến đổi sự phát triển giúp trung hòa miễn dịch, giảm các bệnh lý dị ứng, các phản ứng viêm.

Ngoài ra, chúng còn tạo ra hàng rào bảo vệ ruột thông qua tiết kháng thể IgA – protein nhận dạng và tiêu diệt các tác nhân có hại.

Tăng cường các chức năng bảo vệ và phục hồi tổn thương hệ tiêu hóa

Tăng độ bám dính của lợi khuẩn vào niêm mạc ruột là hoạt động rất quan trọng để điều chỉnh hệ thống miễn dịch, đối kháng với các tác nhân gây bệnh. Sự có mặt của lợi khuẩn giúp kích thích một số chức năng của hệ miễn dịch đường ruột, góp phần phục hồi các tổn thương, tăng tái tạo tế bào biểu mô giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh.

Giảm các triệu chứng của hệ tiêu hoá

Giảm sản xuất khí hơi, giảm đầy bụng, căng tức, giảm độ nhạy cảm của ruột với các chất kích thích, giảm rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy, giảm hiện tượng đau quặn. Điều hòa nhu động ruột

Một số chủng lợi khuẩn được biết đến với khả năng sản sinh ra nhiều loại enzyme như amylase, protease, cellulase,…. giúp phân hủy và hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. Đường lactose cũng được chuyển hóa bởi các enzyme này thành dưỡng chất để cơ thể dễ dung nạp hơn, tránh tình trạng đầy bụng, căng tức, đau quặn bụng, giúp điều hòa nhu động ruột.

3.2. Probiotics có thể cải thiện các triệu chứng IBS?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chế phẩm sinh học cụ thể có thể có khả năng nhắm vào các triệu chứng cụ thể. Probiotics từ các họ Bifidobacterium, Lactobacillus và Saccharomyces đã cho thấy các dấu hiệu tích cực.

3.3. Các bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của lợi khuẩn với IBS

Một nghiên cứu bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium cho 214 bệnh nhân IBS có nhóm đối chứng . Sau bốn tuần, 78% bệnh nhân bổ sung lợi khuẩn cải thiện các triệu chứng, đặc biệt là đối với đau và đầy hơi. 

Một nghiên cứu của Đức về bổ sung probiotic cũng cho kết quả đầy hứa hẹn. Trong nghiên cứu này, 297 bệnh nhân được bổ sung tuần và giảm 50% các triệu chứng chung, bao gồm cả đau bụng.

Trong khi đó, Một nghiên cứu khác đã được thử nghiệm trên 186 bệnh nhân ở Anh. Nghiên cứu chỉ ra nhóm bổ sung lợi khuẩn giảm mức độ nghiêm trọng, giảm số lần tiêu chảy, giảm các cơn đau quặn bụng ở bệnh nhân sau 12 tuần bổ sung.

Bifidobacterium cũng đã được chứng minh là làm giảm nhẹ cơn đau, đầy hơi và giảm số lần đi tiêu ở tất cả các dạng của IBS.

4. Cách lựa chọn 1 sản phẩm Probiotic – lợi khuẩn (men vi sinh) cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)

5 tiêu chí lợi khuẩn lý tưởng

Dưới đây là một số nguyên tắc khi lựa chọn men vi sinh cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích:

  • Chọn một loại men vi sinh dựa trên bằng chứng: Chọn một loại men vi sinh có bằng chứng nghiên cứu khoa học rõ ràng trên hội chứng ruột kích thích. 
  • Lựa chọn lợi khuẩn gắn đích tại niêm mạc ruột: Lợi khuẩn cần có khả năng vượt qua môi trường dịch vị dạ dày và dịch mật, tới và gắn vào niêm mạc đại tràng mới thực sự đem lại hiệu quả khi bổ sung
  • Dùng đúng liều lượng: Dùng đúng liều lượng theo các nghiên cứu khoa học chứng minh
  • Kiên trì bổ sung sản phẩm lợi khuẩn: Lợi khuẩn nên được bổ sung kéo dài để đủ thời gian đem lai hiệu quả như mong đợi. 

Tổng kết

Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi không đem lại cải thiện đáng kể trong việc giảm các triệu chứng bệnh, men vi sinh vẫn mang lại những lợi ích sức khỏe tuyệt vời khác, là một thành phần có giá trị của một lối sống lành mạnh. Vì vậy hãy bổ sung men vi sinh thường xuyên để tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa ngày càng khỏe mạnh.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Tham khảo nguồn: Healthline

]]>
https://imiale.com/hoi-chung-ruot-kich-thich-ibs-8681/feed/ 0
Thuốc Sorbitol: Công dụng, cách dùng, lưu ý từ chuyên gia https://imiale.com/thuoc-sorbitol-cong-dung-cach-su-dung-8510/ https://imiale.com/thuoc-sorbitol-cong-dung-cach-su-dung-8510/#respond Sat, 26 Jun 2021 04:48:04 +0000 https://imiale.com/?p=8510 Sorbitol là một thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Hiện nay, sản phẩm  được sử dụng phổ biến để điều trị táo bón và các chứng khó tiêu. Sau đây là các thông tin về công dụng, cách dùng và một số lưu ý từ chuyên gia khi sử dụng thuốc Sorbitol. 

sorbitol

1. Sorbitol là thuốc gì?

1.1 Thành phần – hàm lượng

Thành phần chính của thuốc là sorbitol – đường đơn có vị ngọt, tan hoàn toàn trong nước nên thường được bào chế dưới dạng bột pha uống. Điều đặc biệt trong công thức thuốc Sorbitol là không có bất kỳ thành phần tá dược nào bởi do bản thân sorbitol là một chất khử, có tác dụng chống oxy hóa tránh được tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.

Bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò là chất ổn định, chất giữ ẩm,…Với những tính chất trên, trong quá trình bào chế thuốc Sorbitol không cần thêm tá dược nào cả mà vẫn giữ được tác dụng mong muốn của thuốc.

Nồng độ/ hàm lượng: Sorbitol 5g

Dạng bào chế:

  • Thuốc Sorbitol được bào chế dưới dạng thuốc bột pha uống, với hàm lượng trong mỗi gói bột là 5g. Khi hòa tan bột trong nước sẽ tạo thành dung dịch chứa 70% sorbitol.
  • Ngoài ra, thuốc Sorbitol còn được bào chế dưới dạng dung dịch thụt trực tràng.

Quy cách đóng gói thuốc Sorbitol

Ở dạng thuốc bột pha uống: Hộp gồm 20 gói, mỗi gói chứa 5g Sorbitol.

Hạn sử dụng của sản phẩm: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

1.2. Công dụng và chỉ định của thuốc Sorbitol

công dụng của sorbitol

Dược lực học – Công dụng của thuốc: 

Thuốc Sorbitol là thuốc nhuận tràng thẩm thấu.

  • Sorbitol kích thích sự bài tiết cholecystokinin – pancreozymin làm co túi mật và bài tiết dịch tụy.
  • Cơ chế thẩm thấu của thuốc làm tăng lượng nước vào lòng ruột, do đó làm tăng nhu động ruột để đẩy phân ra ngoài.

Dược động học

  • Sorbitol là thuốc kém hấp thu qua đường uống.
  • Sau khi vào cơ thể, Sorbitol sẽ được chuyển hóa thành fructose, sau đó thành glucose dưới tác dụng của men sorbitol – dehydrogenase.
  • Một lượng nhỏ Sorbitol không được chuyển hóa sẽ được đào thải qua thận, phần còn lại sẽ được thải qua đường hô hấp dưới dạng CO2 khi thở ra.

Chỉ định sử dụng thuốc Sorbitol

  • Thuốc Sorbitol được chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị táo bón, khó tiêu.
  • Đối tượng được chỉ định là trẻ từ 2 tuổi trở lên.

1.3. Liều dùng và cách dùng Sorbitol cho từng đối tượng cụ thể

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, các liều lượng sử dụng như sau:

Liều lượng thường sử dụng cho người lớn bị táo bón

táo bón ở người lớn

  • Đường uống: 30-150ml/ lần (dung dịch chứa 70% sorbitol).
  • Đường trực tràng (dạng dung dịch thụt trực tràng): 120ml/ lần (dung dịch chứa 20-30% sorbitol).

Liều lượng thường sử dụng cho trẻ em bị táo bón

Đối với trẻ từ 2-11 tuổi

  • Đường uống: 2 mL/ kg/ lần (dung dịch chứa 70% sorbitol).
  • Đường trực tràng (dạng dung dịch thụt trực tràng): 30-60mL/ lần (dung dịch chứa 20-30% sorbitol).

Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên

  • Đường uống: 30-150 mL/ lần (dung dịch chứa 70% sorbitol).
  • Đường trực tràng (dạng dung dịch thụt trực tràng): 120mL/ lần (dung dịch chứa 25% đến 30% sorbitol).

Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể tham khảo liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo với thuốc bột Sorbitol 5g pha uống.

Đối với trường hợp sử dụng thuốc Sorbitol để điều trị táo bón.

  • Người lớn: 1 gói lúc bụng đói hoặc trước bữa ăn sáng.
  • Trẻ em: ½ liều người lớn.

Liều lượng được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu ở người lớn là 1-3 gói/ ngày, dùng trước bữa ăn hay khi đang bị các triệu chứng trên.

Cách dùng: hòa tan gói bột vào trong nửa ly nước, dùng đường uống.

1.4. Tác dụng phụ và chống chỉ định

Tác dụng phụ – tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc, bạn/ con bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:

  • Tiêu chảy hoặc đau bụng, đặc biệt đối với các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích.
  • Đầy hơi, buồn nôn nhẹ.

Các bạn nên ngừng sử dụng thuốc Sorbitol và thông báo cho bác sĩ nếu xảy ra tình trạng tiêu chảy kéo dài, co thắt dạ dày nghiêm trọng, chảy máu trực tràng, đi ngoài phân đen có máu,…

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc nếu trẻ có các dấu hiệu dị ứng như phát ban, mẩn đỏ, sưng, ngứa,… thì các mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chống chỉ định

Thuốc Sorbitol được chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Viêm đại tràng mãn tính (viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,…).
  • Hội chứng tắc hay bán tắc ruột, đau bụng chưa rõ nguyên nhân.
  • Tắc mật bởi vì Sorbitol kích thích sự bài tiết cholecystokinin – pancreozymin làm co túi mật, bệnh nhân tắc mật sử dụng thuốc sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp) bởi vì khi vào cơ thể, sorbitol sẽ được chuyển hóa thành fructose. Đối với các trường hợp không thể dung nạp fructose, thuốc sẽ không được hấp thu vào cơ thể.

2. Sử dụng thuốc Sorbitol cho trẻ nhỏ như thế nào?

Thuốc nhuận tràng sorbitol

Việc sử dụng thuốc Sorbitol cho trẻ nhỏ phải thận trọng. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.

  • Không nên sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì chưa có nghiên cứu lâm sàng nào chứng minh về hiệu quả an toàn khi sử dụng thuốc cho trẻ ở độ tuổi này.
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, cho trẻ sử dụng thuốc Sorbitol bằng cách hòa tan bột vào trong nước rồi cho trẻ uống.

Lưu ý: Các mẹ cần tuân thủ đúng theo liều lượng đã được đã được bác sĩ chỉ định cho trẻ hoặc liều lượng được nhà sản xuất ghi trên nhãn.

Trong trường hợp trẻ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa (nôn trớ, các bệnh về đường ruột,…), ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa thuốc. Trẻ không thể sử dụng bằng đường uống được thì các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc qua đường trực tràng.

Xem thêm: Táo bón dùng thuốc gì an toàn hiệu quả cho bé

3. Những lưu ý chung khi sử dụng sản phẩm – Lời khuyên của chuyên gia 

Lưu ý chung khi sử dụng sản phẩm

  • Không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng các quá trình sinh lý của cơ thể.
  • Thuốc Sorbitol chỉ hỗ trợ điều trị tình trạng táo bón, khó tiêu ở trẻ. Cách tốt nhất để cải thiện trình trạng này vẫn là thay đổi thói quen sinh hoạt: 

Ngoài ra: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều chất xơ (có trong các loại rau xanh, khoai lang,…).
  • Uống nhiều nước, ăn các thức ăn lỏng, tránh ăn đồ cay nóng,…
  • Bổ sung lợi khuẩn đường ruột: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lợi khuẩn giúp điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân. Chúng bám dính tại ruột, làm giảm tính thấm của màng niêm mạc dạ dày. Vì vậy nước được giữ trong ống tiêu hóa, làm cho phân luôn ở trạng thái mềm dẻo.
  • Tăng cường hoạt động thể lực.
  • Tạo thói quen đi tiêu vào giờ cố định cũng là cách làm giảm tình trạng táo bón.

Thận trọng: Đối với các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích, cần tránh dùng thuốc khi bụng đói, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc giảm liều.

4. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng sản phẩm

câu hỏi

Dưới đây là phần giải đáp các câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Sorbitol.

Nên sử dụng thuốc Sorbitol như thế nào?

Nên sử dụng thuốc Sorbitol theo đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định hoặc liều lượng ghi trên nhãn theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Không sử dụng thuốc trong thời gian quá dài mà không có chỉ định của bác sĩ, khi thấy tình trạng bệnh đã được cải thiện thì nên cân nhắc ngừng sử dụng.

Nếu quên sử dụng 1 liều có nên gấp đôi liều trong lần tiếp theo không?

Nếu bạn quên liều thì có thể dùng khi nhớ ra, tuy nhiên lưu ý rằng nếu thời gian giữa 2 liều liên tiếp gần nhau thì không nên sử dụng.

Tuyệt đối không gấp đôi liều vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Sử dụng quá liều thuốc sẽ ra sao?

Khi sử dụng quá liều, bạn có thể có các triệu chứng như: đau quặn bụng, tiêu chảy, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải.

Do đó, trong trường hợp bạn có các dấu hiệu trên cần đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời (bù nước và điện giải nếu cần).

Trong quá trình sử dụng thuốc Sorbitol thì có sử dụng thuốc khác được không? Cần tránh sử dụng thuốc nào?

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc khác trong thời gian sử dụng thuốc Sorbitol.

Những thuốc tránh sử dụng kèm với thuốc Sorbitol được các chuyên gia y tế khuyến cáo là những thuốc có tác dụng nhuận tràng khác. Vì bản thân Sorbitol là thuốc nhuận tràng, tăng áp suất thẩm thấu, kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài. Khi sử dụng kèm với các thuốc khác có cùng cơ chế tác dụng, có thể gây nên tình trạng tiêu chảy, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng mất nước ở trẻ.

Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc được không?

có nên sử dụng cho phụ nữ có thai

 

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Do đó, chỉ nên sử dụng trong trường hợp lợi ích vượt trội hơn nguy cơ (hiệu quả an toàn cao hơn). Chính vì vậy, nếu bạn muốn sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Bảo quản thuốc như thế nào?

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 300C.

5. Nên mua thuốc Sorbitol ở đâu? Thuốc Sorbitol có giá như thế nào?

Các bạn có thể tìm mua thuốc Sorbitol ở bất cứ quầy thuốc, nhà thuốc nào trên toàn quốc. Tuy nhiên khi mua, các bạn cần lưu ý: đọc kỹ thông tin trên hộp, thông tin trên nhãn, lựa chọn cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng, kiểm tra xem bao bì có bị hư hỏng, méo mó hay không,…để tránh tình trạng mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Giá tham khảo của thuốc Sorbitol trên thị trường hiện nay:

  • Thuốc trị táo bón Sorbitol Delalande 5g có giá 2200đ/gói.
  • Hộp có 20 gói, mỗi gói chứa 5g Sorbitol có giá là 44000đ.

Xem thêm: Forlax – Hướng dẫn điều trị táo bón đúng cách

Tóm lại

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuốc Sorbitol (công dụng, liều lượng, cách dùng, một số lưu ý khi dùng,…). Từ đó, các bạn có thể sử dụng thuốc Sorbitol đúng liều, đúng cách để tránh được các tác dụng không mong muốn.

Để hiểu rõ hơn về tình hình sức khoẻ xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

 Tham khảo nguồn

]]>
https://imiale.com/thuoc-sorbitol-cong-dung-cach-su-dung-8510/feed/ 0
Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích [Cập nhật] https://imiale.com/phac-do-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-8526/ https://imiale.com/phac-do-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-8526/#respond Sat, 12 Jun 2021 04:42:53 +0000 https://imiale.com/?p=8526 Hội chứng ruột kích thích là một bệnh không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn ở trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Tiêu hóa Thế giới, khoảng 7-10% dân số trên thế giới mắc bệnh này. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm, do đó mỗi người cần có kiến thức đầy đủ về bệnh để phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan nhất về hội chứng ruột kích thích. 

phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích

1. Hội chứng ruột kích thích – IBS (đại tràng co thắt) là gì?

Hội chứng ruột kích thích – IBS (Irritable Bowel Syndrome) là tình trạng rối loạn chức năng ruột mạn tính bao gồm đau bụng, cảm giác đầy bụng và rối loạn đại tiện.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, chưa có một nguyên nhân rõ ràng nào gây nên hội chứng ruột kích thích. Đa số trường hợp rối loạn chức năng ruột đều do yếu tố sinh lý trong cơ thể gây ra, song cũng không thể phủ nhận rằng nó còn chịu tác động của các yếu tố tâm lý xã hội. Thường thì hai yếu tố này sẽ tác động qua lại lẫn nhau và gây nên biểu hiện rối loạn trong cơ thể.

Sau đây là một số nguyên nhân gây nên hội chứng ruột kích thích

Rối loạn khuẩn chí đường ruột

Đây là tình trạng gia tăng quá mức các vi khuẩn có hại trong đường ruột, gây nên các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón,…Hiện nguyên nhân này vẫn đang còn là một dấu hỏi lớn.

Viêm niêm mạc mức độ tiềm tàng

Có dấu hiệu tổn thương niêm mạc ở dạ dày, tá tràng,… nhưng chưa biểu hiện rõ ràng.

Tăng nhạy cảm nội tạng

Tăng nhạy cảm nội tạng là biểu hiện nhạy cảm của ruột đối với các hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể như sự co giãn cơ trong lòng ruột, tăng cảm giác đau đối với quá trình lưu thông khí bình thường diễn ra trong lòng ruột.

Sau nhiễm khuẩn

 Một số nghiên cứu của Tổ chức Tiêu hóa trên thế giới cũng chỉ ra rằng, ở một số bệnh nhân sau khi bị viêm dạ dày, ruột cấp xuất hiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (hội chứng ruột kích thích hậu nhiễm trùng).

nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Rối loạn hoạt động tiêu hoá

  • Tăng phản xạ giữa dạ dày và ruột (đáp ứng co bóp quá mức) sau ăn dẫn đến tình trạng đau bụng, các cơn co thắt quá mức với biên độ cao ở đại tràng.
  • Việc ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ cũng làm tăng tính thấm với ruột, gây nên các phản ứng quá mẫn. 
  • Các thức ăn giàu tinh bột lên men (bánh mì, bánh ngọt,…) kém hấp thu ở ruột non, chúng bị đẩy xuống đại tràng khiến đại tràng bị kích thích, tăng tiết dịch tiêu hóa.

Sự biến đổi nội tiết tố ở nữ giới

Sự biến đổi hormon ở nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến chức năng ruột (độ nhạy cảm của trực tràng cao hơn so với lúc bình thường)

Trầm cảm

Trầm cảm là một yếu tố tâm lý xã hội tác động trực tiếp tới hội chứng ruột kích thích. Ở những người bị rối loạn cảm xúc, lo âu do bị thiếu hụt Serotonin thì biểu hiện rõ nhất trên hệ tiêu hóa (đau bụng, rối loạn tiêu hóa,…). Bởi vì khoảng 80% serotonin của cơ thể nằm trong các tế bào ở đường tiêu hóa, nó có vai trò điều hòa chuyển động của ruột (kích thích tế bào thần kinh và nhu động ở ruột).

3. Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích thì cần dựa trên triệu chứng nào?

Để chẩn đoán một người có bị hội chứng ruột kích thích hay không, chúng ta sẽ dựa vào tiêu chuẩn Rome IV năm 2016:

Các dấu hiệu chẩn đoán

Đau bụng hay cảm giác khó chịu ở bụng tái diễn lớn hơn 3 ngày/ tháng,  trong 3 tháng gần đây, có 2 trong 3 đặc điểm sau:

  • Đau giảm hoặc tăng sau khi đi đại tiện.
  • Đau bụng đi kèm thay đổi số lần đi đại tiện,
  • Đau bụng đi kèm thay đổi hình dạng phân.

dấu hiệu chẩn đoán ibs

Những triệu chứng trên sẽ kéo dài trên 6 tháng, gia tăng khi cơ thể stress, đi kèm lo âu, trầm cảm và xuất hiện sau bữa ăn.

Bên cạnh các triệu chứng kể trên, còn có một số triệu chứng thường gặp khác như là 

  • Cảm giác đầy bụng
  • Phân cứng hoặc lỏng
  • Có sự thay đổi số lần đại tiện: < 3 lần/ tuần (táo bón) hay >3 lần/ ngày (tiêu chảy).
  • Rặn khi đi đại tiện (táo bón) hay buộc đi đại tiện gấp, đi không hết, phân có nhiều chất nhầy (tiêu chảy).
  • Khó tiêu, buồn nôn.
  • Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiểu tiện,…

Chú ý: Trong trường hợp bạn là người lớn tuổi (> 50 tuổi), mới có triệu chứng gần đây, sút cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại tràng, Celiac hay viêm ruột mạn tính, dùng kháng sinh dài ngày,… thì cần phải làm thêm một số xét nghiệm thăm dò khác (xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi trực tràng, nội soi đại tràng,…) để chẩn đoán chính xác hơn.

4. Phân biệt giữa viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

phân biệt viêm đại tràng và ibs

4.1. Viêm đại tràng

  • Là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương ở niêm mạc đại tràng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như (viêm đại tràng mạn, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…).
  • Nguyên nhân đa phần do bị viêm nhiễm (nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút, nhiễm ký sinh trùng,…), đôi khi cũng liên quan đến việc dùng thuốc kháng sinh dài ngày dẫn đến rối loạn tiêu hóa, căng thẳng, mệt mỏi,…
  • Triệu chứng: đau quặn bụng, người mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, đi đại tiện nhiều (tiêu chảy) dẫn đến mất nước và chất điện giải, trường hợp táo bón có thể kết hợp với đau bụng hoặc tiêu chảy xen kẽ, đầy bụng,…

4.2. Hội chứng ruột kích thích

  • Là tình trạng rối loạn chức năng ruột mạn tính.
  • Nguyên nhân do các quá trình sinh lý diễn ra bất thường trong cơ thể hoặc do yếu tố tâm lý xã hội như căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm,…
  • Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra trong một thời gian dài (>6 tháng), rất khó để chẩn đoán. Hội chứng ruột kích thích được nghĩ đến cuối cùng sau khi đã loại trừ tất cả các trường hợp mắc bệnh về đường tiêu hóa khác có thể có.

Xem thêm: Viêm đại tràng – 9 điều cần biết

5. Phác đồ điều trị và thuốc sử dụng

phác đồ điều trị

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho hội chứng ruột kích thích, việc điều trị bệnh này chủ yếu dựa trên các mục tiêu sau:

  • Tập trung cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
  • Phát hiện và điều chỉnh các rối loạn tâm lý của người bệnh.

Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích chia làm 2 phần chính: điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc.

Đối với trường hợp điều trị không dùng thuốc.

  • Các cán bộ y tế cần giáo dục kiến thức cho bệnh nhân: giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh.
  • Với các bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích do căng thẳng, lo âu, trầm cảm thì dùng liệu pháp tâm lý để cải thiện.
  • Khuyến khích bệnh nhân tiết thực: tăng cường chất xơ có trong các loại rau xanh, củ quả (rau cải, rau bina, khoai lang,…) trong khẩu phần ăn hằng ngày, tránh ăn phải các thức ăn sinh hơi (các thức ăn chứa nhiều tinh bột lên men, các loại đường đơn, đường đôi như bánh mì, bánh ngọt,…Nếu ăn quá nhiều sẽ đầy bụng, khó tiêu,…).
  • Rèn luyện thể lực.

Đối với trường hợp điều trị dùng thuốc

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số thuốc và cơ chế của nó nhằm làm giảm các triệu chứng (đau bụng, trầm cảm, táo bón, tiêu chảy) trong việc điều trị hội chứng ruột kích thích.

thuoc khang sinh

Điều trị đau bụng

Cơ chế của thuốc điều trị đau bụng dựa trên việc làm giảm tình trạng co thắt các cơ trơn ở ruột.

Các thuốc chống co thắt gồm có:

  • Mebeverine và Papaverin: chúng tác động trực tiếp lên sự giãn cơ trơn thành ruột.
  • Bên cạnh đó, có thể làm giảm cơn đau bụng thông qua hoạt tính đối kháng cholinergic và kháng muscarin của các thuốc như dicyclomine, hyoscyamine, làm giảm co thắt cơ trơn ở ruột.

Điều trị trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm giúp hỗ trợ phóng thích endorphin nội sinh, ngăn cản tái hấp thu noradrenalin dẫn tới làm giảm cảm giác đau, bên cạnh đó nó còn có tác dụng khóa các nơron kích thích đau, serotonin. Đặc biệt hơn là các thuốc chống trầm cảm ba vòng thông qua hoạt tính kháng cholinergic cũng làm giảm nhu động ruột và cải thiện được tình trạng tiêu chảy ở trên bệnh nhân.

Một số thuốc điển hình là: amitriptyline, imipramine, nortriptyline, desipramine,…

Điều trị tiêu chảy

Các thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến là:

  • Loperamide: đây là một thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nó làm giảm nhu động ruột do đó tình trạng tiêu chảy được cải thiện.
  • Các thuốc đối vận thụ thể 5-HT3 (alosetron, ramosetron, …) làm giảm giải phóng serotonin, làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột.

Điều trị táo bón

Có 2 nhóm thuốc được sử dụng để điều trị táo bón 

  • Thuốc nhuận tràng: Poly Ethylene Glycol, Bisacodyl, Methyl cellulose,…

Cơ chế của thuốc: tăng áp lực thẩm thấu, giữ nước trong lòng ruột, tăng khối lượng phân, làm mềm phân,…

  • Thuốc đồng vận thụ thể 5- HT4 giúp tăng giải phóng serotonin, kích thích tăng nhu động ruột, cải thiện được tình trạng táo bón như: Prucalopride, Naronapride, Velusetrag,…

Linaclotide, một thuốc mới hiện nay với cơ chế đồng vận Guanylate Cyclase nhằm kích thích tiết và vận chuyển dịch ruột, làm tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột. Do đó việc sử dụng thuốc này cũng khiến cho tình trạng táo bón được cải thiện một cách đáng kể.

Kết luận:

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh rất phổ biến, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó việc phối hợp giữa điều trị bằng thuốc và điều trị không bằng thuốc sẽ góp phần cải thiện đáng kể các triệu chứng, từ đó nâng cao được chất lượng sống cho người bệnh.

6. Cần làm gì để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

phòng ngừa ibs

Để phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, mọi người cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học.

  • Mọi người nên hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ ăn thức uống không lành mạnh: đồ uống có ga, bia, rượu, các thức ăn nhanh, bánh kẹo,…
  • Bổ sung lợi khuẩn: giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc một cách hiệu quả hơn.
  • Luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, vui vẻ, tập cách thư giãn, giải tỏa stress, tránh suy nghĩ tiêu cực cũng là một cách giúp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
  • Ngoài ra, mọi người cũng nên tập cho mình thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa,…

7. Chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bị hội chứng ruột kích thích

Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là một cách giúp cải thiện được tình trạng bệnh, có 2 câu hỏi lớn được đặt ra ở đây mà chúng ta cần phải đáp.

  • Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
  • Người bị hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ (các loại rau xanh, củ quả chín,…); sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, cân bằng chất dinh dưỡng; uống đủ nước,…

Người bị hội chứng ruột kích thích cần kiêng ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa quá nhiều tinh bột lên men (bánh mì, bánh ngọt, …), nên hạn chế uống cà phê, trà, bia, rượu,…

thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột cũng rất cần thiết đối với những người bị hội chứng ruột kích thích. Lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân có hại từ bên ngoài. Đặc biệt chúng còn cải thiện được tình trạng rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, …) 

  • Với trường hợp bị tiêu chảy: Việc sử dụng lợi khuẩn Probiotic sẽ làm rút ngắn thời gian tiêu chảy trong ngày, giúp cơ thể cân bằng nước và điện giải.
  • Với trường hợp táo bón: Bổ sung lợi khuẩn giúp kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng quá trình chuyển hóa thức ăn, điều tiết quá trình tái hấp thu nước trong phân, kích thích nhu động ruột do đó cải thiện tình trạng táo bón.  

Ngoài ra, mọi người cũng cần phải duy trì thói quen ăn uống đúng giờ giấc; thường xuyên tập thể dục thể thao; thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi,…

Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

TÓM LẠI:

Bài viết trên giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về hội chứng ruột kích thích (khái niệm về bệnh, bệnh chưa có nguyên nhân rõ ràng cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phác đồ điều trị nhằm làm giảm triệu chứng cũng như cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân,…). Mong rằng với những thông tin trên, mọi người sẽ có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Tham khảo nguồn

]]>
https://imiale.com/phac-do-dieu-tri-hoi-chung-ruot-kich-thich-8526/feed/ 0
ESPGHAN – Hiệp hội tiêu hóa, gan mật nhi khoa châu Âu https://imiale.com/espghan-hiep-hoi-tieu-hoa-gan-mat-nhi-khoa-chau-au-160/ https://imiale.com/espghan-hiep-hoi-tieu-hoa-gan-mat-nhi-khoa-chau-au-160/#respond Tue, 05 May 2020 07:15:43 +0000 https://imiale.com/?p=160 Chứng nhận Imiale có lợi ích rõ rệt trên tiêu hóa, miễn dịch và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

1. Chứng nhận của ESPGHAN

1.1. Thông tin về ESPGHAN

ESPGHAN (The European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition).là Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu. 

espghan

ESPGHAN là tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành nhi khoa. ESPGHAN hình thành với mục đích thúc đẩy sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt chú ý đến đường tiêu hóa, gan mật và tình trạng dinh dưỡng. Thông qua kiến ​​thức khoa học, thông tin khoa học phổ biến.

ESPGHAN nhằm thúc đẩy thực hành tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ.chăm sóc và cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất cho khoa tiêu hóa,.chuyên khoa gan tiết niệu, dinh dưỡng nhi khoa trên toàn lãnh thổ châu Âu và thế giới.

1.2. Imiale được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ nhỏ & trẻ sơ sinh

Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam được ESPGHAN khuyến cáo.sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiệu quả của Imiale vượt trội trong giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa.do chứng loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, táo bón, viêm ruột, quấy khóc Colic ở trẻ sơ sinh, …

espghan-chung-nhan

 

2. Chứng nhận của FDA 

2.1. Thông tin về FDA

FDA (Food and Drug Administration- Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng tại Hoa Kỳ. 

fda

Hoạt động chính của FDA bao gồm: thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm,  sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải kê đơn và không cần kê đơn. 

2.2. Chứng nhận GRAS

GRAS

GRAS (Generally recognized as safe): Chứng nhận An toàn tuyệt đối do FDA phê duyệt. Mọi sản phẩm muốn lưu thông trên thị trường, đặc biệt với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai nhất định phải được FDA cấp chứng nhận GRAS. 

2.3. Imiale được cấp chứng nhận GRAS bởi FDA

chung-nhan-gras-fda chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ)

Là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium có số lượng bằng chứng khoa học lớn nhất trên thế giới, với hơn 400 nghiên cứu. Imiale đã vượt qua nhiều khâu kiểm duyệt vô cùng khắt khe của các chuyên gia tại FDA. Với chứng nhận GRAS của FDA, Imiale đã và đang được lưu hành tại 40 quốc gia trên thế giới qua 35 năm. 

3. Chứng nhận An toàn của EFSA 

3.1. Thông tin về EFSA

EFSA

EFSA (European Food Safety Authority) là cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu. EFSA là một cơ quan quan trọng của Liên minh Châu Âu. EFSA có trách nhiệm tham vấn, tư vấn, quyết định, kiểm duyệt mức độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu thông trên toàn lãnh thổ Châu Âu. EFSA đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chỉ cho phép lưu thông những sản phẩm thực sự an toàn và có hiệu quả, cung cấp bằng chứng khoa học rõ ràng. 

3.2. Imiale được cấp chứng nhận An toàn của EFSA

Lợi khuẩn Imiale được phân lập tới chủng, với số lượng khổng lồ hơn 400 nghiên cứu khoa học trên người, đặc biệt với trẻ nhỏ & trẻ sơ sinh đã được các nhà quản lý tại EFSA cấp giấy chứng nhận An toàn tuyệt đối, cho phép lưu thông sản phẩm trên toàn lãnh thổ Châu Âu. 

chung-nhan-an-toan-cua-EFSA Chứng nhận an toàn của EFSA

 

Lợi khuẩn Imiale® là sản phẩm an toàn & chất lượng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale® chứa chủng Bifidobacterium BB-12® nguồn gốc từ Đan Mạch. Giúp hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh cho trẻ ngay từ giây phút chào đời. 

Liên hệ ngay với CHUYÊN GIA của Imiale® để nhận thêm tư vấn. Hotline1900 9842

 

]]>
https://imiale.com/espghan-hiep-hoi-tieu-hoa-gan-mat-nhi-khoa-chau-au-160/feed/ 0
EFSA – Cơ quan an toàn thực phẩm châu âu https://imiale.com/efsa-co-quan-an-toan-thuc-pham-chau-au-157/ https://imiale.com/efsa-co-quan-an-toan-thuc-pham-chau-au-157/#respond Tue, 05 May 2020 07:14:51 +0000 https://imiale.com/?p=157 EFSA cấp chứng nhận BB12 – Imiale an toàn cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

1. Chứng nhận An toàn của EFSA 

1.1. Thông tin về EFSA

EFSA

EFSA (European Food Safety Authority) là cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu. EFSA là một cơ quan quan trọng của Liên minh Châu Âu. EFSA có trách nhiệm tham vấn, tư vấn, quyết định, kiểm duyệt mức độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu thông trên toàn lãnh thổ Châu Âu. EFSA đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chỉ cho phép lưu thông những sản phẩm thực sự an toàn và có hiệu quả, cung cấp bằng chứng khoa học rõ ràng. 

1.2. Imiale được cấp chứng nhận An toàn của EFSA

Lợi khuẩn Imiale được phân lập tới chủng, với số lượng khổng lồ hơn 400 nghiên cứu khoa học trên người, đặc biệt với trẻ nhỏ & trẻ sơ sinh đã được các nhà quản lý tại EFSA cấp giấy chứng nhận An toàn tuyệt đối, cho phép lưu thông sản phẩm trên toàn lãnh thổ Châu Âu. 

chung-nhan-an-toan-cua-EFSA Chứng nhận an toàn của EFSA

2. Chứng nhận của ESPGHAN

2.1. Thông tin về ESPGHAN

ESPGHAN (The European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition).là Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu. 

espghan

ESPGHAN là tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành nhi khoa. ESPGHAN hình thành với mục đích thúc đẩy sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt chú ý đến đường tiêu hóa, gan mật và tình trạng dinh dưỡng. Thông qua kiến ​​thức khoa học, thông tin khoa học phổ biến.

ESPGHAN nhằm thúc đẩy thực hành tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ.chăm sóc và cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất cho khoa tiêu hóa,.chuyên khoa gan tiết niệu, dinh dưỡng nhi khoa trên toàn lãnh thổ châu Âu và thế giới.

2.2. Imiale được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ nhỏ & trẻ sơ sinh

Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam được ESPGHAN khuyến cáo.sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiệu quả của Imiale vượt trội trong giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa.do chứng loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, táo bón, viêm ruột, quấy khóc Colic ở trẻ sơ sinh, …

espghan-chung-nhan

3. Chứng nhận của FDA 

3.1. Thông tin về FDA

FDA (Food and Drug Administration- Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng tại Hoa Kỳ. 

fda

Hoạt động chính của FDA bao gồm: thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm,  sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải kê đơn và không cần kê đơn. 

3.2. Chứng nhận GRAS

GRAS

GRAS (Generally recognized as safe): Chứng nhận An toàn tuyệt đối do FDA phê duyệt. Mọi sản phẩm muốn lưu thông trên thị trường, đặc biệt với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai nhất định phải được FDA cấp chứng nhận GRAS. 

3.3. Imiale được cấp chứng nhận GRAS bởi FDA

chung-nhan-gras-fda chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ)

Là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium có số lượng bằng chứng khoa học lớn nhất trên thế giới, với hơn 400 nghiên cứu. Imiale đã vượt qua nhiều khâu kiểm duyệt vô cùng khắt khe của các chuyên gia tại FDA. Với chứng nhận GRAS của FDA, Imiale đã và đang được lưu hành tại 40 quốc gia trên thế giới qua 35 năm. 

Lợi khuẩn Imiale® là sản phẩm an toàn & chất lượng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale® chứa chủng Bifidobacterium BB-12® nguồn gốc từ Đan Mạch. Giúp hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh cho trẻ ngay từ giây phút chào đời. 

Liên hệ ngay với CHUYÊN GIA của Imiale® để nhận thêm tư vấn. Hotline1900 9842

 

]]>
https://imiale.com/efsa-co-quan-an-toan-thuc-pham-chau-au-157/feed/ 0
FDA Hoa Kỳ công nhận An toàn tuyệt đối https://imiale.com/fda-hoa-ky-cong-nhan-an-toan-tuyet-doi-151/ https://imiale.com/fda-hoa-ky-cong-nhan-an-toan-tuyet-doi-151/#respond Tue, 05 May 2020 07:12:59 +0000 https://imiale.com/?p=151 FDA cấp chứng nhận GRAS là chứng nhận an toàn cao nhất, không gây tác dụng phụ kể cả đối với trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

1. Chứng nhận của FDA 

1.1. Thông tin về FDA

FDA (Food and Drug Administration- Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng tại Hoa Kỳ. 

fda

Hoạt động chính của FDA bao gồm: thông qua các quy định và giám sát an toàn thực phẩm,  sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải kê đơn và không cần kê đơn. 

1.2. Chứng nhận GRAS

GRAS

GRAS (Generally recognized as safe): Chứng nhận An toàn tuyệt đối do FDA phê duyệt. Mọi sản phẩm muốn lưu thông trên thị trường, đặc biệt với đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai nhất định phải được FDA cấp chứng nhận GRAS. 

1.3. Imiale được cấp chứng nhận GRAS bởi FDA

chung-nhan-gras-fda chứng nhận GRAS của FDA (Hoa Kỳ)

Là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium có số lượng bằng chứng khoa học lớn nhất trên thế giới, với hơn 400 nghiên cứu. Imiale đã vượt qua nhiều khâu kiểm duyệt vô cùng khắt khe của các chuyên gia tại FDA. Với chứng nhận GRAS của FDA, Imiale đã và đang được lưu hành tại 40 quốc gia trên thế giới qua 35 năm. 

2. Chứng nhận của ESPGHAN

2.1. Thông tin về ESPGHAN

ESPGHAN (The European Society for Paediatric Gastroenterology Hepatology and Nutrition).là Hiệp hội Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu. 

espghan

ESPGHAN là tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành nhi khoa. ESPGHAN hình thành với mục đích thúc đẩy sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt chú ý đến đường tiêu hóa, gan mật và tình trạng dinh dưỡng. Thông qua kiến ​​thức khoa học, thông tin khoa học phổ biến.

ESPGHAN nhằm thúc đẩy thực hành tốt nhất trong việc cung cấp dịch vụ.chăm sóc và cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất cho khoa tiêu hóa,.chuyên khoa gan tiết niệu, dinh dưỡng nhi khoa trên toàn lãnh thổ châu Âu và thế giới.

2.2. Imiale được ESPGHAN khuyên dùng cho trẻ nhỏ & trẻ sơ sinh

Imiale là lợi khuẩn duy nhất tại Việt Nam được ESPGHAN khuyến cáo.sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiệu quả của Imiale vượt trội trong giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa.do chứng loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, táo bón, viêm ruột, quấy khóc Colic ở trẻ sơ sinh, …

espghan-chung-nhan

3. Chứng nhận An toàn của EFSA 

3.1. Thông tin về EFSA

EFSA

EFSA (European Food Safety Authority) là cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu. EFSA là một cơ quan quan trọng của Liên minh Châu Âu. EFSA có trách nhiệm tham vấn, tư vấn, quyết định, kiểm duyệt mức độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm lưu thông trên toàn lãnh thổ Châu Âu. EFSA đảm bảo bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, chỉ cho phép lưu thông những sản phẩm thực sự an toàn và có hiệu quả, cung cấp bằng chứng khoa học rõ ràng. 

3.2. Imiale được cấp chứng nhận An toàn của EFSA

Lợi khuẩn Imiale được phân lập tới chủng, với số lượng khổng lồ hơn 400 nghiên cứu khoa học trên người, đặc biệt với trẻ nhỏ & trẻ sơ sinh đã được các nhà quản lý tại EFSA cấp giấy chứng nhận An toàn tuyệt đối, cho phép lưu thông sản phẩm trên toàn lãnh thổ Châu Âu. 

chung-nhan-an-toan-cua-EFSA Chứng nhận an toàn của EFSA

 

Lợi khuẩn Imiale® là sản phẩm an toàn & chất lượng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Imiale® chứa chủng Bifidobacterium BB-12® nguồn gốc từ Đan Mạch. Giúp hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh cho trẻ ngay từ giây phút chào đời. 

Liên hệ ngay với CHUYÊN GIA của Imiale® để nhận thêm tư vấn. Hotline1900 9842

 

]]>
https://imiale.com/fda-hoa-ky-cong-nhan-an-toan-tuyet-doi-151/feed/ 0