Imiale https://imiale.com Hỗ trợ tiêu hóa & cân bằng hệ vi sinh Mon, 29 Nov 2021 08:35:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.0.1 https://imiale.com/wp-content/uploads/2020/06/cropped-con-voi-01-nho-32x32.png Imiale https://imiale.com 32 32 7 Bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ : Nguyên nhân & Xử lý https://imiale.com/7-benh-ngoai-da-o-tre-10821/ https://imiale.com/7-benh-ngoai-da-o-tre-10821/#respond Mon, 29 Nov 2021 08:35:06 +0000 https://imiale.com/?p=10821 Bệnh ngoài da ở trẻ em là một căn bệnh phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh ngoài da thường gây khó chịu cho các con và khiến cha mẹ lo lắng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về biểu hiện của một số bệnh về da ở trẻ em và cách xử trí khi các con mắc phải những bệnh này.

1. Tại sao trẻ nhỏ lại dễ gặp các bệnh ngoài da

bệnh ngoài da ở trẻ

Làn da của trẻ em rất mỏng manh, cấu trúc da và các tuyến dưới da chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Do đó, trẻ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm, mùa hè, vệ sinh kém – đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh ngoài da hơn so với người trưởng thành.

2. Những bệnh ngoài da ở trẻ em mà mẹ có thể xử lý sớm. Khi nào cần đưa con đi bác sĩ?

Trẻ em có thể mắc rất nhiều bệnh ngoài da. Dưới đây là 07 bệnh phổ biến nhất mà các bé thường mắc phải, các mẹ có thể tham khảo để tiện theo dõi con của mình.

2.1 Rôm sảy

Nguyên nhân gây rôm sảy

Rôm sảy hay phát ban do nhiệt là tình trạng thường xảy ra trong mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, đây là lúc trẻ đổ nhiều mồ hôi khiến ống dẫn trong tuyến mồ hôi bị bít tắc, khiến mồ hôi không thoát ra được và bị ứ đọng ở những mô xung quanh, gây ra kích ứng và mẩn đỏ.

Biểu hiện

Tình trạng da: biểu hiện sẽ khác nhau tùy theo loại rôm sảy

trẻ bị rôm sảy

  • Miliaria crystallina: Xuất hiện những nốt mụn nhỏ màu trắng hoặc trong suốt, chứa đầy chất lỏng trên bề mặt da – xảy ra trên bề mặt da.
  • Miliaria rubra: Xuất hiện mụn đỏ trên da – xuất hiện ở lớp sâu hơn (dưới da – lớp biểu bì), gây cảm giác ngứa hoặc như kim châm, có thể có viêm và đau da do cơ thể không thể tiết mồ hôi qua bề mặt da. Đôi khi mụn có thể tiến triển và chứa đầy mủ.
  • Miliaria profunda (thường xảy ra ở người lớn nhiều hơn): Đây là bệnh ngoài da hiếm gặp hơn 2 loại trên, mụn thường to hơn, dai và có màu da, xuất hiện ở sâu trong da – hạ bì.

Vị trí tổn thương: cổ, những vùng da nhiều nếp gấp (nách, bẹn, khuỷu tay), thậm chí toàn thân.

Chăm sóc và điều trị

Nguyên tắc: hạ nhiệt – giữ khô ráo – tránh nhiễm khuẩn.

  • Để trẻ nằm ở nơi mát mẻ, sạch sẽ.
  • Không làm xước da trẻ để tránh nhiễm trùng.
  • Tắm sạch và lau khô, giữ cho khu vực bị rôm sảy khô ráo.
  • Dùng quạt và mặc cho trẻ quần áo không quá chật, thoáng mát và thấm hút mồ hôi.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi nào?

Đa số bệnh rôm sảy thường sẽ tự khỏi nhưng trẻ sẽ cần được gặp bác sĩ khi nổi rôm sảy kèm các biểu hiện sau:

  • Khi trẻ đau tăng, sưng, đỏ hoặc ấm xung quanh khu vực bị ảnh hưởng
  • Mủ chảy ra từ các tổn thương
  • Trẻ bị sốt hoặc ớn lạnh

Bác sĩ có thể cho trẻ bôi một số kem bôi ngoài da như calamine hoặc lanolin để tình trạng được cải thiện.

  • Calamine: giúp giảm ngứa, tuy nhiên hay gây khô da nên nên được dùng cùng kem dưỡng ẩm
  • Lanoline: làm mát, dưỡng ẩm.

2.2. Nhọt

trẻ bị nhọt

Nguyên nhân gây nhọt

Nhọt là bệnh ngoài da do viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Bệnh thường gặp về mùa hè, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm có thể là do nhiễm khuẩn ngoài da.

Biểu hiện

Tình trạng da: Sẩn nhỏ, màu đỏ, sưng nề, chắc, tấy đỏ ở nang lông. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương có thể lan rộng hơn và hóa mủ.

Vị trí: Ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay.

Chăm sóc và điều trị

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, giữ quần áo chăn màn sạch sẽ để tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác.
  • Không nặn hay kích thích vùng thương tổn.
  • Làm sạch da: cho trẻ tắm, vệ sinh vùng nhọt bằng những sản phẩm dịu nhẹ, lành tính.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi nào?

Mụn nhọt không phải là một bệnh ngoài da nguy hiểm nhưng nó có thể tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng về nhiễm khuẩn. Do đó, khi trẻ có các biểu hiện như: nhọt lớn, nhọt kéo dài hơn một tuần, nhọt rất đau, có mẩn đỏ lan rộng trên da xung quanh nhọt, trẻ có rất nhiều nhọt bị nhọt thường xuyên,… cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời.

Bác sĩ có thể thoát mủ trong nhọt hoặc cho trẻ uống kháng sinh để cải thiện tình trạng nhọt.

2.3 Hăm tã

trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân gây hăm tã

Hăm tã còn được gọi là viêm da dưới tã và thường xảy ra do:

  • Ma sát: Làn da nhạy cảm của bé bị cọ xát bởi tã ướt dẫn đến da phát ban, bong tróc ở các khu vực tiếp xúc.
  • Kích ứng, dị ứng: Vùng da dưới tã bị đỏ, ngứa ngoài da do các chất kích ứng như phân, nước tiểu hoặc chất tẩy rửa. Điều này có thể do tã, acid trong nước tiểu hoặc chất tẩy rửa.
  • Nhiễm trùng Candida: Xảy ra do nhiễm trùng candida – nấm men, vết ban thường có màu đỏ tươi và thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Biểu hiện

Tình trạng da: Da trẻ bị mẩn đỏ và kích ứng.

Vị trí: Vết mẩn xuất hiện dưới tã, có thể xuất hiện ở những vị trí nhất định hoặc xuất hiện trên khắp mông hay bộ phận sinh dục của trẻ.

Chăm sóc và điều trị:

  • Thay tã thường xuyên hơn bình thường.
  • Rửa sạch bằng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ và lau cho khô, tránh chà xát mạnh.
  • Tránh dùng khăn lau có cồn.
  • Nếu nghi ngờ dị ứng, ngừng sử dụng tất cả các loại xà phòng, chất tẩy rửa mới nào có thể gây phát ban.
  • Nếu phát ban xuất hiện do nhiễm nấm Candida, đưa trẻ đưa đi khám bệnh để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi nào?

Trẻ bị hăm tã có thể được chăm sóc tại nhà trừ khi trẻ có những triệu chứng đi kèm như sau: phát ban kèm sốt, phát ban kèm tiêu chảy, trẻ có vẻ bị đau nghiêm trọng, vết hăm lở loét, mưng mủ, chảy dịch

>> Xem thêm: Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh – 7 điều cần biết

2.4 Mụn sữa

trẻ bị mụn sữa

Nguyên nhân gây mụn sữa

Mụn sữa hay mụn trứng cá ở trẻ em và trẻ sơ sinh là tình trạng xuất hiện mụn mủ trắng hoặc mụn đỏ, mụn đầu trắng trên da trẻ. Chưa rõ nguyên nhân xảy ra hiện tượng này nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng đó là do hormon của mẹ truyền cho trẻ sơ sinh

Biểu hiện

Tình trạng da: Xuất hiện mụn mủ trắng hoặc mụn đỏ, mụn đầu trắng trên da trẻ

Vị trí: Mụn có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên da mặt, nhưng chủ yếu là má.

Chăm sóc và điều trị

  • Mụn sữa có thể biến mất mà không cần điều trị. Mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc da cho bé tại nhà như sau:
  • Giữ khuôn mặt trẻ sạch sẽ: rửa mặt cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, hạn chế trẻ sờ tay lên mặt.
  • Không sử dụng sản phẩm gây kích ứng.
  • Không kì cọ khuôn mặt trẻ, không nặn mụn.

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi nào?

Khi có các biểu hiện như xuất hiện mụn đầu đen, mụn bọc có mủ, viêm nhiễm hoặc đau đớn, trẻ nên được đưa tới gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.

2.5. Chốc lở

chốc lở

Chốc lở là gì? Nguyên nhân gây chốc lở

Chốc lở bệnh ngoài da phổ biến và hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc cả hai. Những yếu tố như tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, điều kiện vệ sinh kém, có chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa là yếu tố nguy cơ để bệnh chốc lở phát triển.

Biểu hiện

Tình trạng da: đặc trưng bởi các bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu cạy vảy sẽ thấy ở dưới là vết trầy nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt. Ở đầu, vảy tiết sẽ làm bết tóc.

Vị trí: tổn thương thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới; đặc biệt chốc ở đầu thường kèm theo chấy.

Chăm sóc và điều trị:

Đây là tổn thương do nhiễm khuẩn nên gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

  • Điều trị tại chỗ: Đắp nước muối sinh lí 0,9% để làm bong vảy tiết, tắm bằng dung dịch sát khuẩn pha loãng như thuốc tím, povidon,… (không thực hiện với trẻ dưới 2 tuổi)
  • Điều trị toàn thân khi tổn thương nhiều, lan tỏa. Bác sĩ có thể kê các kháng sinh với liều lượng tham khảo như sau:

2.6. Mày đay

mày đay

Nguyên nhân gây mày đay

  • Mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Nguyên nhân nổi mày đay có thể là:
  • Do thức ăn, do thuốc, do nhiễm khuẩn, do dị ứng, do tiếp xúc với chất hữu cơ hay hóa học.
  • Mày đay mạn tính do các yếu tố vật lý từ bên ngoài (mày đay do vận động xúc cảm như khi mệt nhọc, gắng sức, stress, mày đay do quá lạnh, do quá nóng,..)
  • Mày đay do bệnh lý: lupus ban đỏ, viêm mạch,…
  • Mày đay do di truyền
  • Mày đay tự phát (không rõ nguyên nhân)

Biểu hiện

Tình trạng da: Nổi vết sần kích thước to nhỏ khác nhau, nổi cao trên mặt da, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh. Đa số trường hợp mày đay đều gây ngứa ngoài da, càng gãi càng ngứa và nổi thêm nhiều sẩn khác.

Vị trí: Có thể khu trú hoặc nổi khắp toàn thân.

Chăm sóc và điều trị

  • Có thể chăm sóc tại nhà cho trẻ như sau:
  • Dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng cho trẻ
  • Hạn chế trẻ gãi, chà xát mạnh trên da
  • Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
  • Mặc cho trẻ quần áo cotton nhẹ nhàng, thoải mái

Đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi nào?

Với các trường hợp trẻ nổi mày đay lâu không khỏi, nổi mày đay mạn tính, trẻ nên được đưa đi khám chuyên khoa để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, đồng thời giảm triệu chứng.

2.7. Viêm da cơ địa

viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da mạn tính tiến triển từng đợt, bệnh thường bắt đầu từ khi còn là trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Những yếu tố có thể gây nên viêm da cơ địa:

  • Di truyền: gia đình có người bị viêm da cơ địa thì con cũng sẽ có khả năng mắc bệnh này
  • Môi trường: Ô nhiễm môi trường, dị nguyên (lông động vật, lông quần áo, hóa chất, đồ dùng,…)

Biểu hiện

Tình trạng da: Thường có phản ứng sớm, cấp tính do dị ứng với biểu hiện là các đám đỏ trên da, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết và đóng vảy tiết, có thể bội nhiễm, hạch lân cận sưng to.

Vị trí: 2 má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới các chi.

Chăm sóc và điều trị

Nguyên tắc: Loại bỏ các yếu tố gây dị ứng  – Điều trị tại chỗ hoặc toàn thân

  • Tắm hàng ngày với sữa tắm dịu nhẹ, ít kiềm
  • Thuốc: Trẻ nên được dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi cần sử dụng corticoid, hydrocortisone 1-2,5% thường được sử dụng do hoạt tính yếu, ít gây hại cho trẻ em. Không dùng thuốc kháng Histamin cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Ngoài ra, do đây là bệnh mạn tính nên điều gia đình cần chú ý phòng tránh cho trẻ bằng cách:

  • Giảm các yếu tố gây dị ứng: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông động vật, gia cầm, len, dạ, giảm bụi nhà, giảm stress,
  • Cho trẻ mặc đồ cotton thoáng mát.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng, không quá lạnh, nhiệt độ < 36°C
  • Dùng xà phòng lành tính.
  • Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
  • Giữ không khí trong phòng đủ ẩm.

Trên đây là những biểu hiện của các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em và cách điều trị cũng như phòng tránh cho trẻ. Đa số các bệnh đều có thể tự khỏi khi cha mẹ chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần chú ý các biểu hiện bất thường ở để con được can thiệp y tế khi cần thiết.

>> Xem thêm: 10 giải pháp thảo dược cho trẻ bị hăm

Mọi chi tiết thắc mắc liên quan đến sức khoẻ vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482

Tham khảo nguồn:

  1. Healthline
  2. Webmd
]]>
https://imiale.com/7-benh-ngoai-da-o-tre-10821/feed/ 0
Chất xơ có trong thực phẩm nào? 30+ Loại giàu chất xơ nhất https://imiale.com/chat-xo-co-trong-thuc-pham-nao-10916/ https://imiale.com/chat-xo-co-trong-thuc-pham-nao-10916/#respond Sat, 13 Nov 2021 02:34:21 +0000 https://imiale.com/?p=10916 Trong cuộc sống ngày càng hiện đại, con người cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn. Bên cạnh việc bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày, không thể không kể đến chất xơ – chất có vai trò quan trọng giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hoan, duy trì cân nặng thích hợp, giảm lượng đường máu. Vậy chất xơ có trong những loại thực phẩm nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 

1. Phân loại chất xơ

Chất xơ (fiber) là một loại carbohydrat mà cơ thể không tiêu hóa được khiến chúng ta nhanh no và thường tăng lượng chất bã (chất thải) trong quá trình tiêu hóa, đồng thời giúp quá trình đào thải phân một cách dễ dàng hơn.

Nguồn cung cấp chất xơ trong tự nhiên chủ yếu từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, như: rau, hoa quả và các loại hạt. Dựa vào khả năng hòa tan trong nước, chất xơ được chia thành 2 loại lớn:

  • Chất xơ hòa tan (loại mịn). Loại này tan được trong nước và có thể được chuyển hóa bởi lợi khuẩn đường ruột, chúng là pectin và gôm.
  • Chất xơ không hòa tan (loại thô). Loại này không tan được trong nước, chúng là cellulose thực vật và hemicellulose.

Hầu hết các loại thực vật đều chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan với hàm lượng khác nhau. Chất xơ là một thành phần quan trọng của chế độ ăn uống lành mạnh và hỗ trợ chức năng của hệ thống các cơ quan trong cơ thể. Nhu cầu chất xơ khuyến nghị cho người Việt Nam theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đưa ra là: tối thiểu mỗi ngày, mỗi người cần 18 – 20 gram.

2. Vai trò của chất xơ trong cơ thể

  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn góp phần cải thiện các triệu chứng táo bón. Chất xơ có khả năng hấp thụ nước, tăng khối lượng phân và tăng tốc độ di chuyển của phân qua ruột. Thói quen đại tiện hằng ngày giúp việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, đồng thời hạn chế việc ngấm chất độc từ phân vào máu.

Chất xơ giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thu tại ruột. Chất xơ và vi khuẩn có tác động qua lại lẫn nhau: Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ – chất xơ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thực hiện chức phận tổng hợp của lợi khuẩn.

  • Giảm lượng cholesterol trong máu

Tại ruột, chất xơ hút nước và được nở ra, giữ muối mật trong các lớp nhày rồi sau đó được tống ra ngoài theo phân, giúp giảm sự tái hấp thu muối mật. Ngoài ra, chất xơ còn có khả năng làm giảm LDL – cholesterol có hại và tăng HDL – cholesterol có lợi. Do đó, khẩu phần ăn nhiều chất xơ làm giảm lượng cholesterol trong máu.

  • Điều hòa đường huyết

Tinh bột sau khi vào dạ dày, được chất xơ giữ lại tại đó lâu hơn, làm chậm quá trình phân giải và hấp thu glucose, giúp cho lượng đường máu không tăng lên đột ngột mà tăng từ từ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bị bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn nhiều chất xơ để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thểchất xơ ảnh hưởng tới trọng lượng

Một số loại chất xơ có thể giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách hấp thụ nước trong ruột, làm chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng cảm giác no, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến giảm lượng calo nạp vào cơ thể.

  • Đối với bệnh ung thư

Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Chất xơ giúp giữ thành ruột khỏe mạnh; thông qua lợi khuẩn có thể tạo ra các chất ức chế sự phát triển tế bào ung thư; tăng bài xuất ra khỏi cơ thể các chất có hại, có khả năng gây ung thư.

Bên cạnh đó, người ta còn thấy tác dụng của chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư vú nhờ tác dụng làm giảm lượng estrogen trong máu.

Tóm tắt. Ngoài vai trò hỗ trợ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn như chúng ta thường biết, chất xơ còn có khả năng giúp con người kiểm soát cân nặng hợp lý, điều hòa cholesterol và đường huyết, giảm nguy cơ một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư vú. 

3. Chất xơ có trong thực phẩm nào? 30+ thực phẩm giàu chất xơ nhất.

Vậy chất xơ có nhiều trong thực phẩm nào? Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 30 loại thực phẩm giàu chất xơ tốt nhất cho cơ thể, giúp cho việc bổ sung hàng ngày trở nên dễ dàng hơn nhé.

3.1. Rau, củ.

3.1.1 Bông cải xanh

Đây là loại rau thuộc họ cải và là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, có chứa nhiều: protein, vitamin C, vitamin K, vitamin B, folate, kali, sắt, mangan, các chất chống oxy hóa và các chất chống ung thư mạnh.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g bông cải xanh có khoảng 2,6g chất xơ

3.1.2. Cải Brussels

Cải Brussels là rau họ cải, giàu vitamin K, kali, folate và các chất chống oxy hóa mạnh.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g cải có khoảng 3,7g chất xơ

3.1.3. Măng tâymăng tây

Măng tây có thành phần dinh dưỡng khá phong phú: vitamin A, C, E, K và vitamin nhóm B, choline,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g măng tây có khoảng 2,1g chất xơ

3.1.4. Atiso

Atiso là món ăn bổ dưỡng, hương vị đặc biệt và giàu chất xơ. Tuy nhiên, loại thực phẩm này chỉ cho thu hoạch 2 mùa trong năm, vào tháng 8 và tháng 1-2.

Hàm lượng chất xơ: trong 100gr atiso có 5,4g chất xơ.

3.1.5. Bí ngô

Bí ngô – hay bí đỏ, là một loại trái cây (có chứa hạt) cũng là một loại rau giàu chất dinh dưỡng: vitamin C, E, K, kali, sắt, folate, mangan,..

Hàm lượng chất xơ: trong 100g bí ngô có 3g chất xơ

3.1.6. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là một nguồn cung cấp vitamin A và C, sắt, mangan dồi dào.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g đậu Hà Lan có chứa 5g chất xơ

3.1.7. Củ cải đường

Loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: folate, sắt, đồng, mangan, kali. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều nitrat vô cơ – là chất dinh dưỡng đã được chứng minh có nhiều tác dụng đến việc điều chỉnh huyết áp.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g củ cải đường có 2,8g chất xơ

3.1.8. Cà rốt

Cà rốt là một trong số các loại rau củ có chứa nhiều vitamin K, vitamin B6, magiê và beta carotene – chất chất oxy hóa được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể.

Hàm lượng chất xơ: 100g cà rốt có khoảng 3,6g chất xơ.cà rốt

3.1.9.Súp lơ trắng

Loại rau này có nhiều vitamin C, K, canxi, axid folic, kali và các chất có đặc tính tăng cường miễn dịch, chống lão hóa, chống ung thư.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g súp lơ trắng có khoảng 2g chất xơ

3.1.10. Khoai lang

Khoai lang là loại thực phẩm sống trong lòng đất, có củ, giàu chất chống oxy hóa (đặc biệt là beta caroten), với cách chế biến cực kỳ phong phú: luộc, nướng, hấp, chiên. Thành phần giá trị dinh dưỡng của khoai lang: protein, glucid, vitamin A, b, C, kali, đồng, mangan,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g khoai lang có 2,5g chất xơ

3.2. Trái cây

3.2.1. Bơ

Quả bơ (trái bơ) không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn chứa nhiều chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Loại trái cây này bổ sung nhiều loại vitamin như: vitamin C, E, B, kali, magiê,..

Hàm lượng chất xơ: trong 1 cốc bơ chứa khoảng 10g chất xơ hoặc trong 100g bơ ăn được chứa 6,7g chất xơ.

3.2.2. Táo

Táo là thức quả dễ dàng sử dụng và có thể được chế biến với nhiều loại món ăn khác nhau như: salad, bánh táo,… Táo đặc biệt chứa nhiều pectin – chất xơ hòa tan.

Hàm lượng chất xơ: trong 1 quả táo cỡ trung bình có khoảng 4,4g chất xơ hay trong 100g táo ăn được chứa khoảng 2,4g chất xơ.

3.2.3. Dâu tây

Là một trong số những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng nhất, dâu tây là sự lựa chọn rất tốt cho sức khỏe, chúng chứa nhiều vitamin C, mangan và nhiều chất chống oxy hóa khác nhau.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g dâu có 2g chất xơ.

3.2.4. Chuối

Chuối cung cấp các chất dinh dưỡng như: vitamin C, vitamin B6 và kali. Ngoài ra, chuối cũng chứa 1 lượng kháng tinh bột đáng kể – carbohydrate khó tiêu hóa có chức năng giống chất xơ.

Hàm lượng chất xơ: trong 1 quả chuối cỡ trung bình có khoảng 3,1g chất xơ hoặc trong 100g chuối có 2,6g chất xơ.

3.2.5. Quả mâm xôiquả mâm xôi

Quả mâm xôi có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin C và mangan.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g quả này có khoảng 6,5g chất xơ.

3.3. Các loại hạt

3.3.1. Hạnh nhân

Hạnh nhân là loại hạt phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm: chất béo tốt, vitamin E, mangan và magiê.

Hàm lượng chất xơ: trong 100gr hạnh nhân có 13,3g chất xơ.

3.3.2. Quả hồ đào

Quả hồ đào có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và Mexico, dễ bị nhầm lẫn với quả óc chó. Loại quả này rất được bởi chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể: chất béo, vitamin B6, kali, magiê, đồng, kẽm, sắt, ….

Hàm lượng chất xơ: trong 100g quả hồ đào có 10g chất xơ

3.3.3. Quả óc chóóc chó

Quả óc chó có nhiều tác dụng như cải thiện sức khỏe bộ não và có khả năng ngăn ngừa bệnh tim và ung thư. Hàm lượng dinh dưỡng trong loại quả này khá cao, chứa nhiều: protein, chất béo, vitamin B6, vitamin E, axit folic, đồng, phốt pho, mangan.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g quả óc chó có 6,7g chất xơ

3.3.4. Lạc

Lạc – đậu phộng là thực phẩm quen thuộc, có thể dùng để chế biến thành các loại nước sốt, kẹo mứt, bánh, dầu ăn,… Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào: vitamin E, folate, magiê, phốt pho, đồng, mangan,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g lạc có 9g chất xơ

3.3.5. Hạt chia

Hạt chia là loại hạt nhỏ màu đen, là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Thành phần của hạt chia có chứa nhiều magiê, phốt pho và canxi; đặc biệt thực phẩm này có chứa lượng chất xơ khá cao.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g hạt chia có 34,4g chất xơ

3.4. Các loại đậu

3.4.1. Đậu hải quân

Đậu hải quân có chứa nhiều chất xơ nên nhanh chóng mềm khi được nấu chín. Loại đậu này hay được sử dụng trong các món ăn như: súp, bánh,… Chúng chứa nhiều vi chất thiết yếu và các chất chống oxy hóa: protein, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, …

Hàm lượng chất xơ: trong 100g đậu hải quân có 19g chất xơ

3.4.2. Đậu gà

Đậu gà hay được sử dụng trong chế độ ăn chay và ăn kiêng, hàm lượng vitamin, khoáng chất và calo vừa phải, chứa: chất đạm, chất béo, vitamin C, E, canxi, sắt, kali,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g đậu gà có chứa 7g chất xơ

3.4.3. Đậu pinto – đậu cúc

Đậu pinto có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tại Việt Nam, loại đậu này cũng được ưa chuộng sử dụng tương đương với đậu nành nhờ hương vị thơm ngon và là nguồn cung cấp các dưỡng chất: protein, canxi, sắt, natri,…

Hàm lượng chất xơ: trong 1000g đậu pinto có chứa 6,3g chất xơ

3.4.4. Đậu thận

Đậu thận khá phổ biến, chúng có hình dạng trông giống quả thận của con người. Loại đậu này chứa nhiều protein thực vật và các chất dinh dưỡng khác nhau: vitamin C, E, K, chất đạm, chất béo.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g đậu thận có 6,8g chất xơ

3.4.5. Đậu nành

Đậu nành là nguồn thực phẩm quen thuộc, có mặt ở hầu hết các bữa ăn của người Việt Nam, chúng có thể được chế biến thành nhiều loại như: bột đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, nước tương, dầu đậu nành,… Thành phần của đậu nành có: protein, chất béo, omega-3,6, vitamin K, folate, molypden,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g đậu nành có 6g chất xơchất xơ trong đậu nành

3.4.6. Đậu lăng

Đậu lăng rất giàu protein và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng: protein, vitamin B6, folate, thiamine, mangan, đồng, sắt, phốt pho, magiê, kali, kẽm,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g đậu lăng có 7,3g chất xơ

3.5. Các loại khác

3.5.1. Lúa mạch

Lúa mạch tuy không phổ biến như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác nhưng chúng có nhiều lợi ích cho sức khỏe: hỗ trợ điều trị đái tháo đường, giúp trái tim khỏe mạnh. Thành phần: protein, vitamin B1, B3, magiê, mangan, đồng, phốt pho,…

Hàm lượng chất xơ: trong 100g lúa mạch có 10g chất xơ

3.5.2. Hạt diêm mạch – Quinoa

Quinoa là một loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe trở nên phổ biến, được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Loại hạt này chứa nhiều chất dinh dưỡng: protein, sắt, kẽm, magiê, kali, các chất chống oxy hóa.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g hạt Quinoa có chứa 2,8g chất xơ

3.5.3. Yến mạch

Yến mạch là loại ngũ cốc rất giàu vitamin, các khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Đặc biệt, trong yến mạch có chứa beta glucan – chất xơ hòa tan, có tác dụng quan trọng trong điều hòa lượng đường và mức cholesterol.

Hàm lượng chất xơ: trong 100g yến mạch có 10,1g chất xơ

3.5.4. Socola đen

Socola đen hay socola có hàm lượng cacao lớn, là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và các loại chất khoáng: magiê, đồng, mangan, kali,….

Hàm lượng chất xơ: trong 100g socola đen có 10,9g chất xơ

Tóm tắt. Nguồn cung cấp chất xơ trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong: rau, củ, trái cây, các loại đậu, các loại hạt, các loại ngũ cốc và một số loại thực phẩm khác.

4. Một số lưu ý khi dùng chất xơchất xơ cho cơ thể

Chúng ta thường không để ý rằng, thực phẩm sau khi chế biến kỹ thường bị hao hụt không chỉ chất xơ mà các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Hay cách nạp thức ăn vào cơ thể không đúng cũng sẽ không cung cấp được chất xơ như mong muốn. Một số vấn đề cần chú ý khi sử dụng chất xơ:

  • Nên sử dụng chất xơ trong thiên nhiên để luôn được cung cấp đầy đủ 2 loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan
  • Không nên đồ ăn quá nhừ, khi đó chất xơ sẽ chuyển thành dạng bột đường, nên nấu vừa chín tới
  • Ăn các loại rau sống, rau còn giòn, hàm lượng chất xơ trong các loại rau này giữ được tối đa
  • Rửa sạch hoa quả, đối với những loại quả ăn được vỏ, không nên gọt vì chúng có chứa nhiều chất xơ không hòa tan
  • Nên tăng từ từ lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để cơ thể dễ dàng thích nghi và tiêu hóa, tránh đầy bụng, khó tiêu
  • Trong cơ thể, chất xơ hút khá nhiều nước, cần uống ít nhất 1,5 lít mỗi ngày

Tóm tắt: Việc ăn nhiều loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ không đảm bảo rằng cơ thể chúng ta được nạp tối đa lượng chất xơ trong thực phẩm đó. Vì trong quá trình chế biến có thể đã làm mất đi một lượng lớn chất xơ, hãy ghi nhớ các lưu ý trên để giữ được nhiều nhất chất xơ trong thực phẩm.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp chúng ta có một thân hình cân đối, một sức khỏe dẻo dai. Vì vậy, hãy điều chỉnh khẩu phần ăn một cách hợp lý nhất, đảm bảo luôn bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482

>> Xem thêm: 5 bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá cho bé an toàn tại nhà

Nguồn tham khảo:

https://www.metamucil.com/en-us/articles/fiber-101/high-fiber-foods

https://www.healthline.com/nutrition/22-high-fiber-foods

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948 

]]>
https://imiale.com/chat-xo-co-trong-thuc-pham-nao-10916/feed/ 0
Nhận biết 5 dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và xử trí tại nhà https://imiale.com/dau-hieu-tre-sot-moc-rang-10489/ https://imiale.com/dau-hieu-tre-sot-moc-rang-10489/#respond Fri, 08 Oct 2021 08:08:21 +0000 https://imiale.com/?p=10489 Trẻ sốt mọc răng kèm theo các biểu hiện như chảy nhiều nước dãi, nướu sưng đau, trẻ hay cáu kỉnh quấy khóc…là tình trạng hay gặp khi bé chuẩn bị mọc răng sữa. Điều này là rất bình thường ở trẻ. Để giúp bé vượt qua giai đoạn khó chịu này, mẹ cần dùng các biện pháp hạ sốt và giảm sưng đau cho bé. Sau đây, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử trí phù hợp khi bé sốt mọc răng.

1. Tìm hiểu một vài nét về sự phát triển răng của trẻ

1.1. Thời điểm mọc răng sinh lý của trẻ

Hầu hết các bé bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 – 10 tháng tuổi và muộn nhất là 36 tháng tuổi, bé sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Thông thường, bé sẽ mọc răng theo thứ tự sau:

thời điểm và thứ tự mọc răng ở trẻ

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé là:

1.2.1. Yếu tố thuộc về người mẹ

Khi mới sinh, nguồn cung cấp Canxi cho bé là từ sữa mẹ. Người mẹ có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa của trẻ. Nếu mẹ được cung cấp đầy đủ Canxi và các chất cần thiết khác thì bé sẽ được hấp thu đầy đủ Canxi cho sự phát triển xương và răng.

1.2.2. Chế độ ăn của bé

Một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ tạo nên sự phát triển toàn diện cho trẻ, trong đó có sự phát triển răng, bao gồm:

Vitamin D:

Vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hấp thu Canxi và Phospho – các yếu tố hình thành xương, răng. Vitamin D kiểm soát lượng canxi trong máu, ruột và xương. Cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể sẽ giúp canxi và phospho được gắn chắc trong các mô xương và điều hòa cân bằng nội môi của canxi và phospho trong cơ thể con người. Do đó, thiếu vitamin D có thể dẫn đến men răng yếu hơn. Một số báo cáo gần đây cho thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và vitamin D, những người có mức vitamin D thấp có tỷ lệ mất răng nhiều hơn những người có mức vitamin D cao.

Canxi:

Canxi là yếu tố chính hình thành nên xương và răng của trẻ, chiếm đến 90%. Không những thế, canxi còn là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của mầm răng và cho sự phát triểm cốt hóa các sụn đầu xương dài. Do đó, xương, răng có được dẻo dai, khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào canxi. Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi cần khoảng 300mg canxi mỗi ngày, trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 400mg canxi mỗi ngày.

Phospho:

cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển xương và răng. Theo tiêu chuẩn của WHO/FAO thì tỷ lệ Ca/P tốt cho trẻ là từ 1.2 – 2. Nếu một trong hai yếu tố tăng, ví dụ hàm lượng phospho đưa vào tăng sẽ làm cho sự hấp thu canxi giảm xuống và sự bài xuất canxi qua nước tiểu tăng lên.

Vitamin K2:

Vai trò chính của vitamin K2 là đưa canxi vào những bộ phận cần canxi trong cơ thể, như răng, xương và giữ canxi không lắng đọng tại não, tim và những nơi khác của cơ thể. Sự lắng đọng canxi có thể gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm, bao gồm cả lão hóa sớm và tử vong sớm.

Ngoài ra, các bệnh lý mà bé gặp phải như hội chứng Down, suy giáp… gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển răng cũng như thời điểm mọc răng của bé.

2. 5 dấu hiệu cho thấy trẻ sốt mọc răng

trẻ sốt mọc răng

Mỗi trẻ có sự phát triển khác nhau, vì vậy những dấu hiệu bé mọc răng có thể không giống nhau. Một số bé không có biểu hiện gì, trong khi có những trẻ quấy khóc rất nhiều. Lúc này, mẹ thường thấy bé có những biểu hiện như sau:

  • Trẻ thường sốt nhẹ dưới 38,5oC, chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Nguyên nhân là do khi mọc, răng cần đâm qua nướu để chồi lên trên, điều này khiến nướu sưng đau, kích thích phản ứng viêm, gây sốt ở trẻ. Sốt mọc răng ở trẻ thường chỉ kéo dài 1 – 2 ngày rồi tự khỏi.
  • Bé chảy nhiều nước dãi do miệng tăng tiết nước bọt. Nếu bạn thấy áo của bé thường xuyên bị sũng nước, hãy buộc yếm để bé thoải mái và sạch sẽ hơn. Để ngăn ngừa tình trạng kích ứng, hãy lau nhẹ cằm cho trẻ suốt cả ngày.
  • Nướu sưng đỏ.
  • Bé trở nên cáu kỉnh, dễ quấy khóc hơn do nướu sưng đau.
  • Trẻ thích nhai, gặm và hay cắn do ngứa vùng nướu quanh răng. Trẻ có xu hướng thích gặm những đồ cứng hơn để “gãi ngứa”. Vì vậy, con rất thích dứt vú mẹ mỗi khi mẹ cho bú.

Ngoài ra bé có thể xuất hiện các vết phát ban ở cổ và mặt do nước dãi gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Để khắc phục điều này, bạn có thể bôi Vaseline hoặc Aquaphor và dưỡng ẩm bằng kem dưỡng da nhẹ nhàng, không mùi để tạo một lớp màng bảo vệ da cho bé. Kem dưỡng (như Laroche Posay Cicaplast Baume B5) cũng rất tốt để bảo vệ làn da non nớt của em bé.

3. Những điều mẹ cần làm tại nhà khi bé sốt mọc răng

trẻ bị sốt mọc răng

Khi có dấu hiệu trẻ mọc răng, mẹ cần làm những điều sau:

  • Xử trí hạ sốt cho bé.
  • Sử dụng các biện pháp để giảm sưng nướu cho bé.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé.

Cụ thể:

3.1. Xử trí hạ sốt khi trẻ mọc răng tại nhà

Nếu con bạn dưới 1 tháng tuổi và bị sốt, hãy liên hệ với bác sĩ của con bạn ngay lập tức. Đối với trẻ lớn hơn, hãy thử các mẹo sau để hạ sốt cho bé tại nhà:

3.1.1. Cho bé uống nhiều nước

Sốt có thể gây mất nước do nhiệt độ tăng cao, nước trong cơ thể bốc hơi nhanh hơn, bé chảy nhiều mồ hôi hơn để làm mát cơ thể, vì vậy chúng ta cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé với những cách thức phù hợp.

  • Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn.
  • Với trẻ trên 3 tháng tuổi, ngoài bổ sung cho bé sữa mẹ hoặc sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm nước hoặc chất điện giải. Lưu ý, không cho trẻ uống các dung dịch điện giải mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

cho trẻ uống nước

3.1.2. Dùng khăn chườm ấm hoặc miếng dán hạ sốt cho bé

  • Chườm ấm: Mẹ sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm (khoảng 35 – 38 độ C) và lau chườm toàn thân cho bé. Bằng cách này, bé sẽ tăng thoát nhiệt và mau hạ sốt hơn.

3.1.3. Miếng dán hạ sốt cho bé

Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước, có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc. Miếng dán này hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài. Do đó, khi mới dán sẽ có cảm giác mát lạnh làm cho bé cảm thấy dễ chịu.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy tình trạng mát lạnh này không duy trì được lâu. Vùng da được dán sẽ trở lại nhiệt độ ban đầu khá nhanh. Mẹ nên đặt miếng dán vào ngăn mát trước khi sử dụng cho bé.

3.1.4. Đảm bảo em bé được nghỉ ngơi

Trẻ sơ sinh cần được nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi, đặc biệt là khi đang chống chọi với cơn sốt. Nếu bé ngủ nhiều hơn mọi khi, các mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.

3.1.5. Giữ cho bé luôn mát mẻ

giữ cho bé mát mẻ

Tâm lý của một số người khi thấy trẻ bị bệnh sẽ cho trẻ mặc rất nhiều quần áo ấm, đeo vớ, đội mũ, quấn khăn… Những việc này sẽ khiến cơ thể trẻ không thể tỏa nhiệt ra ngoài nên bé càng sốt cao hơn. Ngay cả khi bé rùng mình, ớn lạnh, bạn cũng đừng ủ con trong lớp chăn dày hoặc đống quần áo ấm. Các mẹ nên mặc quần áo nhẹ để trẻ không bị quá nóng. Điều này sẽ giúp bé thoải mái, hạ sốt nhanh hơn.

3.1.6. Cho trẻ uống thuốc giảm đau

Thời điểm mọc răng khiến nướu của trẻ sưng đau, rất khó chịu. Để giảm đau cho bé, bạn có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen khi bé sốt mọc răng. Cả hai loại thuốc này đều có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Ibuprofen chỉ nên sử dụng cho những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong khi acetaminophen có thể được sử dụng ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ nhi khoa trước khi sử dụng nếu con bạn dưới 2 tuổi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dùng thuốc ở dạng lỏng và thuốc đạn. Trẻ lớn hơn có thể nhai và nuốt dễ dàng hơn nên dùng được cả viên nén nhai hoặc uống. Độ mạnh và liều lượng thay đổi tùy theo độ tuổi, vì vậy hãy luôn hỏi bác sĩ về liều lượng và đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi cho bé dùng thuốc hạ sốt.

Lưu ý: Không nên cho trẻ dùng aspirin vì có nguy cơ cao mắc chứng hiếm gặp gây nguy hiểm – hội chứng Reye. Ngoài ra, không cho em bé dưới 6 tháng tuổi uống bất kỳ loại thuốc nào có chứa ibuprofen.

3.2. Bí quyết giảm đau nướu khi trẻ sốt mọc răng

massage nướu

Sốt mọc răng ở trẻ kèm theo nướu bị sưng đau khiến cho bé luôn thấy khó chịu và đau đớn. Lúc này, các mẹ có thể áp dụng một vài biện pháp sau để xoa dịu tình trạng này cho bé:

3.2.1. Massage nướu cho bé

Bạn có thể giảm bớt cảm giác khó chịu bằng cách dùng ngón tay sạch hoặc miếng gạc tẩm nước muối sinh lý rồi xoa lên nướu của trẻ. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình mọc răng của trẻ, đồng thời, giúp vệ sinh nướu cho bé, tránh vi khuẩn bám vào chỗ sưng đau khiến nướu sưng hơn. Khi massage nướu cho bé, bạn nên làm nhẹ nhàng để tránh bé bị đau, quấy khóc.

3.2.2. Sử dụng vòng mọc răng cho bé

Khi đến một thời điểm, mẹ thấy bé thường xuyên ngứa lợi, hay cắn những đồ vật cứng, đây là dấu hiệu bé mọc răng rất hay gặp. Để bé thỏa niềm mong muốn, bạn có thể cho bé cắn vòng mọc răng (được làm từ cao su) đã được làm lạnh sẵn trong ngăn mát. Lưu ý không nên để vòng mọc răng trong ngăn đá. Bởi lúc này, vòng mọc răng quá lạnh, có thể gây hại cho nướu răng của trẻ.

Thêm vào đó, cao su khi để ở nhiệt độ quá lạnh sẽ trở nên cứng, giòn, dễ nứt làm rò rỉ chất lỏng bên trong. Chúng ta không biết chắc chất lỏng đó là gì, nó có thể chứa hóa chất gây hại cho cơ thể bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên để những vật cứng, sắc nhọn xa tầm tay của trẻ, những vật này có thể làm lợi của bé tổn thương cũng như tăng nguy cơ gây hóc ở trẻ.

3.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi trẻ sốt mọc răng

3.3.1. Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn

Để giúp bé khỏe mạnh, giảm cơn sốt nhanh chóng, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn, đặc biệt là sữa mẹ. Bởi trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, làm giảm nhanh chóng tình trạng sưng đau nướu của bé.

Ngoài ra, sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi, phosphor… rất cần thiết cho sự phát triển răng của trẻ.

3.3.2. Cho bé ăn thức ăn mềm hơn nếu bé đau khi nhai

Bé thường mọc những chiếc răng đầu tiên vào khoảng 4 – 7 tháng tuổi, trong giai đoạn này, đa số các bé đã bắt đầu chế độ ăn dặm. Tuy nhiên một số trường hợp, bé trở nên lười ăn hơn khi bé sốt mọc răng, do thức ăn có thể chọc vào vùng nướu đang sưng đau của bé. Lúc này, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm hơn mọi ngày như cháo, rau củ hầm, thịt hầm…

Do đặc tính mềm, loãng nên cháo rất dễ ăn, là lựa chọn rất tốt để bổ sung chất dinh dưỡng đối với trẻ sốt mọc răng. Mẹ có thể tham khảo một số loại cháo có khả năng vừa bổ sung dưỡng chất vừa có tác dụng hạ sốt cho trẻ như: Cháo gà hạt sen, cháo thịt hầm rau củ, cháo cá rau ngót…

Nếu bé vẫn không muốn ăn thì mẹ có thể cho bé uống thêm sữa để bé không bị thiếu chất. Vào thời điểm mọc răng, bé có thể sụt cân nhẹ, các mẹ không nên quá lo lắng bởi thời gian này sẽ qua đi nhanh chóng. Khi chiếc răng của bé đã mọc lên bình thường, mẹ có thể đưa bé về chế độ ăn bình thường, điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng, khi đó bé sẽ tăng cân trở lại.

3.2.3. Tích cực bổ sung vitamin D cho bé

vitamin D cho trẻ sơ sinh

Vitamin D có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi giúp hình thành cấu trúc răng, xương từ đó giúp trẻ mọc răng nhanh và khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin D nên được bổ sung cho trẻ như: Cá hồi, tôm, nấm, đậu nành,…

3.2.4. Thức ăn chứa Canxi được ưu tiên sử dụng cho trẻ sốt mọc răng

Canxi là dưỡng chất có tác động trực tiếp và vai trò chính đối việc việc hình thành xương, răng của cơ thể. Bé được bổ sung canxi không những thúc đẩy thời gian mọc răng mà còn cải thiện vững chắc mật độ xương, giúp bé cao và mau lớn. Một số món ăn cho bé sốt mọc răng rất giàu canxi như: Phô mai, cá mòi, các loại đậu, rau dền, thực phẩm bổ sung canxi…

Không cho trẻ uống nước ngọt có ga vì chúng ảnh hưởng xấu đến răng và sức khỏe của trẻ. Nước trái cây cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng vì nó thường chứa nhiều đường, tăng nguy cơ sâu răng, tiêu chảy và bệnh béo phì ở trẻ.

4. Một số điều mẹ không nên làm khi trẻ bị sốt mọc răng

Sốt mọc răng ở trẻ có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, có một số sai lầm mà bạn cần tránh:

Đặt nhiệt độ phòng quá thấp: 

Mặc dù giảm nhiệt độ trong phòng có vẻ là một ý kiến ​​hay nếu con bạn có nhiệt độ tăng cao, nhưng tốt nhất bạn nên giữ nhiệt độ phòng trong khoảng 25 – 27 độ C. Bởi trong giai đoạn mọc răng, cơ thể bé nhạy cảm, dễ bị cảm cúm hơn, đặt nhiệt độ quá thấp sẽ khiến bé mắc thêm các bệnh vặt khác như cảm cúm, sổ mũi… Để giảm nhiệt độ cơ thể, hãy cho bé tắm nước ấm hoặc lau người cho bé bằng khăn ấm.

Cho trẻ uống aspirin hoặc thuốc khác: 

Không nên cho trẻ sơ sinh dùng thuốc dành cho người lớn, ngay cả với liều lượng nhỏ vì nó có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ.

Cho bé uống nước lạnh: 

Một số mẹ nghĩ rằng, uống nước lạnh sẽ làm dịu cơn đau cho bé, tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Giữ cho trẻ đủ nước là điều quan trọng, nhưng bạn nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức để thay thế, đồng thời cho bé uống nước ấm để bảo vệ họng của trẻ.

Sử dụng gel hoặc thuốc mọc răng cho bé:

Một số sản phẩm dành cho trẻ mọc răng được sử dụng trước đây được coi là có hại. Bao gồm các:

Các loại gel bôi trơn: như Anbesol, Orajel, Baby Orajel và Orabase do chứa benzocaine – một chất hóa học gây tê nướu. Việc sử dụng benzocaine có liên quan đến một tình trạng hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng, được gọi là methemoglobin huyết. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng cha mẹ tránh sử dụng các sản phẩm này cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Thuốc mọc răng: FDA khuyến cáo cha mẹ không nên sử dụng viên nén mọc răng cho bé vì một số sản phẩm này có chứa lượng belladonna cao hơn – một chất độc hại được gọi là nighthade – xuất hiện trên nhãn.

5. Tránh nhầm lẫn sốt mọc răng với tình trạng sốt khác của trẻ

Chắc hẳn nhiều mẹ đang lo lắng không biết con của mình sốt do mọc răng hay do bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, chúng tôi đã khái quát ra một vài dấu hiệu để các mẹ phân biệt dễ dàng hơn.

5.1. Trẻ sốt do mọc răng

Như đã trình bày ở trên, dấu hiệu bé mọc răng thường gặp là:

  • Trẻ sốt dưới 38,5 độ C, trong khoảng 1 – 2 ngày trước khi răng nhú lên và có xu hướng giảm dần. Bé sốt từng cơn, thường là về đêm.
  • Bé thường chảy nhiều nước dãi.
  • Nướu sưng đau khó chịu.
  • Ít kèm theo ho, tiêu chảy.
  • Trẻ hay khó chịu, cáu kỉnh nhưng vẫn sinh hoạt bình thường.
  • Không hoặc ít xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

5.2. Trẻ sốt do các bệnh lý thường khác

  • Trẻ thường sốt cao trên 39 độ C, có khi sốt nhiều ngày liên tục mà không thuyên giảm.
  • Bé ít chảy nước dãi.

trẻ nhiễm khuẩn đường ruột

  • Bé thường ho nhiều, giọng quấy khóc khản đặc, chảy nước mũi, tiểu ít, nôn trớ, đi ngoài nhiều… Sốt lúc này có thể do viêm họng, viêm phổi , sốt virus…
  • Trẻ mệt mỏi, uể oải, ít vận động hơn bình thường.
  • Dễ gặp những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Một số bệnh lý cũng khiến nướu trẻ sưng đau, khó chịu như viêm nướu do tưa miệng hoặc viêm nướu herpes. Khi trẻ bị viêm nướu cấp tính do tưa lưỡi, trong miệng bé sẽ có những mảng trắng dày, nổi lên trên bề mặt niêm mạc má, lợi, vòm miệng. Còn nếu viêm nướu do Herpes, chúng ta dễ dàng thấy sự hiện diện của các túi chứa đầy chất lỏng màu trắng hoặc vàng trong miệng. Một vài ngày sau, các túi này vỡ ra và tạo thành vết loét gây đau đớn có đường kính từ 1-3 mm, được bao phủ bởi một lớp màng màu xám hoặc trắng và có vùng rìa viêm. Lúc này, bé cần thiết phải đến bác sỹ nhi khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

6. Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi bé mọc răng

Việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cho trẻ từ sớm sẽ hình thành thói quen chăm sóc răng miệng tốt trong cả cuộc đời.

Các mẹ nên bắt đầu chăm sóc răng miệng cho bé trước khi chiếc răng đầu tiên của bé xuất hiện. Khi bé được khoảng ba tháng tuổi, bạn có thể nhẹ nhàng lau nướu cho bé bằng khăn hoặc gạc ẩm và sạch hai lần một ngày. Điều này giúp bé sẵn sàng cho việc đánh răng khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện.

Ngay khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, hãy làm sạch răng bằng bàn chải đánh răng mềm dành cho trẻ em dưới hai tuổi. Nếu bé không thích bàn chải đánh răng trong miệng, bạn có thể tiếp tục sử dụng miếng gạc ẩm để lau mặt trước và mặt sau của mỗi chiếc răng. Cách tiến hành như sau:

  • Bế trẻ trên tay, đặt trẻ nằm trong vòng tay của bạn.
  • Đặt cằm trẻ trong tay bạn, đầu trẻ tựa vào thân bạn.
  • Nhấc môi bé lên để làm sạch răng theo chuyển động tròn, mềm.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn chải kỹ mặt trước và mặt sau của mỗi chiếc răng và cả đường viền nướu.

Ngăn ngừa sâu răng sớm

vệ sinh răng miệng cho bé

  • Rèn luyện thói quen đánh răng 2 lần / ngày cho bé.
  • Chế độ ăn uống và cách bạn cho trẻ ăn cũng rất quan trọng với sức khỏe răng miệng của bé:
  • Tránh cho bé ăn những đồ ăn chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, nước ngọt,…
  • Không nên đặt trẻ ngủ với bình sữa. Khi con bạn đang ngủ, sẽ có ít nước bọt trong miệng hơn để bảo vệ răng. Nếu con bạn ngủ gật khi bú bình, sữa có thể làm mòn men răng của trẻ, khiến bé có nguy cơ bị sâu răng. Cũng lưu ý rằng để trẻ ngủ bằng bình sữa có nguy cơ bị sặc.

7. Một số thắc mắc khi trẻ bị sốt mọc răng

7.1. Trẻ mọc răng sốt mấy ngày?

Thực chất, sốt mọc răng là dấu hiệu hết sức bình thường của trẻ. Bé thường chỉ sốt 1 – 2 ngày trước khi răng nhú lên, nếu bé mọc răng hàm thì thời gian này có thể lâu hơn (khoảng 3 – 4 ngày) do răng hàm có thiết diện lớn, cần nhiều thời gian hơn để nhú lên hoàn toàn khiến trẻ sốt lâu hơn. Khi đó, các mẹ không nên quá lo lắng, các mẹ nên áp dụng các biện pháp hạ sốt và giảm sưng nướu như đã nói ở trên.

7.2. Sốt mọc răng có nguy hiểm không?

Sốt mọc răng không gây nguy hiểm cho bé, thông thường, bé sẽ hết sau 1 – 2 ngày, các mẹ không nên quá lo lắng.

7.3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

đưa trẻ gặp bác sĩ

Đôi khi tình trạng sốt ở trẻ là một dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần được chăm sóc kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện sau, bạn cần đưa đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Trẻ sốt 38°C hoặc cao hơn.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38°C trở lên.
  • Bé dưới 2 tuổi, tình trạng sốt đã kéo dài 24 giờ. Với các bé trên 2 tuổi, tình trạng sốt của bé kéo dài hơn 72 giờ.
  • Bé sốt có kèm theo các triệu chứng khác như cổ cứng, đau họng, đau tai, phát ban,…
  • Quấy khóc không yên, bứt rứt, khó chịu hay phản xạ kém.
  • Trẻ sốt có kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, lơ mơ…
  • Co giật.
  • Bỏ bú, bỏ ăn, không uống được nước.
  • Trẻ tím tái.

7.4. Khi trẻ sốt mọc răng, có nên cho bé tắm không?

Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Khi bé sốt mọc răng, mẹ có thể tắm cho bé như bình thường bằng nước ấm hoặc dùng khăn ấm lau người cho bé.

7.5. Bé sốt mọc răng có tiêm phòng được không?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bé bị sốt mọc răng sẽ bị hoãn tiêm phòng trong trường hợp:

  • Đối với tiêm chủng ngoài bệnh viện: Tạm hoãn tiêm nếu trẻ sốt trên 37.5 độ C.
  • Đối với tiêm chủng tại bệnh viện: Tạm hoãn nếu trẻ sốt trên 38 độ C.

Nếu bé sốt cao, cần phải chờ bé hết sốt, thân nhiệt của bé ổn định từ 2 – 3 ngày rồi mới đưa bé đi tiêm phòng. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ C mẹ có thể đưa bé đi tiêm và thông báo với bác sĩ.

Tóm lại: Quá trình mọc răng và sốt mọc răng có thể gây căng thẳng cho cả trẻ sơ sinh và cha mẹ. Làm theo lời khuyên trong bài viết này sẽ giúp con bạn nhẹ nhõm hơn. Trong trường hợp bạn nghi ngờ rằng em bé của bạn có thể bị bệnh, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ HOTLINE HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

>>Xem thêm: 6 Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng và hướng xử trí

]]>
https://imiale.com/dau-hieu-tre-sot-moc-rang-10489/feed/ 0
15 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho trẻ https://imiale.com/15-loai-thuc-pham-giau-vitamin-va-khoang-chat-7785/ https://imiale.com/15-loai-thuc-pham-giau-vitamin-va-khoang-chat-7785/#respond Sun, 06 Jun 2021 02:11:07 +0000 https://imiale.com/?p=7785 Vitamin và khoáng chất là những chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp cho trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ lựa chọn ra những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nhất để thêm vào thực đơn hằng ngày cho bé.

thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

1. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt hay còn gọi là ngũ cốc nguyên cám, là một loại hạt của bất kỳ loại ngũ cốc và giả ngũ cốc nào có chứa nội nhũ, mầm và cám, trái ngược với các loại ngũ cốc tinh chế, chỉ giữ lại nội nhũ.

Các loại ngũ cốc bao gồm: Lúa mì, gạo, lúa mạch, ngô, lúa mạch đen, yến mạch.

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là các vitamin nhóm B, vitamin E và các khoáng chất như đồng, mangan, kali, kẽm.

2. Sữa

Sữa bao gồm sữa tự nhiên và sữa công thức. Các loại sữa tự nhiên bao gồm sữa mẹ, sữa bò, sữa dê… Sữa công thức bao gồm các sản phẩm chế biến từ sữa tươi (sữa đặc, sữa bột) và sữa thực vật (sữa đậu nành, sữa gạo,…)

Tuy mỗi loại có các tỷ lệ thành phần khác nhau, nhưng nhìn chung các loại sữa đều rất giàu vitamin và khoáng chất. Các loại sữa tự nhiên chứa nhiều các vitamin nhóm B, vitamin A, D, K và các khoáng chất như canxi, kali. Sữa nhân tạo có thành phần dinh dưỡng phụ thuộc vào công thức sản xuất. Do đó đây cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất đảm bảo cho bé.

3. Đậu nành (đậu tương)

đậu tương

Trong đậu nành chứa hầu hết các vitamin nhóm B gồm từ B1 đến B12. Ngoài ra trong đậu nành còn chứa vitamin tan trong dầu như A, E, K và các loại khoáng chất thiết yếu như kali, magie, sắt, đồng, kẽm, mangan, phốt pho.

Đậu nành có thể được chế biến thành các món ăn như đậu phụ, nước tương, bánh kẹo hoặc tạo thành sữa đậu nành.

4. Cá

Cá là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Chúng ta đã biết đến cá là nguồn thực phẩm chứa nhiều omega 3 rất tốt cho tim mạch. Hơn thế, cá là nguồn cung cấp rất nhiều loại vitamin và khoáng chất. Cụ thể, trong cá có một lượng lớn các vitamin B3, B6, B7, B12, vitamin A và vitamin D, các khoáng chất như canxi (có nhiều trong cá hồi, cá mòi), crom, flo.

5. Thịt lợn

Thịt lợn là thực phẩm rất phổ biến đối với mỗi gia đình. Đây là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giá thành tương đối thấp so với các loại thịt động vật khác như thịt bò, thịt cừu…Trong thịt lợn có chứa nhiều vitamin B6, B12, là nguyên liệu của quá trình tạo máu. Ngoài ra thịt lợn còn có B1, sắt, phốt pho, cũng giúp cho quá trình tạo ra năng lượng của cơ thể.

6. Thịt bò

thịt bò

Thịt bò rất giàu vitamin B6 và B12, tốt cho quá trình tạo máu và tạo ra năng lượng cần thiết cho những hoạt động cường độ cao. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ hiếu động, thịt bò là một trong những nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp bé có đủ năng lượng để vui chơi thỏa thích.Thịt bò còn có hàm lượng khoáng chất cao, gồm có sắt, kali, magie, kẽm giúp cho xương chắc khỏe, tăng cường tạo máu…

7. Các loại đậu

Các loại đậu như đậu hà lan, đậu cô ve, đậu ván… đều rất giàu vitamin B và kali. Những loại đậu này rất phổ biến và dễ kiếm. Đây là thực phẩm xứng đáng được đưa vào thực đơn hằng ngày cho bé.

8. Bông cải xanh

Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là các vitamin A, B1, B2, B3, B6, B9, C, E, K và các khoáng chất (nhiều nhất là kali). Không chỉ vậy bông cải xanh còn được biết đến là một thực phẩm có thể phòng ngừa ung thư. Do đó, bông cải xanh là món ăn được nhiều bà mẹ ưu tiên cho con mình.

9. Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua, cá, ốc… là nguồn khoáng chất dồi dào. Đặc biệt những loại cá biển như cá mòi, cá hồi, cá ngừ là nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời. Chúng chứa hầu hết các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

10. Pho mát

Pho mát hay còn gọi là phô mai là sản phẩm kết đông và lên men sữa bò, sữa dê… Do vậy, chúng giúp bảo quản sữa lâu hơn và gìn giữ được những giá trị dinh dưỡng có trong sữa. Trong đó có cả các loại vitamin và khoáng chất trong sữa tự nhiên.

11. Trứng

trứng

Trứng có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong trứng có chứa lượng lớn protein giúp cơ thể tạo ra năng lượng. Nó cũng giúp bổ sung vitamin A và vitamin K với một lượng đáng kể. Ngoài ra, trứng cũng chứa rất nhiều sắt, tốt cho quá trình tạo máu.

12. Trái cây

Có rất nhiều loại trái cây khác nhau. Mỗi loại có một thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây đều bổ sung lượng vitamin rất phong phú.

Các loại quả có màu vàng thường chứa nhiều vitamin C. Các loại quả màu đỏ, cam thường chứa nhiều vitamin A… Ngoài ra nhiều loại quả như chuối, đu đủ còn giúp bổ sung kali – khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

13. Cà chua

Cà chua chứa nhiều vitamin B, vitamin C và vitamin A (beta carotene) giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư. Cà chua có thể chế biến thành nhiều món cho bé chẳng hạn như nấu canh, làm sốt, salad. Trong cà chua cũng chứa nhiều kali – là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

14. Cà rốt

rau củ quả

Cà rốt chứa rất nhiều vitamin A giúp bổ mắt. Ngoài ra nó cũng chứa các loại vitamin khác với hàm lượng thấp hơn như vitamin B1, B2, B3, B6, vitamin C. Trong cà rốt còn có một lượng khoáng chất phong phú với canxi, sắt, kali, phốt pho, magiê, natri.

15. Thịt gia cầm

Thịt gia cầm bao gồm thịt gà, thịt vịt, thịt ngan… là những thực phẩm phổ biến đối với mỗi gia đình. Trong các loại thịt này có chứa rất nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Tuy hàm lượng khác nhau, nhưng đa số các loại thịt gia cầm đều chứa vitamin B3, B5, B6, B12 và các khoáng chất bao gồm sắt, crom, kẽm.

Tổng kết

Để trẻ được phát triển toàn diện, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Trong đó không thể không kể đến vai trò của các vitamin và khoáng chất. Vì vậy, bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những thông tin bổ ích, để có thể xây dựng cho trẻ một thực đơn hợp lý.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

]]>
https://imiale.com/15-loai-thuc-pham-giau-vitamin-va-khoang-chat-7785/feed/ 0