Ăn không tiêu hay khó tiêu là hiện tượng rối loạn tiêu hóa bao gồm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đau ở phần bụng trên… Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy khi bị khó tiêu uống gì sẽ khỏi? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc giải đáp được câu hỏi này.
Mục lục
1. Ăn không tiêu là dấu hiệu của bệnh gì?
Ăn không tiêu có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tại đường tiêu hóa gây ra. Cụ thể là:
- Loét dạ dày – tá tràng: nguyên nhân là do dư thừa axit dạ dày gây bào mòn lớp niêm mạc dạ dày làm ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày, do đó có thể dẫn đến ăn không tiêu.
- Trào ngược dạ dày thực quản khiến axit dịch vị di chuyển ngược lên thực quản gây ăn không tiêu đầy bụng, khó thở, ợ chua, ợ hơi…
- Không dung nạp lactose, gluten do hệ tiêu hóa không hấp thụ được đường lactose, gluten từ sữa, lúa mì và nhiều loại ngũ cốc dẫn đến khó tiêu.
- Hội chứng ruột kích thích IBS dẫn đến tổn thương chức năng của đường tiêu hóa gây đầy bụng, ăn uống không tiêu, đau bụng, táo bón…
- Sỏi mật: Bình thường, dịch mật sẽ được túi mật sẽ tiết ra và đẩy xuống ruột non để tiêu hóa thức ăn nhưng khi bị sỏi mật, trong túi mật sẽ xuất hiện những tinh thể rắn, cản trở sự lưu thông của dịch mật xuống ruột non khiến cho dịch mật để tiêu hóa thức ăn bị thiếu gây ăn không tiêu, đầy bụng.
2. Ăn không tiêu có nguy hiểm không?
Ăn không tiêu là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Thông thường, tình trạng này sẽ hết sau một vài ngày và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu bệnh nhân có các triệu chứng như:
- Đau âm ỉ kéo dài ở đường tiêu hóa trên;
- thường xuyên nôn mửa, thậm chí có thể nôn ra máu;
- đi ngoài phân đen hoặc phân lẫn máu;
- sụt cân bất thường, không rõ nguyên nhân; vàng da, tức ngực, khó thở…
Khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ăn không ngon… Trong trường hợp này bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, không nên để lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
>> Xem thêm:
3. Ăn không tiêu nên uống gì? Top 5+ thuốc thường dùng
Khi người bệnh bị khó tiêu kéo dài đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng, thường xuyên thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc. Vậy khi bị ăn không tiêu uống thuốc gì sẽ hết?. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân như:
3.1. Thuốc kháng acid
Khi dạ dày tiết quá nhiều axit sẽ gây ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, làm ảnh hưởng tới chức năng bình thường của dạ dày và gây ra các bệnh như khó tiêu, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa… Lúc đó, thuốc kháng axit có tác dụng trung hòa acid dịch vị, tăng tác dụng của hàng rào chất nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng của các bệnh lý trên.
Một số thuốc kháng antacid như: Maalox, Rolaids, Riopan và Mylanta.
3.2. Thuốc kháng histamin H2
Các thuốc kháng histamin H2 như Pepcid, Cimetidin, Ranitidin… có khả năng cạnh tranh với histamin tại vị trí gắn của chúng trên tế bào thành dạ dày, do đó ngăn cản sự tiết acid dạ dày quá mức gây tổn thương niêm mạc dạ dày, giúp giữ ổn định chức năng tiêu hóa của dạ dày và điều trị một số bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét thực quản…
3.3. Thuốc ức chế bơm proton
Acid dạ dày dư thừa gây viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ợ nóng, ăn không tiêu… Thuốc ức chế bơm proton có khả năng ức chế số lượng thụ thể tạo axit trong dạ dày từ đó làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, cải thiện và hạn chế được các tổn thương trên.
Một số thuốc ức chế bơm proton bệnh nhân có thể dùng khi bị khó tiêu như: Omeprazol, Aciphex, Nexium , Prevacid, Prilosec, Protonix và Zegerid.
3.4. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày
Thuốc điều hòa co bóp dạ dày là những thuốc giúp điều hòa nhu động ruột, ổn định quá trình co bóp của dạ dày từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, cải thiện tình trạng khó tiêu, táo bón, đầy hơi.
Một số thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Metoclopramid, Domperidon…
3.5. Thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Hoạt động của hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ chế khác nhau trong đó có quá trình phân cắt thức ăn thành các phân tử nhỏ để giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn nhờ enzym và dịch tiêu hóa. Các thuốc hỗ trợ tiêu hóa như Neopeptine, Festal…cung cấp các enzym, men tiêu hóa, men vi sinh có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn, do đó có thể dùng để điều trị chứng khó tiêu.
3.6. Thuốc kháng sinh
Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn H.pylori gây loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường của hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh để điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, khi đó tình trạng ăn không tiêu sẽ được cải thiện.
Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định như: Metronidazol, Amoxicillin, Clarithromycin và levofloxacin
4. Lưu ý khi sử dụng các thuốc cho chứng ăn không tiêu?
Các thuốc điều trị chứng ăn không tiêu giúp nhanh chóng giải quyết tình trạng này tuy nhiên cũng có nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Do đó người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng thuốc:
4.1. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Những loại thuốc để chữa bệnh về đường tiêu hóa, điều trị chứng ăn không tiêu có thể gây ra các tác dụng không mong muốn có hại cho hệ tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, bí tiểu… Vì vậy, để tránh tình trạng này, khi bị khó tiêu người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị mà phải đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh, được tư vấn, kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, hợp lý, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
4.2. Không lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng thuốc khi bị khó tiêu có thể làm suy yếu chức năng bình thường của các cơ quan tiêu hóa, khiến tình trạng ăn không tiêu diễn ra thường xuyên hơn và có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.
4.3. Kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh bị khó tiêu cũng cần có 1 thói quen ăn uống, vận động, nghỉ ngơi khoa học giúp mang lại hiệu quả tốt hơn
- Uống đủ nước hàng ngày hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn và giúp thải độc tố ra ngoài.
- Thói quen ăn uống: ăn chậm, nhai kỹ, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, hạn chế các thực phẩm cay nóng, giàu chất béo, thức uống có gas, rượu, bia, cafe… để hạn chế áp lực cho dạ dày, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và thải các chất cặn bã ra ngoài.
- Không nằm ngay sau ăn vì sẽ tạo áp lực cho cơ hoành và làm dạ dày phình to ra gây đau dạ dày, chướng bụng và khó tiêu.
- Thói quen vận động: vận động nhẹ nhàng như tập thể dục cơ bản, yoga, đi bộ… có thể giúp khí trong cơ thể lưu thông tốt hơn, dễ dàng đẩy được lượng khí thừa trong bụng ra ngoài, cải thiện được tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Tóm lại: Sử dụng thuốc điều trị ăn không tiêu ăn toàn, hợp lý theo đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động tốt, khoa học giúp mang lại hiệu quả cao nhất, không những cải thiện được tình trạng ăn không tiêu mà còn giúp nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của bản thân.
5. Kết luận
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho các cơ quan và hoạt động của cơ thể. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp người đọc giải đáp được câu hỏi ăn không tiêu uống gì hết? để có thể xử lý kịp thời khi gặp tình trạng này, từ đó giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa của bản thân.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482